THÔNG TIN KHU VỰC Huyện Nhà Bè
Lịch sử hình thành
Thời Phong Kiến
Mùa xuân năm 1698, Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh được Võ Vương Nguyễn Phúc Chu cử vào Nam kinh lược kể từ thời điểm này, các thôn ấp ở Nhà Bè chính thức trở thành đơn vị hành chính thuộc huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, Tên gọi Nhà Bè xuất hiện, khi công cuộc khẩn hoang được các Chúa Nguyễn đẩy mạnh với quy mô lớn. Nhiều cư dân đàng ngoài xuôi thuyền vào tới sông Soài Rạp gặp dòng nước ngược nên đã kết bè trên sông, làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Lòng thuyền chật hẹp nấu nướng khó khăn nên có một người tên Võ Thủ Hoằng đã nảy ra sáng kiến cho đốn tre kết làm bè neo trên sông, làm nơi nấu nướng, sinh hoạt cho cả đoàn thuyền. Về sau, nhiều người cũng kết thành hai ba chục chiếc bè làm chỗ buôn bán, trao đổi hàng hoá. Khoảng sông này ngày càng tấp nập đông vui và địa danh Nhà Bè được ra đời.
Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Phiên Trấn thành Trấn Phiên An, quản trị phủ Tân Bình gồm 4 huyện. Các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè lúc này trực thuộc tổng Tân Phong và tổng Bình Trị thuộc 2 huyện Tân Long và Bình Dương.
Năm 1836, đổi tên trấn Phiên An thành tỉnh Phiên An, và cải thành tỉnh Gia Định. Thời điểm này các thôn xã thuộc khu vực Nhà Bè nằm trong tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình và tổng Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Thời kỳ Pháp thuộc
Ngày 5 tháng 6 năm 1882, Sau hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp tổ chức cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Khi ấy cơ cấu hành chính vẫn giữ nguyên. Mãi năm 1866, Pháp sáp nhập hai huyện Bình Dương và Bình Long thành hạt Sài Gòn, và đổi tên thành hạt Gia Định gồm 19 tổng. Trong đó, tổng Bình Trị Hạ gồm 9 làng và tổng Dương Hòa Hạ gồm 12 làng thuộc địa phận huyện Nhà Bè ngày nay.
Ngày 18 tháng 12 năm 1872, thực dân Pháp thành lập tổng Cần Giờ gồm 05 làng, từ phần đất cắt ra của hai tổng: Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ vốn thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định vào thời Nhà Nguyễn độc lập.
Ngày 28 tháng 2 năm 1875, thành lập thêm tổng An Thít do chia tách từ tổng Cần Giờ.
Tỉnh Gia Định từ ngày 1 tháng 1 năm 1911 chia thành 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Quận Nhà Bè có bốn tổng: Bình Trị Hạ, Dương Hòa Hạ, An Thít (còn gọi là An Thịt) và Cần Giờ. Trong đó, hai tổng Bình Trị Hạ và Dương Hòa Hạ tương đương với địa bàn huyện Nhà Bè ngày nay.
Ngày 3 tháng 5 năm 1947, hai tổng: Cần Giờ và An Thít của quận Nhà Bè tách khỏi tỉnh Gia Định, chuyển sang thuộc tỉnh Vũng Tàu, lập mới quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu (đến năm 1952 tỉnh này đổi thành thị xã Vũng Tàu). Quận Cần Giờ gồm 2 tổng: Cần Giờ và An Thít.
Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Năm 1955, quận Nhà Bè có 11 làng:
- Tổng Bình Trị Hạ có 05 làng: Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Tân Quy Đông và Tân Thuận Đông;
- Tổng Dương Hòa Hạ có 06 làng: Long Kiểng, Phước Lộc Thôn, Nhơn Đức, Long Đức, Hiệp Phước và Phú Lễ.
Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Nhà Bè đặt tại xã Phú Xuân Hội.
Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền cắt bốn xã: Long Đức, Nhơn Đức, Hiệp Phước và Phú Lễ của tổng Dương Hòa Hạ, quận Nhà Bè chuyển sang thuộc quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Riêng hai xã: Long Kiểng và Phước Lộc Thôn của tổng này nhập vào tổng Bình Trị Hạ, quận Nhà Bè. Quận Nhà Bè còn 01 tổng là Bình Trị Hạ với 07 xã.
