Lịch sử hình thành

Khi giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) ai cũng phải tự hào với một thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, sau đó được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, bắt đầu đánh dấu cho sự ra đời của thành phố. Khi người Pháp tiến vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập.

Dần dần thành phố nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất của nước Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, nổi bật nhất trong số những thuộc địa của thực dân Pháp. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn ở 1887 – 1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra ngoài Hà Nội).

Năm 1949, Sài Gòn trở thành thủ đô của Quốc gia Việt Nam – một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương, sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, thành phố này trở thành một trong những đô thị quan trọng của miền Nam Việt Nam.

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam được hoàn toàn thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), theo tên vị Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

1. Giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh

Được mệnh danh là thành phố năng động và thân thiện, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ quan trọng của phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, TP. Hồ Chí Minh nằm ngay trung tâm của miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, là đô thị đông dân nhất cũng như giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn, với nhiều khu công nghiệp hiện đại. Đồng thời, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP. Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây…

2. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.

  • Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương
  • Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An
  • Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.

Nằm ở phía Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh

Bản đồ hành chính thành phố Hồ Chí Minh

Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện, bao gồm: Thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và Huyện Nhà Bè. Thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên và cũng là thành phố duy nhất thuộc đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

3. Địa hình

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25m. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như đồi Long Bình ở Thủ Đức. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1m, nơi thấp nhất 0,5m. Các khu vực trung tâm, một phần thành phố Thủ Đức, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5 - 10m.

4. Khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:

- Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.

Những cơn mưa bất chợt của Sài Gòn thật lãng mạn nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề xã hội cho Thành phố.

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.

- Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.

5. Dân số

Vào năm 2007, thành phố Hồ Chí Minh có dân số 6.650.942 người và là thành phố đông dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,… Những người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.

Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.

6. Kinh tế

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài.

Thu ngân sách của thành phố đạt 135.362 tỷ đồng năm 2009. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, có 3.536 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực đến cuối năm 2009 với tổng vốn 27.390 triệu USD.

Ngành thương mại có 28 trung tâm mua sắm, 92 siêu thị và 230 chợ truyền thống. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa đến nay của thành phố. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza...

Năm 2009, thành phố Hồ Chí Minh đón 2,52 triệu du khách, doanh thu ngành du lịch chiếm 2,3% tổng doanh thu dịch vụ. Hiện nay, thành phố có 1.425 khách sạn và cơ sở lưu trú với 29.001 phòng; trong đó có 60 khách sạn từ 3 - 5 sao với 8599 phòng. Có 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế quản lý như: Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic…

7. Bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin 

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm bưu chính - viễn thông lớn nhất Việt Nam. Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố trong 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy, lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn Thành phố ước đạt hơn 16,22 triệu thuê bao. Trong số đó có 1,168 triệu thuê bao điện thoại cố định, số còn lại là điện thoại di động, đạt tỷ lệ bình quân 180 máy/100 dân. Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet của các doanh nghiệp trên địa bàn ước đạt 26.922 tỷ đồng.

- Cấp điện: Do những nỗ lực đầu tư cải tạo và mở rộng mạng lưới điện không ngừng nên trong 5 năm 2010 - 2015 lượng điện cung cấp cho Thành phố tăng bình quân 10,6%/năm. Hiện nay, mạng lưới điện của TP. Hồ Chí Minh đã có thể cung cấp đủ nhu cầu điện cho gần 100% dân số nội thành và trên 90% dân số ngoại thành.

- Cấp nước: Hiện nay, hệ thống cấp nước của TP. Hồ Chí Minh chỉ mới cung cấp nước sạch cho 86,5% dân số Thành phố. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả trên là do tốc độ gia tăng dân số ở Thành phố quá nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay, Thành phố đang tập trung triển khai 5 dự án về cấp nước cũng như tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng nguồn nước, nhằm nâng công suất cung cấp nước sạch của nhân dân lên 1,2 triệu m³/ngày đêm. Ngoài ra, để tăng nhanh quy mô và khả năng cấp nước cho Thành phố; từ năm 2003, chính quyền Thành phố đã ban hành quy chế xã hội hóa cấp nước với mục đích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư tham gia phát triển nguồn, chống thất thoát nước.

