THÔNG TIN KHU VỰC Huyện Bình Chánh
Lịch sử
Thời phong kiến
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Bình Chánh ngày nay thuộc địa bàn hai huyện Tân Long và Bình Long của phủ Tân Bình, một phần huyện Phước Lộc thuộc phủ Tân An cùng thuộc tỉnh Gia Định.
Thời Pháp thuộc
Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 hạt thanh tra, do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.
Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện, do các Chánh tham biện người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, xã thôn.
Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, tỉnh Chợ Lớn được thành lập.
Quận Châu Thành thuộc tỉnh Chợ Lớn (đơn vị hành chính riêng biệt với thành phố Chợ Lớn) thành lập năm 1918 với lỵ sở đặt chung trong thành phố Chợ Lớn, đến năm 1930 đổi tên thành quận Trung Quận hay còn gọi là quận Trung ương. Từ ngày 4 tháng 2 năm 1947, đổi thành quận Gò Đen, do lỵ sở dời về thị tứ mang tên này (tuy nhiên tên gọi Trung Quận vẫn thông dụng hơn). Quận có bốn tổng: Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung và Long Hưng Hạ.
Quận Bình Xuyên thuộc tỉnh Chợ Lớn tồn tại trong các thời gian từ ngày 2 tháng 5 năm 1933 đến tháng 12 năm 1944 và từ tháng 1 năm 1953 đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, do tách ra tổng Tân Phong Hạ của quận Trung Quận. Sau đó quận Bình Xuyên giải thể, trả lại tổng Tân Phong Hạ cho quận Trung Quận như cũ.
Trong kháng chiến chống Pháp, về hành chính chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi quận thành huyện, làng thành xã; bỏ cấp tổng. Chính vì vậy, quận Trung Quận cũng được gọi là huyện Trung Huyện.
Giai đoạn 1956-1975
Việt Nam Cộng hòa
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, theo Sắc lệnh 143/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, tỉnh Tân An hợp nhất với phần lớn đất đai tỉnh Chợ Lớn để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Long An.
Ngày 8 tháng 4 năm 1957 ba tổng: Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng và Long Hưng Trung thuộc quận Gò Đen (quận Trung Quận) của tỉnh Chợ Lớn giải thể được sáp nhập vào tỉnh Gia Định, lập nên quận Bình Chánh mới. Riêng tổng Long Hưng Hạ cùng quận Gò Đen (quận Trung Quận) cũ, nhập vào quận Bến Lức mới lập của tỉnh Long An.
Quận Bình Chánh lấy theo tên gọi của xã Bình Chánh vốn là nơi đặt quận lỵ của quận này. Năm 1957, quận Bình Chánh có 03 tổng với 15 xã:
- Tổng Tân Phong Hạ có 03 xã: An Phú, Bình Hưng và Phong Đước;
- Tổng Long Hưng Thượng có 05 xã: An Lạc, Bình Trị Đông, Tân Kiên, Tân Nhựt và Tân Tạo;
- Tổng Long Hưng Trung có 07 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Đa Phước, Hưng Long, Qui Đức, Tân Quý Tây và Tân Túc (riêng 3 xã Hưng Long, Qui Đức, Tân Quý Tây trước đây thuộc tổng Phước Điền Thượng, quận Cần Giuộc).
Từ năm 1962 chính quyền bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng.
Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Bình Chánh có 15 xã trực thuộc: An Lạc, An Phú, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Đước, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc.
Chính quyền Cách mạng
Về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cuối năm 1957 lập huyện Bình Chánh thay thế huyện Trung Huyện giải thể. Địa bàn huyện mới này chính là quận Bình Chánh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cộng thêm khu vực Vườn Thơm, là một phần xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, thuộc tỉnh Long An (từ tháng 10 năm 1963 thuộc tỉnh Hậu Nghĩa) theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1961, khu vực Vườn Thơm được chia thành hai xã: Tân Bình và Tân Lợi, đến năm 1972 sáp nhập hai xã với nhau thành xã Bình Lợi.
Năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến, huyện Bình Chánh lại tách ra hai phần Nam, Bắc Bình Chánh: Nam gọi là Bình Chánh - Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh.