Ngày 31 tháng 8 năm 1961, hai xã Long Đức và Nhơn Đức thuộc tổng Dương Hòa Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An trả lại cho quận Nhà Bè (nhập vào tổng Bình Trị Hạ). Như thế quận này có 09 xã.
Sau nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, đến cuối năm 1962, quận Nhà Bè có một tổng là Bình Trị Hạ. Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.
Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Nhà Bè có 09 xã trực thuộc: Phú Mỹ Tây, Phú Xuân Hội, Phước Long Đông, Tân Quy Đông, Tân Thuận Đông, Long Kiểng, Phước Lộc Thôn, Nhơn Đức, Long Đức.
Từ sau năm 1975 đến nay
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, huyện Nhà Bè được thành lập, bao gồm cả xã Hiệp Phước thuộc quận Cần Giuộc, tỉnh Long An thời Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Nhà Bè cũ có từ năm 1975.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Nhà Bè trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau năm 1975
- Nhận thêm xã Hiệp Phước từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
- Sáp nhập 2 xã Phước Long Đông và Long Kiểng với nhau để lập thành xã Phước Kiển
- Đổi tên xã Phú Mỹ Tây thành Phú Mỹ, xã Phú Xuân Hội thành Phú Xuân, xã Tân Quy Đông thành Tân Quy, xã Tân Thuận Đông thành Tân Thuận, xã Phước Lộc Thôn thành Phước Lộc và xã Long Đức thành Long Thới.
Như thế, huyện Nhà Bè bao gồm 09 xã: Phú Mỹ, Phú Xuân, Phước Kiển, Tân Quy, Tân Thuận, Hiệp Phước, Phước Lộc, Nhơn Đức và Long Thới.
Ngày 17 tháng 7 năm 1986, theo quyết định 87-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc:
- Chia xã Tân Quy thành 2 xã: Tân Quy Đông và Tân Quy Tây
- Chia xã Tân Thuận thành 2 xã: Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây
- Thành lập thị trấn Nhà Bè từ phần đất cắt ra của 2 xã: Phú Xuân và Phú Mỹ.
Từ đó đến đầu năm 1997, huyện Nhà Bè có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhà Bè (huyện lỵ) và 11 xã: Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ, Phú Xuân, Long Thới, Nhơn Đức, Phước Kiển, Hiệp Phước, Phước Lộc.
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 03-CP về việc thành lập các quận, phường mới thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, thành lập Quận 7 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Tân Quy Đông, Tân Quy Tây, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phú Mỹ và 337 ha diện tích tự nhiên với 6.636 nhân khẩu của thị trấn Nhà Bè. Quận 7 có 3.576 ha diện tích tự nhiên và 90.920 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Nhà Bè còn lại 9.620 ha diện tích tự nhiên và 61.480 người với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 6 xã. Huyện lỵ dời về xã Phú Xuân.
1. Giới thiệu về huyện Nhà Bè
Huyện Nhà Bè nằm ở phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, sở hữu hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao thông đường thủy. Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào Sài Gòn, tiếp giáp với rừng Sác, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 12km.
2. Vị trí địa lý
Huyện Nhà Bè tọa lạc ở phía Đông Nam của TP.HCM. Khu vực này sở hữu vị trí địa lý vàng do tiếp giáp với nhiều vùng trọng điểm sau:
- Phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Nhà Bè) và huyện Cần Giờ (qua sông Soài Rạp)
- Phía Tây giáp huyện Bình Chánh
- Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Cần Giờ
- Phía Bắc giáp Quận 7.
Bản đồ hành chính huyện Nhà Bè
Huyện Nhà Bè có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nhà Bè và 6 xã: Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân (huyện lỵ), Phước Kiển, Phước Lộc.
3. Diện tích và dân số
Huyện có diện tích 100,43 km², dân số là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km².
4. Điều kiện tự nhiên
Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía Tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.
Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. Ngoài ra, những năm gần đây hiện tượng sạt lở đất đai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.
5. Kinh tế
Mặc dù được xác định phát triển theo hướng Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ 21 nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Nông nghiệp
Những năm qua, mặc dù đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhường đất cho việc xây dựng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đất xây dựng đô thị … nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp vẫn rất cao. Huyện đã chuyển đổi mô hình trồng lúa một vụ năng suất kém sang mô hình sản xuất tổng hựp. Trong đó, thành công nổi bậc nhất mô hình nuôi tôm sú. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp Nhà Bè mỗi năm tăng 36,16% .
