Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn (Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon).

Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 6 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 6 (quận Sáu) trùng với một phần địa giới của quận 5 cũ. Năm 1959, quận Sáu có 07 phường: Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà.

Năm 1969 tách đất của hai quận: Năm, Sáu để lập mới quận 11 (quận Mười Một) với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế quận Sáu còn 04 phường.

Năm 1972, lập thêm phường Bình Phú tại quận Sáu (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 6 (quận Sáu) gồm 05 phường: Bình Phú, Bình Tây, Bình Tiên, Chợ, Phú Lâm.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 có 20 phường, đánh số từ 1 đến 20.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ, quận 6 giải thể ba phường: 3, 11 và 15, địa bàn ba phường giải thể nhập vào các phường kế cận; số lượng phường trực thuộc quận còn 17:

  • Giải thể phường 3; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 1, 4 và 6
  • Giải thể phường 11; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 5, 10 và 12
  • Giải thể phường 15; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 14, 16 và 17

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận 6 giải thể 17 phường hiện hữu, thay thế bằng 14 phường mới, đánh số từ 1 đến 14. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến ngày nay:

  • Sáp nhập một phần phường 16 cũ, một phần phường 17 cũ và phường 14 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 1.
  • Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với một phần của phường 1 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 2.
  • Sáp nhập một phần phường 16 cũ với một phần phường 19 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 3.
  • Đổi tên phường 17 cũ (phần còn lại) thành phường 4.
  • Sáp nhập một phần của phường 1 cũ với phường 4 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 5.
  • Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với phường 2 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 6.
  • Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 20 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 7.
  • Sáp nhập một phần phường 20 cũ với phường 18 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 8.
  • Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phường 9 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 9.
  • Đổi tên phường 13 cũ thành phường 10.
  • Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 5 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 11.
  • Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phần còn lại của phường 12 thành 1 phường lấy tên là phường 12.
  • Đổi tên phường 7 cũ thành phường 13.
  • Đổi tên phường 18 cũ thành phường 14.

1. Giới thiệu về Quận 6

Quận 6 là quận nội thành, nằm về phía Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 TPHCM nổi bật với chợ đầu mối Bình Tây, được đánh giá là một trong những trung tâm bán buôn sầm uất bậc nhất cả nước. Nơi đây cũng được xem như một khu TTTM lớn nhất của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam. Thế mạnh của Quận 6 là thương mại, dịch vụ; trong đó chủ yếu là buôn bán thực hiện trao đổi sản phẩm với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, bên cạnh đó với phần đông là dân lao động, có đông người Hoa có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong sản xuất - kinh doanh, phát triển mạnh về sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

2. Vị trí địa lý

Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:

  • Phía Đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
  • Phía Tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
  • Phía Nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
  • Phía Bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.

Bản đồ hành chính Quận 6

Bản đồ hành chính Quận 6

Quận 6 gồm 14 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15.

3. Diện tích và dân số

Quận có diện tích 7,14 km², dân số năm 2019 là 233.561 người, mật độ dân số đạt 32.712 người/km².

4. Kinh tế 

Từ năm 1986 đến nay là thời kỳ cả nước nói chung và Quận 6 nói riêng có nhiều chuyển biến kinh tế quan trọng, chủ trương đổi mới về kinh tế - xã hội của Đảng từ Đại hội VI đã tạo ra sự thay đổi toàn diện và sâu sắc trong nền kinh tế đất nước và địa bàn Quận.

Trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội và thu nhập của Quận, tính đến năm 1990 giá trị tổng sản lượng đạt được là 312.275,6 triệu đồng (giá hiện hành), chiếm 70,3% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn Quận 6, nhịp độ phát triển bình quân trong giai đoạn 1986 - 1990 là 103,4%. Bước vào giai đoạn 1991 đến nay trong bối cảnh tình hình sản xuất chung còn gặp nhiều khó khăn và phải thực hiện chủ trương chung của Thành phố về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Thương mại - Dịch vụ nhưng các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã chủ động đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nên vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 12,8%, bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thành phố về việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tính đến tháng 9/2003 Quận đã di dời 15 đơn vị và nhiều đơn vị khác đã khắc phục các công đoạn gây ô nhiễm.

