Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập thêm quận 4. Quận 4 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 5, quận 8 và quận 10 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 4 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, quận 4 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, quận 4 (quận Tư) trùng với địa giới thuộc quận 6 cũ, có 04 phường: Bến Xà Lan, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.

Năm 1962, quận Tư giải thể phường Bến Xà Lan; lập mới 02 phường: Cây Bàng và Khánh Hội. Như thế quận có 05 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 4 (quận Tư) gồm 05 phường: Cây Bàng, Khánh Hội, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 4 (quận Tư) thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyễn quận 4 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 4 có 18 phường, đánh số từ 1 đến 18.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 4 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận 4 giải thể phường 11 để sáp nhập vào phường 8. Số phường trực thuộc quận 4 còn 17.

Ngày 1 tháng 11 năm 1985, theo Quyết định số 258-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận 4 giải thể phường 7, địa bàn phường 7 giải thể nhập vào phường 6 và phường 9; giải thể phường 17, địa bàn phường 17 giải thể nhập vào phường 16 và phường 18. Như thế quận 4 còn lại 15 phường giữ ổn định cho đến nay.

Dự kiến đến năm 2020, phường 5 sẽ sáp nhập với phường 2 thành một phường lấy tên là phường 2, phường 13 sẽ sáp nhập với phường 12 thành một phường lấy tên là phường 12.

1. Giới thiệu về Quận 4

Quận 4 là một quận nội thành nằm ở phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, nối giữa hai quận lớn khác là Quận 1 và Quận 7. Nơi đây có nhiều di tích nổi tiếng phải kể đến như: Bến Nhà Rồng, Nhà thờ Xóm Chiếu, Bảo tàng Hồ Chí Minh,… cùng nhiều kiến trúc tôn giáo khác. Đặc biệt, với vị trí địa lý thuận lợi, Quận 4 có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế dịch vụ như du lịch, khách sạn – nhà hàng – vui chơi giải trí và một số ngành nghề truyền thống khác.

2. Vị trí địa lý

Quận 4 có địa giới như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch, có địa giới hành chính:

  • Phía Đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn
  • Phía Tây giáp Quận 5 với ranh giới là rạch Bến Nghé
  • Phía Nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
  • Phía Bắc giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Bến Nghé.

Bản đồ hành chính Quận 4

Bản đồ hành chính Quận 4

Quận 4 TP.HCM có tất cả 13 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 6, phường 8, phường 9, phường 10, phường 13, phường 14, phường 15, phường 16, phường 18.

3. Diện tích và dân số

Quận có diện tích 4,18 km², dân số năm 2019 là 175.329 người, mật độ dân số đạt 41.945 người/km².

4. Kinh tế

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế, quận dựa trên việc tập trung xây dựng cơ cấu Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp đặc biệt đầu tư khai thác phát triển các loại hình dịch vụ cảng, đồng thời quan tâm thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần. Tính đến 31-12-2005 trên địa bàn quận 4 có 610 Công ty Cổ phần, TNHH, DNTN; 4.257 hộ kinh doanh cá thể; 1 Doanh nghiệp Nhà nước thuộc quận. Giá trị sản lượng công nghiệp bình quân tăng hàng năm từ 13%-15%.

Theo nguồn tin từ website quận, năm 2007, tổng thu ngân sách của quận đạt 212,47 tỷ đồng, đạt 114,5% dự toán năm (185,48 tỷ đồng), tăng 18% so cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước do ngành thuế thực hiện 174,49 tỷ đồng, đạt 135% dự toán năm (129 tỷ đồng), tăng 45% so cùng kỳ, trong đó thuế công thương nghiệp: 83,66 tỷ đồng đạt 105% dự toán, tăng 56% so cùng kỳ.

5. Xã hội

Bên cạnh hệ thống các trường mầm non và phổ thông, trên địa bàn quận 4 còn có trường Đại học Luật, trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành, Trung tâm dạy nghề Quận 4... là những đơn vị đào tạo có uy tín và chất lượng.

Bệnh viện quận 4 là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân quận 4, Bệnh viện chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Sở Y tế thành phố và sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân quận 4. Bệnh viện theo tiêu chuẩn hạng III, có 100 giường bệnh nội trú và hệ thống phòng khám ngoại trú với trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu chuyên môn.

Trung tâm Y tế dự phòng quận 4 là đơn vị sự nghiệp trực thuộc và chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân quận 4, Trung tâm Y tế dự phòng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Sở Y Tế thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và các Trung tâm chuyên ngành. Trung tâm Y tế dự phòng quận 4 có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về y tế dự phòng như: phòng chống dịch bệnh và các bệnh xã hội, HIV/AIDS, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, truyền thông giáo dục sức khỏe và quản lý, chỉ đạo toàn diện hệ thống Trạm Y tế phường trên địa bàn.