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Từ năm 1975 đến năm 1985 tổng giá trị sản lượng của ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên (mức tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 30%). Từ năm 1986 đến 1988, giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân hàng năm là 21%. Từ năm 1989 đến 1994, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp giao động từ 10 đến 17%.
Năm 1997, sau chia tách, Nhà Bè còn lại một phần thị trấn và 6 xã nông thôn, ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp rất kém phát triển. Từ năm 2000 đến 2005, lĩnh vực này có bước phát triển trở lại, góp phần đưa nền kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng Công nghiệp -Ttiểu thủ công nghiệp, Dịch vụ - thương mại vàNnông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn do huyện quản lý (2001 – 2005), bình quân hàng năm tăng 36,06%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm đạt 202.930 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 36,16%. Riêng trong tháng 8-2008, giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đạt 7,655 tỷ đồng, cộng dồn từ đầu năm đến nay thực hiện được 58,704 tỷ đồng, đạt 58,12% so với kế hoạch năm và tăng 5,88% so với cùng kỳ năm 2007.
Thương mại - Dịch vụ
Từ 1975 -1985, Huyện đã xây dựng được một hệ thống thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đến nông thôn, đảm bảo lưu thông phân phối và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Từ năm 1986 đến 1997, Thương mại - Dịch vụ của Huyện gia tăng rất nhanh theo chuyển biến của cơ cấu thị trường. Sau năm 1997, mặc dù ở lĩnh vực này gặp nghiều khó khăn nhưng sau vài năm ổn định và phát triển, đến nay có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng mức thu hàng hóa và dịch vụ làm ra đạt 3.633.624 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 37,97%. Trong tháng 8/2008, tổng doanh thu ngành Thương mại – Dịch vụ ước đạt 210,562 tỷ đồng, tính từ đầu năm đến nay thực hiện được 1.742 tỷ đồng, đạt 72,31% kế hoạch và tăng 46,19% so với cùng kỳ năm 2007.
6. Xã hội
Tại thời điểm tháng 4/1997, dân số Nhà Bè là khoảng 63.000 người. Năm 1999, số liệu điều tra thống nhất, dân số Nhà Bè là 63.450 người, trong đó có 32.015 là nữ. Năm 2002, dân số huyện tăng lên 67.688 người, trong đó nữ chiếm 37.773 người. Năm 2006, theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, dân số Nhà Bè là 74.945 người. Dự báo đến năm 2010, huyện Nhà Bè sẽ có 120 – 140 ngàn dân, trong đó chủ yếu là tăng cơ học. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 4,051 triệu VNĐ, năm 2004 là 5,8 triệu VNĐ.
7. Giáo dục
Năm học 2005 - 2006, toàn Huyện có 28 trường, trong đó có 08 trường mầm non, 12 trường tiểu học (5.961 học sinh), 06 trường trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trường trung học phổ thông, 1 trường Bồi dưỡng giáo dục, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao hơn mức bình quân chung của thành phố. Hiệu suất đào tạo tiểu học đạt 94,5%; Trung học cơ sở đạt 83,4%. Mặt bằng học vấn đạt lớp 5,19.
Năm 2002, Trung tâm Dạy nghề được chính thức đưa vào hoạt động, đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng và Trường trung học kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.879 người và dài hạn 136 người.
8. Y tế
Toàn bộ 7 xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có trạm y tế, trong đó 100% trạm có bác sĩ, trang thiết bị được trang bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trung tâm y tế được xây dựng đạt chuẩn vừa đưa vào sử dụng trong năm 2005, năm 2007 được nâng cấp lên thành bệnh viện. Bình quân có 5,02 y bác sĩ/vạn dân và khoảng 7,83 giường/vạn dân.
9. Hạ tầng, Giao thông
Huyện Nhà Bè hiện được đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là hạ tầng giao thông. Theo đó, toàn quận Nhà Bè đang sở hữu vành đai hạ tầng kỹ thuật kiện toàn như sau.
Đường bộ
- Đường giao thông liên xóm, liên Xã: Có tổng cộng 318 tuyến đường được bê tông hóa 82%.