- Y tế: Hệ thống y tế của TP. Hồ Chí Minh ngày càng phát triển, không chỉ đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân Thành phố mà còn tiếp nhận chữa trị cho khoảng 60% bệnh nhân đến từ các tuyến tỉnh. Trong đó, mạng lưới y tế cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh không ngừng được nâng cấp, đầu tư mới về mọi mặt, đặc biệt là trang thiết bị và nhân sự. Nhiều trung tâm y tế quận, huyện đã được trang bị các máy móc kỹ thuật cao, các trạm y tế ở các phường, xã cũng được đầu tư các trang thiết bị theo danh mục của Bộ Y tế ban hành đến năm 2010 đạt chuẩn quốc gia về trang thiết bị tại trạm y tế phường, xã.

Cùng với hệ thống y tế công lập, trong những năm gần đây hệ thống y tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh, góp phần làm giảm áp lực tại các bệnh viện công lập lớn. Đến cuối năm 2015, số cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Thành phố khoảng trên 10.000 cơ sở, các cơ sở y tế tư nhân đặc biệt là các bệnh viện (trên 20 bệnh viện) đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị… Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh còn có 5 nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng bệnh viện tại Thành phố, cùng với sự gia tăng của số giường bệnh và bệnh viện đội ngũ cán bộ y tế cũng tăng lên nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tính đến tháng 9/2015, Thành phố đạt 15 bác sĩ trên 1 vạn dân, đạt 33,7 điều dưỡng trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 42 giường.

8. Hệ thống đào tạo

Về cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng (ĐH & CĐ) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tính đến năm 2014 có 69 trường và phân hiệu, chiếm tỷ lệ 20% tổng số các trường ĐH và CĐ trong cả nước với loại hình tổ chức khá đa dạng; trong đó 41 trường ĐH và CĐ công lập với đủ các ngành, 5 trường ĐH & CĐ bán công và số còn lại là trường ĐH và CĐ dân lập. Số lượng các ngành học của các trường ngày càng được củng cố mang đậm nét truyền thống của từng trường với tổng số gần 80 ngành đào tạo.

Số lượng trường ĐH và CĐ trên địa bàn Thành phố tăng nhanh, theo xu hướng phát triển kinh tế, nhất là trong vòng những năm gần đây. Hệ thống các cơ sở đào tạo ĐH và CĐ của Thành phố hiện nay không chỉ phục vụ đào tạo nhân lực riêng cho Thành phố mà còn phục vụ đào tạo nhân lực chủ yếu cho các tỉnh phía Nam.

Do nhu cầu đào tạo rất lớn của lao động, các trường ĐH và CĐ ngoài việc đào tạo chính quy – tại chức như lâu nay, còn mở rộng nhiều hình thức đào tạo như: đào tạo chính quy không tập trung, bán thời gian, đào tạo theo nhu cầu người sử dụng, tự học có hướng dẫn, đào tạo chuyển cấp liên thông (từ cao đẳng lên đại học), đào tạo bổ sung (đào tạo lấy bằng đại học thứ 2), liên kết, liên doanh trong nước, với các nước trên thế giới... Kết quả là gia tăng nhanh khối lượng đào tạo, nâng cao trình độ người lao động phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH.

Nhìn chung, công tác đào tạo trên địa bàn Thành phố trong 40 năm qua phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng số lượng, năm sau cao hơn năm trước, loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất phần nào được đầu tư và mở rộng thêm. Song cơ cấu về nhiều mặt còn chưa phù hợp theo yêu cầu phát triển, nhất là giữa tỷ lệ ĐH, CĐ với trung cấp và công nhân kỹ thuật còn mất cân đối nghiêm trọng. Hiện nay, hầu hết các ngành rất thiếu trung cấp và công nhân kỹ thuật, đặc biệt công nhân lành nghề.

9. Khoa học - Công nghệ

Thành phố có tiềm lực lớn về hoạt động KH-CN, trên địa bàn có 130 đơn vị hoạt động KH-CN. Trong đó, 87% số đơn vị và 10% số lao động thuộc địa phương quản lý. Điều này cho thấy hoạt động KH-CN không chỉ phục vụ trên địa bàn Thành phố mà còn phục vụ cho nhiều tỉnh thành phía Nam cũng như cả nước và đây cũng là khó khăn lớn nhất cho công tác quản lý KH-CN, nhất là việc khai thác sử dụng đội ngũ lao động KH-CN.