Về Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu: với sự cố gắng chuyển đổi phương thức hoạt động, từng bước thích nghi và đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấp ủy Quận cũng đã tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án về phát huy nội lực, thu hút đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên doanh thu thương mại dịch vụ tăng bình quân hằng năm là 14,1%, năm sau cao hơn năm trước, tình hình kinh doanh ở các chợ và các tuyến đường trọng điểm ngày càng phát triển, hệ thống siêu thị, cửa hàng sách, các chi nhánh ngân hàng khá hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận; về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng bình quân là 145% (1986 - 1990) và tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo, trong đó tập trung vào các ngành hàng như: nông sản, hải sản, thực phẩm chế biến, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, giày da...

Về tài chính - thuế: Quận đã hoàn thành nhiệm vụ thu chi ngân sách hàng năm, hoạt động tài chính đi vào ổn định, nề nếp nhất là việc thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới trong các lĩnh vực tài chính đã giúp cho Quận quản lý chặt chẽ trong công tác thu, chi ngân sách, đảm bảo đúng chế độ và tiết kiệm. Về thuế, mặc dù có những khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến công tác thu thuế trên địa bàn nhưng nhờ nỗ lực chung của các cấp, các ngành Quận luôn luôn hoàn thành chỉ tiêu thu thuế Thành phố giao, trong giai đoạn 1990 - 2000, Quận đã 10 năm liền hoàn thành và vượt kế hoạch thu thuế, được trao cờ truyền thống của ngành.

Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản: vốn đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản của Quận đã không ngừng tăng lên theo từng nhiệm kỳ. Giai đoạn 1986 - 1990 với nguồn vốn phân cấp hạn hẹp do Thành phố cấp, Quận đã chủ trương tập trung kinh phí đầu tư xây dựng công trình phúc lợi, chủ yếu cho việc xây dựng và sửa chữa trường lớp theo yêu cầu của ngành giáo dục. Giai đoạn 1991 - 1995, xây dựng cơ bản đã có bước phát triển mạnh cả về khối lượng công trình lẫn quy mô tổng mức đầu tư đạt hơn 128 tỷ đồng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, qua đó Quận đã xây dựng mới và sửa chữa các công trình lớn như: Trùng tu chợ Bình Tây; hạ cầu Phạm Đình Hổ, xây mới Trường Bình Tiên, xây mới cầu Bà Lài; sửa chữa lớn đường Gia Phú, đường Phạm Văn Chí, đường Hùng Vương, giải tỏa di dời xây dựng nút giao thông Phú Lâm. Giai đoạn 1996-2000: tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa đạt 224 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8,4%, trên cơ sở điều chỉnh của UBND Thành phố, Quận đã tiến hành xây dựng khu dân cư Bình Phú; giải tỏa chợ Phú Lâm, giao mặt bằng cho Liên hiệp hợp tác xã Thành phố xây dựng siêu thị Phú Lâm và khởi công xây dựng khu thương nghiệp - dân cư Phú Lâm ở phường 13 và phường 14; thực hiện chương trình xây dựng nhà ở, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau Quận đã xây dựng mới 2449 căn hộ, trong đó có 5 chung cư, 701 căn hộ là từ nguồn vốn Nhà nước; hoàn thành đưa vào sử dụng 140 phòng học, 6 trường tiểu học, Trung học cơ sở...; hoàn tất các công trình như cải tạo mở rộng đường Nguyễn Văn Luông, chợ Hồ Trọng Quý, Siêu thị Hậu Giang, khu TDTT Hương Bình, Nhà sách Cây Gõ, Câu lạc bộ Hưu trí ...; Từ đầu nhiệm kỳ VIII ( 2000 - 2005) cho đến nay, với tổng vốn đầu tư là 371,6 tỷ đồng, Quận đã tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết như cấp thoát nước, chống ngập, chống ùn tắc giao thông, mở rộng nâng cấp trường lớp.

