Lịch sử

Gò Vấp thời Phong kiến

Từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII Gò Vấp đã được khai phá khi lưu dân Việt đi mở đất. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý miền Nam, thì đất Gò Vấp đã thuộc huyện Tân Bình, Phủ Gia Đinh lúc đó. Gò Vấp nằm trên vùng đất “Gò” cao (hơn 11m so với mặt biển) có nước ngọt của sông Bến Cát - phụ lưu của sông Sài Gòn - thuận lợi canh tác và sinh hoạt. Quận nằm về phía Tây Bắc và cách trung tâm Bến Nghé xưa (quận 1 bây giờ) khoảng 1km. Vì thế ở đây chọn dựng ấp, lập làng và tạo dựng quê hương mới.

Năm 1818 vào triều Gia Long, vùng đất Gò Vấp rộng lớn nằm trong địa phận các Tổng Dương Hòa và Bình Trị và thuộc huyện Bình Dương. Năm 1836 Gò Vấp thuộc Tổng Bình Trị Hạ, huyện Bình Dương, Tỉnh Gia Định dưới triều nhà Nguyễn.

Gò Vấp trong kháng chiến chống Pháp - Mỹ

Thực dân Pháp sau khi chiếm nam Kỳ làm thuộc địa, năm 1894 đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa vùng Bến nghé Sài Gòn.Tỉnh Chợ Lớn ở phía Nam, Huyện Bình Dương của Tỉnh Gia Định ở phía Bắc trở thành các khu ngoại ô của thành phố Sài Gòn.

Vào đầu thế kỷ XX tỉnh Gia Định gồm 4 quận (Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè và Gò Vấp). Gò Vấp chia làm 3 tổng vào năm 1917: Bình Trị Hạ, Dương Hòa Thượng, Bình Trị Thượng và gồm 37 xã. Nhiều xã từ năm 1940 đến năm 1953 được sáp nhập, còn lại 24 xã, bao gồm cả vùng đất của quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 12 quận Tân Bình, một phần của huyện Bình Chánh và huyện Củ Chi ngày nay.

Gò Vấp thuộc tỉnh Tân Bình ngày 11/5/1944, dưới chính quyền thuộc địa bằng cách tách một phần của Tỉnh Gia Định.Tỉnh tân Bình bị xóa bỏ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chính quyền Sài Gòn ban hành nghị định 138-NV ngày 29/4/1957, ấn định địa giới Tỉnh Gia Định gồm 6 quận tăng thêm 2 quận là Tân Bình và Bình Chánh.Tân Bình là phần đất tách từ quận Gò Vấp.

Gò Vấp trong suốt 30 năm (1945-1975), biến thành căn cứ quân sự lớn là “lá chắn” và cơ sở hậu cần phòng thủ Sài Gòn từ hướng Bắc–Tây Bắc, là “vành đai chiến lược” bảo vệ cơ quan đầu não của quân xâm lược. Nơi đây đồng thời là nơi xuất phát của những cuộc hành quân tội ác đánh chiếm căn cứ cách mạng.

Vào năm 1960 quận Gò Vấp có 8 xã. Sau khi Quốc Hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết đổi tên Sài Gòn thành TP Hồ Chí Minh tháng 7/1976, Gò Vấp trở thành quận nội thành. Địa bàn của quận Gò Vấp lúc này gồm phần đất của 3 xã An Nhơn, Hạnh Thông và Thông Tây Hội. Hai xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây tách ra để thành lập quận Bình Thạnh. Quận Gò Vấp được chia thành 17 phường.

Năm 2006 quận Gò Vấp có 12 phường. Gò Vấp ngày 23/11/2006, được điều chỉnh địa giới, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: 1,3,4,5,6,7,8,9,10,11, 12,13,14,15,16 và 17; Trong đó các phường mới thành lập là 6 (tách từ phường 17), 8,9 (tách từ phường 11), 14 (tách từ phường 12). Phường 12 thuộc quận Gò Vấp tiếp nhận 0,74 ha diện tích tự nhiên của phường 15 thuộc quận Tân Bình.

