THÔNG TIN KHU VỰC Huyện Cần Giờ
Lịch sử
Thời nhà Nguyễn
Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochinchina (Việt Nam) đã ghé thăm và neo tàu tại Cần Giờ để đi thuyền nhỏ vào thành Sài Gòn.
Ngày 24 tháng 8, Crawfurd thả neo ở vịnh Dừa của Vũng Tàu. Đến buổi chiều, ông lái thuyền và lên bờ ở Kandyu [Cần Giờ]. Khi đến làng Pungtăo [Lòng Tàu?], ông được quan dân trong làng tiếp đón. Một lần nữa, Crawfurd có ấn tượng rất tốt với người dân [Việt] khi so sánh với người Xiêm. Người Việt ăn mặc tử tế, tuy mặt mày có vẻ bơ phờ và sương sỉa (gầy), nhưng họ rất hoạt bát và văn minh. Crawfurd sau đó được vị trưởng thôn hướng dẫn viết một lá thư, có dịch sang tiếng Pháp, để nhờ quan Cần Giờ trình lên cho ngài Tổng trấn Sài Gòn. Crawfurd neo tàu ở mũi Cần Giờ để chờ tin. Ông thấy thú vị khi sông Cần Giờ có nước trong trẻo mặc dù thượng nguồn có nhiều phù sa, khác với sông Hằng và Mê Nam. Crawfurd được biết dân số Cần Giờ khoảng 2.000 người, là một vùng nghèo nhưng người dân tốt bụng, không làm nhà sàn như người Xiêm. Và ông cũng hiểu lý do vì sao người Việt bị đặt biệt danh là "người Pháp của Ấn Độ": do họ hay khua tay múa chân khi nói chuyện với người nước ngoài. Ông cũng được dẫn đi tham quan các miếu thờ cá Ông, thần bảo hộ của ngư dân Cần Giờ và xung quanh.
Thời Pháp thuộc
Ngày 18 tháng 12 năm 1872, thực dân Pháp thành lập tổng Cần Giờ gồm 05 làng, từ phần đất cắt ra của hai tổng: Bình Trị Trung và Bình Trị Hạ vốn thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định vào thời nhà Nguyễn độc lập.
Ngày 28 tháng 2 năm 1875, thành lập thêm tổng An Thít do chia tách từ tổng Cần Giờ.
Tỉnh Gia Định từ ngày 1 tháng 1 năm 1911 chia thành 4 quận: Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp và Nhà Bè. Quận Nhà Bè có bốn tổng: Bình Trị Hạ, Dương Hòa Hạ, An Thít (còn gọi là An Thịt) và Cần Giờ.
Ngày 3 tháng 5 năm 1947, hai tổng: Cần Giờ và An Thít của quận Nhà Bè tách khỏi tỉnh Gia Định, chuyển sang thuộc tỉnh Vũng Tàu, lập mới quận Cần Giờ thuộc tỉnh Vũng Tàu (đến năm 1952 tỉnh này đổi thành thị xã Vũng Tàu). Quận Cần Giờ gồm 2 tổng: Cần Giờ và An Thít.
Giai đoạn 1956-1976
Việt Nam Cộng hòa
Năm 1956, quận Cần Giờ (gồm hai tổng: Cần Giờ và An Thít) thuộc thị xã Vũng Tàu. Ngày 3 tháng 1 năm 1957, do thị xã này giải thể, quận Cần Giờ bị phân ra: tổng An Thít giải thể, các xã của tổng này nhập vào tổng Dương Hòa Hạ, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An; quận còn lại tổng Cần Giờ chuyển sang trực thuộc tỉnh Phước Tuy (tên gọi mới của tỉnh Bà Rịa lúc đó). Quận Cần Giờ gồm 05 xã: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Thạnh An và Tân Thạnh và 10 ấp. Quận lỵ đặt tại xã Cần Thạnh.
Ngày 30 tháng 8 năm 1957, tái lập tổng An Thít thuộc quận Cần Giuộc, gồm 04 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp của tổng Dương Hòa Hạ.
Ngày 29 tháng 1 năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập mới quận Quảng Xuyên thuộc tỉnh Phước Tuy, trên cơ sở tổng An Thít tách từ quận Cần Giuộc, tỉnh Long An. Quận Quảng Xuyên bao gồm 04 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Quận lỵ đặt tại xã An Thới Đông.
Ngày 9 tháng 9 năm 1960, hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên của tỉnh Phước Tuy chuyển sang thuộc tỉnh Biên Hoà.