Từ năm 1975 đến nay
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, huyện Bình Chánh được thành lập, bao gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân Bình cũ và xã Bình Lợi là phần đất cắt từ xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa cũ thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập với nhau).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế, huyện Bình Chánh bao gồm 17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập hai xã mới: Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân ở vùng kinh tế mới thuộc huyện Bình Chánh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, chuyển xã An Lạc thành thị trấn An Lạc.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, chia xã Vĩnh Lộc thành 2 xã: Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
Như thế lúc này, huyện Bình Chánh bao gồm thị trấn An Lạc và 19 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Chánh để thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, thành lập thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh. Nội dung như sau:
- Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Tân Túc (thị trấn huyện lị huyện Bình Chánh) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Túc. Thị trấn Tân Túc có 856,41 ha diện tích tự nhiên và 10.939 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân và thành lập thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56 ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc.
1. Giới thiệu về huyện Bình Chánh
Bình Chánh là một huyện ngoại thành ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Huyện được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,...Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).
2. Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn
- Phía Đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
- Phía Đông Bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
- Phía Tây giáp huyện Đức Hòa và Bến Lức của tỉnh Long An
- Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An.
Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) và 15 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Lợi, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Quy Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
3. Diện tích và dân số
Diện tích huyện Bình Chánh đạt 252,56 km², thuộc vào nhóm huyện có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số theo kết quả điều tra năm 2019 là 705.508 người, mật độ dân số đạt 2.793 người/km².
4. Kinh tế
Có vị trí cửa ngõ giao thương với đồng bằng sông Cửu Long – một vùng kinh tế lớn phía Nam, huyện Bình Chánh dần trở thành cầu nối giao lưu kinh tế giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm. Từ một huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn, sản xuất nông nghiệp đạt tỷ trọng cao hơn đáng kể trong cơ cấu kinh tế so với các quận nội thành, cơ cấu kinh tế Bình Chánh đã nhanh chóng chuyển dịch sang nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ.
Theo báo cáo của Đảng bộ huyện Bình Chánh tại Đại hội Đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 được tổ chức ngày 26/8/2020, trong nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế của huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 20,53%/năm.Trong đó, ngành công nghiệp – xây dựng ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, tăng bình quân 20,97%/năm. Ngành thương mại – dịch vụ tăng trưởng khá, bình quân đạt 20,63%/năm. Tăng trưởng của ngành nông nghiệp bình quân đạt 5,12%/năm.
Với lợi thế vị trí đặc biệt trong liên kết vùng, thuận lợi trong tiếp cận 13 tỉnh, thành của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Long An, huyện Bình Chánh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhanh chóng, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hơn nữa.
5. Xã hội
Trong giai đoạn 2015-2020, huyện Bình Chánh đã hoàn thành chương trình nâng “chất” các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, chương trình cung cấp nước sạch, chương trình giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo động lực xây dựng huyện Bình Chánh phát triển theo hướng đô thị văn minh, hiện đại.
Cụ thể, về quản lý phát triển đô thị và nông thôn, chính quyền huyện Bình Chánh đã phê duyệt 4 đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500; 14/14 đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới,… Nhiều tuyến đường liên xã, đường nông thôn, trục ấp, đường nội đồng được đầu tư, nâng cấp để đạt chuẩn nhựa hóa, bê tông hóa. Sau nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Bình Chánh đã có 12/14 xã được UBND TPHCM công nhận hoàn thành nâng “chất” 19 tiêu chí, chỉ còn lại 2 xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B đạt 17 tiêu chí.
Đời sống văn hóa - xã hội huyện Bình Chánh những năm gần đây tiếp tục phát triển, có nhiều tiến bộ. Các cấp học tích cực xây dựng trường chuẩn quốc gia, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng thôn văn hóa, tộc họ văn hóa được đẩy mạnh. Công tác giảm nghèo cũng đạt những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương được cải thiện, trật tự an toàn xã hội cũng được đảm bảo.
6. Giáo dục
Ngành GD-ĐT huyện ngày càng phát triển bền vững về quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Hiện tại ngành GD-ĐT Bình Chánh có 22 trường MN công lập, 29 trường MN ngoài công lập và trên 130 nhóm, lớp MN tư thục; 28 trường TH; 17 trường THCS; 5 trường THPT…
Trong đó có 12 trường đạt chuẩn quốc gia (năm 2016). Trong năm học 2016 – 2017, trẻ ra lớp đúng độ tuổi đạt khá cao: Trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,58%; trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100%; Trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 99,71%. Cấp tiểu học có 99,82% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 99,57% học sinh THCS tốt nghiệp và 99,5% học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT và hệ giáo dục thường xuyên đạt 82,6%; toàn huyện, có 402 học sinh giỏi các cấp.