5. Văn hóa - Xã hội 

Về giáo dục đào tạo: Tuy vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhưng trong gần 20 năm qua Đảng bộ đã có nhiều cố gắng tập trung chăm lo sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, phát huy năng lực, đào tạo nhân tài. Hàng năm, Quận đến dành khoản 40% nguồn ngân sách Quận đề đầu tư cải cách, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống trường lớp, trang bị cơ sở vật chất nhằm phục vụ nhu cầu dạy và học của nhân dân Quận. Đến nay toàn Quận có trường 16 tiểu học, 9 trường phổ thông (Công lập: 6, Bán công: 3), 16 trường mẫu giáo, nhà trẻ (Công lập: 11, Bán công: 5), trong đó có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia. Chương trình phổ cập giáo dục, Quận đã được Thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, Quận vẫn đang tiếp tục chương trình phổ cập giáo dục bậc trung học.

Về xã hội: Bằng nhiều chương trình, biện pháp cụ thể, đã giải quyết, tạo công ăn việc làm ổn định, tạo điều kiện cho nhân dân vươn lên trong cuộc sống. Trong nhiệm kỳ 1991 - 1995, Quận đã giải quyết được 19.556 lao động, từ 1996 đến nay, trung bình hàng năm Quận giải quyết được trên 10.000 lao động; từ năm 1992 đến nay thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo do Trung ương phát động, Đảng bộ Quận đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo chính quyền, Ban ngành, Mặt trận - các Đoàn thể và nhân dân Quận thực hiện, nhờ thế mà tỷ lệ hộ nghèo của Quận đã giảm đáng kể, tính đến tháng 8/2003 Quận 6 chỉ còn 431 hộ nghèo, chiếm 0,83% so với tổng số hộ dân và đến nay Quận đã được công nhận không còn hộ nghèo theo tiêu chí cũ và Quận tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới của Thành phố. Song song với chương trình xóa đói giảm nghèo, Quận cũng đã thường xuyên thực hiện chương trình đền ơn đáp nghĩa, đã xây dựng 89 căn nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, 71 nhà tình thương và sửa chữa hàng trăm căn nhà cho gia đình chính sách và dân nghèo, thường xuyên thực hiện việc phụng dưỡng chăm lo hàng tháng cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, các đối tượng chính sách và dân nghèo.

Về y tế: Trong những năm 1986 - 2003, công tác y tế và chăm lo sức khỏe cho nhân dân của Quận đã đạt được những thành tựu bước đầu như: tính đến năm 1990, Quận đã có 01 bệnh viện với 100 giường nội trú, 01 phòng khám khu vực, 14 trạm y tế với 54 bác sĩ, 49 y sĩ, 17 dược sĩ... ngoài ra còn có 01 hệ thống phòng mạch tư nhân đủ sức chăm lo, khám bệnh cho người dân, trung bình cứ 4040 người dân có 1 bác sĩ; nhờ sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành trong tuyên truyền vận động kết hợp với việc thực hiện một số biện pháp hành chánh, nghiệp vụ, đã giảm tỷ lệ tăng dân số đạt 0,038%/ năm; song song đó, Quận cũng đã tập trung củng cố kiện toàn tổ chức của ngành, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại để nâng cao chất lượng khám và điều trị.

6. An ninh - Quốc phòng 

Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ Quận luôn luôn nhận thức là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và nhiệm vụ xây dựng cuộc sống mới có quan hệ mật thiết và không thể tách rời, vì thế công tác an ninh quốc phòng luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Quận. Chính do đó mà phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc ngày càng đi vào chiều sâu và có sự tham gia đông đảo của tuần lớp nhân dân, cũng trong những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập 80, Quận 6 luôn đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu giao quân, bên cạnh đó cũng nhờ làm tốt công tác chuyển hóa địa bàn mà an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt hơn trước.