Ngày 17 tháng 11 năm 1965, hai quận Quảng Xuyên và Cần Giờ được cắt từ tỉnh Biên Hoà nhập vào tỉnh Gia Định:
- Quận Cần Giờ gồm 05 xã: Cần Thạnh, Đồng Hòa, Long Thạnh, Thạnh An và Tân Thạnh;
- Quận Quảng Xuyên gồm 04 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp.
Sự phân chia hành chính này của quận Cần Giờ và quận Quảng Xuyên vẫn giữ ổn định cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Chính quyền Cách mạng
Về phía chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, huyện Cần Giờ vẫn thuộc tỉnh Gia Định như cũ. Huyện Cần Giờ có địa bàn tương đương với hai quận Cần Giờ và Quảng Xuyên theo phân chia hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa gộp lại.
Từ ngày 5 tháng 7 năm 1968, sáp nhập huyện Cần Giờ với hai xã Phú Hữu, Phước Khánh của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa để lập huyện Duyên Hải trực thuộc tỉnh Biên Hòa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Biên Hòa như trước cho đến đầu năm 1976.
Từ năm 1976 đến nay
Tháng 2 năm 1976, huyện Duyên Hải thuộc tỉnh Đồng Nai (tỉnh mới được thành lập do hợp nhất tỉnh Biên Hòa, tỉnh Bà Rịa và tỉnh Long Khánh trước đó).
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Duyên Hải được sáp nhập vào Thành phố Hồ Chí Minh (căn cứ theo nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4).
Huyện Duyên Hải bao gồm 7 xã: An Thới Đông, Bình Khánh, Cần Thạnh (trung tâm huyện lỵ), Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp và Thạnh An (trước đây huyện có 9 xã, tuy nhiên trong thời gian thuộc tỉnh Đồng Nai, chính quyền đã sáp nhập ba xã Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh và một phần xã Cần Thạnh thành xã Long Hòa).
Ngày 18 tháng 12 năm 1991, huyện Duyên Hải đổi lại tên cũ là huyện Cần Giờ theo Quyết định số 405-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP. Theo đó, thành lập thị trấn Cần Thạnh (thị trấn huyện lỵ huyện Cần Giờ) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Cần Thạnh.
Huyện Cần Giờ có 1 thị trấn và 6 xã như hiện nay.
1. Giới thiệu về huyện Cần Giờ
Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm huyện là thị trấn Cần Thạnh, cách trung tâm Thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, chiều dài từ Bắc xuống Nam của huyện là 35km, từ Đông sang Tây là 30km, có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với ranh giới là sông Thị Vải
- Phía Tây giáp hai huyện Cần Giuộc, Cần Đước thuộc tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang với ranh giới là sông Soài Rạp
- Phía Nam giáp Biển Đông
- Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè (qua sông Soài Rạp) và giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia).
Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ
Hiện nay huyện Cần Giờ bao gồm: thị trấn Cần Thạnh và 6 xã là: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Lý Nhơn, Long Hoà.
3. Diện tích và dân số
Huyện có diện tích 704,45 km², dân số năm 2019 là 71.526 người, mật độ dân số đạt 102 người/km².
4. Khí hậu
Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm từ 25oC-29oC, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc.Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá.
5. Thuỷ văn
Thủy triều: toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Độ mặn: vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò "kênh dẫn triều" đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn, lợ.
6. Kinh tế
Trong 30 năm qua, nghành nghề đánh bắt trên biển và nuôi trồng thủy sản trong hồ - ao được xem là kinh tế chủ lực của huyện miền biển. Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm trở thành “Nghành kinh tế mũi nhọn” bên cạnh những nghề truyền thống: trồng trọt, làm rừng, làm muối.... Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển từ đầu những năm thập niên 90 đến nay, nhưng vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế của huyện. Du lịch vẫn còn là tiềm năng, chưa trở thành sức mạnh thật sự.