7. Y tế
Năm 2007, bệnh viện huyện Bình Chánh được thành lập trực thuộc UBND huyện. Đội ngũ y-bác sĩ Bệnh viện huyện Bình Chánh có hơn 400 người và có 340 giường bệnh, phục vụ gần 270.000 bệnh nhân/năm.
Ngày 01/3/2015, UBND huyện Bình Chánh đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Bệnh viện huyện Bình Chánh, tại thị trấn Tân Túc, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
8. Giao thông
Bình Chánh có trục đường cửa ngõ chính phía Tây và phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, với các tuyến giao thông quan trọng như:
- Quốc lộ 1 kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào trung tâm Thành phố.
- Quốc lộ 50, trục đường chính ở cửa ngõ phía Nam nối từ trung tâm thành phố, đi qua huyện Bình Chánh, đến các tỉnh Long An, Tiền Giang.
- Đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1 đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7, vượt sông Sài Gòn (qua cầu Phú Mỹ) đến quận 2 và đi Đồng Nai.
- Cao tốc Trung Lương kết nối Thành phố với các tỉnh miền Tây, cao tốc Bến Lức - Long Thành là một phần của đường vành đai 4, kết nối các tỉnh miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Cao tốc Tân Tạo - Chợ Điệm nối Khu Công nghiệp Tân Tạo (Quận Bình Tân) trực tiếp với cao tốc Trung Lương.
- Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà thuộc tỉnh Long An.
- Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 3A: Bến Thành - Tân Kiên.
- Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 5 (đã triển khai): Cầu Sài Gòn - Ngã Tư Bảy Hiền - Quốc lộ 50 (depot Đa Phước) - Bến xe Cần Guộc mới.
Ngoài ra hệ thống sông ngòi của huyện như: sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom… nối với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dự án bến xe Miền Tây mới tại Bình Chánh được UBND Thành phố phê duyệt năm 2016, đặt phía Đông Bắc nút giao Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1, với quy mô diện tích 19,64ha, trong đó, khu vực bến xe khách khoảng 16,674ha, khu vực Deport BRT (xe buýt nhanh) 2,966ha.
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Chánh đã và đang hình thành nhiều khu đô thị và khu dân cư hiện đại như: khu đô thị Nam Phong Eco Park, khu đô thị An Hạ Lotus, khu đô thị Phong Phú, khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị Việt Phú Garden, khu đô thị Newlife Bình Chánh, khu đô thị Dương Hồng Garden House, khu đô thị Đại Phúc Green Villas, khu đô thị An Lạc Residence, khu đô thị Investco Green City, khu dân cư Iconic,...
9. Du lịch
Bát Bửu Phật Đài
Bát Bửu Phật Đài còn có tên gọi khác là chùa Phật Cô Đơn, ở địa chỉ số 22 Đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Tây Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, tọa lạc trên khu đất rộng hơn 10 ha, phía trước có cánh đồng dứa rộng. Bao bọc hai bên chùa là rừng bạch đàn và kênh dẫn nước từ sông Vàm Cỏ chảy qua. Khung cảnh thanh tịnh, không gian thoáng mát cùng những đường nét kiến trúc Phật giáo đặc sắc thu hút các tín đồ Phật tử và du khách thập phương đến hành hương, tham quan.
Khu căn cứ Vườn Thơm
Là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng ở huyện Bình Chánh nổi tiếng, khu căn cứ Vườn Thơm tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, cách trung tâm Sài Gòn 20km về phía Tây. Toàn bộ căn cứ rộng khoảng gần 200km², nằm trên địa bàn 6 xã trung tâm gồm Tân Tạo, Tân Nhựt, Tân Bửu, Lương Hòa, Hựu Thạnh Hạ và Đức Hòa Hạ và 9 xã ngoại vi là An Lạc, Bình Trị Đông, Tân Kiên, Tân Túc, Mỹ Yên, Thanh Hà, Long Hiệp, Long Phú, An Thạnh.
Tên gọi Vườn Thơm xuất phát từ đặc điểm đất nhiễm phèn nặng nên người dân địa phương chỉ chuyên trồng trái thơm (quả dứa). Những luống thơm trải dài đến 1km, thẳng tắp, xen kẽ những hào dẫn nước rửa phèn. Trong kháng chiến chống Mỹ, Vườn Thơm trở thành căn cứ cách mạng, nơi ẩn nấp thuận lợi cho du kích, bộ đội ta. Cảnh quan tự nhiên độc đáo và dấu ấn lịch sử cách mạng chính là điểm hấp dẫn du khách của khu căn cứ Vườn Thơm huyện Bình Chánh.