1. Giới thiệu về quận Gò Vấp

Gò Vấp là một quận nội thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Giáp ranh với quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Hóc Môn và Quận 12. Là cửa ngõ nối liền trung tâm thành phố với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... qua trục lộ Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Xa lộ Đại Hàn, tiếp cận phi trường Tân Sơn Nhất và đường xe lửa bắc Nam.

2. Vị trí địa lý

Quận Gò Vấp nằm ở phía bắc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp quận Bình Thạnh
  • Phía Tây và phía Bắc giáp Quận 12, ranh giới là kênh Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên
  • Phía Nam giáp các quận Phú Nhuận và Tân Bình.

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp được chia thành 16 phường gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17. Trong đó, phường 10 là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính của quận.

3. Diện tích và dân số

Quận có diện tích 19,73km², dân số năm 2019 là 676.899 người, mật độ dân số đạt 34.308 người/km².

4. Kinh tế 

a. Sản xuất công nghiệp

10 năm 1976 – 1985, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Quận Gò Vấp được hình thành và tổ chức lại với hình thức sở hữu tập thể là chủ yếu. Nhiều đơn vị điển hình được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động như hợp tác xã cơ khí Đồng Tâm, hợp tác xã hồ dệt Thống Nhất. Từ 110 đơn vị cơ sở với 3.525 lao động tăng lên 1.054 cơ sở với 10.628 lao động, Cơ cấu ngành công nghiệp tập trung vào 3 ngành dệt 44,6%, cơ khí 12,3% và sản xuất thực phẩm 17,2%.

Từ năm 1986 đến năm 2000, giá trị sản xuất tăng bình quân mỗi năm 13,15%. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch sang ngành sản xuất da, giả da chiếm tỷ trọng 26,05%; sản phẩm từ cao su và plastic 13,78%; dệt 16,59%; cơ khí 10,72%. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh chóng, nhất là hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư đổi mới công nghệ ở một số sản phẩm như vải, thêu, nước uống tinh khiết, bao bì, quần áo xuất khẩu, giày … trên 1.000 tỷ đồng. Mỗi năm thu hút gần 3.000 lao động. Đặc biệt, Quận đã thành công trong việc vận động nhân dân và theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với việc chuyển từ dệt, nhuộm thủ công truyền thống sang dệt kim, sử dụng máy móc hiện đại, vận động nhân dân chuyển đổi nghề sản xuất pháo theo chủ trương của Chính phủ…

Từ năm 2001 đến nay giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19,04%. Đặc biệt sự ra đời của Luật doanh nghiệp tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời Quận tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, xuất khẩu. Trong đó, ngành dệt, may, giày da tăng cường khâu nội địa hoá đầu vào, làm chủ khâu thiết kế sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Đến nay, sản xuất công nghiệp – TTCN quận Gò Vấp có 325 đơn vị hoạt động theo luật doanh nghiệp và 3.200 cơ sở sản xuất nhỏ với 45.000 lao động. Quận cũng đã quy hoạch khu sản xuất công nghiệp tập trung tại phuờng 12 với diện tích 40,31 ha với 74 doanh nghiệp đang hoạt động, đảm bảo xử lý tốt ô nhiễm môi trường.

b. Sản xuất nông nghiệp 

Trong những năm từ 1975 – 1985, sản xuất nông nghiệp quận Gò Vấp phát triển nhanh với các sản phẩm chủ lực là rau – hoa phục vụ nhu cầu tiêu thụ rau – hoa tươi thường xuyên của Thành phố. Sản lượng hoa tươi thời kỳ này chiếm hơn 50% lượng hoa tươi tiêu thụ tại Thành phố. Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển mạnh trong đó chăn nuôi heo đặc biết là heo nái và bò sữa.

