Lịch sử

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu “Thủ Đức” của Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy). Ông là người Hoa nằm trong phong trào “phản Thanh phục Minh”, bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725.

Thời phong kiến

Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào “kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)

Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh.

Trước khi thực dân Pháp chiếm Miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa. Huyện Ngãi An bao gồm 5 tổng với 51 thôn: An Bình (10 thôn), An Điền (9 thôn), An Thổ (10 thôn), An Thủy (14 thôn), Chánh Thiện (8 thôn). Riêng tổng Long Vĩnh Hạ có 12 thôn.

Thời Pháp thuộc

Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra, do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện, do các Chánh tham biện người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.

Trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (đến ngày 16 tháng 8 năm 1867 đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố Sài Gòn.

Ngày 29 tháng 10 năm 1866, khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào (khu thanh tra này thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 1866, trên địa bàn huyện Ngãi An cũ thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa; lúc bấy giờ huyện này đã giải thể, địa bàn nhập vào huyện Bình An cùng phủ từ năm 1862). Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc (An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy); riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày 29 tháng 10 năm 1866, địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1868, huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày 30 tháng 12 năm 1868, lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.

Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa, tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn. Quận Thủ Đức có 6 tổng: An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy và Long Vĩnh Hạ. Năm 1945, giải thể tổng An Thành, các làng thuộc tổng này sáp nhập vào hai tổng An Bình và Long Vĩnh Hạ cùng quận.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Năm 1955, quận Thủ Đức có 19 làng:

  • Tổng An Bình có 5 làng: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú và An Khánh Xã;
  • Tổng An Điền có 4 làng: Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã và Tăng Nhơn Phú;
  • Tổng An Thổ có 3 làng: An Bình Xã, Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã;
  • Tổng An Thủy có 3 làng: Bình An, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp;
  • Tổng Long Vĩnh Hạ có 4 làng: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã.

Năm 1957, giải thể tổng An Thổ của quận Thủ Đức; xã An Bình Xã thuộc tổng này sáp nhập vào tổng An Thủy, hai xã còn lại: Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã nhập vào tổng An Điền. Như thế lúc nảy tổng An Thủy có 4 xã, tổng An Điền có 6 xã. Cắt tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình, cùng tổng An Thủy với bốn xã: Bình An, An Bình Xã, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp, chuyển sang thuộc quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa. Như thế quận Thủ Đức còn 11 xã.

Năm 1962, quận Dĩ An trả lại tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình cho quận Thủ Đức. Như thế lúc này quận Thủ Đức có 15 xã.

Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.

Năm 1966, do cắt xã An Khánh Xã nhập vào Đô thành Sài Gòn, nên quận Thủ Đức còn 14 xã. Địa bàn xã An Khánh Xã cũ được chia thành 2 phường: An Khánh và Thủ Thiêm cùng thuộc quận 1 của Đô thành Sài Gòn. Đầu năm 1967, lại tách 2 phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập Quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.

Năm 1972, lập xã Phước Bình thuộc quận Thủ Đức. Như thế quận Thủ Đức có 15 xã. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức gồm 15 xã trực thuộc: Tam Bình Xã, Long Bình, Long Phước Thôn, Long Thạnh Mỹ, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú, Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã, Long Trường, Tăng Nhơn Phú, Hiệp Bình Xã, Phước Bình.

Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích khoảng 200 km², gồm 15 xã với dân số là 184.989 người.

Huyện Thủ Đức (1975–1997)

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định, huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, Quận 9 bị giải thể, hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã: Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức cùng thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, gồm thị trấn Thủ Đức và 16 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, huyện Thủ Đức thành lập thêm các xã mới trực thuộc như sau:

  • Chia xã Tam Bình thành ba xã lấy tên là xã Tam Bình, xã Tam Phú và xã Linh Đông
  • Chia xã Tăng Nhơn Phú thành ba xã lấy tên là xã Tăng Nhơn Phú, xã Hiệp Phú và xã Tân Phú
  • Chia xã Linh Xuân thành hai xã lấy tên là xã Linh Xuân và xã Linh Trung
  • Chia xã Hiệp Bình thành hai xã lấy tên là xã Hiệp Bình Phước và xã Hiệp Bình Chánh.

Từ đó, huyện có thị trấn Thủ Đức và 22 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9 (1997–2020)

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP. Theo đó, giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.

  • Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú; một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12 phường trực thuộc
  • Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 5 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Sau khi thành lập, Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 người, gồm 11 phường trực thuộc
  • Quận 9 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 xã: Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình; phần diện tích và dân số còn lại của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên và 126.220 người, gồm 13 phường trực thuộc.

Thành phố Thủ Đức (2021–nay)

Đến cuối năm 2019:

  • Quận Thủ Đức có 47,80 km² diện tích tự nhiên và 532.377 người, gồm 12 phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ

  • Quận 2 có 49,79 km² diện tích tự nhiên và 171.311 người, gồm 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm

  • Quận 9 có 113,97 km² diện tích tự nhiên và 310.107 người, gồm 13 phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó:

  • Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức

  • Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm

  • Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.

1. Giới thiệu về Thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập cuối năm 2020. Lấy ý tưởng ban đầu từ việc thành lập một thành phố phía Đông thuộc TP.HCM (giống như phố Đông của Thượng Hải), thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 từ việc sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. 

2. Vị trí địa lý

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:

  • Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai
  • Phía Tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)
  • Phía Bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức

Bản đồ hành chính Thành phố Thủ Đức

Thành phố Thủ Đức gồm 34 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Thạnh Mỹ Lợi, Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Trường, Long Thạnh Mỹ, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú, Trường Thạnh, Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.

3. Diện tích và dân số

Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người, mật độ dân số đạt 4.792 người/km².

4. Địa hình

Thành phố Thủ Đức được sáp nhập từ 3 quận tại phân khu phía Đông của TP.HCM là quận Thủ Đức, quận 7 và quận 9. Chính vì vậy mà địa hình của Thành phố nhìn chung đều có nền đất khá thấp vì đều thuộc vùng đồng bằng ven sông Sài Gòn. Có độ cao trung bình khoảng 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

5. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu và thời tiết

Thừa hưởng những đặc điểm của TP.HCM, Thành phố Thủ Đức hội tụ những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi. Đầu tiên phải kể đến là khí hậu và thời tiết lý tưởng để sinh sống, làm việc, sản xuất và tham quan du lịch.

  • Nhiệt độ cao đồng đều quanh năm, mùa mưa và mùa khô ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường cảnh quan. 
  • Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal / cm2 / năm. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học cao; Đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị
  • Lượng mưa lớn, trung bình / năm 1.949 mm. Vì nằm giáp cả 2 con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nên vào mùa mưa, Thành phố Thủ Đức dễ bị ngập lụt. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp tích cực nhằm khắc phục tình trạng này. 
  • Thành phố Thủ Đức chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Về cơ bản, Thành phố Thủ Đức thuộc vùng không có bão và chỉ bị ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới từ các vùng khác. 

Với điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, Thành phố Thủ Đức không phải hứng chịu sự tàn phá của nhiều cơn bão, cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiều nơi khác trên cả nước. Vì vậy, người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi muốn chuyển đến Thành phố này để sinh sống, làm việc.

6. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Thành phố Thủ Đức thuộc vùng đất trũng, khá bằng phẳng, lúc trước chủ yếu các quỹ đất trống tại quận 2 và quận 9 phục vụ cho nông nghiệp nhưng nay đã được quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng sang thành đất thổ cư, đất phục vụ xây dựng khu công nghiệp và các trung tâm nghiên cứu, hành chính của Thành phố Thủ Đức. 

Tài nguyên nước

Thành phố Thủ Đức nằm giáp với sông Đồng Nai nên có nguồn nước dồi dào phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch cung cấp cho dân cư trên toàn địa bàn và cả một vài quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

Tài nguyên du lịch

Với việc hợp nhất 3 quận, Thành phố Thủ Đức sẽ là nơi có nhiều địa điểm vui chơi cho mọi người.

