Lịch sử

Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.

Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).

Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).

Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do một phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).

Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12 ngày nay.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.

Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân và xã Tân Thới Nhứt đổi lại thành Tân Thới Nhất.

Như thế huyện Hóc Môn bao gồm 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng.

Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 3 xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp.

Ngày 27 tháng 8 năm 1988, quyết định 136-HĐBT của Hội Đồng bộ trưởng về việc:

  • Chia xã Tân Thới Nhất thành 2 xã: Tân Thới Nhất và Bà Điểm
  • Thành lập xã Tân Chánh Hiệp trên cơ sở phần đất của 2 xã: Đông Hưng Thuận (một phần ấp Hàng Sao và một phần ấp Tân Hưng) và Trung Mỹ (ấp Đông và ấp Tây).

Cuối năm 1996, huyện Hóc Môn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, tách 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Thới Tam Thôn) và 273 ha diện tích tự nhiên với 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Tân Xuân) để thành lập Quận 12.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc:

  • Thành lập xã Trung Chánh trên cơ sở 174,30 ha diện tích tự nhiên và 19.715 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
  • Thành lập xã Xuân Thới Đông trên cơ sở 308,90 ha diện tích tự nhiên và 15.877 nhân khẩu của xã Tân Xuân.

Huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn như hiện nay.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sophia Garden, khu đô thị Xuân Thới Sơn… đều nằm ở phía nam huyện và giáp ranh với Quận 12.

1. Giới thiệu về huyện Hóc Môn

Hóc Môn là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, nằm giữa huyện Củ Chi và quận 12, cách trung tâm thành phố 20 km. Là vùng đất gắn liền với địa danh nổi tiếng Mười Tám Thôn Vườn Trầu (Thập bát phù viên). Huyện có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ tương đối hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, Hóc Môn cũng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch vô cùng ổn định. Đây là những nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện diễn ra nhanh hơn.

2. Vị trí địa lý

Huyện Hóc Môn nằm ở phía Tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:

  • Phía Đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía Tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
  • Phía Nam giáp Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh
  • Phía Bắc giáp huyện Củ Chi.

Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn

Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn

Huyện Hóc Môn bao gồm có 1 thị trấn và 11 xã: Thị Trấn Hóc Môn, các xã bao gồm: Đông Thạnh, Bà Điểm, Nhị Bình, Tân Thới Nhì, Tân Hiệp, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Đông.

3. Diện tích và dân số

Tổng diện tích là 110,18 km². Dân số của Huyện Hóc Môn năm 2019 là 542.000 người theo số liệu từ cục thống kê TP.HCM.

4. Khí hậu - Nhiệt độ 

Cùng chung đặc điểm của TP.HCM, huyện Hóc Môn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ cao tương đối ổn định, trung bình từ 25-29 độ C.

Mùa hè kéo dài trong 2,1 tháng, từ 11 tháng 3 đến 14 tháng 5, với nhiệt độ cao trung bình hàng ngày trên 34°C. Tháng nóng nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 4, với nhiệt độ cao trung bình là 35°C và nhiệt độ thấp trung bình là 26°C.

Mùa đông kéo dài trong 5,8 tháng, từ 20 tháng 7 đến 14 tháng 1, với nhiệt độ cao trung bình dưới 32°C. Tháng lạnh nhất trong năm ở Hóc Môn là Tháng 12, với nhiệt độ thấp trung bình là 22°C và nhiệt độ cao trung bình là 31°C.

5. Kinh tế

Giai đoạn 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch từ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại - Dịch vụ sang cơ cấu Công nghiệp – Tiểu tủ công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ, Nông nghiệp. Dự kiến giai đoạn 2006 - 2010 sẽ giữ vững cơ cấu này. Dự báo đến năm 2010 tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm chỉ còn dưới 10% trong tổng giá trị sản xuất - kinh doanh - dịch vụ.

Huyện đã mời gọi đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều khu dân cư và khu Công nghiệp. Nhiều cụm dân cư mới đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: cụm dân cư của công ty Việt Tân, công ty Hoàng Hải, công ty Đại Hải, DNTN Anh Toàn, Công ty Thịnh Hưng Phú, Công ty xây dựng và Phát triển Nhà Gò Môn, Công ty Xuất Nhập Khẩu; cụm công nghiệp Xuân Thới Sơn đang xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều cụm dân cư và cụm công nghiệp đang được lập dự án đầu tư.