Nhìn chung, hoạt động KH-CN trên các lĩnh vực nghiên cứu khá phong phú, đa dạng, chủ yếu nghiên cứu ứng dụng và đang hướng vào các trọng tâm công nghệ chế biến tài nguyên như: khoáng sản, dầu khí, hợp chất tự nhiên; nghiên cứu vật liệu mới (vật liệu kim loại, vật liệu polyme, vật liệu silicat …, vật liệu xúc tác cho các quá trình chế biến dầu mỏ, dầu thực vật…, các công nghệ chống ô nhiễm, chống ăn mòn, chống rỉ); công nghệ chế tạo máy móc thiết bị; công nghệ nano; công nghệ điện tử - tin học-viễn thông ứng dụng vào các quá trình tự động hóa sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành. Đây là cơ sở và tiền đề cho sự ra đời các khu công nghệ - kỹ thuật cao trên địa bàn Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong tương lai. Các viện, phân viện và trung tâm nghiên cứu của các bộ, ngành và Thành phố, đã và đang nghiên cứu giải quyết những yêu cầu bức xúc của kỹ thuật-công nghệ sản xuất và quản lý kinh tế của các ngành trên địa bàn thành phố và vùng lãnh thổ ở phía Nam – Tây nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

10. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều (chiếm 27,5% tổng số diện tích - loại đất phèn trung bình đang phát triển cây lúa, còn loại phèn nhiều hay phèn mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây mía, thơm, lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn (chiếm 12,6% - đây là nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có 5.200 ha cho năng suất lúa rất cao); nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3% - nhóm đất này thích hợp cho phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu..); nhóm đất mặn (chiếm 12,2%  phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước).

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.

Tài nguyên rừng

Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ, Hệ sinh thái rừng úng phèn, Hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ vốn có ở Củ Chi và Thủ Ðức. Những năm qua, cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ những mảnh rừng thứ sinh còn sót lại, chủ yếu là rừng chồi quanh các khu địa đạo Bến Dược, Bến Ðình, Hố Bò ở Củ Chi, đã bước đầu tiến hành nghiên cứu phục chế kiểu rừng kín ẩm thường xanh, trồng rừng gỗ lớn gỗ quý và gần đây đang mở ra dự án vườn sưu tập thảo mộc, kết hợp với xây dựng hoàn chỉnh khu rừng lịch sử. Hệ sinh thái rừng úng phèn khá nghèo nàn. Do khai thác và canh tác của con người, nay hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng chồi bụi. Từ sau giải phóng (1975), phong trào trồng rừng và trồng cây phân tán của nhân dân đã phát triển rất mạnh, nhờ vậy, môi trường sinh thái vùng ngập phèn ngoại thành đã nhanh chóng được cải thiện và đang từng bước trở thành trù phú. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn là rừng nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi cửa sông ven biển; sau các đợt khai quang rải chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh, có tới 80% diện tích rừng vùng này bị hủy diệt, khiến đại bộ phận đất đai trở thành những trảng cỏ cây bụi thứ sinh. Từ năm 1978, thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư trồng phục hồi hàng chục ngàn ha rừng đước, chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian 1978-1986.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn…

Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá.. đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.

Tài nguyên nước

Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20 - 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 22m - 370m, độ sâu tới 20m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía Nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.

11. Cơ sở hạ tầng 

Với vị trí địa lý đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giao thông vận tải quan trọng của cả nước, với hệ thống giao thông ngày càng phát triển cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không.

- Đường bộ: Hệ thống đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh dày đặc, nhưng do sự gia tăng dân số quá nhanh và quy hoạch chưa được hợp lý nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông, Thành phố đã triển khai và hoàn thành nhiều dự án giao thông quan trọng như: đường Võ Văn Kiệt (Đại lộ Đông - Tây), đường hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm, Cầu Phú Mỹ, đường Xuyên Á, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, đường Trường Chinh, đường cao tốc đi Trung Lương, đường cao tốc liên vùng phía Nam, đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa… Bên cạnh đó, Thành phố còn có một số dự án lớn đang trong giai đoạn chuẩn bị triển khai như: các đường vành đai 1,2,3; đường trên cao Thị Nghè - sân bay Tân Sơn Nhất, cầu Bình Triệu… và đặc biệt dự án đường cao tốc Bắc - Nam với tổng số vốn đầu tư dự kiến lên tới 30 tỷ USD; khi các dự án này hoàn thành sẽ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tất cả các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. Ngoài ra, hiện nay, chính quyền Thành phố không ngừng quan tâm đầu tư mạng lưới và hệ thống xe buýt như là một phương tiện vận tải quan trọng phục vụ việc đi lại của nhân dân.