Về ngư nghiệp: Cần Giờ đã phát triển đánh bắt xa bờ cả về số lượng phương tiện cũng như trang thiết bị hiện đại, năm 2007 nâng công suất tàu lên hơn gấp đôi so với năm 1995. Nghề nuôi nghêu ổn định và phát triển với diện tích 3.000 ha, chiếm 50% trong cơ cấu sản lượng ngư nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Đặc biệt, chương trình khai thác đất hoang, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần phát triển nghề nuôi tôm sú, tăng tỷ lệ lợi nhuận từ 0,5 đến 1,5 lần trong 01 vụ. Cùng với sản phẩm thủy sản, sản lượng muối bình quân hàng năm đạt trên 30.000 tấn đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân lao động.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Trong 9 tháng đầu năm 2005, giá trị sản lượng đạt 89,8 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 14,6% với cùng kỳ và đạt 103% so với kế hoạch. Trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu gia công hàn tiện, sản xuất nhỏ đạt 79 tỷ đồng, tăng 17,5% so vời cùng kỳ và tăng 20,7% kế hoạch; khu vực kinh tế quốc doanh đạt 108 tỷ đồng đạt 49,8% kế hoạch do sản lượng sản xuất mặt hàng cá philê, nghêu đạt thấp (51,6%). Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 5%, công nghiệp cơ khí đạt 86%, công nghiệp xay xát lượng thực, chế biến gỗ đạt 73% so với kế hoạch. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu đạt khá so với cùng kỳ gồm: muối thô 86.860 tấn (tăng 1.381 tấn), nước đá 26.550 tấn (tăng 2.450 tấn), bột cá 762 tấn (tăng 202 tấn).
Thương mại - Dịch vụ: Những năm qua, tất cả các thành phần kinh tế đều có mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo lượng hàng hóa, vật tư cung ứng cho tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn. Hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn không ngừng phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ. Khu du lịch 30 tháng 4 là một trong những điểm du lịch chủ yếu thu hút khách du lịch của huyện có số lượng ngày càng tăng, trong năm 2004 đã đón tiếp 390 ngàn lượt khách, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ 9 tháng đầu năm 2005 đạt 817,8 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ và đạt 63% kế hoạch.
Quy hoạch phát triển
Theo quy hoạch đến năm 2010, Cần Giờ sẽ có một số dự án, công trình trọng điểm như sau:
- Công trình xây dựng Cầu Bình Khánh (nối liền thành phố với huyện Cần Giờ) .
- Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Rừng Sác và hệ thống cầu trên tuyến đường này.
- Công trình đường ống dẫn nước ngọt từ thành phố (qua xã Bình Khánh) về huyện lỵ và các tuyến đường ống nhánh dẫn đến trung tâm các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn và Long Hòa .
- Công trình đường giao thông và Bến phà Bình Khánh – Nhơn Trạch .
- Công trình đường Vành đai (giai đoạn 1) và các cầu trên tuyến đường Vành đai ( Vàm Sát, An Nghĩa, Rạch Lá, Tắc Tày Đen …) ven sông Soài Rạp – Nhà Bè – Lòng Tàu, nối liền các xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Bình Khánh và Tam Thôn Hiệp
- Hoàn thành các dự án: Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (856 ha, có 600 ha lấn biển), các Khu du lịch – dân cư – nhà vườn Cần Thạnh – Long Hòa (1000 ha), Quảng trường Rừng Sác – thị trấn Cần Thạnh và Khu căn cứ kháng chiến Rừng Sác – xã Long Hòa (giai đoạn 1), các công trình Trung tâm sinh hoạt dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố (xã Long Hòa), Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao.
7. Văn hóa – Giáo dục
- Số lượng trường học tại huyện:
- Trường mầm non: 16
- Trường tiểu học: 15
- Trường trung học cơ sở: 5
- Trường trung học phổ thông: 3
- Trường Trung Cấp – Cao Đẳng – Đại Học: > 2
- Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia: 22/39
- Tình hình phổ cập giáo dục tại huyện:
- Tỷ lệ học sinh đến trường mầm non: 100%
- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 100%
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở: 100%
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông: 95%
- Danh hiệu văn hóa:
- Gia đình văn hóa: <96%
- Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới: 6 xã
- Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị: 1
- Ấp – Khu phố đạt chuẩn văn hóa: 33/33
8. Xã hội
Sau 30 năm kể từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đât Cần Giờ tuy vẫn còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ vào năm 1998 là 38,47% kéo giảm xuống còn 2,22% vào cuối năm 2003. Năm 2004, theo chuẩn mới (4 triệu/ người/năm), tỷ lệ này giảm còn 20%. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,46% (theo chuẩn 06 triệu đồng/năm).
Năm 2003, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mặt bằng học vấn dân cư đã đạt lớp gần lớp 8 vào năm 2007. Năm học 2007-2008, trên địa bàn huyện có 34 trường, 500 lớp với 15.469 học sinh các cấp học.
Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng cấp. Các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên y tế ấp và nhân viên sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 dân có 01 bác sĩ.
9. Giao thông
Cần Giờ là cửa ngõ đường thuỷ của thành phố Hồ Chí Minh. Tàu thuyền ngoài biển vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Nhà Bè vào cảng Sài Gòn, cách biển 80 km theo đường sông.
Hệ thống giao thông nông thôn phát triển nhanh, xây dựng mới đường bộ ở các xã (ngoại trừ xã đảo Thạnh An), đường Rừng Sác với kết cấu nền đường cấp phối sỏi đỏ hoàn thành năm 1986 hiện đang trong tiến trình nâng cấp, mở rộng, trải nhựa, cầu Dần Xây hoàn thành năm 2001, rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông tạo nhiều thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có việc khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái.
Huyện Cần Giờ đang được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa suốt 10 năm qua. Trong đó có những điểm nhấn đáng ghi nhận là:
10. Hệ thống giao thông
Đường bộ
Đường nội đô thị:
- Đường trục chính nội đồng: Dài 61,64km được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Giao Thông Vận Tải hỗ trợ vận chuyển hàng hóa tiện lợi
- Hệ thống đường liên xã: Dài 5.600 km được nhựa hóa và bê tông hóa.
- Đường trục liên ấp: Trên 1.000km đường được cứng hóa.
- Đường hẻm tổ, tổ sạch, không lầy lội: 10.549km.
Đường ngoài đô thị:
- Trục đường chính Cần Giờ – TP.HCM: Kết nối huyện lỵ với các quận trung tâm của Sài Gòn như quận 7, quận 4, quận 1 và nhiều khu đô thị lớn.
- Đường 15B: Dài hơn 3km có điểm đầu ở huyện Nhà Bè và điểm cuối ở cầu Cần Giờ được kết nối trực tiếp với đường Rừng Sác.
- Hệ thống cầu lớn:
- Cầu Cần Giờ sắp thi công: Dài 7 km kết nối trực tiếp trung tâm huyện lỵ với thành phố Hồ Chí Minh.
- Cầu vượt biển Cần Giờ sắp thi công: Dài 17km nối huyện lỵ với Vũng Tàu
- Hệ thống bến bãi:
- Bãi xe Cần Thạnh: 8ha
- Bãi xe Bình Khánh: 5ha
- Bến xe buýt Cần Giờ: 0,8ha.
Đường thủy
- Hệ thống đường bờ biển: Dài 23km thuận lợi để xây dựng cảng biển, khu du lịch lấn biển
- Hệ thống sông bao quanh: Sông Nhà Bè, Sông Vàm Sát, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Lôi Giáng, Giày Xay,…
- Hệ thống kênh rạch: Có hàng trăm kênh rạch lớn nhỏ như rạch Ông Nghĩa, Châu Hậu, Rạch Su, Dinh Cậu, Cây Khô, kênh Bà Hói, Lò Vôi, Mồng Năm, kênh Lớn, kênh Cả,…
- Cụm cảng trong ngoài huyện Cần Giờ:
- Cảng Hiệp Phước: 32km
- Cảng Tân Thuận: 35km
- Cảng Sài Gòn: 37km
- Cảng Cát Lái: 41km
- Cảng Tân Cảng Phú Hữu: 43km
- Cảng Container quận 9: 54km
- Cụm bến du thuyền nằm gần trung tâm huyện:
- Bến du thuyền Cần Giờ: 22km
- Bến du thuyền hầm Thủ Thiêm: 38km
- Bến du thuyền Novaland Bình Khánh: 43km
- Bến du thuyền Vinhomes Central Park Marina: 42km
- Bến du thuyền Saigon Lifestyle Cruises: 42km
- Bến du thuyền khu du lịch Bến Xưa: 48km
- Bến du thuyền Manhattan Glory: 53km
- Bến phà trong ngoài huyện:
- Bến phà An Thới Đông: 14km
- Bến Phà Thạnh An:22km
- Bến phà Cần Giờ Vũng Tàu: 22km
- Bến phà Bình Khánh 1 (Bình Khánh – Phú Xuân – Nhà Bè): 23km
- Bến phà Bình Khánh 2 (Bình Khánh – Hiệp Phước – Nhà Bè): 23km
- Bến phà Bình Khánh 3 (Bình Khánh – Nhơn Trạch – Đồng Nai): 22km
- Bến phà Lý Nhơn: 31km.