Từ năm 1986 đến nay, quá trình đô thị hoá Quận Gò Váp làm cho diện tích đất nông nghiệp và đất canh tác ngày càng thu hẹp nhưng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp vẫn tạo việc làm hiện nay cho trên 1.500 lao động với hiệu quả kinh tế cao hơn và có xu hướng chuyển dịch sang hoạt động dịch vụ nông nghiệp.

c. Thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu

Kinh tế thị trường thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của Quận phát triển mạnh mẽ. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra mỗi năm tăng bình quân 17,35%. Đến cuối năm 1999 có 9.748 cơ sở thương mại, trong đó có 288 đơn vị trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, số lao động toàn ngành gần 20.000 người. Hình thành các khu buôn bán tập trung như khu thương mại Ngã 6, khu phố chợ Tân Sơn Nhất, chợ An Nhơn, chợ Gò Vấp, chợ Xóm Mới đáp ứng nhu cầu hàng hoá thông thường và cao cấp cho nhân dân. Kinh ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 41,8 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu 17,9 triệu USD. Thời kỳ 2001 – 2005, hoạt động thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ nhanh: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội từ 7.125 tỷ đồng tăng lên 15.500 tỷ đồng (bình quân mỗi năm tăng 21,44%). Hình thành chợ Hạnh Thông Tây và một siêu thị trên địa bàn quận. Đến nay có 947 đơn vị thương mại dịch vụ hoạt động theo luật doanh nghiệp và 12.800 hộ kinh doanh cá thể với 36.000 lao động. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 71,2 triệu USD đến năm 2005 đạt 140 triệu USD (tăng bình quân mỗi năm 18,42%). Kim ngạch nhập khẩu từ 51,4 triệu USD tăng lên 110 triệu USD (tăng bình quân mỗi năm 20,95%). Đã tiếp tục hình thành siêu thị Văn Lang tại ngã Sáu Gò Vấp và một số chợ theo mô hình xã hội hoá. Các loại hình dịch vụ khác như: Du lịch, hành chính tín dụng, tư vấn … cũng đang khởi động và phát triển. Sự phát triển nhanh, đa dạng của hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu đã góp phần nâng tỷ trọng thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ dưới 10% vào năm 1990 lên 31% năm 2004, là cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế vào những năm sắp tới.

5. Văn hóa - Xã hội

a. Lao động - chính sách xã hội

Chăm lo chu đáo gia đình chính sách và hộ nghèo. Đã hoàn thành công tác xây dựng nhà tình nghĩa và nhà tình thương (285 nhà tình nghĩa và 329 nhà tình thương). Mỗi năm giới thiệu giải quyết 13.000 – 14.000 lượt lao động có nhu cầu việc làm. Công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, sau 11 năm thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo đến cuối năm 2003, quận đã căn bản xoá hộ nghèo theo tiêu chí của Thành phố giai đoạn 1992-1993, từ năm 2004 thực hiện giai đoạn 2 chương trình xoá đói giảm nghèo (nâng chuẩn thu nhập bình quân hộ từ dưới 4 triệu lên đến 6 triệu đồng/người/năm). Thực hiện nhiều biệp pháp chăm lo, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như trợ cấp học bổng, dạy nghề…

b. Văn hoá thông tin - thể dục thể thao

Cơ sở vật chất của ngành văn hoá thông tin cũng được đầu tư sửa chữa xây mới, nội dung văn hoá văn nghệ có chú trọng tính truyền thống, bản sắc dân tộc. Tuyên truyền, phố biến kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Kết quả các phong trào vận động quần chúng như “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư ”, “Người tốt, việc tốt”, “Gia đình văn hoá” dưới sự lãnh đạo của Đảng góp phần quan trọng trong giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, là động lực trong công cuộc xây dựng, phát triển Quận theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cụ thể, có 85% hộ gia đình văn hoá, 40/96 khu phố văn hóa, 57/59 công sở văn minh sạch đẹp và phong trào xây dựng các điểm sáng văn hoá phát triển mạnh mẽ. Công tác bảo vệ truyền thống văn hoá lịch sử được chú trọng và thường xuyên ngăn chặn tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Phong trào thể dục thể thao có nhiều loại hình hoạt động khởi sắc, nhiều vận động viên đạt Huy chương cấp quốc gia và quốc tế, có hàng vạn lượt người tham gia rèn luyện thân thể nhất là trong thanh thiếu niên.