- Các tuyến đường chính:
- Đường Nguyễn Hữu Thọ & Nguyễn Văn Tạo: Lộ giới rộng 60m
- Đường Nguyễn Bình: Lộ giới rộng 15m
- Đường Lê Văn Lương: Lộ giới rộng 40m
- Đường Huỳnh Tấn Phát: Có lộ giới rộng 24m
- Một số tuyến đường lớn đang được khai thác: Đường Metro số 4 và Hầm chui Nguyễn Văn Linh,…
- Nút giao thông quan trọng nối huyện lỵ với quận 7:
- Nguyễn Hữu Thọ đường – Đường kho b
- Nguyễn Hữu Thọ – Nguyễn Bình
- Lê Văn Lương – Nguyễn Bình – Đường Kho B
- Cầu đường: 100% cầu khỉ trên địa bàn được thay thế bằng hệ thống cầu giàn dây thép.
- Hệ thống bến bãi tại huyện: Có hàng chục bến bãi rộng được xây dựng với tổng diện tích lên đến 108 ha.
Đường sắt
- Tuyến đường sắt quốc gia: Kết nối đến khu cảng Hiệp Phước hỗ trợ chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn.
- Tuyến đường sắt đô thị số 4: Kết nối huyện Nhà Bè với quận 7, Quận 1, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp và quận 12.
- Chiều dài: 36,2km.
- Hướng tuyến: Di chuyển trên hành lang khu đô thị Hiệp Phước gồm các tuyến đường Thạnh Xuân – Hà Huy Giáp – Nguyễn Oanh – Nguyễn Kiệm – Phan Đình Phùng – Hai Bà Trưng – Bến Thành – Nguyễn Thái Học -Tôn Đản – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước.
Đường thủy
- Hệ thống sông lớn bao quanh: Sông Nhà Bè, sông Mương và sông Soài Rạp kết nối huyện lỵ với tỉnh Đồng Nai, Cần Giờ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Hệ thống kênh rạch chằng chịt: Có hàng chục kênh rạch lớn nhỏ gồm rạch Chuối, rạch Dơi, Long Kiển, Tắc Bà Phổ, Cây Khô, Cống Vinh, Ông Bốn,… Nổi bật nhất là con kênh Cây khô án ngữ ngay tuyến đường thủy có dòng chảy từ đồng bằng sông Cửu Long về Sài Gòn.
- Cụm cảng trong ngoài huyện Nhà Bè:
- Tân cảng Hiệp Phước: 8,1km
- Cảng Sài Gòn: 9,4km
- Cảng Nhà Bè: 9,7km
- Cảng Tân Thuận: 11km
- Cảng Bến Nghé: 11km
- Cảng Cát Lái: 17km
- Cảng Tân cảng Phú Hữu: 19km
- Cảng container quận 9: 30km
- Cụm bến du thuyền trong ngoài huyện:
- Du thuyền hầm Thủ Thiêm: 10km
- Vinhomes Central Park Marina: 14km
- Du thuyền Saigon Lifestyle Cruises: 17km
- Du thuyền Khu du lịch Bến Xưa: 20km
- Du thuyền Jetski Cano Tam Đa: 23km
- Du thuyền Manhattan Glory: 28km
- Cụm bến tàu trong ngoài huyện lỵ:
- Bến tàu Sông Xanh: 5,7km
- Bến tàu khách thành phố: 9,7 km
- Bến tàu cánh ngầm quận 1: 10km
- Bến tàu cánh ngầm quận 4:11km
- Bến tàu thủy Hiệp Bình Chánh: 18km.
Đường cao tốc
- Bến Lức – Long Thành: Cách 15km
- Cao tốc Tân Vạn: 37km
- TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: 40km
- TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: 42km
- TP.HCM – Trung Lương: 70km.
Đường hàng không
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 16km
- Sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai: 51km.
10. Du lịch
Thiên Thanh Park
Thiên Thanh Park là một tổ hợp khu du lịch giải trí với diện tích rộng lên đến 7ha tại Sài Gòn. Đến đây bạn sẽ được đắm mình trong làn nước mát rượi của công viên nước siêu khủng với diện tích lên đến hơn 6.000m2.
Đến với Công Viên Nước Thiên Thanh, bạn hoàn toàn không cần lo lắng khi tham gia các trò chơi vì nguồn nước sạch dự trữ thường xuyên được lọc tự động và thay mới định kỳ. Bên cạnh đó là một đội hướng dẫn viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào.