7. Giao thông

Đường bộ

  • Đường nội đô thị: Tổng 42 tuyến đường lớn nhỏ có chiều dài trên 50.000m. Một số tuyến đường huyết mạch tại quận 6 cần phải kể đến là Lê Quang Sung, Hậu Giang, Nguyễn Văn Luông, Lê Tấn Kế và Minh Phụng,…
  • Tuyến đường hẻm: Trên 600 tuyến đường hẻm dài hơn 70.000m
  • Các nút giao thông đối nội và đối ngoại tại Quận 6: 
  • Bùng Binh Cây Gõ: Nơi giao nhau của tuyến đường Hồng Bàng – Minh Phụng nối quận 5 với quận 6.
  • Vòng xoay Phú Lâm: Nằm đối diện Coopmart Phú Lâm kết nối các tuyến đường lớn như Hồng Bàng, Nguyễn Văn Luông, Kinh Dương Vương,…
  • Ngã 5 Mũi Tàu: Điểm giao của đường Kinh Dương Vương – Hậu Giang
  • Nút giao thông Bà Hom: Điểm giao cắt giữa đường An Dương Vương với Bà Hom
  • Kinh Dương Vương – Hồng Bàng: Đây là tuyến đường giao thông trục chính nối quận 6 với quận 5 có lộ giới được quy hoạch lên đến 40m.
  • Nút giao thông đường Võ Văn Kiệt: Kết nối quận 6 với quận Bình Tân, quận 5, quận 1, quận 2 có lộ giới dao động từ 42m – 60m.
  • Bến xe lớn: Bến xe buýt Chợ Lớn rộng 0,8ha, Bến Xe Miền Tây 3,9ha

Đường sắt

  • Tuyến đường sắt số 3A: Chạy tuyến Bến Thành – Bến Xe Miền Tây theo hành lang đường Hồng bàng – Kinh Dương Vương nối quận 1 với quận 6.
  • Tuyến đường sắt số 6: Chạy tuyến Bà Quẹo – Vòng Xoay Phú Lâm nối quận 6 với quận Tân Bình.
  • Tuyến xe điện số 1: Di chuyển dọc hành lang đường Võ Văn Kiệt – Lý Chiêu Hoàng nối quận 6 với các quận trung tâm như quận 1, quận 2 và quận 5.
  • Tuyến đường sắt Hòa Hưng – Tân Kiên: Di chuyển theo hành lang đường Hồng Bàng – Bà Hom nối quận 5 với quận 6. 

Đường cao tốc 

  • Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương: Cách 50km
  • Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành: 36km
  • Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: 21km
  • Bến Lức – Long Thành: 20km

Đường thủy

Tuyến giao thông đường thủy:

  • Kênh Tàu Hủ – Lò Gốm: Xếp hạng kỹ thuật cấp V
  • Rạch Lò Gốm – Ông Buông: Xếp hạng kỹ thuật cấp VI

Các cảng biển kề bên:

  • Cảng Sài Gòn: 10km
  • Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước: 10km
  • Cảng Ba Son: 14km
  • Cảng Tân Thuận Đông: 16km
  • Cảng Tân Cảng Hiệp Phước: 21km
  • Cảng Cát Lái: 22km

Các bến du thuyền cạnh bên: 

  • Bến du thuyền Sài Gòn: 10km
  • Bến du thuyền Sài Gòn Princess: 10,2km
  • Bến du thuyền hầm Thủ Thiêm: 10,5km
  • Bến du thuyền Bạch Đằng: 11km

Đường hàng không

  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 10km 
  • Sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai: 55km

8. Du lịch - Ẩm thực

Chùa cổ Tuyền Lâm

Đây là ngôi chùa rất nổi tiếng không chỉ ở quận 6 mà còn được nhiều người dân ở thành phố Hồ Chí Minh biết đến. Chùa Tuyền Lâm cũng là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời nhất Sài Gòn.

Đến với chùa cổ Tuyền Lâm bạn sẽ có cơ hội khám phá những nét kiến trúc độc đáo kết hợp với văn hóa, nghệ thuật của chùa Trung Hoa. Bạn còn được hòa mình vào khung cảnh bình yên khi đến nơi cửa Phật. Ngoài ra, nhiều du khách đến chùa cổ Tuyền Lâm có thể cầu bình an, may mắn cho người thân của mình.