Đường cao tốc
- Bến Lức – Long Thành: 21km
- TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: 64km
- Cao tốc Tân Vạn: 67km
- TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: 69km
- TP.HCM – Trung Lương: 81km.
Đường hàng không
- Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 50km
- Sân bay quốc tế Long Thành – Đồng Nai: 75km.
11. Du lịch
Chiến khu rừng Sác
Nhắc tới chiến khu rừng Sác Cần Giờ là không khỏi bồi hồi và nhớ lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Nơi đây là đào tạo ra những người lính ưu tú, có những đóng góp lớn cho cách mạng nước ta.
Cùng tham gia trải nghiệm chui những đường hầm nhỏ xíu dưới lòng đất tại khu căn cứ Cần Giờ. Như vậy, bạn có thể hiểu được sự khó khăn, thử thách mà các người lính phải đối mặt. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy thêm tự hào và yêu quý lịch sử dân tộc.
Lăng Ông Thủy Tướng
Lăng Ông Thủy Tướng tồn tại vào khoảng giữa thế kỉ 18 đến thế kỉ 19, bên trong Lăng Ông trưng bày một bộ xương phục dựng của Cá Ông dài đến 12m, cùng các dụng cụ ra khơi, đánh bắt lúc xưa.
Lăng Ông mở cửa cho mọi du khách đến viếng, cúng bái. Nếu bạn muốn đến đây thì hãy đến vào dịp rằm tháng 8 âm lịch, ngày chính từ 14-17/8 âm lịch có lễ hội "Nghinh Ông" nổi tiếng, thu hút nhiều hoạt động nhằm tôn vinh các vị thần biển cả và Cá Ông.
Khu du lịch sinh thái biển Phương Nam
Đây được coi là khu nghỉ dưỡng sinh thái biển độc đá nhất của Cần Giờ. Nằm cách Sài Gòn chỉ 60km nên các bạn có thể di chuyển bằng xe máy khoảng 1 giờ 30’ đến 2 giờ là đến nơi. Nơi này có một khuôn viên rộng rãi với hồ bơi và 70 phòng nghỉ khác nhau được trang bị đầy đủ tiện nghi. Điểm nhấn ở đây còn có hồ bơi rộng rãi cho bạn tắm. Giá vé ngày thường là 50k/người còn ngày lễ là 75k/người.
Sau khi xõa nước xong, bạn kéo nhau ra cầu Nam Hải chụp chẹt. Cây cầu này được coi là địa điểm nổi tiếng nhất của Phương Nam Pearl Resort. Không chỉ có phần đầu cầu mà phía giữa cầu cũng là background tuyệt đẹp cho bạn sống ảo đấy.
Về ăn uống thì du khác có thể ăn uống ngay trong khu du lịch này. Tuy nhiên mức gia khá là cao. Để tiết kiệm hơn thì bạn có thể ra chợ Hàng Dương mua hải sản mang vào. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ nhỏ nhé.
Chợ hải sản Hàng Dương
Địa điểm du lịch Cần Giờ này được coi là thiên đường hải sản lớn bậc nhất Sài Gòn. Nơi này có vô số các loại hải sản tươi sống và giá lại rẻ nữa.
Bước chân vào trong chợ, du khách sẽ phải choáng ngợp bởi vô số các thau đựng hải sản được xếp san sát nhau, thêm vào đó là rất nhiều những chảo hải sản nóng hổi thơm lừng khiến người ta hoa cả mắt. Đây là điểm đến mua hải sản của không chỉ người dân địa phương mà còn của cả du khách nữa. Dân phượt ở Sài Gòn cũng thường chọn chợ Hàng Dương là điểm đến không thể bỏ qua. Không chỉ có đa dạng hải sản tươi ngon mà giá cả ở đây cũng rất rẻ.
Hầu hết hải sản trong chợ đều tươi roi rói, con nào con nấy mập mạp mà thịt chắc lắm. Món hấp dẫn nhất trong chợ phải là ghẹ, cua cúm, tôm tích,…. Ngoài ra thì bạn còn có thể mua hải sản chế biến sẵn nữa. Các quán trong chợ lúc nào cũng đông đúc người ra kẻ vào. Một nét độc đáo nữa ở chợ chính là dịch vụ chế biến hải sản tại chỗ. Du khách có thể chọn mua hải sản rồi sau đó nhờ người bán chế biến giúp. Xong xuôi bạn xách đồ ra biển vừa ăn hải sản vừa ngắm biển cứ gọi là bao đã.
