THÔNG TIN KHU VỰC Huyện Củ Chi
Lịch sử
Thời nhà Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1841, thuộc huyện Bình Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (huyện Bình Long do một phần huyện Bình Dương tách ra).
Năm 1911, Củ Chi là một phần của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Năm 1957, Củ Chi trở thành quận của tỉnh Bình Dương, được thành lập trên cơ sở tách ba tổng: Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ, gồm mười bốn xã của quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
Huyện Củ Chi có ba tổng:
- Tổng Long Tuy Thượng có 06 xã: Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung, Bình Mỹ, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An;
- Tổng Long Tuy Trung có 04 xã: An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông và Phú Mỹ Hưng;
- Tổng Long Tuy Hạ có 04 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ và Trung Lập.
Quận lỵ đặt tại xã Tân An Hội.
Năm 1963, tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập, nửa quận Củ Chi vẫn giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lại gọi là quận Phú Hoà, vẫn thuộc tỉnh Bình Dương.
- Quận Củ Chi (mới) gồm 06 xã: Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Vĩnh Ninh, Tân Phú Trung. Năm 1973 lập thêm xã Tân Thông Hội từ một phần xã Tân An Hội.
- Quận Phú Hòa gồm 08 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Tân Hòa, Tân Thạnh Đông và Trung An. Quận lỵ đặt tại Bến Cỏ, xã Phú Hòa Đông, sau dời về xã Tân Hòa. Năm 1972 chia xã Tân Hòa thành hai xã: Hòa Phú và Tân Thạnh Tây.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đổi tên xã Phước Vĩnh Ninh thành Phước Vĩnh An.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, chính quyền lập thêm hai xã mới: Phạm Văn Cội 1 (từ phần đất cắt ra của xã Nhuận Đức) và Phạm Văn Cội 2 (từ các phần đất cắt ra của các xã Phú Mỹ Hưng và An Nhơn Tây). Như thế huyện Củ Chi bao gồm 18 xã: An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội 1, Phạm Văn Cội 2, Phú Hòa Đông, Phú Mỹ Hưng, Phước Hiệp, Phước Vĩnh An, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Tân Thông Hội, Thái Mỹ, Trung An và Trung Lập.
Ngày 11 tháng 7 năm 1983
- Chia xã Trung Lập thành hai xã: Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ
- Chia xã Phước Hiệp thành hai xã: Phước Hiệp và Phước Thạnh
- Đổi tên xã Phạm Văn Cội 1 thành Phạm Văn Cội
- Giải thể xã Phạm Văn Cội 2
- Thành lập xã An Phú trên cơ sở:
-
-
Tách 2 ấp: Phú Trung, Phú Bình của xã Phú Mỹ Hưng
-
Tách 2 ấp: Xóm Chùa, Xóm Thuốc của xã An Phú.
-
Ngày 1 tháng 2 năm 1985, thành lập thị trấn Củ Chi từ phần đất cắt ra của xã Tân An Hội.
Như thế, huyện Củ Chi bao gồm 01 thị trấn và 20 xã, phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến nay.
1. Giới thiệu về huyện Củ Chi
Củ Chi thuộc vùng ngoại ô Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 33km. Tiếp giáp với Long An, Bình Dương, Tây Ninh, đây được xem là khu đô thị tương lai của thành phố. Vị trí của huyện rất đặc biệt do có sông Sài Gòn chảy qua phía Đông huyện tạo thành ranh giới tự nhiên giữa TP.HCM với tỉnh Bình Dương. Di tích địa đạo Củ Chi là căn cứ địa vững chắc của khu Ủy Quân Khu, Bộ Tư Lệnh Sài Gòn - Gia Định, của Huyện Ủy Củ Chi và của toàn thể nhân dân Củ Chi.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn
- Phía Tây giáp thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Phía Nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn
- Phía Bắc giáp thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương qua sông Sài Gòn.
Bản đồ hành chính huyện Củ Chi
Huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Củ Chi và 20 xã: Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Trung An, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Vĩnh An, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Phú Mỹ Hưng, Phú Hòa Đông, Phạm Văn Cội, Nhuận Đức, Hòa Phú, Bình Mỹ, An Phú, An Nhơn Tây.
3. Diện tích và dân số
Tổng diện tích là 435 km². Dân số của Huyện Củ Chi năm 2019 là 461.840 người theo số liệu từ cục thống kê TP.HCM.
4. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,6oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung từ tháng 7 - 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
Các hướng gió mùa chủ yếu là: Gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam, thổi từ tháng 2 đến tháng 5. Gió Tây – Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như: Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương… Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
Tài nguyên
Đất: Có 3 nhóm đất chính là: đất phù sa, đất xám và đất đỏ vàng. Đất phù sa được dùng để sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái. Đất xám thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu… và các cây công nghiệp lâu năm như: cao su, điều. Đất đỏ vàng ít có giá trị sản xuất.
Rừng: Theo số liệu trên website huyện, năm 2003 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của huyện là 319,24 ha, trong đó rừng tự nhiên 139,27 ha chiếm 43,63% diện tích đất có rừng; rừng trồng 179,97 ha, chiếm 56,37% diện tích đất có rừng. Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế.
Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với thành phố khá phong phú gồm có các loại chủ yếu sau:
- Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn.
- Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn.
- Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
- Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng không đáng kể.
5. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại – Dịch vụ. Theo thông tin từ wabsite huyện, năm 2004 giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt 873 tỷ 641 triệu đồng tăng 39,59% so với cùng kỳ năm 2003. Giá sản xuất nông nghiệp hiện được khoảng 612 tỷ 875 triệu đồng, tăng 3,39% so cùng kỳ.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 Khu công nghiệp và 3 Cụm công nghiệp đang hoạt động là:
- Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi có diện tích 380 ha, nằm trên địa bàn thị trấn Củ Chi, xã Tân An Hội và xã Trung Lập Hạ. Hiện đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích cho thuê là 127 ha, thu hút 23 doanh nghiệp vào đầu tư.
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung có diện tích 543 ha, nằm trên địa bàn xã Tân Phú Trung và xã Tân Thông Hội. Hiện có 47 doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh tại đây.
- Cụm công nghiệp Tân Qui - Khu A, có diện tích 65 ha, thuộc xã Trung An. Hiện có 5 doanh nghiệp đang hoạt động nằm xen kẽ dân cư với diện tích 14,27 ha.
- Cụm công nghiệp Tân Qui – Khu B có diện tích 97 ha, thuộc xã Tân Thạnh Đông. Hiện có 16 doanh nghiệp đầu tư với diện tích 61 ha, trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động.
- Cụm công nghiệp cơ khí Samco có diện tích 99 ha, thuộc xã Tân Thạnh Đông và xã Hoà Phú.
Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện sẽ tiếp tục hình thành và phát triển thêm 3 Khu công nghiệp và 2 Cụm công nghiệp:
- Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi chuyên ngành cơ khí chế tạo có diện tích 500 ha, thuộc xã Bình Mỹ.
- Khu công nghiệp Bàu Đưng có diện tích 175 ha, thuộc ấp Bàu Đưng – xã An Nhơn Tây – nằm cạnh Thảo cầm viên và Đền Gia Định. Đây là Khu công nghiệp cơ khí và gia công chế biến.
- Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội có diện tích 75 ha, thuộc xã Phạm Văn Cội. Đây là Khu công nghiệp phục vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc và chế biến thực phẩm ngành nông nghiệp của thành phố. Hiện có 7 doanh nghiệp đầu tư vào cụm này.
- Cụm công nghiệp Bàu Trăn có diện tích 95 ha, thuộc xã Nhuận Đức. Đây là cụm công nghiệp nhẹ, không gây ô nhiễm môi trường. Hiện có 4 doanh nghiệp đầu tư tại đây.
Quy hoạch phát triển
Trong tương lai, một số dự án lớn của thành phố sẽ được triển khai trên địa bàn huyện Củ Chi như:
- Khu đô thị Tây Bắc thành phố: Quy mô 6.000ha. Vị trí: bao gồm một phần của huyện Hóc Môn, phần lớn thuộc Củ Chi nằm ở các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội và xã Phước Hiệp ranh giới được giới hạn bởi đường Quốc lộ 22 đến kinh Xáng giáp Long An, hướng Tây Nam đến khu xử lý chất thải rắn Thành phố.
- Khu xử lý chất thải rắn thành phố: Quy mô 822ha. Vị trí: một phần xã Phước Hiệp, một phần xã Thái Mỹ.
- Khu thảo cầm viên Sài Gòn: Quy mô 485,35ha. Vị trí: một phần xã Phú Mỹ Hưng, một phần xã An Nhơn Tây.