Khu sinh thái - giải trí Xuân Hương
Khu ẩm thực sinh thái và câu cá giải trí Xuân Hương tọa lạc gần ngã tư Nguyễn Văn Linh – Phạm Hùng, cách trung tâm Quận 1 chỉ mất khoảng 25 phút di chuyển. Toàn khu rộng khoảng 3 ha, gồm những chiếc chòi lá được dựng khéo léo sát bên hồ câu cá. Không gian ở đây mang màu sắc thôn quê giản dị, gợi nhớ đến những căn nhà nổi vùng miền Tây sông nước. Với sức chứa lên tới 1.000 khách, khu sinh thái-giải trí Xuân Hương huyện Bình Chánh sẽ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng cho các gia đình và nhóm bạn bè sau những ngày làm việc căng thẳng trong nhịp sống hối hả ở nội đô.
Cánh Đồng Hoa - Springfield Cottage
Nằm trên đường Phong Phú, thuộc ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Cánh Đồng Hoa – Springfield Cottage là tên một khu homestay với không gian xanh mát, độc đáo. Cách trung tâm Said Gòn khoảng 30 phút di chuyển, Cánh Đồng Hoa – Springfiel Cottage nổi bật nhờ cảnh trí thiên nhiên xanh mát, có rừng cây và những mái chòi nổi trên mặt nước, không gian cực kỳ yên tĩnh, thi vị. Du khách đến đây có thể trải nghiệm cuộc sống thú vị giữa thiên nhiên, tham gia các hoạt động như trồng và thu hái rau, chèo xuồng, câu cá, vẽ tranh, tập Yoga hoặc tham dự các lớp học nấu ăn, các workshop chủ đề đa dạng,…
Trung tâm thương mại Satra Phạm Hùng
Đi vào hoạt động từ năm 2012, Trung tâm thương mại Satra Phạm Hùng hay còn gọi tắt là Centre Mall Phạm Hùng là trung tâm thương mại đầu tiên và duy nhất trên trục đường Phạm Hùng thuộc huyện Bình Chánh. Centre Mall Phạm Hùng hoạt động với mô hình “3 trong 1”, cung cấp các dịch vụ mua sắm, giải trí kết hợp với các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của cư dân Bình Chánh và các địa phương lân cận như Quận 8, Quận 5, Quận 7. Các dịch vụ tiêu biểu ở Centre Mall Phạm Hùng gồm có siêu thị tự chọn Satramart, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, thời trang, mỹ phẩm, nhà sách, khu vui chơi trẻ em,…
10. Ẩm thực
Panda BBQ
Đây là một địa điểm chuyên cung cấp các món nướng mà giới trẻ Sài thành không thể nào bỏ qua được. Với thực đơn chính của quán gồm có tôm nướng, ba chỉ cuộn, bỏ cuộn nấm kim châm, chân gà nướng muối ớt,... bạn sẽ được tha hồ trải nghiệm cảm giác vừa ngồi nướng thịt cùng bạn bè vừa tâm sự những câu chuyện vui buồn với nhau lại vừa có thể thưởng thức được hương vị thơm ngon của món ăn.
Ấn tượng nhất là món mực ướp thái: chua chua, cay cay, thơm thơm rất vừa ăn nha, giá rất phù hợp với đa số học sinh sinh viên nên quán rất đông các thực khách ghé quán dù là thời điểm nào.
Quán lẩu dê 404 Trung Sơn
Xuất phát chỉ từng là một quán ăn nhỏ nhưng giờ đây, thương hiệu lẩu dê 404 Trung Sơn đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng khắp TP. HCM.
Đến với quán lẩu dê 404 Trung Sơn, bạn sẽ có thể thưởng thức những món ăn làm từ thịt dê tươi ngon và chất lượng nhất đồng thời tận hưởng một không gian ẩm thực vô cùng đặc sắc.
Gogi House
Nếu là một trong những tín đồ của những món ăn ẩm thực Hàn Quốc thì bạn sẽ không thể bỏ qua được quán Gogi House. Quán nổi tiếng với những món ăn mang đậm nét đặc trưng của xứ sở kim chi cùng với hệ thống nướng thịt không khói giúp bạn có thể tận hưởng các món nướng ngay trong quán mà không cần phải lo vấn đề khói bay khắp nơi.