Trung tâm Thể dục Thể thao quận 4 có trụ sở chính đặt tại số 120-122 Khánh Hội - phường 4, toạ lạc trên khuôn viên 10.800m2. Trung tâm được xây dựng hoàn chỉnh bao gồm các công trình: Câu lạc bộ bơi lộ Vân Đồn, Nhà thi đấu đa môn, Nhà tập luyện đa môn, Sân vận động Khánh Hội.

Trung tâm văn hoá quận 4 có địa chỉ tại 236 Bến Vân Đồn là nơi diễn ra các sự kiện văn hoá đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương. Nhà Thiếu nhi quận 4 nằm tại số 73, Nguyễn Trường Tộ là nơi đào tạo các lớp năng khiếu nghệ thuật, thể thao và vui chơi giải trí cho các em thiếu nhi.

6. Giao thông

Mạng lưới giao thông của quận 4, chủ yếu dựa vào 6 trục đường chính: Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản. Con đường lớn và quan trọng bậc nhất ở quận là đại lộ Nguyễn Tất Thành xuyên suốt địa phận phía Đông quận, trải dài trên 2km, qua quận 1 và Cảng Sài Gòn, chếch theo hướng Tây Nam đi Nhà Bè.

Những năm gần đây, nhiều dự án giao thông lớn đã và đang được thành phố tiến hành xây dựng như: cầu Phú Mỹ nối liền quận 4 với trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; cầu Khánh Hội nối quận 4 với quận 1; cầu Tân Thuận mới đã được hoàn thành, đảm bảo giao thông thuận lới từ quận 4 sang quận 7. Riêng công trình cầu Nguyễn Văn Cừ nối liền quận 4 với quận 1, quận 5 và quận 8 hiện đang mang nhiều tai tiếng vì thi công quá chậm.

7. Dân cư

Trước đây, quận có nhiều khu ổ chuột, con người nơi đây sống trong nghèo khổ, tệ nạn xảy ra liên tục, cướp giật, trộm cắp không thể kiểm soát khiến tiếng xấu lan xa. Từ đấy, quận 4 trở thành “đất dữ” trong mắt mọi người. Ngoài ra, đây còn là nơi các đại ca giang hồ có gốc gác. Chỉ từ số nhỏ những hình xăm, khói thuốc, kim tiêm mà nhiều người dân quận 4 bị mang tiếng. Đã có thời, người ta dị ứng gay gắt không cho lấy vợ gả chồng, không cho kết bạn với dân quận 4. 

Thế nhưng, từ khi quận 4 phát triển và đô thị hoá, lúc ẩm thực và kiến trúc nơi đây nổi cồn thì quận đã không còn là nơi đáng sợ đối với nhiều người nữa. Sau khi tiếp xúc, người ta thấy dân quận 4 cũng là người bình thường. Họ cũng văn minh, hiện đại và đầy tình nghĩa. Họ vẫn mang nét mộc mạc, giản dị của dân Sài Gòn – Nam Bộ. Họ chất phác, hiền lành và tử tế. Họ cũng là người thích uống cà phê đêm, vừa uống vừa chuyện trò và ngẫm nghĩ về công việc, cuộc sống tương lai hoặc bồi hồi về quá khứ xưa cũ.

Phần lớn dân quận 4 là người Kinh, số ít là người Hoa và những dân tộc khác sinh sống. Vì thế, họ được đánh giá là người giỏi kinh doanh, có tài nấu ăn và thân thiện, hiếu khách.

8. Du lịch

Bến Nhà Rồng

Địa danh này gắn liền với hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ vĩ đại nên ngày nay Nhà nước ta đã công nhận là địa danh lịch sử cấp quốc gia. Chính quyền Quận hiện đang vận hành Bến Nhà Rồng như một điểm tham quan dành cho du khách trong nước và quốc tế.

Phố Bích Họa

Ban đầu phố Bích Họa chỉ là một con hẻm nhỏ trong số rất nhiều con hẻm thuộc Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên người dân sinh sống tại đây đã thực hiện ý tưởng vẽ tranh lên các bức tường chạy dọc con hẻm. Các bức tranh này chủ yếu phản ánh vẻ đẹp quê hương, đất nước cũng như đời sống thường nhật của bà con. 