Bãi biển 30/4
Biển 30/4 nằm cách trung tâm Sài Gòn chừng 50km. Để đến địa điểm du lịch Cần Giờ này bạn đi xe máy đến cầu Tân Thuận, sau đỏ rẽ vào Nguyễn Văn Linh để ra đường Huỳnh Tấn Phát. Tiếp đó bạn chạy xe đến cuối đường là phà Bình Khánh. Qua phà và đi thẳng đường Rừng Sác là đến biển 30/4.
Mới đến đây, ai cũng ngạc nhiên vì cát biển đen sì. Đừng sợ nhé, không phải do biển bẩn đâu. Nguyên nhân là vì đặc tính địa lý của nó mà thôi. Bù lại đây cũng là một trong những bải biển cát đen đẹp nhất ở Việt Nam đấy. Du khách đến đây có thể thoải mái vui chơi tắm biển hoặc tổ chức teambuilding. Với khung cảnh hoang sơ và yên tĩnh, các thánh sống ảo cũng tha hồ chọn được góc chụp cực “deep” để câu like nữa. Bên cạnh đó, ở dọc bờ biển cũng có nhiều quán hải sản ngon cho bạn thưởng thức nhé.
Đảo Khỉ
Đảo Khỉ là điểm đến thú vị mà du khách nên check-in khi đến Cần Giờ. Gọi là đảo Khỉ tất nhiều là vì có nhiều khỉ rồi. Đây là nơi cư trú của hơn 1000 chú khỉ với nhiều loại khác nhau. Giá vé bào tham quan ngày thường là 30k còn ngày cuối tuần là 35k.
Vào tham quan, các bạn cần chú ý đến tư trang, điện thoại, túi xách nhé. Khỉ ở đây đáng yêu thật đấy nhưng dạn người và nghịch ngợm lắm. Không để ý là sẽ bị chúng giật mất đồ rồi nhảy tít lên ngọn cây cao luôn. Nhiều du khách đã phải dở khóc dở cười khi bị giật mất đồ mà không biết trách ai. Ngoài tham quan và xem khỉ, du khách còn có thể thưởng thức xiếc khỉ, xiếc cá voi, hoặc tham quan khu bảo tồn cá sầu hay câu cá sấu giải trí nữa.
Khu du lịch Vàm Sát
Nằm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ và cách TP.HCM khoảng hơn 40km, đây được xem như là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn trốn nắng và thư giãn cuối tuần. Vàm Sát được WTO công nhận là khu du lịch sinh thái phát triển bền vững nhất của thế giới ở Việt Nam. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Điểm xuyết qua những dòng sông xanh biếc là những bầy chim cò đang kiếm ăn. Đi len lỏi vào trong, du khách sẽ được nhìn thấy những đàn dơi treo mình ẩn vào những tán lá,…
Đến đây, bạn còn có thể khám phá nhiều khu rừng ngập mặn, khu câu cua giải trí, khu bảo tồn Dơi Nghệ, chinh phục ngọn tháp Tang Bồng cao 26m, tham quan khu bảo tồn Chim, đi bộ qua con đường xuyên rừng độc đáo, tham quan rừng thú tự nhiên, lắc lư trên những chiếc cầu treo, … và thưởng thức nhiều món ngon hấp dẫn nữa nhé.
12. Món ăn
Cá thòi lòi trộn gỏi lìm kìm
Một đặc sản Cần Giờ mà nhiều du khách sẽ muốn nếm thử chắc chắn sẽ là món cá thòi lòi trộn gỏi lìm kìm. Món ăn sử dụng cá thòi lòi, một loài cá thường sống tại các khu vực bãi bùn lầy cửa sông, nổi tiếng với phần thịt vừa ngọt lại mềm.
Còn lá lìm kìm là một loại dây leo, thân mềm xanh ngắt và khá nhỏ. Món gỏi này làm khá nhanh, nhưng ngon hay không lại phụ thuộc vào việc làm mắm trộn gỏi nữa đấy. Gỏi khá lạ miệng nhưng hương vị cực kỳ ngon, ăn thử một lần là nhớ mãi luôn.
Xoài cát Cần Giờ
Bạn sẽ bất ngờ khi biết đặc sản Cần Giờ còn có cả xoài cát nữa đấy! Xoài cát nơi đây sẽ làm thực khách ngây ngất với hương thơm lừng, vị ngọt thanh. Quả xoài có hình dáng thon dài, lúc chín thì vàng nhạt, ăn vào ngọt mà lại mát.