- Trường đại học Dân lập Củ Chi: Quy mô 20ha. Vị trí: thuộc xã An Nhơn Tây.
- Khu công viên văn hoá lịch sử Sài Gòn - Gia Định: Quy mô 100ha. - Vị trí: Thuộc xã An Nhơn Tây.
- Khu công viên giải trí quốc tế: Quy mô 150ha. Vị trí: Thuộc xã Tân Phú Trung.
- Khu du lịch sinh thái - vườn: Quy mô 100ha. Vị trí: thuộc xã Tân Thạnh Đông.
- Khu công viên nước Củ Chi (mở rộng): Quy mô 28ha. Vị trí: thuộc xã Phước Vĩnh An.
- Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi - giai đoạn 2: Quy mô 169,80ha. Vị trí thuộc xã Tân An Hội và Trung Lập Hạ.
6. Giao thông
Huyện Củ Chi có mạng lưới giao thông khá dày đặc, gồm 2.107 tuyến đường và 213 tuyến hẻm, có chiều dài 1.434km. Các trục đường chính bao gồm: Quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 9… Tuy nhiên, một số trục đường chính như quốc lộ 22, tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 15… đã quá tải, thiếu an toàn. Việc thông thương từ trung tâm TP.HCM đến Củ Chi chưa thuận lợi.
Đường bộ
- Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á): Có đoạn dài 59km nối huyện Củ Chi, TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.
- Đường vành đai 3: Dài 89,3km nối huyện Củ Chi với quận 9, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, các tỉnh Đồng Nai, Long An và Bình Dương.
- Đường vành đai 4: Dài 197,6km nối Củ Chi với huyện Nhà Bè, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đường ven sông Sài Gòn: Dài 63km nối Củ Chi với quận 1, quận 12, huyện Hóc Môn, quận Bình Thạnh.
- Các tuyến đường tỉnh trọng điểm: tỉnh lộ 2, 7, 8, 9, 15 chạy dọc các xã.
Theo quy hoạch về đường bộ trên địa bàn Củ Chi có các tuyến, trục giao thông quan trọng như:
- Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đi qua Củ Chi, quy mô 6-8 làn xe, đoạn qua địa bàn huyện Củ Chi dài 23,7km. Đây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch vì nó kết nối khu vực ASEAN với các tỉnh phía nam Việt Nam.
- Đường Vành đai 3 có quy mô 6-8 làn xe.
- Đường Vành đai 4, quy mô 6-8 làn xe, đoạn qua địa bàn Củ Chi dài khoảng 16,75km.
Hệ thống bến bãi
Hệ thống bến bãi được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 7,5 ha trên toàn địa bàn huyện Củ Chi.
Bên cạnh đó, Củ Chi sẽ có cảng trung tâm logistics tại xã Bình Mỹ với diện tích 17ha, kết nối tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 9, quốc lộ 22 để đến Bình Dương, Long An, Tây Ninh.
Đường sắt
- Tuyến đường sắt liên đô thị TP.HCM – Tây Ninh: Nối huyện Củ Chi với quận 12, tỉnh Tây Ninh và nước bạn Campuchia.
- Tuyến metro số 2: Kết nối huyện Củ Chi với quận 1, quận 2 và Tây Ninh.
Đường thủy
Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch đa dạng. Nổi bật nhất phải kể đến sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn huyện dài 80km. Ngoài ra còn có các con kênh rạch lớn như Kênh Đông, Thầy Cai, Mến Mương, Kênh Rạch Tra…
7. Y tế
Cơ sở y tế cũng được chú trọng phát triển. Bệnh viện đa khoa Củ Chi, bệnh viện Xuyên Á, Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi, Trung tâm y tế huyện Củ Chi và nhiều phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các nhà thuốc, quầy thuốc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.
8. Giáo dục
Huyện Củ Chi có hơn 57 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ và hơn 32 trường tiểu học, THCS, THPT.
9. Du lịch
Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi không chỉ là địa điểm du lịch mà nó còn thể hiện kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc ta trong thời kỳ bảo vệ nền độc lập. Địa đạo Củ Chi có nét kiến trúc độc đáo không giống bất kỳ kiến trúc cổ xưa nào, nó được xây dựng chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất anh dũng của dân tộc ta.
