Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền Pháp thành lập thành phố Sài Gòn, trên địa bàn một số thôn của hai tổng: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính lúc đầu của thành phố Sài Gòn chỉ gồm một phần của hai quận: Quận 1 và Quận 3 hiện nay. Tháng 1 năm 1877, Tổng thống Pháp công nhận thành phố Sài Gòn là thành phố loại I, đứng đầu là viên Đốc lý do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm.

Đến tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia thành hai quận cảnh sát: Quận 1 và Quận 2, đứng đầu mỗi quận cảnh sát là vị Quận trưởng cảnh sát. Tháng 12 năm 1920, lập thêm Quận 3.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn. Quận 3 thuộc Khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 3 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 3 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận Ba trùng với địa giới quận 3 cũ, có 5 phường: Chí Hoà, Bàn Cờ, Đài Chiến Sĩ, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.

Năm 1962, quận Ba giải thể phường Đài Chiến Sĩ; lập mới sáu phường: Cộng Hòa, Cư Xá Đô Thành, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Năm 1969 tách đất của 2 quận: Ba, Năm để lập mới quận Mười với 4 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa). Như thế quận Ba còn 8 phường.

Năm 1974 lập thêm phường Trần Quang Diệu tại quận Ba (quận này có 9 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 3 (quận Ba) gồm 09 phường: Cộng Hòa, Cư Xá Đô Thành, Bàn Cờ, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng, Trần Quang Diệu, Trương Minh Giảng, Yên Đổ.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 3 (Quận Ba) thuộc Thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh Thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 3 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 3 có 25 phường, đánh số từ 1 đến 25.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 3 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 12 tháng 9 năm 1981, giải thể ba phường: 2, 4 và 6, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số phường trực thuộc quận 3 còn 22.

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT[4] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 3 giải thể Phường 16 và Phường 18, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số phường trực thuộc quận 3 còn 20:

Giải thể Phường 16 để sáp nhập vào Phường 15 và Phường 17.

Giải thể Phường 18 để sáp nhập vào Phường 21.

Ngày 17 tháng 9 năm 1988, ngoài Phường 1 và Phường 3 không thay đổi, quận 3 giải thể 18 phường còn lại, thay thế bằng 12 phường mang tên số mới: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 vá 14. Tổng cộng quận 3 còn 14 phường, sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay.

Dự kiến đến năm 2020, phường 6, phường 7 và phường 8 sẽ được sáp nhập thành một phường lấy tên là phường 7.

1. Giới thiệu về Quận 3

Quận 3 là quận nằm ở khu vực trung tâm Tp. Hồ Chí Minh. Quận được thành lập vào ngày 27/5/1959 với diện tích đất 4,92 km² (chỉ lớn hơn 3 quận: 4, 5 và Phú Nhuận) nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, vị trí liền kế các Quận 1, Quận Bình Thạnh, Quận 10.

2. Vị trí địa lý

Quận 3 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:

  • Phía Đông giáp Quận 1
  • Phía Tây giáp Quận 10 và quận Tân Bình
  • Phía Nam giáp Quận 1 và Quận 10
  • Phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và Quận 1.

Bản đồ hành chính Quận 3

Bản đồ hành chính Quận 3

Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được chia thành 12 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường Võ Thị Sáu (được sát nhập từ Phường 6, Phường 7, Phường 8), Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14.

3. Diện tích và dân số

Quận có diện tích 4,92 km², dân số năm 2019 là 190.375 người, mật độ dân số đạt 38.694 người/km².

4. Kinh tế

Năm 2021 là một năm đầy sóng gió của đất nước ta nói chung và Quận 3 nói riêng. Quận đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo điều hành khắc phục khó khăn. Bên cạnh đó, UBND Quận 3 đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Năm 2022, UBND Quận 3 đặt ra 25 mục tiêu phát triển trọng tâm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 10%/ năm, phát triển 3000 doanh nghiệp mới. Đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư năm 2022 đạt 95% trở lên. Xây dựng mới 200.000 m² sàn xây dựng. Phát triển hơn 2000 m² mảng xanh trong quận, giải quyết được 12000 trường hợp thất nghiệp. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3%. Tỷ lệ người dân hài lòng với thái độ phục vụ của cơ quan hành chính đạt trên 95%,…

Để thực hiện định hướng trên, Ủy ban nhân dân Quận 3 đã tìm mọi cách tạo điều kiện thuận lợi trong phạm vi chức năng (như cải cách thủ tục hành chánh, tạo hành lang pháp lý,…) nhằm phát huy sức mạnh của toàn bộ thành phần kinh tế, đầu tư phát triển theo hướng và quy hoạch của quận trong những năm vừa qua.