6. Y tế 

Trung tâm y tế Quận và mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư nhiều về vật chất lẫn con người đảm bảo chủ động phòng ngừa dịch bệnh, kịp thời, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng điều trị. Đã kịp thời đẩy lùi 2 đợt dịch nguy hiểm trên địa bàn quận là dịch viêm phổi cấp (SARS) và dịch cúm gia cầm. Khám, điều trị, cấp thuốc miễn phí cho 78.663 lượt người nghèo và các hoạt động mổ mắt miễn phí cho người mù nghèo. Chương trình kế hoạch hoá gia đình có hiệu quả làm giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,15%. Công tác chăm sóc trẻ em được chú trọng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm (trước năm 2000 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là trên 20%, đến năm 2004 chỉ còn 5,43%).

7. Giáo dục 

Phong trào giáo dục Quận Gò Vấp đón nhận Huân chương Lao động hạng II.

Ngân sách Thành phố và Quận hàng năm đều đầu tư thích đáng cho sự nghiệp giáo dục cùng với phong trào xã hội hoá hoạt động giáo dục làm cho chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp học đạt từ 97% đến 100%. Năm 2003 – 2004 là quận đầu tiên trong 2 quận được Thành phố công nhận hoàn thành phổ cập bậc giáo dục trung học.

Trong nhiều năm qua và hiện nay ngành giáo dục quận Gò Vấp là một trong những quận dẫn đầu của ngành giáo dục Thành phố.

Hoạt động dạy nghề công lập mỗi năm thu hút 2.000 đến 2.200 học viên học các ngành tin học, điện tử, điện lạnh, sữa chữa xe gắn máy, may,… góp phần cung cấp nhân lực cho hoạt động kinh tế. Liên kết với các trường đại học đào tạo học viên cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật 3/7.

Tổng kết năm học 2004 - 2005, Gò Vấp tiếp tục là một đơn vị mạnh của Thành phố về chất lượng giáo dục. Tỉ lệ tốt nghiệp ở bậc tiểu học và Trung học cơ sở đạt từ 99 - 100%, trong đó tốt nghiệp với loại khá giỏi đạt từ 85% trở lên. Số học sinh giỏi cấp Thành phố tăng hơn so với năm học trước với 242 em. Chất lượng ngành học giáo dục thường xuyên, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở bậc Mầm non đều đạt và vượt chỉ tiêu. Năm học vừa qua, ngành tiếp tục tạo được nhiều chuyển biến căn bản làm nền móng vững chắc để đưa sự nghiệp giáo dục Quận nhà phát triển một cách đồng bộ. Thực hiện hiệu quả công tác chính trị tư tưởng và xây dựng Đảng - Đoàn thể, tăng cường trật tự, kỷ cương, nề nếp trong trường học. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh từ việc xây dựng cơ sở vật chất đến việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. 12/12 Phường đều đạt và vượt các chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục Tiểu học - THCS đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập bậc Trung học. Mặt bằng dân trí của người dân Quận nhà hiện là lớp 10,2. 

Đội ngũ sư phạm cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tỷ lệ cán bộ quản lý - giáo viên ở các ngành học đạt chuẩn hiện là 99,5%, trên chuẩn là 70% (tăng gần gấp đôi so với cách đây 5 năm). Cùng với việc tạo điều kiện giúp giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, Quận cũng luôn tạo điều kiện tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng về nhận thức chính trị, nêu cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. 