Địa đạo Củ Chi căn cứ kháng chiến của dân tộc ta trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập dân tộc, nơi này được xem như là “thành phố trong lòng đất”. Dưới mặt đất chính là đường hầm chằng chịch với nhiều phòng, bệnh xá, kho chứa, nhà bếp,…
Ngoài di tích địa đạo, nơi đây còn có nhiều điểm thú vị như khu bắn súng, khu tái hiện chiến tranh, vườn trái cây Trung An, khu hồ tắm mô phỏng Biển Đông hay ơ hội nếm thử các món ăn đặc trưng ở đây như: Củ mì (sắn) luộc, thịt bò tơ Củ Chi, sầu riêng, nước mía, các món chè,…
Đền tưởng niệm Bến Dược
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi được xây dựng vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trên vùng đất Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ giành độc lập tự do.
Ngồi đền được xây dựng trên một vùng đất rộng 7 ha với lối kiến trúc hài hòa, thoáng đãng, mang bản sắc dân tộc Việt với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương một cách tinh tế và dịu dàng.
Nông trại JOY (Nông trại Hoa Lúa)
Nông trại Joy hay còn gọi là Nông trại Hoa Lúa là khu vui chơi theo hướng miền tây sông nước, điền viên được rất nhiều giới trẻ ưa thích đến đây để vui chơi hay các công ty tổ chức team building tại đây. Nơi này vừa là nông trại trồng nhiều loại quả như: Bưởi, cam, xoài, chuối, mướp,... có cả vườn hoa, cánh đồng lúa như ở vùng thôn quê Việt.
Nếu làm việc hay cuộc sống quá căng thẳng, bạn cần một nơi để yên tĩnh thư giãn thì nơi đây là nơi lý tưởng để đến vui chơi, ngoài ra nơi đây cũng có ẩm thực rất riêng và đặc sắc, trò chơi mới lạ cho hội bạn hay gia đình.
Khu du lịch Một thoáng Việt Nam
Khu du lịch Một thoáng Việt Nam được xây dựng trên mảnh đất 22.5 ha với mục đích là lưu giữ và phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam, nên đa phần cả khu du lịch như một quần thể làng nghề thủ công truyền thống.
Du khách đến đây ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp còn được tham quan các làng nghề Việt từ Bắc - Trung - Nam cùng với 30 hạng mục như đền thờ đất nước, sa bàn nước Việt Nam, lầu vọng,... kèm theo là khu văn hóa ẩm thực, đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái,...
Nói chung, tất cả văn hóa truyền thống của dân tộc Việt đều xuất hiện tại nơi đây, bạn tha hồ vui chơi thỏa thích và chụp ảnh check in.
Chùa Liên Trì Củ Chi
Chùa Liên Trì được nhiều du khách đến tham quan, đây là ngôi chùa tọa lạc tại ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi mang chất thôn quê, bình dị nhưng không phai nhòa sự uy nghiêm, linh thiêng của Phật giáo.
Nơi đây có kiến trúc đơn giản, mộc mạc, cảnh quan hữu tình, thoáng mát nên được rất nhiều du khách sau khi du lịch một vòng Củ Chi sẽ ghé thăm, thắp một nén hương, nguyện cho cuộc sống an lành.
Du lịch Green Noen
Nông trại Green Noen có tổng diện tích hơn 60ha. Đây là một trong những nông trại xanh được nhiều bạn trẻ, gia đình hay công ty lựa chọn làm nơi vui chơi, giải trí.
Ngoài tham quan, bạn còn được tham gia các quy trình trồng nấm, hái nấm, vắt sữa bò, cho dê, cừu, bò ăn,… Dứt bỏ lo toan của cuộc sống, giải tỏa căng thẳng với những hoạt động chỉ có miền thôn quê, điền viên đảm bảo sẽ làm bạn nhớ mãi!
Công viên nước An Nhơn Tây
Công viên nước An Nhơn Tây là địa điểm du lịch được nhiều thực khánh yêu thích khi đi du lịch tại Củ Chi. Ở đây bạn và gia đình có thể tham gia các hoạt động, trò chơi dưới nước nhiều cấp độ từ nhẹ nhàng đến cảm giác mạnh.
10. Món ăn
Bò tơ nướng
Đây là món ăn đã có từ rất lâu nhưng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng cho đến ngày hôm nay. Một điểm đặc biệt của món ăn này khiến cho chúng trở nên độc đáo và mới lạ so với những nơi khác là do ăn cùng với bánh tráng.