5. Xã hội

phong trào chăm lo cho diện chính sách, xây nhà tình nghĩa được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đơn vị. Công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã phát huy hiệu quả, nhiều hộ đã vượt nghèo, có vốn làm ăn sinh sống, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn quận ngày càng được cải thiện và nâng cao. Cùng với thành phố, quận 3 cũng đã hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1992 - 2004 và từ 2005 tiếp tục thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo tiêu chí mới (6 triệu đồng /người /năm). Đến nay (12-2008) 14/14 Phường thuộc Quận đã xác định không còn hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 7 triệu đồng/người/năm.

6. Y tế 

Quận 3 cũng là nơi tập trung nhiều bệnh viện, chuyên khoa lớn của thành phố, trung ương như: bệnh viện Bình Dân, bệnh viên Da Liễu, bệnh viên Y học Dân tộc, bệnh viện Mắt, Trung tâm Tai - Mũi - Họng, Viện Pasteur… Tại quận, ngoài Trung tâm Y tế quận, mạng lưới y tế địa phương gồm các đội chuyên khoa, vệ sinh phòng dịch, lao - tâm thần, hộ sản, cấp cứu và 14 trạm y tế phường. Hai bệnh viện tư nhân đầu tiên của Thành phố được thành lập trên địa bàn Quận: bệnh viên Hoàn Mỹ (trên đường Trần Quốc Thảo) và bệnh viện Hồng Đức (trên đường Pasteur).

7. Giáo dục

Mạng lưới giáo dục Quận 3 có 30 cơ sở giáo dục mầm non 24 trường tiểu học, 12 trường phổ thông, trung học cơ sở. Hằng năm, ngành tiếp nhận khoảng 45.000 học sinh. Qua các kỳ thi hết cấp, tỷ lệ học sinh luôn đạt trên 95%. Nhiều trường trên địa bàn quận trở thành những trường điểm của thành phố; được nhận những phần thưởng cao qúy của Nhà nước như trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (đã 3 lần vinh dự đón nhận Huân chương lao động I,II,III) trường trung học cơ sở Hai Bà Trưng (Huân chương lao động hạng III),…

Tuy không nhiều trường đại học bằng quận 1, quận 2 hay Thủ Đức nhưng quận 3 cũng là nơi tập trung một số cơ sở của trường đại học lớn, gồm:

  • Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở A)

  • Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trường Đại học Sài Gòn (Khoa Quản trị - Kinh doanh, Khoa Kế toán - Tài chính)

  • Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

  • Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ và Ngoại ngữ)

  • Trường Đại học Văn Hiến.

8. Giao thông

Quận 3 là nơi tập trung nhiều tuyến đường lớn và sầm uất tại TP.HCM như: đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, hay các đường Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Văn Sỹ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ,… Trong đó trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi (Phú Nhuận) là tuyến kết nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với dinh Độc Lập nên có tên gọi khác là "đường ngoại giao".

Nhìn chung mật độ đường sá tại quận 3 khá dày đặc, nhiều tuyến kết nối vùng như: đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia; đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt. Các tuyến đường nội thị được kết nối song song, nhiều tuyến một chiều nhưng do quy hoạch hợp lý nên dễ dàng kết nối đến các địa điểm khác nhau.

Trên địa bàn quận 3 còn có Ga Sài Gòn là ga đầu mối giao thông quan trọng của TP.HCM kết nối các tỉnh phía Nam tỏa đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam – Bắc.

9. Du lịch

Với vị trí trung tâm, quận 3 cũng có nhiều địa điểm vui chơi, tham quan như: Hồ Con Rùa; Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ; Ga Sài Gòn hay các di tích lịch sử, văn hóa như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi; Nhà thờ Tân Định, Nhà thờ dòng Chúa cứu thế Sài Gòn...

10. Ẩm thực

Nếu bạn là người yêu thích khám phá ẩm thực của các nước trên thế giới thì Quận 3 rõ ràng là một nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực tại Việt Nam. Ngoài những nhà hàng ẩm thực sang trọng, bạn cũng có thể dễ dàng khám phá món ăn đường phố nơi đây. Từ bánh tráng trộn, ốc và hải sản, bánh đúc, gỏi nem chả cho đến các quán trà sữa, trà chanh được bày bán trên các gánh hàng rong được rất nhiều người dân Sài Gòn yêu thích.

Nói đến đường Nguyễn Đình Chiểu và các hàng quán thì phải kể đến những ngôi chợ truyền thống nơi đây như: chợ Bàn Cờ, chợ Vườn Chuối. Nhịp sống của quận không hề khởi đầu sớm, nhưng sự nhộn nhịp bắt đầu từ nơi đây. Vì thế, sau khi đã nạp năng lượng cho buổi sáng, sao bạn không ghé những ngôi chợ này. Cả hai ngôi chợ đều gồm nhiều sạp, quán lâu đời, với nhiều mặt hàng giá cả phải chăng và chất lượng được đánh giá cao. Về các hàng quán ăn uống thì không phong phú như là chợ Hồ Thị Kỷ, nhưng món nào cũng đều rất ngon. Nếu bạn chọn chợ Bàn Cờ, sao bạn không ghé gánh chuối nướng nước cốt dừa nóng hổi, để thưởng thức vị thơm béo ngậy của nước dừa cùng với miếng chuối vừa chín, ngọt bùi, dậy vị. Còn nếu bạn đến với chợ Vườn Chuối, hãy thử ngay tô bún riêu cua nóng hổi, kêu thêm một ly chè mát bên cạnh và ăn món bánh đúc lá dứa vừa dai, vừa thanh lá dứa và vừa ngọt ngào vị mật ong.