Phố người Hoa

Phố người Hoa là địa điểm nhận được nhiều sự quan tâm của du khách gần xa khi đến tham quan, khám phá quận 6. Khu phố có vị trí ngay cạnh kênh Tẻ và sát bên hông chợ Lớn, đây là nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam, với lịch sử hình thành qua hàng thế kỷ. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được nét hài hòa khi kết hợp chất Trung Hoa với văn hóa Việt Nam.

Bước vào khu phố người Hoa sẽ khiến bạn ngỡ ngàng và lầm tưởng như mình đang ở “Hồng Kông” vậy. Nếu đến phố người Hoa thì đừng bỏ những món ăn vặt cực kỳ hấp dẫn và rất nổi tiếng như vịt quay truyền thống, cá viên cà ri, mì kungfu, phá lấu.

Chợ Bình Tây

Đây là một trong những khu chợ sỉ lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chợ mang đậm nét kiến trúc Trung Hoa được đông đảo du khách lựa chọn khi đến quận 6.

Tịnh Xá Lộc Uyển

Tịnh Xá Lộc Uyển là một trong những tịnh xá lâu đời và linh thiêng bậc nhất quận 6. Tịnh xá tuy nhỏ nhưng luôn tấp nập các tín đồ đến thắp nhang, cầu nguyện. Chùa có phòng khám đông y cổ truyền để khám bệnh miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Phố ẩm thực Cư xá Phú Lâm

Nếu đường Lê Quang Sung được nhiều người biết đến bởi những món ăn ngọt như: bánh, chè thì phố ẩm thực Cư xá Phú Lâm lại nổi tiếng với nhiều món ăn như: hủ tiếu, mì quảng, bánh canh ghẹ,… hay các món nhậu như gỏi cuốn, hột vịt lộn, bò nướng lá lốt,…

Ngoài các món ăn trên, phố ẩm thực Cư xá Phú Lâm còn thu hút được nhiều thực khách bởi những nhà hàng, quán ăn mang đậm dấu ấn của ẩm thực Nhật Bản. Khi đến đây, bạn có thể thoải mái thưởng thức các món ăn với hương vị thơm ngon và mức giá cực rẻ.

Galaxy Kinh Dương Vương

Nếu bạn là người đam mê phim ảnh thì Galaxy Kinh Duong Vuong là điểm đến tại quận 6 bạn không thể bỏ lỡ. Với quy mô lên đến 7 phòng chiếu được thiết kế đạt chuẩn quốc tế, ghế ngồi được thiết kế thoải mái, rộng rãi, có độ nhún phù hợp giúp đem lại những cảm giác thư giãn thoải mái nhất cho người xem.

Đặc biệt, hình ảnh màn chiếu sắc nét, âm thanh sống động cùng mức giá phù hợp. Nơi đây hứa hẹn đem đến cho bạn những phút giây nghỉ ngơi tuyệt vời nhất. Tọa độ này cũng là địa điểm hẹn hò, tụ họp yêu thích của nhiều bạn trẻ.

TNK Coffee

Quán được thiết kế sang trọng và thoáng đãng, không gian quán yên tĩnh phù hợp cho những buổi học tập, làm việc.

Ngoài đồ uống, quán còn bán thêm các loại bánh mặn, bánh ngọt và các đồ ăn vặt như cơm cháy, chà bông để thực khách có thể vừa nhâm nhi, vừa tán gẫu với bạn bè của mình.

Chợ Phú Lâm

Chợ Phú Lâm được biết đến là nơi cung ứng gạo cho toàn bộ Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Theo lời kể của nhiều người dân quận 6 thì chợ Phú Lâm là ngôi chợ cổ xưa được xây dựng trên đất Gia Định – Đề Ngạn. Khu chợ này vẫn hoạt động tấp nập đến nay.