Đặc biệt xoài cát Cần Giờ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, Vitamin, Canxi, protein, lipid,... rất tốt cho cơ thể. Ghé thăm Cần Giờ đợt này phải làm vài ký xoài về làm quà chứ nhỉ!
Canh chua cá khoai
Một đặc sản Cần Giờ siêu ngon tiếp theo nữa sẽ là món canh chua cá khoai. Món canh này sử dụng cá khoai, là loại cá có thịt vừa ngọt vừa béo kết hợp hoàn hảo với các loại đồ chua nấu canh mang đến hương vị cực kỳ tuyệt vời. Ăn món này vào những ngày nóng bức thì thật sự rất hợp lý, đây cũng là món ăn phổ biến trong bữa cơm thường ngày của người dân Cần Giờ.
Vịt nước mặn Vàm Sát
Đặc sản Cần Giờ đúng là trên bờ hay dưới biển gì cũng có! Tiếp theo đây món vịt nước mặn Vàm Sát sẽ làm bạn ngây ngất. Loại vịt nước mặn này được thả nuôi trong các đầm nước mặn tại Vàm Sát, vịt được thoải mái vận động nên cho thịt vừa chắc vừa ngọt, không lo mỡ quá nhiều.
Vịt nước mặn Vàm Sát thì ngon nhất chính là nướng rơm, khi nướng lên vịt sẽ có màu vàng ửng trông rất hấp dẫn. Mùi hương thì cực kỳ thơm, cắn vào sẽ thấy thịt mềm lại đậm vị, món thịt vịt này ăn cùng với nhiều loại rau và nước chấm nữa thì mới đúng bài nhé.
Cá dứa một nắng
Bạn đã bao giờ nghe đến món cá dứa một nắng hay chưa? Cá sau khi bắt lên sẽ được rửa sạch, cắt đôi rồi ướp muối trong 1 giờ, sau đó rửa lại và mang đi phơi nắng. Với cá dứa, ta chỉ cần nướng lên đã có ngay một món ăn hấp dẫn rồi đấy! Ngoài ra, cá dứa có thể dùng để làm nhiều món như gỏi khô, cơm vắt khô, nấu canh nữa nha.
Dừa nước
Dừa nước là loại dừa mọc theo từng buồng ở các đầm lầy Cần Giờ! Khi muốn thưởng thức, người ta sẽ bổ đôi trái dừa ra, dùng muỗng nạo phần cơm dừa rồi đem pha với nước đường cùng đá lạnh là xong. Phần cơm dừa cũng có thể làm mứt, nấu chè nữa. Công dụng của dừa thì khỏi bàn, có thể giúp thanh độc, giải nhiệt, trị cao huyết áp nên cứ an tâm mà ‘xơi’.
Tôm tít cháy tỏi
Bỏ qua món đặc sản Cần Giờ tôm tít cháy tỏi sẽ là điều thiếu sót lớn khi du lịch nơi đây. Tôm tít phải là loại tươi sống ngon nhất, được bắt từ biển Cần Giờ về. Các loại tôm tại Cần Giờ thì vừa to vừa nhiều thịt nên ăn rất đã, tôm tít mang đi cháy tỏi nữa thì quá ngon luôn.
Ăn món tôm tít cháy tỏi này thì ngoài vị ngọt béo của thịt tôm thì ta còn cảm nhận được mùi thơm phức của tỏi nữa nha. Đảm bảo không còn mỹ từ nào có thể miêu tả về độ ngon của món ăn này.
Địa sâm
Địa sâm nổi tiếng là đặc sản Cần Giờ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe khi thưởng thức. Địa sâm sẽ có hai loại là: địa sâm tươi và địa sâm khô. Địa sâm tươi thì có thể chế biến thành các món từ nướng, xào, rán và cả nấu cháo. Còn với địa sâm khô thì chủ yếu là dùng để làm ngọt nước khi chế biến. Địa sâm do tự bản thân đã có vị ngọt tự nhiên nên việc chế biến cũng khá đơn giản.
Mãng cầu
Cùng với dừa nước và xoài cát, mãng cầu cũng là loại trái cây đặc sản Cần Giờ nổi tiếng. Mãng cầu nơi đây có hương vị thơm ngon, quả lớn, thịt lại dai và dày, vị ngọt lịm. Mãng cầu Cần Giờ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể khi ăn. Ngoài ăn trực tiếp, mãng cầu còn có thể xay ra để làm sinh tố hoặc các loại sữa chua nữa đó.