11. Thị trường bất động sản 

Quận 3 là địa bàn sở hữu vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm TP.HCM, giáp quận 1, quận Phú Nhuận và quận 10. Quận có tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh chóng và chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ với mục tiêu hình thành khu đô thị kiểu mới trong lòng thành phố. Do đó, việc sở hữu bất động sản tại quận 3 là một lợi thế rất lớn cho việc kinh doanh buôn bán các loại hình sản phẩm, dịch vụ.

Với mức sống cao, quận 3 từ lâu đã thu hút tầng lớp tri thức, doanh nhân giàu có đến định cư, kinh doanh buôn bán. Với nền tảng kinh tế mạnh, giá trị lịch sử lâu đời, quận 3 sớm hình thành cộng đồng dân cư văn minh với cuộc sống hiện đại, đồng bộ.

Với những lợi thế nêu trên, quận 3 sớm phát triển thị trường giao dịch bất động sản vô cùng sôi động, phục vụ cả nhu cầu ở và đầu tư. Giá nhà đất quận 3 vì thế cũng rất đắt đỏ, luôn nằm trong top những địa bàn có giá nhà đất cao nhất TP.HCM.

Cụ thể, căn hộ chung cư quận 3 có giá trung bình từ 75 triệu/m2, rất ít sản phẩm có giá dưới 50 triệu/m2. Đơn cử căn Hộ Terra Royal (đường Lý Chính Thắng) đang được đăng bán với giá từ 85 triệu/m2; căn hộ Saigon Pavillon (đường Bà Huyện Thanh Quan) có giá từ 95 triệu/m2; căn hộ Léman Luxury (Nguyễn Đình Chiểu) giá khoảng 200 triệu/m2...

Những ngôi nhà mặt tiền quận 3 có giá bán trung bình khoảng 280-300 triệu/m2; nhà trong hẻm, ngõ giá cũng dao động từ 160-170 triệu/m2. Nhìn chung nhà đất quận 3 trên những trục đường lớn như: đường Cao Thắng, Hai Bà Trưng, Hồ Xuân Hương, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Trương Định hay Võ Văn Tần... hiện nhiều tài sản đã có giá trên 330 triệu/m2. Thậm chí nhà mặt tiền đường Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Văn Sỹ... còn có giá từ 600-900 triệu/m2.

Mặc dù giá cao nhưng bất động sản quận 3 vẫn có thanh khoản tốt do dễ bán, dễ cho thuê trong khi nguồn cung ngày càng khan hiếm.

12. Các dự án bất động sản

Quận 3 có khoảng 40 dự án.

C.T Plaza Minh Châu

  • Vị trí: 369 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: C.T Group
  • Quy mô: Tòa tháp có 2 tầng hầm + 15 tầng cao
  • Mật độ xây dựng: 55 %
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài đối với người Việt, 50 năm đối với người nước ngoài
  • Giá từ: 53.3 - 62.2 triệu/m².

Cao ốc Sông Đà Tower

  • Tên dự án: Cao ốc Sông Đà Tower
  • Vị trí: 14B Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sông Đà
  • Quy mô: 1 block 15 tầng, 40 căn hộ
  • Diện tích: 615 m²
  • Tổng mức đầu tư: 100 tỷ đồng
  • Ngày khởi công: 07/2007
  • Ngày hoàn thành: 12/2008
  • Giá từ: 49.4 - 55 triệu/m².

Serenity Sky Villas

  • Tên dự án: Căn hộ Serenity Sky Villas 
  • Vị trí: Số 259 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty CP bất động sản SơnKim Land
  • Đơn vị quản lý: Indochine Park Tower
  • Diện tích: 1,505 m²
  • Quy mô: 2 tòa tháp 17 tầng và 12 tầng, 45 căn hộ siêu cao cấp
  • Mật độ xây dựng: 55 %
  • Dự kiến hoàn thành: Quý III/2018
  • Dự kiến bàn giao: Quý IV/2018
  • Giá từ: 136.6 - 174.7 triệu/m².

Terra Royal

  • Vị trí: Đường Lý Chính Thắng, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư - Kinh Doanh Nhà (INTRESCO)
  • Diện tích: 6,582 m²
  • Quy mô: 25 tầng và 2 tầng hầm
  • Mật độ xây dựng: 45 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 76.7 - 100 triệu/m².

Kỳ Đồng Tower

  • Vị trí: Phố Kỳ Đồng, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty Địa ốc Khải Hoàn Land
  • Quy mô: 1 block cao 24 tầng
  • Số căn hộ: 550 căn
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 60 triệu/m².