- Đường sắt: Ga Sài Gòn tại TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng và nhộn nhịp nhất Việt Nam, phục vụ các tuyến vận tải Bắc - Nam. Do mật độ giao thông nội thị cao, nên Thành phố hiện đang triển khai việc xây dựng các tuyến tàu điện ngầm (metro) và đường sắt trên cao (monorail). Hiện nay, nhiều đối tác nước ngoài (Nhật, Pháp, Đức, Nga) đang muốn đầu tư vào các tuyến metro và monorail nói trên.

- Đường hàng không: TP. Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hiện đang là sân bay lớn nhất Việt Nam và đồng thời là một trong những sân bay quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, có năng lực phục vụ 23,5 triệu khách/năm và 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm. Hiện tại có 3 hãng hàng không nội địa và 43 hãng hàng không quốc tế.

- Đường thủy: TP. Hồ Chí Minh  hiện có hệ thống cảng bao gồm 10 cảng sông, cảng biển chuyên doanh (7 cảng biển và 3 cảng sông) với tổng diện tích mặt bằng khoảng trên 3 triệu m² và gần 7.000m cầu cảng. Tổng mức hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển khoảng trên 40 triệu tấn và hệ thống cảng sông khoảng 1 triệu tấn. Hệ thống cảng Sài Gòn giao lưu với các cảng trong nước và thế giới với năng lực hoạt động trên 10 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải lớn từ 15.000 đến 20.000 tấn.

12. Du lịch

- Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Có nhiều công trình kiến trúc đẹp như: Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp; các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như: Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.

- Khu địa đạo Củ Chi được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Địa đạo là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây - bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. 

- Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.

- Tọa lạc tại số 3 đường Hòa Bình, quận 11 - TPHCM, Công viên Văn hoá Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất nước Việt Nam với kiến trúc được kết hợp nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Trước năm 1975, mảnh đất này là một khu đầm lầy hoang hoá. Sau chặng đường dài khai thác và phát triển, Đầm Sen ngày nay có diện tích 50 hecta gồm 20% là mặt hồ, 60% là cây xanh và vườn hoa. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đây là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoài nước.

- Thảo Cầm Viên Sài Gòn, người dân quen gọi là Sở thú, là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam. hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Sau hơn 130 năm tồn tại, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai..và đang được bổ sung. Ngoài những khu vực nuôi trồng cầm thú, cây cảnh và sưu tập phong lan, Thảo Cầm Viên có khu dành cho trẻ em và người lớn vui chơi, giải trí. Trong Thảo Cầm Viên còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác, đó là Đền thờ vua Hùng dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh mở cửa từ năm 1929.

- Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một khu liên hợp vui chơi giải trí tại quận 9. Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Vua Hùng, sự tích trăm trứng, Sơn Tinh Thủy Tinh, chín tầng địa ngục, tứ linh hội tụ Long - Lân - Quy - Phụng, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng, biển nhân tạo duy nhất ở Việt Nam. Đây cũng là điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến.

- Khu du lịch "Một Thoáng Việt Nam" là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống. có diện tích 22,5 ha đất bưng biền, nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn. Đến với Một thoáng Việt Nam, điều đặc biệt ấn tượng với du khách chính là hình ảnh một Việt Nam thu nhỏ, sống động mà những người làm nên công trình này dày công sắp đặt. Khu du lịch bao gồm 30 hạng mục với: đền thờ đất nước, sa bàn nước Việt Nam, lầu vọng, ba khu tiêu biểu cho ba miền đất nước. Bên cạnh là khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái…

- Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

13. Món ăn

Khi giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn không thể bỏ qua các món ăn đường phố nổi tiếng. Nền ẩm thực độc đáo với các món ăn đa dạng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng nhất. Các món ăn ngon có thể nhắc đến như:

Phá lấu

Đây là món ăn đường phố Sài Gòn luôn là món ăn được rất nhiều thực khách yêu thích. Phá lấu được làm từ bao tử (dạ dày), ruột non, phổi, gan, tim,… sau đó tẩm ướp thêm các loại gia vị, chiên vàng rồi luộc lại cho thật mềm. Đồng thời, kết hợp thêm nước cốt dừa trong quá trình nấu tạo nên vị ngọt và béo cho nồi nước hầm. Khi ăn phá lấu, bạn có thể dùng kèm thêm bánh mì hoặc dùng không cũng đều rất ngon.