Du khách sẽ được thỏa sức tắm mình trong làn nước xanh mát với “Thiên Thanh Water Park” với nhiều trò chơi như Máng trượt cao 9m, cầu tuột nước, dòng sông lười, biển nhân tạo, hồ trẻ em, hồ tắm bùn, hồ massage.
Khu sinh thái Tháp Ngà
Khu sinh thái Tháp Ngà chinh phục du khách bởi không gian rộng lớn, diện tích hơn 8ha, với bốn bề lộng gió, cảnh vật thiên nhiên còn hoang sơ và trong lành. Đến khu sinh thái Tháp Ngà này du khách sẽ mê mẩn ngay với thiên đường không chỉ đẹp mà còn có rất nhiều món ngon.
Khu du lịch được chia làm nhiều khu với Khu ẩm thực rộng 30.000m2 (3ha) được thiết kế với những mái lá nằm quanh bờ hồ điểm xuyến những mảng cây xanh. Khu du lịch còn có riêng một khu cắm trại phù hợp với học sinh, sinh viên, cơ quan tổ chức các sự kiện vui chơi dã ngoại. Bạn có thể thỏa thích tham gia giải trí câu cá, hồ câu cá rộng 6 ha được chia làm nhiều hồ, nhiều loại cá khác nhau (cá chim, cá rô, cá lóc, cá trê, cá tra, cá hú, cá chém cỏ…).
Chùa Pháp Võ – Pháp Võ Cổ Tự
Chùa Pháp Võ do Sư bà Thích Nữ Liễu Tướng, dòng Thiên Thai Giáo Quán tông, sáng lập năm 1934. Ban đầu, chùa chỉ là ngôi nhà mái tranh vách lá, sau do hai Phật tử Bùi Thị Da, Bùi Thị Tố góp công sức xây dựng ngôi chùa. Kế vị trụ trì là Hòa thượng Thích Đạt Tôn. Hòa thượng viên tịch năm 1949. Ni sư Thích Nữ Đạt Diệu kế vị trụ trì đã trùng tu ngôi Chùa Bằng vật liệu kiên cố.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca. Bàn trước đặt thờ tượng Thất Phật Dược Sư, tượng Di Đà Tam Tôn. Phía trước điện Phật có thờ tượng Bồ tát Di Lặc, tượng Hộ Pháp (bằng gỗ) và tượng Tiêu Diện (bằng gỗ).
Nhà Bè Garden
Với sự kết hợp tinh tế giữa nét thôn quê dân dã với đôi nét hiện đại, Nhà Bè Garden đã mang đến không gian hài hòa. Đến đây, du khách sẽ được cảm nhận bầu khí trong lành, thoáng đãng, tạm quê đi nhịp sống nhộn nhịp của thành phố “không ngủ”. Bên cạnh đó, bạn sẽ được thưởng thức những nét độc đáo ẩm thực của khu du lịch sinh thái này mang đến.
Công viên hồ Lavila
Công viên hồ Lavila thuộc dự án nhà phố Lavila, cách trung tâm thành phố khoảng 11km. Công viên hồ nội khu cao cấp này có diện tích lên đến 4,6ha cùng với những mảnh xanh tạo nên một bức tranh yên bình. Mang đến cho cư dẫn những làn gió tự nhiên, không khí mát mẻ.
Công viên hồ Lavila gồm 3 khu vực: Khu Tĩnh Tâm, khu Vận Động và khu Thiên Nhiên tất cả được kết hợp với nhau thông qua hệ thống mạng lưới những con đường uốn lượn, cầu gỗ ven hồ và những lối đi được bao phủ thảm cỏ và hoa. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng để các gia đình, bạn bè hội họp và tổ chức những buổi tiệc nướng vào cuối tuần.
11. Ẩm thực
Bún bò Huế O Diện
Khởi đầu ngày mới với một bữa ăn sáng thơm ngon và đầy chất lượng sẽ khiến một ngày của bạn thật tràn đầy năng lượng. Và Bún bò Huế O Diện chắc chắn sẽ là một lựa chọn khó có thể bỏ qua khi tìm quán ăn sáng ở Nhà Bè. Bún bò Huế ở quán chia ra hai loại là tô thường và tô lớn với đầy đủ các nguyên liệu đi kèm như: giò heo, thịt nạm bò, chả, mọc... Nước lèo được hầm từ xương nên có vị ngọt tự nhiên, hành tây được sắp trên mặt, lấy thêm chút rau thơm ăn kèm đã làm nên một phần ăn sáng tuyệt hảo.