Khen thưởng thành tích thi đua năm học vừa qua, Chủ tịch Nước đã tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba cho Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường THCS Gò Vấp 2 và Thạc sĩ Đỗ Tuyết Bảo - Hiệu trưởng Trường PTTH Trần Hưng Đạo - nguyên Hiệu trưởng trường THCS Phan Tây Hồ. Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích - Hiệu trưởng trường Phan Tây Hồ - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Chu Trinh đã được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 15 đơn vị trường (Mầm non Quận, Mầm non 4, Mầm non 11, Tiểu học Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Kim Đồng, Chi Lăng, An Hội, Nguyễn Du, THCS Phan Tây Hồ, Gò Vấp 2, Tây Sơn, Phạm Văn Chiêu, Hermann Gmeiner, Trung tâm Giáo dục thường xuyên) đã được trao tặng Bằng khen của UBND Thành phố, 6 thầy cô là giáo viên giỏi cấp Thành phố được Sở GDDT tặng Giấy khen, cùng 144 giáo viên giỏi được UBND Quận khen thưởng. 

8. An ninh 

Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn luôn được ổn định và đảm bảo tốt. Thường xuyên tấn công các loại tội phạm làm cho tình hình trật tự an toàn xã hội ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt trong những năm gần đây thực hiện chương trình 3 giảm của Thành phố đến nay Quận đã cơ bản hoàn thành công tác đưa hết các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn vào các trường, trung tâm cai nghiện. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, xây dựng lực lượng quân sự sẵn sàng chiến đấu, công tác giao quân nghĩa vụ quân sự luôn đạt chỉ tiêu, đảm bảo tỷ lệ số quân tự vệ trên tổng dân số.

Công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa một dấu” ngày càng được hoàn thiện, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý trên các lĩnh vực nhà đất, hộ tịch, đăng ký kinh doanh phát huy tác dụng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu hành chính của công dân. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được tập trung thực hiện đạt kết quả cao, đã cấp được hơn 52.000 giấy, vượt chỉ tiêu Thành phố giao.

Mức sống dân cư ngày càng nâng lên, chỉ tiêu bình quân 1 người tháng năm 2004 là 950 ngàn đồng bằng 5,36 lần so năm 1976. Trong đó chi ăn, uống, hút giảm từ 85,3% còn 43,1%; các khoản chi về học hành, nhà ở, điện nước, đồ dùng, vui chơi, sức khoẻ đều tăng lên một bước đáng kể. Hiện nay, quận Gò Vấp là 1 trong 5 quận dẫn đầu của thành phố về chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (HDI).

9. Du lịch

Du khách đến với Gò Vấp có thể tham quan các địa điểm như: đình Thông Tây Hội, chùa Ngọc Phương, đình An Nhơn chùa Trường Thọ...là những di tích lịch sử văn hoá được được xếp hạng cấp quốc gia.

Chợ Hạnh Thông Tây

Chợ Hạnh Thông Tây là một trong những khu chợ nổi tiếng ở Sài Gòn và được mệnh danh là kinh đô thời trang của Gò Vấp. Khu chợ này có bán đa dạng các loại quần áo để bạn lựa chọn từ quần áo nữ đến quần áo nam, từ phụ kiện đến giày dép túi xách đều có đủ.

Công viên Gia Định

Công viên Gia Định nằm tại điểm giao nhau của quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận nên giao thông vô cùng thuận lợi nối liền các khu vực lại với nhau. Tổng diện tích của công viên rất lớn lên đến hơn 5.8ha với hơn 600 cây cổ thụ nhiều chủng loại như: Sọ khỉ, Lim xẹt, Me tây, Bò cạp nước,… Công viên Gia Định đã trở thành là phổi xanh của thành phố nhờ vào mật độ cây xanh dày đặc.