Bột chiên

Bột chiên được xem là một trong những món ăn đường phố phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh. Với công thức chế biến cực kỳ đơn giản, chỉ cần bột, trứng, đu đủ bào sợi và hành lá là đã có ngay một địa bột chiên thơm ngon rồi. Món ăn này thường được ăn kèm cùng với nước tương, ớt và tương ớt để làm tăng thêm hương vị đậm đà, béo ngậy. Nếu bạn có dịp đến đây tham quan vào những ngày đông lạnh thì đừng quên thưởng thức món bột chiên hấp dẫn này nhé.

Cơm tấm

Cơm tấm là món ăn đặc sản mỗi khi giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh. Cơm tấm không chỉ được xem là món ăn sáng mà còn được xem là món ăn quen thuộc cả bữa trưa, chiều tối nữa. Gạo được sử dụng để nấu cơm tấm là loại gạo tấm, hạt gạo vụn có giá thành rẻ nhưng chất lượng thì lại rất cao. Một đĩa cơm tấm thường sẽ có trứng ốp la, sườn nướng, chả trứng, rau củ,…tùy vào phần bạn gọi.

Hủ tiếu

Hủ tiếu là một món ăn đường phố hấp dẫn mang phong cách đặc trưng riêng của mảnh đất Nam Bộ. Món ăn này thường bị nhiều người nhầm lẫn với món phở nổi tiếng ở miền ngoài. Món này được chế biến từ sợi hủ tiếu mềm kết hợp với nước dùng nấu từ xương thịt, hòa quyện cùng chút gia vị đặc biệt. Khi thưởng thức hủ tiếu, bạn nhớ ăn kèm thêm chút rau sống để món ăn tăng thêm hương vị nhé.

Mì vịt tiềm

Nếu như có dịp ghé đến thành phố Hồ Chí Minh tham quan thì bạn nhất định phải ăn thử món mì vịt tiềm nổi tiếng của người Hoa nhé. Để tạo nên một tô mì vịt tiềm thơm ngon người chế biến phải sử dụng những sợi mì nhỏ, dai, khi chần sẽ không bị nhớt hay bị bở.

Thêm vào đó là sự kết hợp của đùi vịt to, mềm, da vàng rộm, chan thêm chút nước dùng đậm đà là có một bát mì vịt tiềm hấp dẫn rồi. Để tăng thêm hương vị cho món mì vịt tiềm, thực khách có thể ăn kèm cùng với các loại rau sống, đồ chua, thêm chút sa tế nữa nhé.

Bánh mì chảo

Bánh mì chảo được xem là một trong những món ăn vặt đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Mỗi chảo thường có ít nhất từ 3 đến 7 nguyên liệu chính gồm có: trứng gà, chà bông, chả lụa, xúc xích, xíu mại, thịt ba rọi muối, thịt bò,…Khi ăn hòa bạn sẽ cảm nhận được độ bùi béo của các nguyên liệu hòa quyện cùng một ít nước sốt đậm đà, dùng kèm với bánh mì, rau xà lách. Tuy đây chỉ là một món ăn đơn giản nhưng nhờ cách chế biến độc đáo, tài tình đã khiến bao thực khách ăn một lần là nhớ mãi.

14. Các dự án bất động sản

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1500 dự án.

Golf Park

  • Vị trí: Mặt tiền sân Golf Việt Nam, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Novaland Group
  • Đơn vị phân phối: Tập đoàn Novaland
  • Diện tích: 2.5 ha
  • Quy mô: Gồm 90 căn nhà phố và 5 căn biệt thự
  • Tiện ích: Hồ bơi, Khu biệt lập, An ninh, Công viên trung tâm, BBQ, Sân bóng rổ mini, Nhà trẻ, Sân chơi trẻ em…
  • Thời điểm hoàn thành: Quý III/2016
  • Giá từ: 83.8 - 90.4 triệu/m².

Central Premium

  • Vị trí: Phố Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Quốc Cường Gia Lai
  • Đơn vị phân phối: Quốc Cường Land
  • Số căn hộ: 500 căn
  • Diện tích: 9,000 m²
  • Số tòa: 2 tòa
  • Quy mô: Gồm 2 block
  • Mật độ xây dựng: 25 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: 2020
  • Giá từ: 49.5 - 59 triệu/m².