Khi bò tơ thơm mềm được nướng vừa chín tới, cuốn với rau sống và bánh tráng trứ danh sẽ tạo nên một hương vị không thể nào quên được. Sức hấp dẫn không thể chối từ đó đã nhanh chóng khiến cho món này trở một món ăn đặc sản tại vùng đất củ chi. Bất kể người bản địa, hay là du khách từ các các tỉnh thành khác, thậm chí là du khách nước ngoài cũng khó lòng cưỡng lại.
Bò tơ ăn cùng với bánh tráng còn gây thương nhớ bởi vì nước chấm đặc biệt. Ở đây sẽ có nhiều sự lựa chọn cho thực khách với các loại nước chấm khác nhau. Cụ thể là nước mắm chua ngọt, mắm chua hoặc mắm tôm. Thế nhưng đa phần mọi người lựa chọn ăn cùng với mắm chua sẽ hợp khẩu vị nhất.
Củ mì nước cốt dừa
Món ăn này chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua ít nhất một lần. Khi bạn đến thăm vùng đất củ chi, đặc biệt là khu di tích lịch sử địa đạo, các bạn sẽ được ăn củ mì luộc nhưng một sự thiết đãi từ chủ nhà. Món ăn này đã có từ khi còn chiến tranh, khi người dân không có gì để ăn thì chỉ biết luộc củ mì và ăn qua ngày. Dần dần chúng trở thành một nét văn hóa không thể thiếu tại mảnh đất này.
Củ mì được hấp chín trộn với nước cốt dừa đã được nấu sẵn, vừa thơm vừa béo, lại có vị ngọt thanh thanh, dẻo dẻo từ củ mì sẽ khiến thực khách “chết mê” ngay từ lần đầu tiên. Ngoài ra, món ăn dân dã này cũng được nhiều người công nhận là món ăn trứ danh cho mảnh đất củ chi.
Nước mía sầu riêng vườn cau
Một đặc sản khác tại mảnh đất củ chi không thể không nhắc đến đó là nước mía sầu riêng. Loại thức uống này được bán tại một quán nước mang tên là “Nước mía sầu riêng vườn cau”. Quán nước này rất đông khách, nằm tại mặt tiền đường quốc lộ 22A, tuyến đường chính từ thành phố Hồ Chí Minh đi biên giới Mộc Bài, Campuchia.
Tại đây, các bạn sẽ được thưởng thức một thức uống vô cùng mới lạ và độc đáo. Đó là nước mía pha lẫn cùng những miếng thịt sầu riêng thơm ngon nức mũi. Vị ngọt thanh của nước mía tươi mát hòa lẫn cùng mùi hương đặc trưng của sầu riêng, đây chắc hẳn sẽ là món thức uống mà ai ai cũng đều muốn thử một lần trong đời.
Ngoài nước mía sầu riêng, thực khách khi đến đây cũng có thể ăn các món ăn dân dã khác như bánh tráng muối tắc, bánh tráng hành phi, củ mì nước cốt dừa, khoai lang hấp….Vừa ăn vặt vừa nhâm nhi cốc nước mía thơm lừng, đây quả thật là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai ghé thăm vùng đất này.
Măng tươi trộn tôm thịt
Món ăn này chủ yếu xuất hiện trong gia đình của những người dân tại vùng đất này. Đa phần người dân ở đây chuộng món ăn này và đã biến chúng thành đặc sản với cách chế biến độc đáo. Măng được lựa chọn phải là măng tươi, được luộc theo bí kíp sao cho măng không bị đắng và đổi màu sau khi luộc.
Măng trộn cùng với tôm đã được luộc và bóc vỏ và thịt heo ba chỉ cắt miếng vừa ăn. Cùng với các loại gia vị khác như tỏi, ớt…khiến cho món ăn này thêm thơm ngon và dậy vị. Món ăn này thường sẽ được trộn cùng nước mắm chua ngọt. Tuy nhiên cũng có nhiều nơi bán để thực khách tự chấm mỗi khi ăn để món ăn trở nên vừa miệng nhất.
Mít non trộn thịt
Mít non trộn thịt mang đến hương vị thơm ngon, đậm mùi dân dã, do mít tại Củ Chi rất nhiều nên người dân nơi đây đã tận dụng để cho ra các món ăn hấp dẫn.