Đến với quán và gọi ngay phần buffet Xèo xèo 299k/ người thì quá hợp lý cho một bữa ăn, menu thịt đa dạng, đặc biệt là ba rọi bò mỹ sốt mật ong và món salad ăn no căng.
Bò tơ tây ninh Năm Sánh
Một quán ăn nữa mà bạn nhất định phải ghé khi đến thăm quận Bình Chánh chính là quán bò tơ tây ninh Năm Sánh. Với không gian quán đậm chất mộc mạc và dân dã cùng các món ăn với hương vị thơm ngon, đậm đà và chuẩn vị miền tây sẽ đem đến cho thực khách những phút giây thoải mái và thư giản nhất khi ghé thăm quán.
Menu có tôm nướng muối ớt, bò lụi sả, cánh gà nướng, cháo xí quách,… món nào cũng khá chất lượng, đặc biệt bò lụi sả rất thơm, giá vừa hợp túi tiền lại còn nhiều ăn xong no lăn luôn.
Bánh canh Ông Cáo
Quán bánh canh Ông Cáo với không gian rộng rãi cùng với những món ăn vó nguyên liệu tươi ngon và hương vị đậm đà chuẩn vị chắc chắn sẽ khiến thực khách phải muốn ghé thăm nhiều lần.
Quán có hai món ăn làm nên thương hiệu là món bánh canh và bánh tráng thịt luộc, một phần ăn của quán thì cũng khá rẻ và phù hợp với túi tiền của người dân.
Quán Xuân Hương
Nếu bạn muốn tìm một quán ăn với những món ăn mang hương vị dân dã và mộc mạc như những món ăn ở các miền quê thì bạn hãy đến ngay quán Xuân Hương. Khi đến với quán, ấn tượng đầu tiên của bạn sẽ là một không gian đậm chất quê hương miền tây Nam bộ với những khóm dừa tươi, những hàng chuối và bờ hồ thân thuộc.
Những món ăn đặc trưng của quán có thể kể đến như: cá kho tộ, kho quẹt, lẩu cá măng,... đó là những món ăn đậm đà bản sắc của quê hương và mang lại cho thực khách những hương vị dân dã và mộc mạc.
Quán Bình Xuyên
Một trong những quán ăn với phong cách ẩm thực miền quê nửa mà bạn không thể bỏ qua đó là quán Bình Xuyên. Đặt chân vào quán thì bạn sẽ như cảm nhận được những hương vị quê hương thân thuộc khắp nơi, không những vậy những món ăn mà bạn thưởng thức cũng sẽ mang lại cho bạn một cảm giác mộc mạc và thân thuộc đúng chuẩn hương vị miền tây.
Quán làng nướng Thành Long
Nghe tên quán là thực khách đã có thể biết được đây là một trong những quán nướng hấp dẫn và phong phú nhất TP.HCM. Đến với làng nướng Thành Long, bạn sẽ có thể thoải mái lựa chọn các món ăn hoặc câu những loại cá và hải sản trực tiếp trong hồ nước ở quán sau đó tự tay nướng tại bàn.
Trải nghiệm đặc biệt này của quán nướng Thành Long giúp quán ăn trở thành một trong những quán nướng luôn đông đúc khách dù là trong thời điểm nào.
Quán BBQ Ngói
Thêm một quán nướng nữa cho các tín đồ của các món thịt nướng, đến với BBQ Ngói, bạn sẽ có thể trải nghiệm những món ăn với nguyên liệu tươi ngon nhất đến từ nguồn hải sản của Nha trang và chất lượng thịt tuyệt vời của quán. Quán chuyên cung cấp và phục vụ những món nướng hải sản cay nồng và món thịt nướng BBQ ngon trứ danh của quán. Với những lý do trên thì không quá khó hiểu khi quán luôn đón nhận một lượng lớn khách mỗi ngày.
11. Thị trường bất động sản huyện Bình Chánh
Vài năm trước, khi nhắc đến bất động sản huyện Bình Chánh, người mua nhà cũng như giới đầu tư còn khá ngần ngại dù nơi này sở hữu vị trí thuận lợi và mặt bằng giá còn khá “mềm” so với các quận nội thành TPHCM. Những rủi ro về pháp lý, quyền sở hữu như diện tích đất nông nghiệp nhiều, giao dịch mua bán qua giấy tờ viết tay khiến các nhà đầu tư chưa mặn mà với nhà đất huyện Bình Chánh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ cũng làm giảm sức hút của khu vực này. Thế nhưng tình hình hiện tại đã khác xưa rất nhiều. Song song với hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, tốc độ đô thị hóa tại Bình Chánh cũng tăng lên, dáng dấp đô thị đã lộ rõ.