The Marq

  • Vị trí: 29B Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Hongkong Land
  • Đơn vị phát triển: Hongkong Land và Hoa Lâm
  • Đơn vị thi công: Coteccons
  • Đơn vị thiết kế: P&T Consultants, Ecoplan Asia, PTang Studio
  • Số căn hộ: 515 căn
  • Diện tích: 5,146 m²
  • Số tòa: 2 tòa
  • Quy mô: 2 block cao 26 tầng và 4 tầng hầm
  • Mật độ xây dựng: 45 %
  • Pháp lý: Sổ hồng từng căn
  • Giá từ: 151 - 227.3 triệu/m².

CavaHome Vĩnh Lộc

  • Tên dự án: CavaHome Vĩnh Lộc
  • Vị trí: Đường Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TPHCM.
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH CAVALAND
  • Nhà thầu xây dựng: Cường Thịnh Contrustion
  • Loại hình sản phẩm: Duplex Studio
  • Diện tích: 1,600 m²
  • Quy mô: 8 tầng, 200 căn hộ studio
  • Diện tích căn hộ: 30 - 36m2 
  • Hình thức: sở hữu 80 năm, được quyền gia hạn theo quy định pháp luật
  • Thời gian bàn giao: Quý 1/2021
  • Giá từ: 9.8 - 9.8 triệu/m².

Thủ Thiêm Lakeview

  • Vị trí: Phân khu 4, khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Nhà thầu: Công ty TNHH MTV Xây dựng Dân dụng CII E&C
  • Đơn vị thiết kế: Công ty CPTVĐTXD và DVTM Việt Nam
  • Diện tích: 11 ha
  • Số căn hộ: 4,500 căn
  • Quy mô: Hơn 11ha gồm 9 tòa tháp, mỗi tòa cao 33 tầng
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 83.4 - 111.8 triệu/m².

Thủ Thiêm Dragon

  • Vị trí: Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Thủ Thiêm
  • Diện tích: 5,163 m²
  • Quy mô: 2 Block - 23 tầng với 334 căn gồm 275 căn hộ ở, 54 căn offictel, 7 Shophouse.
  • Mật độ xây dựng: 35 %
  • Thời điểm hoàn thành: 2020
  • Giá từ: 50 - 63.2 triệu/m².

De Capella

  • Vị trí: Phố Lương Định Của, Phường An Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Quốc Cường Gia Lai
  • Nhà thầu: Công ty cổ phần xây dựng HT Construction
  • Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Nội thất Decox
  • Đơn vị quản lý: Tập đoàn dịch vụ bất động sản Savills
  • Số căn hộ: 380 căn
  • Diện tích: 4,684 m²
  • Số tòa: 2 tòa
  • Quy mô: 2 block A,B cao 22 tầng; Trung tâm Thương mại cao 3 tầng, 2 tầng hầm rộng 10.000m2
  • Mật độ xây dựng: 36 %
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 55.3 - 78.9 triệu/m².

The Metropole Thủ Thiêm

  • Vị trí: Khu đô thị Thủ Thiêm, phường An Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP bất động sản SơnKim Land
  • Đơn vị thi công: Coteccons, M&E
  • Đơn vị thiết kế: DP Architects
  • Số căn hộ: 1,300 căn
  • Diện tích: 7.6 ha
  • Số tòa: 5 tòa
  • Quy mô: Gồm 5 block cao 12 tầng
  • Mật độ xây dựng: 28 %
  • Pháp lý: Sổ hồng sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 130 - 387.5 triệu/m².

Terra Royal

  • Vị trí: Đường Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư - Kinh Doanh Nhà (INTRESCO)
  • Diện tích: 6,582 m²
  • Quy mô: 25 tầng và 2 tầng hầm
  • Mật độ xây dựng: 45 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 76.7 - 100 triệu/m².

Terra Rosa

  • Vị trí: Lô 13E đường 7, Xã Phong Phú, Bình Chánh, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Địa ốc Khang Nam
  • Diện tích: 2.6 ha
  • Diện tích xây dựng: 6,409 m²
  • Số căn hộ: 990 căn
  • Quy mô: 4 block 25 tầng, 2 block 20 tầng
  • Pháp lý: Đã có sổ hồng, sở hữu vĩnh viễn
  • Giá từ: 19.3 - 26.6 triệu/m².