Quy hoạch phát triển

Trong những năm tới, huyện sẽ tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế và xã hội. Trong đó, tập trung điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và hoàn thiện qui hoạch chi tiết 1/2000. Thực hiện qui hoạch chi tiết 1/500 khi có nhà đầu tư. Đẩy mạnh và hoàn thiện các dự án cụm dân cư tập trung và công nghiệp - dân cư đã xác định quy hoạch. Cải tạo và nâng cấp đường giao thông nông thôn; Từng bước thực hiện kết nối giao thông của huyện với các đường vành đai do Bộ và thành phố đầu tư. Tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới tiêu thoát nước: hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước đầu mối, tiêu thoát nước dọc theo các tuyến đường; hoàn chỉnh tiêu thoát nước ở các khu dân cư tập trung, các khu thường bị ngập úng. Phát triển mạng lưới cung cấp nước công nghiệp theo nguồn nhà máy nước sông Sài Gòn; tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch nông thôn.

Các dự án quy hoạch lớn trên địa bàn huyện:

  • Khu dân cư Vườn Trầu – xã Bà Điểm
  • Khu dân cư Cầu Dừa – xã Đông Thạnh
  • Cụm công nghiệp – Khu dân cư đô thị mới Nhị Xuân
  • Khu dân cư dọc kênh An Hạ xã Tân Thới Nhì
  • Khu dân cư dọc Hương lộ 80B – Xã Thới Tam Thôn
  • Khu dân cư Thị Tứ Cầu Lớn – xã Xuân Thới Sơn
  • Khu dân cư Ngã Ba Giòng – xã Xuân Thới Thượng.

6. Xã hội

Trong 5 năm từ 2001 - 2005, ngành giáo dục huyện phát triển đồng đều ở cả 3 ngành học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Năm học 2004-2005, toàn huyện có 20 trường mầm non, mẫu giáo; 9 nhóm nhà trẻ gia đình; 23 trường tiểu học; 12 trường Trung học cơ sở  và 3 đơn vị trực thuộc. Cũng trong năm học này, thành phố đồng ý cho Hóc Môn thành lập 2 trường Trung học phổ thông là trường Nguyễn Hữu Tiến (ở xã Đông Thạnh) và trường Nguyễn Văn Cừ (ở xã Xuân Thới Thượng).

Trung tâm văn hóa huyện có một nhà hát với khán phòng 1.234 chỗ ngồi phục vụ biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên, tổ chức các hoạt động hội thi, hội diễn, Maketing, họp mặt chuyên đề… cùng với các chức năng có các hoạt động sự nghiệp và để tổ chức các lớp năng khiếu, tập luyện, phòng khiêu vũ, thu âm, hội quán sinh hoạt đờn ca tài tử… với các trang thiết bị phục vụ các hoạt động nêu trên.

7. Giao thông

Đường bộ

  • Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á): đoạn qua địa bàn xã Hóc Môn dài 5km, nối huyện lỵ với huyện Củ Chi và cửa khẩu Mộc Bài.
  • Quốc lộ 1A: đoạn qua địa bàn huyện dài 2km, nối từ An Sương (quận 12) đến Bà Điểm của Hóc Môn và đi các tỉnh miền Đông, miền Tây.
  • Tỉnh lộ 9, 14, 15, 16 chạy khắp các xã và thị trấn, kết nối vùng với huyện Củ Chi, quận 12, Bình Dương, Tây Ninh, Long An.

Hệ thống bến bãi

Bến xe An Sương rộng 1,6 hecta và bến xe Xuyên Á rộng 25 hecta.

Đường sắt

  • Đường sắt liên đô thị TP.HCM – Tây Ninh dài 139km, kết nối huyện Hóc Môn với quận 12, huyện Củ Chi, cửa khẩu Xa Mát của huyện Tân Biên, Tây Ninh.
  • Tuyến đường sắt quốc gia phía Tây TP.HCM: Nối huyện Hóc Môn với huyện Bình Chánh và tỉnh Bình Dương.
  • Tuyến Metro số 2: Nối huyện Hóc Môn với quận 1, quận 2, huyện Củ Chi và tỉnh Tây Ninh.

Đường thủy

Sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn huyện dài 17km, nối Hóc Môn với Củ Chi và nhiều quận trung tâm. Ngoài ra còn có hệ thống sông rạch chẳng chịt như rạch Bến Cát, rạch Bà Hồng, rạch Tra, kênh Cầu Xáng… Gần Hóc Môn có nhiều cụm cảng, cụm tàu thuyền.