Ngoài mặt hàng chính là gạo, chợ còn cung cấp nhiều mặt hàng khác nhau từ thực phẩm, gia dụng, tiêu dùng,… đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo người dân sinh sống và làm việc tại quận 6. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng và có mức giá phải chăng.

Gỏi đu đủ Ty Thy

Nếu có cơ hội đến quận 6 để trải nghiệm thì cái tên gỏi đu đủ Ty Thy là món ăn bạn không nên bỏ lỡ. Đây chính là món bán chạy nhất của quán này, nhiều khách hàng đánh giá về độ ngon của gỏi đu đủ Ty Thy qua độ giòn thơ, nêm nếm vừa miệng và ba khía rất tươi.

Bên cạnh đó còn có một số món ăn vặt khác cũng được đánh giá cao như: bò viên, chân gà rút xương, gỏi tôm sống. Không chỉ món ăn ngon, chất lượng mà giá tiền món ăn cũng rất hợp lý. Quán khá đông khách nên bạn sẽ phải xếp hàng gọi món và chờ khoảng 20-25 phút để được thưởng thức nha.

Công viên Phú Lâm

Công viên Phú Lâm khi nhìn từ trên cao xuống bạn sẽ thấy hình dáng tam giác, đến đây bạn sẽ có cơ hội tham gia nhiều trò chơi miễn phí dành cho gia đình, trẻ em. Đây cũng là địa điểm được nhiều người dân lui tới để vui chơi, đi dạo, tập thể thao. Đây là nơi tập thể dục quen thuộc của nhiều người dân sống tại quận 6. 

9. Các dự án bất động sản

Quận 6 có khoảng 18 dự án. Trên địa bàn quận có nhiều khu đô thị, khu dân cư với quy mô lớn. Điển hình:

Saigon Asiana

  • Vị trí: 336/20 Đường Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Gotec Việt Nam
  • Nhà thầu: Ricons (Coteccons Group)
  • Đơn vị quản lý: Apave/CBRE
  • Diện tích: 4,017 m²
  • Quy mô: 16 tầng, 299 căn hộ
  • Pháp lý: Hoàn thiện, sổ hồng, sở hữu lâu dài
  • Mật độ xây dựng: 35 %
  • Giá từ: 47.1 - 57.1 triệu/m².

Remax Plaza

  • Tên dự án: Remax Plaza
  • Vị trí: 20 Phố Phạm Đình Hổ, Phường 1, Quận 6, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Sài Gòn Remax
  • Loại hình: Căn hộ
  • Diện tích: 3,813 m²
  • Quy mô: 1 tòa tháp căn hộ cao 28 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật
  • Thời điểm hoàn thành: Quý IV/2017
  • Giá từ: 28.9 - 35.4 triệu/m².

The Western Capital

  • Vị trí: Số 116 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Hoàng Phúc Land
  • Diện tích: 1.8 ha
  • Quy mô: Gồm 2 khu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại
  • Số tòa: 3 tòa
  • Số căn hộ: 1,233 căn
  • Pháp lý: Sổ hồng Vĩnh Viễn cho người Việt Nam – 50 năm cho người Nước Ngoài
  • Mật độ xây dựng: 34 %
  • Giá từ: 35.9 - 42.6 triệu/m².

Summer Square

  • Vị trí: Số 243 đường Tân Hòa Đông, Phường 14, Quận 6, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Gotec Việt Nam
  • Diện tích: 3.2 ha
  • Diện tích xây dựng: 1,867 m²
  • Quy mô: 2 block 18 tầng
  • Số căn hộ: 256 căn
  • Mật độ xây dựng: 38 %
  • Pháp lý: Sổ hồng Vĩnh Viễn cho người Việt Nam – 50 năm cho người Nước Ngoài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý II/2017
  • Giá từ: 33.3 - 42.2 triệu/m².

D-Homme

  • Vị trí: 765 đường Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Đầu tư DHA
  • Diện tích: 5,200 m²
  • Số tòa: 1 tòa
  • Số căn hộ: 437 căn
  • Mật độ xây dựng: 44 %
  • Giá từ: 64 - 72.5 triệu/m².