Bất động sản huyện Bình Chánh có nhiều tiềm năng tăng giá trị trong tương lai gần.
Hàng loạt dự án khu dân cư xuất hiện để phục vụ nhu cầu về nhà ở tăng cao theo số dân. Khác với khu Đông – Nam Sài Gòn tập trung phát triển các dự án bất động sản cao cấp phục vụ giới đầu tư và tầng lớp trung lưu trở lên, thị trường bất động sản khu Tây lại có đặc tính chậm nhưng chắc, bền vững hơn vì đa phần phục vụ nhu cầu ở thực của người dân. Người mua ở thực đổ về Bình Chánh tìm kiếm chốn an cư, trong khi giới đầu tư cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho Bình Chánh nhằm đón đầu thị trường khi biên độ tăng giá còn cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh. Đây chính là những lợi thế, tiềm năng lớn để bất động sản huyện Bình Chánh tăng giá trị hơn nữa trong thời gian tới.
12. Các dự án bất động sản
Thị trường bất động sản tại huyện Bình Chánh đang là nơi tập trung nhiều thương hiệu lớn từ 2017 cho đến nay. Nổi bật có thể nhắc tới vài chủ đầu tư lớn như: Khang Điền, Nam Long, An Gia, Hưng Thịnh,…Sự góp mặt của các chủ đầu tư lớn và uy tín ngoài việc làm tăng sức cạnh tranh thì các sản phẩm BĐS sẽ ngày càng chất lượng và môi trường sống của cư dân sẽ tốt hơn.Đồng thời các nhà đầu tư cũng như khách hàng trung thành của mỗi thương hiệu, sẽ bắt đầu tập trung tới khu vực này nhiều hơn trước. Huyện có khoảng 102 dự án, dưới đây là một vài dự án nổi bật:
Khu dân cư Vạn Phú
- Tên dự án: KDC Vạn Phú
- Vị trí: Đường Bùi Thanh Khiết, Thị trấn Tân Túc, Bình Chánh, Tp.HCM
- Diện tích tổng thể dự án: 2.245m2
- Diện tích nền: 118m2, 120m2
- Hình thức thanh toán: Trả chậm trong vòng 6 – 12 tháng
- Pháp lý: Sổ hồng riêng từng nền
- Hình thức xây dựng: Xây dựng tự do
- Giá từ: 195.7 triệu/m2.
Cavahome Vĩnh Lộc
- Tên dự án: Cavahome Vĩnh Lộc
- Vị trí: Đường Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Địa ốc Cavaland
- Loại hình: Căn hộ studio
- Diện tích: 30 m2 – 36 m2
- Quy mô: 1.536 m2 gồm 200 căn hộ studio
- Thiết kế: cao 7 tầng. Trong đó có tầng trệt, 1 tầng lửng và 1 tầng hầm
- Tiện ích: Tầng trệt và lửng dành cho khối đế thương mại…
- Thời gian khởi công: Ngày 15/08/2020
- Năm hoàn thành: Quý II/2021
- Giá bán: từ 699 triệu/căn.
Calla Garden
- Tên dự án: Calla Garden (Tên pháp lý Aview 2).
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tân Bình (Tân Bình ICC).
- Tổng số căn hộ: 2 Block 207 căn hộ, cao 16 tầng
- Block Panorama (T1): 77 căn hộ, 4 căn shophouse.
- Block Typical (T2): 119 căn hộ, 3 căn shophouse, 18 căn duplex.
- Đơn vị thầu xây dựng: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Hải Long.
- Đơn vị thiết kế: Công ty thiết kế Archi.
- Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty TNHH VP Consultant.
- Tổng diện tích sàn xây dựng (không kể hầm + mái): 25,394.1 m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng (kể cả hầm + mái): 30,541.6 m2
- Tổng diện tích khu đất nghiên cứu lập QH: 4,295.8 m2
- Mật độ xây dựng: 42.7 %
- Dự án khởi công: T3/2017
- Dự kiến bàn giao nhà: Q4/2018
- Giá từ: 32.61 - 32.61 triệu/m2.