8. Giáo dục

Trường mầm non: Mầm non Tư thục Sao Mai, Mầm non Tân Xuân, Mầm non Xuân Thới Đông, Mầm non 23/11, Mầm non Nhật Mỹ, Mầm non Hoa Mai…

Trường tiểu học: TH Trần Văn Danh, TH Xuân Thới Thượng, TH Tân Xuân, TH Dương Công Khi, TH Nhị Xuân, TH Tân Hiệp, TH Thới Tam, TH Trần Văn Mười, TH Nguyễn An Ninh, TH Bùi Văn Ngữ, TH Mỹ Huề…

Trường THCS: THCS Thị trấn Hóc Môn, THCS Nguyễn An Khương, THCS Nguyễn Hồng Đào, THCS Xuân Thới Thượng, THCS Tân Xuân, THCS Tô Ký, THCS Bà Điểm, THCS Đỗ Văn Dậy, THCS Phan Công Hớn…

Trường THPT: THPT Bà Điểm, THPT Phạm Văn Sáng, THPT Lý Thường Kiệt, THPT Nguyễn Hữu Cầu, THPT Nguyễn Văn Cừ, THPT Tô Ký…

9. Y tế

Bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn

  • Trạm Y tế Thị trấn Hóc Môn
  • Trạm Y tế Xã Trung Chánh
  • Trạm Y tế Xã Bà Điểm
  • Trạm Y tế Xã Đông Thạnh
  • Trạm Y tế Xã Nhị Bình
  • Trạm Y tế Xã Tân Hiệp
  • Trạm Y tế Xã Tân Thới Nhì
  • Trạm Y tế Xã Tân Xuân huyện
  • Trạm Y tế Xã Thới Tam Thôn
  • Trạm Y tế Xã Xuân Thới Đông
  • Trạm Y tế Xã Xuân Thới Sơn
  • Trạm Y tế Xã Xuân Thới Thượng.

10. Du lịch 

Chùa Pháp Bửu

Chùa Pháp Bửu được đánh giá là địa điểm nổi tiếng nhất và nằm trong top 10 địa điểm du khách nên ghé thăm khi đến Hóc Môn. Đến với nơi này, bạn sẽ cảm giác được sự yên tĩnh và tránh xa những ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống thành thị. Đặc biệt, nếu bạn là tín đồ của Phật giáo thì chắc chắn không nên bỏ qua ngôi chùa linh thiên này.

Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp là ngôi chùa lớn, được nhiều người ghé đến để dâng hương. Đặc biệt vào những ngày rằm hay ngày lễ, chùa đón nhận số lượng phật tử, người hướng phật đông đảo.

Trải qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp chùa đã thay đổi diện mạo mới với khuôn viên rộng lớn và được bao phủ bởi hệ thống cây xanh thoáng mát.

Chùa có quy mô 756m2, được xây dựng theo lối kiến trúc chữ công. Ngôi chùa mang nét đẹp cổ kính, phảng phất hơi hướng của những ngôi chùa cổ xưa ở Bắc Bộ với góc đao cong vút, 2 tầng mái ngói đỏ hơm. Toàn bộ móng, cột, đà, trần và mái đều được đúc bê tông kiên cố. Nền sử dụng gạch granite nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Toàn bộ hệ thống cửa, bàn thờ đều làm từ gỗ quý, chạm trổ tinh xảo.

Không những thế, chùa Hoằng Pháp là địa điểm lý tưởng dành cho các em học sinh hay những bạn trẻ đến sinh hoạt. Mỗi dịp hè về chùa có rất nhiều khóa tu, các bạn có thể đăng ký để có thêm những bài học và trải nghiệm cuộc sống.

Công viên cá Koi Nhật Bản - Rin Rin Park

Dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân Nhật Bản đã cho ra đời công trình độc đáo - Công viên cá Koi Rin Rin Park, quy mô 20.000m2.

Công việc được thiết kế thông minh với sự góp mặt xuyên suốt khuôn viên là những cây cảnh, bonsai được tạo hình độc đáo. Xen kẽ với đó là những hòn đá được điêu khắc, mài dũa tỉ mỉ. Bước chân tới đây, bạn sẽ choáng ngợp trước cảnh vật và ngỡ đang lạc đến Nhật Bản. 