Công viên cũng có xây dựng cả khi vui chơi dành cho trẻ em với diện tích lên đến 8.300 m² gồm nhiều khu vực theo các độ tuổi khác nhau như: dành cho bé từ 3 - 6 tuổi, từ 7 - 11 tuổi và 12 - 15 tuổi. Khu vui chơi này có rất nhiều trò chơi vận động như: xích đu, thang leo, khu chơi cát, vòi nước, bập bênh,…

Miếu Nổi

Miếu Nổi hay còn gọi là miếu nổi Phù Châu là một trong những ngôi miếu độc đáo nhất tại Việt Nam khi được xây dựng trên một cồn nhỏ ở sông Vàm Thuật. Do miếu nổi giữa sông nên người dân quanh đây thường gọi là miếu Nổi. Cũng chính vì thế mà để đến được miếu bạn phải đi bằng đò.

Diện tích của miếu Nổi là khoảng 5.000m2, toàn bộ kiến trúc đều được xây dựng theo cách Champa xưa. Toàn bộ ngôi miếu được bao bọc bởi những mảnh ngói, gạch màu xanh ngọc và nâu đỏ đẹp mắt. Khu vực thờ cùng bên trong chia thành tiền điện và chính điện thờ phụng nhiều vị thần nổi tiếng.

Công viên văn hóa 

Công viên Văn hóa Gò Vấp được xem là “lá phổi” xanh của quận Gò Vấp nhờ vào diện tích cực khủng lên đến 37ha. Công viên này vẫn còn hoang sơ và chưa được đầu tư phát triển các công trình giải trí.

Gần như toàn bộ diện tích của công viên đều được phủ xanh bởi các loại cây lâu năm như cỏ và các loại dây leo. Công viên này cùng là một địa điểm tập thể dục được nhiều người yêu thích.

Công viên Làng Hoa

Công viên Làng Hoa có diện tích rộng lớn và nhiều cây xanh bao phủ nên đã trở thành địa điểm vui chơi của nhiều gia đình. Buổi sáng thì công viên sẽ đông đúc những người tập thể dục, còn buổi tối lại có nhiều gia đình đưa con đến chơi với các bạn trẻ tụ tập trên băng ghế đá.

Đây cũng là một trong những địa điểm bán hoa Tết nhộn nhịp và tấp nập nhất ở Gò Vấp. Mỗi dịp xuân về là công viên lại đón hàng trăm tiểu thương cùng hàng chục ngàn chậu hoa đầy màu sắc.

10. Món ăn

Mì Vịt Tiềm A Cón

Mỳ Vịt Tiềm tại quán phải công nhận là ngon “khỏi bàn”. Nước lèo ngọt, vị thanh rất vừa miệng. Sợi mì thơm và khá dai, nếu bạn muốn ăn mềm hơn có thể bảo chủ quán nấu thêm chút thời gian để hợp khẩu vị nhé. Đùi vịt thịt mềm, ngấm đủ gia vị khi tiềm. Bạn chỉ cần cắn một miếng đùi vịt thịt ngập răng, tiếp tục thử một thìa vừa có nước dùng, thêm mì cùng thịt vịt. Bạn từ từ cảm nhận hương vị các nguyên liệu hòa quyện trong miệng hẳn bạn sẽ nhớ mãi không quên.

Phá lấu bò cây Trâm 

Phá lấu bò Cây Trâm độc đáo từ chính tên quán. Quán ăn Gò Vấp này rất dễ tìm vì nằm ngay mặt đường. Không gian quán rộng rãi, thoáng mát. Quán xây dượng theo mô hình quán gia đình, nên không có nhiều điểm check-in. Thực khách sẽ dồn 100% “công lực” để cảm nhận vị ngon của đồ ăn.

Cơm tấm Cây Khế

Quán cơm tấm Cây Khế có không gian rộng, thoáng mát. Bạn sẽ được ngồi ăn uống thoải mái dễ chịu. Quán thích hợp cho bạn muốn ăn no sau một ngày dài khám phá quận Gò Vấp.