  • Quận 2 là nơi hội tụ của những khu nghỉ dưỡng cao cấp như trung tâm thương mại Sala; Đảo Kim Cương; Saigon Outcast; The BLOQ và Vincom Mega Mall Thảo Điền.
  • Là nơi hoàn hảo để tổ chức những buổi dã ngoại ngoài trời hay thưởng thức ẩm thực lãng mạn trong những nhà hàng sang trọng.
  • Khác với không gian đẹp hiện đại của Quận 2, Quận 9 là nơi quy tụ của những công trình kiến ​​trúc cổ điển, độc đáo, thể hiện tâm linh và ý nghĩa văn hóa, nơi hoàn hảo để tìm về cội nguồn lịch sử, khám phá không gian văn hóa, hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp và nếm thử những món ăn dân dã, bình dị. Bạn có thể tham quan các địa điểm như chùa Bửu Long, chùa Châu Đốc 3, Đầm Sen Tam Đa, khu du lịch Suối Tiên, …
  • Quận Thủ Đức là nơi tọa lạc của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là lý do khiến nơi đây trở thành trung tâm ẩm thực với mức giá rất “sinh viên”. Đến đây, bạn có thể thư thái trong những quán cà phê yên tĩnh hay dừng chân tại các đền, chùa, nhà thờ để tìm sự an ủi trong tâm hồn. Các địa điểm như: Chùa Nam Thiên Thất Trụ, Chợ đêm Đại học Nông Lâm, Vườn Cò Thủ Đức, Quán cà phê đường Thống Nhất, Nhà hàng Sesan, …

7. Kinh tế

Kinh tế hiện đại luôn gắn liền với đột phá về công nghệ, Internet, kỹ thuật…đã và đang phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh chưa từng thấy. Thủ Đức được kỳ vọng trong tương lai là sẽ dẫn đầu xu thế phát triển kinh tế kỹ thuật số của cả nước khi sở hữu lực lượng lao động dồi dào về số lượng và nhiều khu công nghiệp trọng điểm.

Năm 2019, thành phố Thủ Đức vượt qua Hà Nội và Bình Dương khi đóng góp 1/3 tổng sản phẩm (GRDP) vào nguồn tiêu thụ trên địa bàn TP.HCM, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước . Giai đoạn 2016 – 2019, thu ngân sách đạt 37.158 tỉ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỉ đồng, ngân sách vô cùng dồi dào.

Sự phát triển như vũ bão về các lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghiệp, kinh tế, du lịch và tốc độ đô thị hóa đã dẫn đến sự kỳ vòng vào một nền kinh tế tăng trưởng nhanh vùn vụt trong tương lai thời gian sắp tới, trở thành một đô thị sáng tạo, thành phố lý tưởng, là động lực phát triển, bệ phóng cho nền kinh tế Việt Nam vươn lên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Tổ quốc.

8. Kết cấu hạ tầng 

Giao thông

Vị trí của Thành phố Thủ Đức rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế giao thông vận tải. Do đó, nơi đây còn có khả năng điều tiết và đa dạng hóa các phương thức vận tải.

Các trục lưu thông chính quyết định đến các hoạt động kinh tế, thương mại,…của toàn khu vực Thành phố Thủ Đức – TP.HCM, bao gồm:

  • Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được xây dựng và dự kiến ​​đi vào hoạt động cuối năm 2021.
  • Đường vành đai 3 Mỹ Phương – Tân Vạn – Nhơn Trạch đang được khởi công xây dựng nhiều đoạn.
  • Các tuyến đường cao tốc như TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, QL1A, QL1K, Xa lộ Hà Nội, đường vành đai 2,…đã được mở rộng.
  • Phát triển đường thủy trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.

Mạng lưới cung cấp điện 

  • Hệ thống điện an toàn và ổn định.
  • Góp phần đảm bảo hiệu quả sản xuất, thương mại, dịch vụ và đời sống của cộng đồng.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt và sản xuất

  • Sở hữu công ty và nhà máy cung cấp nước với công suất lớn, cung cấp nước cho không chỉ dân cư sống tại Thành phố Thủ Đức mà còn một số quận, huyện thuộc TP.HCM. 
  • Nhà máy nước Thủ Đức là nhà máy lọc nước tọa lạc tại khu vực phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2019, Nhà máy nước Thủ Đức là nhà máy nước lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, cung cấp phần lớn lượng nước sinh hoạt cho người dân thành phố.

Hệ thống giáo dục và đào tạo 

Thành phố Thủ Đức là nơi tập trung của các trường đại học thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM và các trường đại học lớn khác với hơn 100.000 tân sinh viên họp mặt tại đây hàng năm. 

Đồng thời, nơi đây có khu công nghệ cao đầu tiên của cả nước, hệ thống các trường đại học, đào tạo và sản xuất ra nguồn nhân lực chất lượng cao.