Điểm đặc biệt tại nơi đây chính là đàn cá Koi đa sắc màu tung tăng bơi lội được nhập khẩu từ xứ sở hoa anh đào. Cá Koi là một cá quý ở Nhật Bản, loài cá hiền hòa và sở hữu chiếc bụng đói nên du khách thoải mái cho chúng ăn.

Khu du lịch sinh thái Villa H2O

Khu du lịch sinh thái Villa H2O cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Đây sẽ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho gia đình bạn vào những ngày cuối tuần. Bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, bầu không khí mát mẻ và tránh xa ồn ào của phố thị.

Villa H2O Hóc Môn sẽ mang bạn trở về với những hình ảnh thân thuộc của làng quê Nam Bộ như: Xe bò, lu nước, gáo dừa,... Tất cả hiện lên một cách mộc mạc, gần gũi đưa bạn ngược dòng về với ký ức xưa bình dị, nơi lưu giữ những kỷ niệm.

Bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên và thỏa thích chơi các trò chơi hấp dẫn như: bóng chuyền, câu cá, tennis, bơi lội, du thuyền trên sông,... những hoạt động này sẽ giúp bạn xóa tan mọi lo âu, mệt mỏi luôn ẩn chứa trong bạn.

Cùng với đó, bạn vừa có những phút giây thư giãn vừa được thả hồn ngắm nhìn những cảnh vật, hồ nước nên thơ. Tại Villa H2O có khu cà phê sân vườn, địa điểm lý tưởng đê khách hàng tĩnh tâm nhâm nhu tách cà phê.

Không những thế, tại khu ẩm thực có nhà hàng Nhà Xưa được thiết kế sang trọng với nhà hàng thủy tạ xen lẫn nhà cổ với vị trí đắt giá giữa hồ cá và thác nước. Nơi đây phù hợp để tổ chức các chương trình gặp mặt, sinh nhật cưới hỏi. 

Khu di tích Ngã Ba Giồng

Ngã Ba Giồng là nơi ghi dấu lịch sử dân tộc, nhớ ơn những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Họ đã kiên cường, bất khuất không khoan nhượng trước những tội ác của thực dân Pháp.

Khu du tích lịch sử có diện tích 2.300m2. Đây là dự án mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa với các vật thể, phi vật thể theo năm tháng của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) với các công trình bao gồm: Đền tưởng niệm, nhà trưng bày, quảng trường với 3 cụm tượng đài và vườn trầu cau.

Đến với khu di tích Ngã Ba Giồng bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, an yên, trầm mặc. Cùng với đó, bạn sẽ có thêm những kiến thức về sự kiện lịch sử thú vị.

Cánh đồng hoa Nhị Bình

Cánh đồng hoa Nhị Bình là một địa điểm rất lý tưởng cho những bạn có đam mê chụp ảnh. Tại nơi đây được trồng nhiều loại hoa khác nhau kết hợp với bầu trời trong xanh tạo nên một cảnh đẹp rất lộng lẫy và mê hồn. Khi đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ cảm giác không khí tết đang cận kề. Cánh đồng hoa này thật sự là một điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ.

Di Tích Dinh Quận Hóc Môn (Bảo Tàng Huyện Hóc Môn)

Di tích Dinh Quận Hóc Môn cũng là một trong những địa điểm đáng ghé thăm khi đặt chân đến Hóc Môn. Nơi đây chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử của nước nhà. Đặc biệt, di tích này rất phù hợp cho những lớp học muốn tổ chức hoạt động ngoại khóa học hỏi và tận mắt chứng kiến những hiện vật lịch sử của nước ta.

Chùa Vĩnh Phước

Chùa Vĩnh Phước là ngôi chùa của các sư cô, chùa tọa lạc trên đường Trường Chinh nên du khách rất dễ ghé thăm. Tại nơi đây không gian rất yên tĩnh nhưng không kém phần ấm cúng. Ngôi chùa với rất nhiều cây xanh vì thế khi đến nơi đây, bạn như được hòa mình vào chốn linh thiêng phật pháp cùng với tiếng chim ca líu lo. Và cũng nhờ có nhiều cây xanh nên vào mùa nắng nóng, bạn cũng có thể nghỉ chân dưới những tán cây ấy và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh.