Cháo vịt Út Be
Nói tới món Cháo Vịt ở Sài Gòn, chắc chắn không thể không nhắc đến Cháo Vịt Út Be nổi tiếng lâu năm ở Nhà Bè. Thịt vịt ở quán rất mềm và không có nhiều mỡ nên ăn không bị ngán, gia vị cháo nêm nếm vừa ăn. Gỏi rau muống ở đây có điểm đặc biệt là rau muống được đập chứ không phải bào sợi như đa số các quán thông thường khác. Sau đó rau được trộn với các loại gia vị như muối ớt, chanh, đường, hành phi... chứ không phải chỉ là rưới nước sốt pha sẵn tạo nên hương vị thơm ngon và mới lạ.
Cơm tấm đêm Ba Trang
Cơm từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Một đĩa cơm nóng hổi ăn với món mặn món canh đi kèm sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai nhớ vị “hạt ngọc của trời”. Đến với cơm tấm Ba Trang, thực khách sẽ hài lòng trước sự đầy đặn của một suất cơm nào sườn, nào chả, nào bì kèm thêm vài lá rau xà lách, vài lát cà chua đỏ và dưa chuột xanh hấp dẫn vô cùng. Ngoài ra các món đi kèm cũng tạo nên hương vị khác biệt như: cá kho tộ dân dã của miền quê, mực xào chua ngọt hay canh chua…
Ốc Ken
Ốc Ken không chỉ nổi tiếng bởi những món ăn được chế biến từ ốc với nhiều kiểu khác nhau, mà còn bới các món hải sản khác cũng không kém phần hấp dẫn. Thực khách có thể vừa ăn ốc luộc chấm mắm chua cay, ăn hàu nướng mỡ hành thơm lừng, nem rán vàng ruộm hay gà luộc ngọt thịt vàng tươi.
Bánh canh Bến Có
Ở Sài thành, hễ nhắc đến bánh canh Trà Vinh không thể không nhắc đến quán Bánh canh Bến Có ở Nhà Bè, đây là một quán ăn rất nổi tiếng ở đây và được nhiều người yêu thích. Nước dùng được hầm từ xương nên rất ngon và ngọt. Sợi bánh canh làm từ bột gạo nền mềm và dễ nhai. Đặc biệt bánh canh ở đây còn có thêm các loại tim, phèo, giò.... Một tô bánh canh nóng hổi, thêm một ít hành lá, một chút vị cay của ớt, tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau đã tạo nên một món ăn mà khó ai có thể cưỡng lại được.
Hủ tiếu Nam Vang Tuyên Quán
Quán Hủ Tiếu Nam Vang Tuyên Quán có không gian đặc biệt thoáng mát và sạch sẽ. Điều quan trọng nhất để làm nên thương hiệu của quán chính là độ ngon đặc trưng của sợi hủ tiếu không bị ngâm nước nên khi thưởng thức vẫn cảm nhận rõ được độ dai, nước dùng đậm vị thơm ngon khó quên. Bên cạnh món chính, thực đơn quán khá đa dạng với nhiều món ăn kèm hấp dẫn như tôm, trứng cút, thịt để thực khách tha hồ lựa chọn.
Cơm tấm Thanh Ngọc
Cơm tấm là một món ăn đã quá quen mặt với người Sài Gòn, một dĩa cơm tấm Thanh Ngọc gồm: trứng ốp la vừa tới nên còn lỏng phần lòng đỏ, miếng sườn bự che hết cả dĩa được dần bằng búa cho mềm hơn, thêm chút dưa cải trên mặt sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn bổ sung năng lượng cho những chuyến đi chơi dài ở Nhà Bè.
Chè Mỹ
Buổi trưa nắng nóng, nếu bạn đang định tìm một quán nào đó ghé vô để tránh không khí oi bức thì Chè Mỹ là một lựa chọn không thể dễ dàng hơn. Tiệm nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ nên khá dễ tìm. Với thực đơn đa dạng: chè thái, chè khúc bạch, chè trôi nước, chè thập cẩm sầu riêng, chè khoai môn,... cho bạn tha hồ lựa chọn.