9. Du lịch

Khi đặt chân đến Thủ Đức, đoá hoa mới nở của Thành phố Hồ Chí Minh thì có những địa điểm lý tưởng mà bạn nên thử ghé qua để chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của bông hoa Thủ Đức này:

Chùa Vạn Đức

Đây là một địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Thủ Đức. Bởi ngôi chùa này khá cổ kính và là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị cao, mang đậm nét nghệ thuật của thời kỳ đương đại.

Chùa Vạn Đức là một tuyệt phẩm được kết hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên. Kiến trúc của chùa Vạn Đức bao gồm cổng tam quan, điện chính và đài Liên hoa. Mái ngói lưu ly mang đến cảm giác hoài cổ, không gian trang nghiêm và đem đến sự tĩnh lặng và thanh thản trong tâm hồn những du khách ghé qua nơi này. Bạn nhất định phải ghé qua nơi tâm linh thiêng liêng này nếu như đã tới được thành phố Thủ Đức.

Công viên hầm Thủ Thiêm

Đứng tại vị trí công viên hầm Thủ Thiêm về đêm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của Sài Gòn không khác gì trời Tây. Khung cảnh ở đây khi màn đêm buông xuống vô cùng lung linh và cuốn hút với đủ màu sắc lung linh từ các tòa nhà luân phiên đổi màu rồi phản chiếu xuống mặt nước tạo nên một bức tranh sống động.

Khu du lịch văn hóa Suối Tiên – TP Thủ Đức

Khu du lịch văn hóa Suối Tiên tọa lạc tại cửa ngõ Đông Sài Gòn. Suối Tiên có khu công viên nước là công viên giải trí lớn nhất ở Việt Nam. Công viên nước này mang một cái tên khác là biển Tiên Đồng, đây cũng là biển nhân tạo đầu tiên tại nước ta. Điểm du lịch Suối Tiên được xem như biểu tượng khi nhắc đến TP Thủ Đức.

Trung tâm thương mại Giga Mall

Trung tâm thương mại Giga Mall sở hữu vị trí “vàng”, kết nối khu vực đông dân cư bậc nhất tại TP.HCM với Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 1, Tân Bình, Bình Dương, Đồng Nai,…Giga Mall mang thiết kế độc đáo riêng lấy cảm hứng từ cây dương cầm. Ở ngay sảnh chính của tòa nhà là dàn đèn LED chuyển màu độc đáo ấn tượng với sàn tương tác LED hiện đại. Trung tâm thương mại có tổng diện tích sàn lên tới 110.000m2 bao gồm 7 tầng với 1 tầng thượng và 2 tầng hầm.

Hồ Đá ở làng Đại Học

Hồ Đá là hồ nước nhân tạo nằm ở làng Đại học Quốc Gia TP.HCM, là một địa điểm thân thuộc với các bạn trẻ. Hồ nước rộng lớn với những vách đá đâm ra, toát lên vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc. Đây là điểm đến lý tưởng cho các bạn đang tìm kiếm những nơi picnic ngay tại thành phố hay những buổi hẹn hò bạn bè.

Snow Town Sài Gòn

Khu vui chơi giải trí Snow Town có diện tích 400m2, ứng dụng công nghệ làm tuyết từ Nhật Bản. Đặc biết khu này còn có khu vực làng tuyết Châu Âu cho bạn thả ga tạo dáng chụp ảnh, vui chơi giải trí. Snow Town hứa hẹn sẽ là địa điểm mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới lạ như: trượt tuyết, nặn người tuyết, leo núi, Nhà hàng tuyết, nhà phao, tương tác ảo,…

Đầm sen Tam Đa

Đầm sen Tam Đa cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km. Chỉ chưa đến 45 phút di chuyển đã có thể tận hưởng những phút giây thư giãn bên người thân và bạn bè. Mùa sen nở rộ là điểm đến tuyệt vời cho những người đang kiếm tìm chốn bình yên ngay giữa lòng Sài Gòn tấp nập, vội vã. Từ cánh đồng sen mênh mông, căn nhà mái lá, đến chiếc cầu gỗ liêu xiêu…Tất cả tạo nên một bức tranh làng quê đậm chất thơ giữa lòng phố thị náo nhiệt.