11. Ẩm thực

Hóc Môn nổi tiếng với đa dạng món ăn ngon, không gian thoáng đãng sạch sẽ. Với mức giá bình dân nhưng chất lượng món ăn lại không kém gì trong nhà hàng cao sang. Một số địa điểm bạn không nên bỏ qua:

Gà bó xôi 1Ngon

Nếu có dịp ghé qua nơi đây, bạn đừng bỏ lỡ Gà bó xôi 1Ngon nhé, bởi thực đơn đa dạng, hương vị món ăn nơi đây tuyệt vời đến mức bạn thử một lần chắc chắn sẽ ghé lại lần thứ hai. Quán sẽ không làm bạn thất vọng về chất lượng món ăn cũng như cách phục vụ.

Gỏi vịt Cô Lệ

Team mê thịt vịt chắc hẳn đã từng nghe đến quán gỏi vịt Cô Lệ. Các thực khách đã từng ăn tại đây đều dành nhiều lời khen cho quán. Với nước mắm chua ngọt đậm đà, thịt vịt mềm và các rau trộn gỏi đều rất tươi và thấm gia vị đã mang đến một món ăn có hương vị khó quên. Hơn nữa, đậu phộng bùi bùi và hành phi rang giòn đã làm gia tăng sự hấp dẫn món ăn. Quán cô Lệ còn phục vụ thêm cháo để ăn kèm.

Bánh cuốn Lộc

Bánh cuốn là món ăn phù hợp để ăn vào mọi thời điểm trong ngày và được rất nhiều thực khách yêu thích. Một trong những quán bánh cuốn nổi tiếng ở Hóc Môn chính là bánh cuốn Lộc. Điểm thu hút tại bánh cuốn Lộc chính là lớp bánh cuốn dai ngon kết hợp với phần nhân đậm đà. Lớp nhân thịt bằm và nấm mèo được nêm nếm vừa ăn mang lại hương vị hấp dẫn cho món ăn. Ăn kèm với bánh cuốn là vô số topping như chả cốm, chả bì, chả lụa, giá, rau thơm và hành phi,… và nước mắm thơm ngon.

Mì vịt tiềm

Không chỉ được trình bày rất ngon mắt, món mì tại quán có hương vị thơm ngon khó cưỡng. Thịt vịt được ướp thấm gia vị, tiềm cùng với các nguyên liệu thuốc bắc cho mềm nên nước dùng sẽ có hương vị ngọt thanh và mùi hương thoảng của thuốc Bắc. Ngoài ra, sợi mì tại quán cũng rất dai ngon khi kết hợp với nước dùng tạo nên một món ăn vừa ngon vừa bổ.

Bò tơ Tây Ninh Sáu Tâm

Tại đây, thực khách sẽ được trải nghiệm các món đặc sản Tây Ninh như bò lụi sả, bò nhúng dấm, gỏi bò, bò ướp sốt,… Bò tơ Tây Ninh Sáu Tâm nổi tiếng với chất lượng thịt bò vô cùng mềm thơm vô cùng tươi ngon. Nguyên liệu thịt bò được chế biến theo công thức riêng của quán cùng với sự biến tấu không ngừng nên luôn đảm bảo được sự tươi ngon và độc đáo trong món ăn. Bò tơ Sáu Tâm cũng là địa điểm phù hợp cho việc hội họp gia đình, bạn bè bởi sự chất lượng phục vụ chu đáo và không gian quán rộng rãi thoáng mát. 

Gà hấp hèm 6 Vĩnh

Với thiết kế không gian thoáng đãng tạo cảm giác cho người ăn cảm thấy thư thái, quán ăn thu hút khá nhiều người dân nơi đây. Chính vì thế khi đến quán bạn nhớ đặt chỗ trước khi đến thưởng thức.

Cơm tấm Nghĩa

Món thứ 4 mà Bách Hóa XANH đề xuất là cơm tấm Nghĩa ở ấp Trung Lân, Bà Điểm, Hóc Môn đã hơn 20 năm hoạt động. Dĩa cơm đầy ụ với những lát sườn mọng nước ăn kèm với một chút đồ chua mới đã làm sao. Quán ăn thoáng mát phục vụ nhiệt tình sẽ không làm bạn thất vọng trong lần gặp đầu tiên.

Bò kho Mẹ Nấu

Nhắc đến Hóc Môn không thể không nhắc đến bò kho Mẹ Nấu. Món ăn với sự kết hợp hài hòa giữa các gia vị tạo nên một mùi hương không thể nào diễn tả được, miếng thịt được hầm mềm thấm đẫm gia vị, nước dùng vừa miệng chấm kèm với một ổ mì không cực kì ngon miệng mà giá cả lại phải chăng. Các bạn có thể ghé thăm và thưởng thức món ăn này nhé.