Mít non sẽ được mang đi trộn với thịt, thêm chút gia vị vào nữa là hoàn thành. Món này ta có thể ăn cùng cơm trắng hay dùng để nhắm trên bàn nhậu thì cực kỳ tuyệt vời.
Ếch đồng để da xào lá lốt
Thịt ếch từ lâu đã là nguyên liệu chính cho rất nhiều các món ăn dân dã, đến với Củ Chi du khách sẽ được chiêu đãi món ếch đồng để da xào lá lốt trứ danh tại đây. Ếch tại Củ Chi được đánh giá là rất béo, chắc thịt nhưng lại khá mềm khi ăn.
Ếch đồng để da xào với lá lốt chắc chắn sẽ mang đến hương vị vô cùng tuyệt vời, vừa thơm mà cắn vào lại rất vừa khẩu vị. Thực khách cũng cứ yên tâm do ếch dùng để chế biến thường là các loại ếch đồng hay ếch nuôi nên rất an toàn.
Cá hải tượng nướng muối ớt
Cá hải tượng nướng muối ớt sẽ mang đến cho thực khách hương vị mê ly của thịt cá hải tượng nướng chín giòn kết hợp cùng muối ớt sa tế đậm đà. Món cá hải tượng sẽ được dùng chung với muối ớt xanh, ăn kèm với rau thơm nữa là trên cả tuyệt vời. Đây cũng được xem là một trong những đặc sản Củ Chi không thể thiếu trên các bàn nhậu.
Bún bò
Bún bò có lẽ không phải là cái tên quá xa lạ, nhưng khi thưởng thức món ăn này tại Củ Chi thì đảm bảo thực khách sẽ cảm nhận được sự khác biệt ngay lập tức. Bún bò Củ Chi đặc biệt ngon nhất chắc chắn chính là phần thịt bò cực mềm, chắc hẳn ai cũng rõ thịt bò là một trong những đặc sản tại đây. Thịt bò kết hợp với nước lèo đậm vị, ăn cùng những sợi bún mềm mại sẽ là trải nghiệm ẩm thức khó có thể quên cho du khách.
Cháo lươn môn
Không giống như cháo lươn Nghệ An, cháo lươn môn Củ Chi mang đến vị ngon hấp dẫn, hương vị lạ miệng do khá cay, hương thơm đậm mùi từ sả lẫn mắm ruốc. Cháo sử dụng thịt lươn vừa ngọt, vừa chắc kết hợp hoàn hảo cùng khoai môn được nấu chín nhừ rất hấp dẫn.
11. Đánh giá tình hình thị trường bất động sản huyện Củ Chi
Vị trí của huyện Củ Chi rất thuận lợi để di chuyển giữa các tỉnh miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Huyện cũng là vùng đất cao, nền ổn định nên thuận lợi cho xây dựng đô thị hiện đại, ít bị sụt lún, thoát nước dễ dàng, đồng thời chi phí xây dựng không quá tốn kém, phù hợp với thu nhập của người dân. Giao thông có trục đường Xuyên Á và tỉnh lộ 8, đồng thời Củ Chi cũng là cửa ngõ của TP.HCM. Việc di chuyển từ Củ Chi đi các tỉnh miền Tây rất thuận lợi, di chuyển qua Bình Dương ra Phan Thiết, Vũng Tàu cũng không quá xa. Huyện có ưu thế quỹ đất rộng, giá bán còn khá thấp, mật độ dân số trung bình vào loại thấp nên được coi là thị trường khá tiềm năng cho các nhà đầu tư có số vốn khiêm tốn.
Tuy nhiên, so với các huyện khác thuộc TP.HCM, kinh tế huyện còn chậm phát triển, tỷ lệ đô thị hóa khá thấp, kết nối hạ tầng giao thông kém, vẫn mang đậm nét huyện thuần nông. Huyện dù có nhiều khu công nghiệp nhưng hạ tầng chưa đảm bảo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa.
Sau một thời gian chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường nhà đất Củ Chi đã khá sôi động, nhộn nhịp nhờ thông tin quy hoạch lên thành phố trực thuộc TP.HCM, dự án đường ven sông, đường khép kín vành đai 3 và dự án cao tốc Mộc Bài – TP.HCM. Hiện loại hình bất động sản được quan tâm nhiều nhất tại Củ Chi là đất nền. Cụ thể, nhiều vị trí đã thiết lập mức giá mới với giá rao bán tăng từ 1,2-1,5 lần so với trước đó.