Chùa Bửu Long

Cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km. Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai với tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Chùa được thành lập năm 1942, đến năm 2007 được trùng tu lại. Và từ đó trở thành công trình tiêu biểu cho sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc của nhà Nguyễn.

Sở hữu lối thiết kế độc đáo, nhìn tổng thể khá giống với những ngôi chùa tại xứ sở “Chùa Vàng”. Do đó, chùa Bửu Long thường được biết đến với tên gọi khác là chùa Thái Lan. Thế nhưng, nét văn hóa truyền thống của Việt Nam vẫn thể hiện rõ qua những đường nét khắc họa ở mọi ngóc ngách.

Vincom Mega Mall Thảo Điền

Vincom Mega Mall – trung tâm thương mại với quy mô lớn nhất Sài Gòn. Tại đây không chỉ hội tụ các thương hiệu nổi tiếng từ thời trang cho đến thực phẩm. Bên cạnh đó còn có nhiều khu vui chơi cực kỳ hấp dẫn dành cho trẻ nhỏ. Vì thế thu hút sự chú ý của nhiều gia đình Việt và cả du khách nước ngoài. 

Tại đây có sân trượt băng trong nhà đầu tiên tại TP HCM đạt chuẩn quốc tế. Diện tích trên đến 1.200 m2. Mặt sân được làm bằng đá hoàn toàn dày 35mm. Sân trượt có trang bị đầy đủ giày trượt và các thiết bị thể thao đều được nhập từ nước ngoài. 

Công viên khu đô thị Sala

Công viên khu đô thị Sala là một trong những công viên ven sông với thảm cỏ xanh mướt. Mang đến cư dân những giây phút thư giãn tuyệt vời với bầu không khí thanh mát. Không gian thoải mái tạo cảm giác nhẹ nhàng, bình yên trong tâm hồn. Đây cũng là điểm hẹn lý tưởng sau một ngày dài làm việc.

Công viên được trang trí đẹp mắt bở hệ thống cây nhân tạo. Kết hợp với nhiều tiểu cảnh liên tưởng đến kỳ quan Garden Bay (Singapore). Vẻ đẹp của những đài ngắm hoa thực sự tỏa sáng khi màn đêm buông xuống, đưa bạn tới cùng đầy hoa lệ.

10. Món ăn

Món tàu hũ nóng

Tàu hũ nóng là món ngon Thủ Đức làm “điên đảo” các bạn sinh viên. Hấp dẫn nhất phải kể đến là gánh tàu hũ nóng của của cô Ái ở cổng làng đại học đã đồng hành cùng bao thế hệ sinh viên suốt 20 năm.

Tàu hũ nóng là món ăn vặt cực rẻ, chỉ khoảng 6.000 đồng/ cốc. Bên trong cốc tàu hũ đầy ắp có đậu hũ, trân châu đen, nước cốt dừa thơm lừng hòa quyện với nước đường vàng sóng sánh. Cốc tàu hũ đầy ắp còn tô điểm bởi những vụn dừa khô thơm thơm ngầy ngậy. Ăn một lần đảm bảo bạn “nghiền” ngay.

Nem Thủ Đức

Món ngon Thủ Đức làm sao thiếu được món nem gia truyền có tuổi đời hàng chục năm ở Sài thành. Ở Thủ Đức từng có những quán nem thương hiệu nổi tiếng như: nem Tư Liên, nem Sáu Trọc, nem Bảy Khá, nem Mười Sồi, nem Bà Chín…

Bạn có thể thưởng thức những món nem ngon như: nem nướng bánh hỏi, nem chua được làm theo công thức gia truyền riêng biệt. Ví dụ như nem nướng bánh hỏi là loại nem được làm tử thịt xay phết thêm một lớp mỡ heo xắt nhỏ. Bạn có thể cuốn chung nem nướng với đồ chua như cà rốt, khế, chuối, củ kiệu và các món rau thơm đa dạng. Còn nem chua chủ yếu là từ thịt heo, trộn với phần da thêm các loại gia vị như muối, đường, tỏi, đặc biệt là gói với lá vông và còn thêm một chút mật ong rất khác nem chua của miền Bắc.