Tại quán có rất nhiều món ăn ngon để bạn lựa chọn. Món ăn được đông đảo khách hàng yêu thích là cơm tấm sườn bì gồm: Sườn nướng, bì, chả, trứng và món rau tùy chọn. Gia vị vừa miệng ăn một miếng là thấy ngon ngất ngây.

Bánh mì chảo 211

Không gian quán bánh mỳ chảo 211 khá thoáng và ấm cúng. Nơi đây là địa chỉ quen thuộc của tín đồ bánh mì chảo tại Gò Vấp nói riêng và Sài Gòn nói chung. Một suất bánh mì chảo đầy đủ gồm: Pate, thịt bò mềm, xíu mại, trứng ốp la, rau thơm ăn kèm. Bên cạnh đó, quán còn có menu đô uống đa dạng với các loại nước như: Trà chanh, trà tắc, trà đào, nước ép và các loại nước ngọt khác. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách.

11. Các dự án bất động sản

Quận Gò Vấp có khoảng 35 dự án.

M-One Gia Định

  • Vị trí: 12 Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường 1, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Masterise Homes
  • Đơn vị phát triển: Savills, PMC
  • Nhà thầu: Coteccons
  • Đơn vị thi công: Coteccons
  • Đơn vị thiết kế: Thảo Điền
  • Đơn vị quản lý: Savills, PMC
  • Số căn hộ: 160 căn
  • Diện tích: 2,486 m²
  • Số tòa: 2 tòa
  • Quy mô: 2 tháp cao 13 tầng và 15 tầng
  • Mật độ xây dựng: 40 %
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý IV/2018
  • Giá từ: 51.9 - 62.1 triệu/m².

D-one Sài Gòn

  • Tên dự án: D-one Sài Gòn
  • Vị trí: 12 Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, Tp.HCM 
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV DHA
  • Diện tích khu đất: 17.000m2
  • Diện tích cây xanh: 2.361m2
  • Mật độ xây dựng: 54.67%
  • Số tầng: 5 tầng
  • Quy mô: 558 căn (332 studio và 226 căn miniblock)
  • Tầng sàn Thương mại (miniblock): Tầng 1 – 2 (căn hộ 70-90m2)
  • Tầng căn hộ Studio: Tầng 3 – 4 (diện tích studio: 30-45m2)
  • Giá từ: 35 triệu/m².

C.T Plaza Nguyên Hồng

  • Vị trí: Số 18 Nguyên Hồng, phường 1, Gò Vấp, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: C.T Group
  • Nhà thầu: Ricons
  • Đơn vị thiết kế: GDP Architects (Malaysia)
  • Đơn vị quản lý: Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế & Quản lý Dự án Atelier
  • Đơn vị phân phối: Công ty cổ phần Nguyên Hồng
  • Số căn hộ: 280 căn
  • Diện tích: 3,403 m²
  • Quy mô: Gồm 16 tầng nổi và 2 tầng hầm
  • Mật độ xây dựng: 53 %
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài với người Việt Nam, 50 năm với người nước ngoài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý III/2017
  • Giá từ: 40.8 - 46.2 triệu/m².

Osimi Tower

  • Vị trí: Đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sông Đà
  • Diện tích: 2.4 ha
  • Diện tích xây dựng: 3,854 m²
  • Số tòa: 3 tòa
  • Số căn hộ: 384 căn
  • Quy mô: Gồm 3 block, cao 18 tầng
  • Mật độ xây dựng: 39 %
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 31.3 - 45 triệu/m².

Cityland Garden Hills - Gò Vấp

  • Vị trí: 168 Phan Văn Trị, Phường 5, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành phố (CityLand)
  • Diện tích: 12.1 ha
  • Quy mô: Gồm: 237 căn nhà phố, 98 biệt thự
  • Mật độ xây dựng: 29 %
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý I/2017
  • Giá từ: 175 - 349.1 triệu/m².