12. Thị trường bất động sản tại huyện Nhà Bè
Những năm trở lại đây, huyện Nhà Bè rầm rộ với thị trường bất động sản. Rất nhiều người đã đến đây an cư lập nghiệp và song hành cùng đó là huyện Nhà Bè được giới đầu tư chú ý và tạo nên cơn sốt nhà đất tại đây.
Xu hướng bất động sản hiện nay huyện Nhà Bè
Trên đà phát triển chóng mặt của nhu cầu con người về nhà ở cùng sự phát triển tăng vọt của nền kinh tế, thị trường BĐS Nhà Bè đã tạo nên cơn sốt cho giới những nhà đầu tư. Tuy nhiên xu hướng BĐS chính tại huyện Nhà Bè là xây nhà theo phân khúc cùng khu đô thị.
Xu hướng xây nhà theo phân khúc
Xu hướng theo phân khúc là xu hướng thịnh hành của những năm gần đây trên khắp Việt Nam. Đặc điểm của xu hướng này là giá trung bình, phải chăng đối với đại đa số những người hiện nay có thu nhập ở mức trung bình thấp. Tuy nhiên vẫn có các căn hộ phục vụ giới cao cấp đó là những người có thu nhập cao.
Diện tích từ 50m2 sẽ được đầu tư cho những phân khúc này. Đây là giải pháp tối ưu nhất vừa có thể tiết kiệm quỹ đất, lại có thể giúp đỡ những người tài chính hạn hẹp. Ngoài ra, xây nhà chung cư ở đây rất thuận lợi vì huyện Nhà Bè khá gần các khu công nghiệp lẫn trường học.
Xu hướng xây dựng các khu đô thị kiểu mới
- Xây dựng các khu đô thị kiểu mới cũng được khá giới BĐS đặc biệt quan tâm chú trọng vì có đa số nhiều hộ gia đình muốn ở đô thị ven thành phố.
- Các khu đô thị được thiết kế theo kiểu mẫu và phong cách hiện đại đạt chuẩn với đầy đủ tiện ích và dịch vụ công cộng rất nhiều chức năng. Đây không những phục vụ mục đích là những căn hộ cao cấp mà còn có mục đích thương mại như các trung tâm hay văn phòng,…lý tưởng, hợp lý.
Những năm gần đây, Bất động sản tại Huyện Nhà Bè sôi sục và tăng vùn vụt theo thời gian và được mệnh danh là “mỏ vàng” thị trường Bất động sản xứ Sài Thành.
- Huyện Nhà Bè có tài nguyên thiên nhiên đất đai được ưu ái với quỹ đất khổng lồ và địa chất cứng cáp khiến cho các công trình vững chắc và xây được nhiều đường sá hơn. Đây là một trong các khu trọng điểm quy hoạch và đầu tư của Chính quyền thành phố với hàng loạt dự án chi phí khủng lên tới hàng nghìn tỷ: xây dựng cầu Thủ Thiêm, mở rộng và cải tạo lại tuyến đường Lê Văn Lương, xây dựng tuyến đường metro, tân cảng Hiệp Phước hình thành.
- Thông tin Nhà Bè được lên quận trong năm 2025 cũng là một trong những động lực thúc đẩy giá đất tăng mạnh. Theo số liệu vừa công bố, Nhà Bè là huyện có mọi yếu tố để quyết tâm đạt mục tiêu lên quận trước năm 2025.
- Quỹ đất Nhà Bè còn khá rộng vì nhiều dự án chưa được thi công, nhiều chỗ bị bỏ hoang. Vì vậy một số nhà đầu tư nổi tiếng của giới bất động sản đã thực hiện hàng loạt dự án hoành tráng làm tăng sức thu hút với bất động sản tại đây.
- Ưu thế về vị trí địa lý, khi lại là hàng xóm liền kề với quận 7, giáp ranh với khu đô thị Phú Mỹ Hưng nhộn nhịp không ngừng biến chuyển sôi động cũng là nhân tố lớn giúp bất động sản Nhà Bè trở thành điểm nóng của TPHCM.
- Giá cả nhà đất tại huyện Nhà Bè rất phải chăng và hợp lý, phù hợp với ngân sách của nhiều người vì vậy bất động sản nơi này luôn là điểm nóng, sản phẩm theo sau nhu cầu.