Món lẩu bò

Thêm một món ngon Thủ Đức khó quên nữa là lẩu bò. Nước dùng món lẩu cực kì đậm đà, ngọt thơm mùi bò, lẫn vị cay cay, chua chua đảm bảo ăn một lần mê ngay. Nhất là khi bạn nhúng miếng thịt bò vừa tái chín, cảm giác cắn thấy độ mềm và tươi của thịt. Nồi phá lẩu bò ăn kèm với các loại rau nhúng hay thêm chút hải sản, thịt heo thì đảm bảo no căng mà vẫn muốn ăn thêm. Món lẩu bò ở Thủ Đức đảm bảo hài lòng những thực khách khó tính nhất bởi độ ngon, ngọt từ nước dùng, sạch sẽ bởi rau thơm và hương vị lẩu đặc biệt.

Món phá lấu Thủ Đức

Phá lấu là món ngon Thủ Đức được rất nhiều khách ưa thích. Món ngon này được làm từ lòng lợn, phổi, phèo, gan, lá mía…qua giai đoạn sơ chế sạch sẽ được cho vào nồi nước dùng béo ngậy, thơm mùi nước dừa.

Phá lấu ngon phải đảm bảo tiêu chí sạch, không hôi đầu tiên. Phá lấu còn được nấu chất lượng bởi độ dai vừa phải khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Nhưng ngon nhất phải kể đến là nước dùng có màu đặc biệt, pha chế vừa béo vừa đậm đà. Phần nước dùng thơm béo, mùi gia vị cũng ko bị quá đậm. Nước chấm phá lấu ăn kèm là sốt tắc chua ngọt.

Món bò né Thủ Đức

Món ngon Thủ Đức hấp dẫn nữa là món bò né. Bò né là món ăn nóng hổi có thịt bò ốp, trứng lòng đào, pate gan và những hạt bắp vàng trông thật bắt mắt. Ăn một miếng bò né cảm nhận thấy vị ngon của bò, vị ngậy của pate, vị thơm của trứng và vị ngọt của bắp.

Bò né được chế biến tương tự như món bít tết. Miếng thịt bò phải dày, nướng ở lửa than hoặc dùng chảo chuyên dụng để làm chúng chín mềm, bắt mắt, ăn có vị ngọt thịt. Bò né Thủ Đức được ướp gia vị hơi ngọt ngọt như kiểu đồ ăn đặc trưng của miền Nam. Bạn có thể ăn kèm với tương ớt, bánh mì, cà chua, dưa chuột thái lát, salad dầu giấm.

Bánh xèo Thủ Đức

Bánh xèo là món ngon của ẩm thực Sài Gòn. Bánh xèo Thủ Đức được chế biến ngay tại chỗ nên lúc nào cũng giòn rụm, cắn miếng thấy vị ngọt đậm đà của tôm, thịt, giá đỗ. Ăn kèm với rau sống và nước chấm cay. Bánh xèo Thủ Đức còn đa dạng nhân bên trong như: tôm, mực, hến… Rau sống ăn kèm cũng rất đặc biệt, đủ loại như rau lá lớp, rau nhắp cá, rau nhái… toàn những cái tên rất “lạ” không giống như miền Bắc. Nước chấm bánh xèo cũng ngọt hơn và cay nồng hơn nên ăn liền một lúc vài ba cái bánh cũng không thấy ngán.

11. Thị trường bất động sản 

Nhờ sự hợp nhất và thành lập Thành phố Thủ Đức, thị trường bất động sản tại đây hiện nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Giao dịch bất động sản tại đây ngày càng sôi động. 

Đặc biệt, giá nhà đất Thủ Đức có xu hướng tăng, thậm chí có nơi giá đã tăng lên rất nhiều sau quyết định lên thành phố. Cho đến đầu năm 2021, cơn sốt mua bán nhà đất Thủ Đức vẫn chưa có dấu hiệu chững lại mà ngày càng trở nên gay gắt.

Với sức nóng của thị trường, hình thức môi giới bất động sản Thủ Đức nhanh chóng nở rộ, ngày càng thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư.