Theo một số môi giới bất động sản tại đây, các xã Trung An, Bình Mỹ, Hòa Phú, Nhuận Đức là khu vực có giá tăng cao nhất nhờ vị trí thuận lợi ôm trọn vành đai sông Sài Gòn, lại nằm gần khu công nghiệp và giao thông kết nối đi các quận huyện của TP.HCM cũng như tỉnh Bình Dương khá thuận tiện. Tuy nhiên, hầu hết giao dịch bất động sản đều không phải của người mua nhà đất để ở mà là sự chuyển nhượng trong giới đầu cơ. Theo các chuyên gia trong ngành, đất ở Củ Chi chưa hội đủ các yếu tố để giá gia tăng bền vững. Do vậy, nhà đầu tư cần phân biệt được đâu là tăng giá ảo, đâu là tăng giá thật và phải thật sự tỉnh táo khi quyết định đầu tư.
Một số dự án đất nền đang được quan tâm tại Củ Chi:
- Đất nền Dự án Bình Mỹ Riverside
- Đất nền Sài Gòn Star City
- Đất nền Khu dân cư Tân Phú Trung
- Đất nền Z-Trung Lập
- Đất nền Golden City Củ Chi
- Đất nền Khu dân cư Lake View Town Củ Chi
- Đất nền Bonita Residences Củ Chi.
12. Các dự án bất động sản
Huyện Củ Chi có khoảng 66 dự án.
The Residence 2
- Tên dự án: The Residence 2 – Res 2
- Vị trí dự án : Mặt tiền đường Võ Văn Bích, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Kim Tâm Hải
- Phân phối độc quyền: Công ty L&L Group
- Loại hình đầu tư: đất nền nhà phố thương mại, nhà liên kế, biệt thự phố
- Quy mô dự án: 8,151.27 m2
- Mật độ xây dựng: 45,89 %
- Đất cây xanh tập trung: 575.96 m2
- Đất giao thông: 2,450.34 m2.
- Tổng số lô: 59 lô nền.
- Diện tích các nền đất: 85m2 – 120m2
- Hình thức pháp lý: Sổ đỏ riêng từng nền
- Hình thức xây dựng: Xây dựng tự do
- Giá bán: 17-18 triệu/m2.
The Residence 3
- Tên dự án: The Residence 3 hay còn gọi là ngắn gọn là Res 3
- Vị trí dự án: Tọa lạc ngay trên mặt tiền đường Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, Tp.HCM
- Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Kim Tâm Hải
- Đơn vị phát triển dự án: Công Ty Kim Tâm Hải
- Đơn vị phân phối: L&L Group
- Ngân hàng cho vay: Nam Á Bank
- Loại hình: đất nền, nhà phố thương mại, nhà liên kế, biệt thự phố
- Quy mô lô đất: 2,6 ha với 150 nền đất phân lô
- Diện tích từng nền: 90m2~140m2
- Mật độ xây dựng: 60%
- Đất cây xanh tập trung: 2.000 m2
- Đất giao thông: 5.000 m2.
- Pháp lý: 1/500, sổ hồng riêng từng lô
- Hình thức xây dựng: xây tự do
- Giá bán: 18-20 triệu/m2.
Khu dân cư Tân Phú Trung
- Tên dự án: Khu dân cư Tân Phú Trung
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Phát triển Đô Thị Sài Gòn Tây Bắc.
- Vị trí dự án: Mặt tiền đường Kênh Đông, xã Tân Phú Trung, Củ Chi, Hồ Chí Minh
- Hình thức: Khu dân cư thấp tầng và cao tầng
- Diện tích khu đất: 107ha
- Diện tích nền: 100-200m2
- Mật độ xây dựng: 15-20%
- Đất cây xanh tập trung 12.67ha
+ 1 Khu công viên cây xanh trung tâm: 7,28ha
+ 3 khu công viên cây xanh phục vụ cho khu ở có diện tích từ 1.09-2.64ha - Tầng cao xây dựng 1-9 tầng
- Quy mô dân số dự kiến: 10.000 người
- Giá bán đất nền từ: 15 triệu/m2.