Cơm cháy chà bông
Cơm cháy chà bông là một món ăn đặc sản khá dân dã tại Cần Giờ! Tuy nhiên món cơm cháy chà bông nơi đây lại có sự khác biệt khá nhiều về cách chế biến. Phần xôi trước hết được cán mỏng, được bọc quanh là các loại thịt, ốc, gia vị để tạo thành hình bánh gối. Món đặc sản Cần Giờ này đã làm cho không biết bao nhiều du khách phải ngất ngây sau khi thưởng thức đấy!
13. Tiềm năng bất động sản huyện Cần Giờ
Ai cũng thấy tiềm năng tiềm năng bất động sản Cần Giờ rất lớn nhưng đầu tư như thế nào và đầu tư vào thời điểm nào thì hợp lý. Giá trị bất động sản phụ thuộc vào rất nhiều vào hạ tầng, nó sẽ tăng lên khi có đường đi qua, có cầu dẫn đến, trung tâm thương mại, hay bất kỳ tiện ích nào mọc lên gần đó. Và Cần Giờ thời gian tới sẽ có rất nhiều cú hít từ việc Cầu Cần Giờ nối Nhà Bè, Cao tốc Bến Lức Long Thành đi ngang qua Cần Giờ, Sân bay Cần Giờ, Tuyến Bus thủy kết nối TP HCM và Vũng Tàu, Khu du lịch sinh thái Đảo khỉ, Rừng xác, và đặc biệt Khu đô thị du lịch lấn biển Vinhomes Cần Giờ của Vingroup đang rất được mong chờ, sẽ là cú hít cho thị trường bất động sản Cần Giờ và Vinhomes Cần Giờ sẽ là biểu tượng của Tp. Hồ Chí Minh và cả Việt Nam. Tấc cả những thông tin đó Nhà đầu tư sẽ tổng hợp và cảm nhận để đưa ra cho mình quyết định tốt nhất thời điểm và loại hình đầu tư bất động sản ở Cần Giờ. Quý nhà đầu tư có thể làm chuyến xe xuống Cần Giờ đi ăn hải sản và ngắm trăng rồi từ từ tìm hiểu thêm.
Có 1 nhược điểm mà không phải ai cũng có thể đầu tư được Bất động sản ở Cần giờ là ở đây không có đất nhỏ hầu như toàn 5000m² trở lên nên vì thế giá đất ở Cần Giờ có những chỗ chỉ 1-2tr/m² nhưng tổng vốn đầu tư cũng khá lớn.
Và quy hoạch ở Cần Giờ rất đặc biệt nên không phải cứ mua đất nông nghiệp là có thể lên thổ cư được hoặc có những chỗ có thể thay đổi quy hoạch trong tương lai nên khi tìm hiểu về Bất động sản ở đây thì nên nghiên cứu kỹ.
Và xác định Cần giờ là của để dành như chính cái tên của nó – Cần Thời Gian vì có thể sẽ chờ hơi lâu nhưng chờ được thì lại thu hoạch rất lớn và hiện tại Bất động sản Cần Giờ vẫn tăng nhẹ, tăng đều và rất ít người bán.
Dự án Khu đô thị biển Vinhomes Cần Giờ chính là điểm nhấn để biến Cần Giờ thành 1 nơi mà ai cũng muốn đến khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại từ Cần Giờ có thể nhìn sang Vũng Tàu nhưng chênh lệch giá Bất động sản 2 bên có thể nói có thể lên đến mấy chục lần, vậy bất động sản Cần Giờ cũng có thể bằng hoặc hơn Vũng Tàu nếu dự án này triển khai.
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước vẫn mong chờ 1 ngày Cần Giờ sẽ trở thành LONG BEACH của Việt Nam.
14. Dự án bất động sản huyện Cần Giờ
La Maison De Cần Giờ
- Dự án: La Maison De Cần Giờ
- Vị trí: Đường Lương Văn Nho, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TP. HCM
- Tổng diện tích đất: 56.89ha
- Loại hình: Đất nền biệt thự, nhà phố
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây dựng – Kinh doanh nhà Phước Lộc
- Tổng diện tích: 56,89ha
- Số sản phẩm: 338 biệt thự, 246 nên nhà phố và 224 nền đất
- Khởi công: 2017
- Giá từ: 1,5 tỷ - 2,7 tỷ.