12. Tiềm năng phát triển của Thành phố Thủ Đức trong tương lai

Về du lịch – dịch vụ

Trong tương lai, sau khi đã hoàn công việc xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, Thành phố Thủ Đức càng nâng cao tiềm năng trở thành địa điểm lý tưởng cho các chuyên gia, thương nhân nước ngoài đến làm việc và làm việc tại Việt Nam, đồng thời được hưởng những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông – thương mại và dịch vụ…

Về công nghiệp

  • Thành phố Thủ Đức có quỹ đất khá lớn, nền cứng, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn, cao tầng.
  • Trong những năm gần đây, phần lớn vốn nước ngoài (lên đến gần 80%) đã chảy về phía Đông TP.HCM. 
  • Thành phố Thủ Đức là khu vực có địa hình thích hợp nhất để hình thành thành phố thông minh do hội tụ đủ các yếu tố về địa hình và vị trí đắc địa. Nói chính xác hơn, đây là khu vực nằm giữa 2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành, gần tuyến đường sắt Bắc Nam và đường vành đai 3 nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành lân cận. 
  • Ngoài ra, quần thể các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, khu công nghệ cao còn là nơi cung cấp kho tri thức lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và sinh viên trình độ cao.
  • Khu đô thị này sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển, nâng cao trình độ con người và nâng cao đời sống, tri thức của cư dân thành phố. 
  • Đồng thời góp phần chuyển đổi cơ cấu dân cư, giải quyết tình trạng giãn dân, giảm áp lực hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố hiện nay. 

13. Các dự án bất động sản

Thành phố Thủ Đức có khoảng 418 dự án.

Thủ Thiêm Dragon

  • Vị trí: Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Thủ Thiêm
  • Diện tích: 5,163 m²
  • Quy mô: 2 Block - 23 tầng với 334 căn gồm 275 căn hộ ở, 54 căn offictel, 7 Shophouse.
  • Mật độ xây dựng: 35 %
  • Thời điểm hoàn thành: 2020
  • Giá từ: 50 - 63.2 triệu/m².

Thủ Thiêm Lakeview

  • Vị trí: Phân khu 4, khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Nhà thầu: Công ty TNHH MTV Xây dựng Dân dụng CII E&C
  • Đơn vị thiết kế: Công ty CPTVĐTXD và DVTM Việt Nam
  • Diện tích: 11 ha
  • Quy mô: Hơn 11ha gồm 9 tòa tháp, mỗi tòa cao 33 tầng
  • Số căn hộ: 4,500 căn
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 83.4 - 111.8 triệu/m².

De Capella

  • Vị trí: Phố Lương Định Của, Phường An Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Quốc Cường Gia Lai
  • Nhà thầu: Công ty cổ phần xây dựng HT Construction
  • Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần Nội thất Decox
  • Đơn vị quản lý: Tập đoàn dịch vụ bất động sản Savills
  • Diện tích: 4,684 m²
  • Quy mô: 2 block A,B cao 22 tầng; trung tâm Thương mại cao 3 tầng, 2 tầng hầm rộng 10.000m2
  • Số căn hộ: 380 căn
  • Mật độ xây dựng: 36 %
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 55.3 - 78.9 triệu/m².

New City Thủ Thiêm

  • Vị trí: Đường Mai Chí Thọ, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây Dựng Thương mại Thuận Việt
  • Đơn vị quản lý: CBRE Việt Nam
  • Diện tích: 2.7 ha
  • Diện tích xây dựng: 19,320 m²
  • Quy mô: 4 block, với 3 block 25 tầng và 1 block 28 tầng
  • Số căn hộ: 1,229 căn
  • Mật độ xây dựng: 24 %
  • Giá từ: 58.8 - 76.5 triệu/m².

The Metropole Thủ Thiêm

  • Vị trí: khu đô thị Thủ Thiêm, phường An Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP bất động sản SơnKim Land
  • Đơn vị thi công: Coteccons, M&E
  • Đơn vị thiết kế: DP Architects
  • Diện tích: 7.6 ha
  • Quy mô: Gồm 5 block cao 12 tầng
  • Số căn hộ: 1,300 căn
  • Pháp lý: Sổ hồng sở hữu lâu dài
  • Mật độ xây dựng: 28 %
  • Giá từ: 130 - 387.5 triệu/m².

Masteri Centre Point

  • Vị trí: Đường Nguyễn Xiển, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Masterise Homes
  • Nhà thầu: Coteccons
  • Đơn vị thi công: Tập đoàn Mace (Anh)
  • Đơn vị thiết kế: Tange Associate (Nhật Bản)
  • Diện tích: 7.1 ha
  • Quy mô: 10 Block căn hộ, cao từ 22 - 39 tầng
  • Số căn hộ: 5,102 căn
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Mật độ xây dựng: 23 %
  • Giá từ: 50 - 89.6 triệu/m².