13. Tiềm năng bất động sản huyện Nhà Bè
Thị trường bất động sản huyện Nhà Bè đang chứng kiến một cuộc đổi lịch sử và đang làm mới diện mạo khi dần thu hút được sự đầu tư của những ông lớn trong giới địa ốc. Theo số liệu cho biết, giá đất nông nghiệp tại Nhà Bè năm 2014 đất thổ cư tại huyện chỉ đạt tầm 10 triệu đồng/m2. Nhưng sau khi được rót vốn nghìn tỷ vào nhiều dự án trọng điểm như: cao tốc Bến Lức – Long Thành khởi công, giá đất bắt đầu có sự thay đổi lớn, biến động mạnh. Đặc biệt, giá đất thổ cư tại các tuyến đường giao thông trọng yếu như đường Nguyễn Hữu Thọ rất đắt đỏ dao động từ tầm 65 đến 70 triệu đồng m2.
Phước Kiển là xã có vị trí đẹp tuyệt vời nhất tại huyện Nhà Bè vì nó tiếp xúc với quận 7. Xã Phước Kiển thu hút nhiều sự chú ý của giới bất động sản so với các xã khác còn lại. Minh chứng là 80% dự án của huyện Nhà Bè đều nằm tại xã Phước Kiển. Tiêu biểu nhất phải kể đến các dự án nổi tiếng chi phí lớn như: Dự án Sunrise Riverside hay dự án khu căn hộ cao cấp của Phú Mỹ Hưng đang được kỳ vọng là bất động sản tiềm năng của miền Nam. Đơn cử như tập đoàn GS E&C đầu tư rót chi phí khủng của dự án ZeitGeist lên đến 3.000 tỷ đồng (tên trước kia là GS Metrocity) với quy mô rộng lớn 349 ha tại huyện Nhà Bè. Dự án bất động sản ZeitGeist là khu đô thị nổi tiếng chỉ đứng phía sau Phú Mỹ Hưng mang nhiều kỳ vọng phát triển.
14. Các dự án bất động sản huyện Nhà Bè
Huyện Nhà Bè có khoảng 73 dự án.
Khu dân cư Anh Tuấn Garden
- Dự án: Anh Tuấn Garden
- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Anh Tuấn
- Vị trí: Lê Văn Lương, xã Nhơn Đức, huyện nhà Bè, Tp.HCM
- Tổng diện tích: 27.229m2
- Số sản phẩm: 119 nền đất
- Các loại diện tích: 120 - 130 - 160 - 190 - 220 - 410
- Thời gian khởi công: 2010
- Thời gian hoàn thành: 2011
- Loại hình: Đất nền, Nhà biệt thự, liền kề
- Giá từ 701 triệu - 2,46 tỷ.
Park Vista
- Tên dự án: Park Vista
- Chủ đầu tư: Công ty xây dựng Đông Mê Kông
- Vị trí: đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- Đơn vị phát triển: Tập đoàn M.I.K Coporation
- Thiết kế: Surbana & Consultants (Singapore)
- Tổng diện tích: 1,27ha
- Quy mô: 4 block cao từ 20 - 24 tầng
- Diện tích căn hộ: 53m2 - 93m2
- Hình thức sở hữu: Sở hữu lâu dài
- Khởi công xây dựng: Năm 2016
- Dự kiến bàn giao: Quý II/2018
- Pháp lý: Sổ hồng
- Giá từ: 19 triệu/m2.
Sky Symphony
- Tên dự án: Sky Symphony
- Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần Khải Hoàn Land.
- Vị trí dự án: mặt tiền đường Lê Văn Lương, Nhơn Đức, Nhà Bè, TP.HCM
- Loại hình đầu tư: căn hộ, officetel, shophouse
- Tổng số căn hộ: 1200 căn
- Dự án xây dựng: 2017
- Dự kiến bàn giao: Quý II/2020
- Tổng số căn hộ: 1200 căn
- Diện tích khuôn viên: 2 ha
- Tầng: 26 tầng căn hộ, 2 tầng thương mại, 1 tầng hầm
- Diện tích căn hộ: 47m2 – 89m2 (1+1 PN, 2PN, 3PN)
- Pháp lý, thời gian sử dụng đất: lâu dài
- Giá dự kiến: 20,5 triệu/m2.