12. Tình hình thị trường bất động sản huyện Hóc Môn

Nằm ở khu vực Tây Bắc TP.HCM, Hóc Môn ghi nhận dân số tăng mạnh trong những năm gần đây, nhất là khi có chính sách giãn dân về vùng ven. Hóc Môn trở thành điểm đến an cư phù hợp với một bộ phần không nhỏ người dân bởi giá bất động sản còn mềm, trong khi vẫn hưởng trọn nhiều chính sách quy hoạch của TP.HCM. Thị trường bất động sản Hóc Môn cũng vì thế mà có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của các dự án cơ sở hạ tầng, khu đô thị, chung cư… Tuy nhiên, vì là huyện đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng mà các khu vực quy hoạch chưa đồng đều, gây ra các vấn đề về giấy phép xây dựng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giấy tờ hoàn công… Mặt khác, sản phẩm bất động sản tại Hóc Môn chưa thật sự đa dạng, việc kiểm tra thông tin dự án cũng còn nhiều khó khăn.

Hiện tại, trên địa bàn huyện Hóc Môn có một số dự án đất nền, dự án đô thị và dự án chung cư. Các dự án có sự tăng giá so với thời gian trước nhưng vẫn còn khá rẻ so với các quận, huyện lân cận nhưng do khu vực này có nhiều biến động nên nhà đầu tư có thể gặp rủi ro nếu không nắm bắt được những diễn biến của thị trường. Trong tương lai, khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, các dự án đi vào hoạt động, cùng với chính sách của Nhà nước nhằm đưa huyện Hóc Môn thành trung tâm vùng Tây Bắc TP.HCM, tình hình thị trường bất động sản sẽ còn thay đổi nhiều.

13. Các dự án bất động sản 

Huyện Hóc Môn có khoảng 11 dự án. Bất động sản huyện Hóc Môn được đánh giá là cực kì tiềm năng, bậc nhất của khu vực phía Nam bởi các ưu thế nổi bật. Vị trí phát triển kinh tế nổi bật thuận lợi và có các trục đường vành đai, quốc lộ chính đã được xây dựng. Có nhiều dự án căn hộ mới nhất dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2023 tại Hóc Môn. Trong đó có rất nhiều những dự án nổi bật:

Khu dân cư Hoàng Hải

  • Tên dự án: Khu dân cư Hoàng Hải
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Hải
  • Vị trí: Đường Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Bà Điểm, Hóc Môn
  • Diện tích: 1.000.000 m2
  • Số tòa: Có 2 tòa chung cư cao 18 tầng và nhiều biệt thự song lập 2 tầng hoặc 3 tầng
  • Loại diện tích: Biệt thự song lập có diện tích từ 160m2 đến 300m2
  • Các tiện ích: Công viên, bệnh viện, gara xe hơi, phòng ngủ, phòng khách, sảnh chung, bếp và WC
  • Năm thi công: 2006
  • Bàn giao dự án: Dự kiến năm 2023
  • Giá từ: 10,7 - 12,6 triệu/m2.

Bà Điểm Center

  • Tên dự án: Bà Điểm Center
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Siêu Thành
  • Vị trí dự án: 55/4B ấp 3, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh, Vietnam
  • Tổng diện tích toàn khu: 6.700m2
  • Diện tích đất ở: 4.805m2
  • Diện tích đất giao thông: 1.895m2
  • Tông số lượng nền: 75 nền đất thổ cư 100% có sổ đỏ
  • Diện tích đa dạng từ: 60m -100m2
  • Hình thức xây dựng: Xây dựng tự do
  • Pháp lý hoàn thiện: Sổ riêng từng nền.
  • Giá chỉ từ 25-27 triệu/m2.

Metro Garden

  • Tên dự án: Metro Garden Hóc Môn
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Yến Phương
  • Vị trí dự án: 123 Đường Dương Công Khi, xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn, Hồ Chí Minh
  • Loại hình: Biệt thự, liền kề, đất nền
  • Số sản phẩm: 92 nền
  • Quy mô: Diện tích khu đất: 17.533 m2
  • Diện tích từ: 80m2 đến 300m2 
  • Giá bán: 13 triệu/m2.