Không chỉ những bức tường mà về sau các cột điện, bãi đổ rác thải trước kia cũng được các hộ gia đình sống trong hẻm cải tạo, dọn dẹp và trang trí. Từ ngày có những bức bích họa đặc biệt này, con hẻm trở nên văn minh và sạch đẹp hơn hẳn. Người dân và trẻ em sinh sống tại đây cho biết họ rất tự hào vì con hẻm nhà mình. “Tiếng lành đồn xa”, dần dần các khách tham quan và giới trẻ đã lựa chọn địa điểm này thành vị trí check in, “sống ảo” độc, lạ, đầy mới mẻ.

Cầu Mống

Cầu Mống là cây cầu gần trăm năm tuổi với màu xanh ngọc bích đặc trưng đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của thành phố. Cầu được xây dựng từ năm 1893 – 1894; dài 128m và rộng 5,2m bắc qua kênh Bến Nghé do đơn vị vận chuyển đường biển của Pháp Messageries Maritimes đầu tư. Từ đây du khách có thể ngắm nhìn tòa nhà Bitexco và sông Sài Gòn lững lờ trôi.

Thành phố hướng nghiệp KizCiti

Kizciti được xây dựng không chỉ là khu vui chơi mà còn là nơi dành cho trẻ em từ 3 – 12 tuổi định hướng nghề nghiệp. Đây là khu vui chơi giải trí kết hợp với giáo dục, rèn luyện kỹ năng xã hội ở môi trường thực tế đầy màu sắc rất tốt cho bé.

Ở Kizciti có hơn 50 nghề nghiệp khác nhau được mô phỏng lại ở kích thước nhỏ. Các khu vực được tổ chức lại y như một thành phố ở xã hội thật với đầy đủ các cơ quan chức năng, quảng trường, bệnh viện, ngân hàng, công viên nước…

Các mô hình ở Kizciti được tư vấn từ những chuyên gia tâm lý, giáo dục trẻ em trước khi đưa vào hoạt động, đảm bảo đem đến môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển. 

9. Món ăn

Ăn ốc tại đường Vĩnh Khánh

Vĩnh Khánh là một trong những cung đường nổi tiếng tại địa bàn Quận 4 TPHCM. Tuy đây là một con đường khá nhỏ nhưng tấp nập về đêm bởi các hàng quán chuyên bán ốc. Sự đa dạng của các món ốc tại đây có thể chiều lòng cả những vị khách sành ăn ốc nhất Sài Gòn. 

Ăn vặt tại khu Chợ 200, Xóm Chiếu

Các du khách chắc chắn sẽ phải bất ngờ khi đủ thức quà ngon lại tập trung đông đủ cả trên một đoạn đường khá nhỏ và đông đúc. Một số món ăn nhất định bạn nên thử gồm súp cua, chuối chiên, gỏi cuốn, chè miền Nam, phá lấu,...

Trải nghiệm ẩm thực đường phố tại Đường 20 Thước

Đường 20 Thước hiện đang nổi lên như khu phố chuyên về ẩm thực của Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều du khách đã lựa chọn ghé thăm con hẻm này để có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực đường phố đặc biệt của người Sài Gòn gốc. Nếu như Chợ 200 chủ yếu bán các món ăn vặt thì Đường 20 Thước có thế mạnh về các món mặn. Các món như: bún Thái, gỏi miến vịt, hủ tíu mỳ, bò lá lốt,…

10. Các dự án bất động sản

Quận 4 có khoảng 29 dự án.

Sunshine Horizon

  • Tên dự án: Sunshine Horizon
  • Vị trí: 78 Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Sunshine
  • Diện tích: 1.4 ha
  • Quy mô: 2 block cao 34 tầng
  • Tổng số căn hộ: 750 căn hộ và 20 căn shophouse
  • Thời gian bàn giao dự kiến: 2022
  • Tiêu chuẩn bàn giao: nội thất liền tường tiêu chuẩn 5 sao
  • Thời hạn sở hữu: căn hộ (lâu dài) và 50 năm đối với căn officetel
  • Giá từ: 3,5 tỷ.

Charmington Iris

  • Tên dự án: Charmington Iris
  • Vị trí: Số 76 Tôn Thất Thuyết, phường 16, quận 4, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty Sabeco
  • Đơn vị phát triển: Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín Sacomreal
  • Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Thiết kế Xây dựng Việt
  • Diện tích: 1.7 ha
  • Mật độ xây dựng: 42,58%
  • Quy mô: 4 tháo cao 35 tầng, 2 tầng hầm
  • Tổng số căn hộ: 1440 căn
  • Loại hình căn hộ: 1 phòng ngủ, 2 phòng ngủ, 3 phòng ngủ, 2 phòng ngủ + sân vườn
  • Dự kiến khởi công: Quý III/2016
  • Dự kiến hoàn thành: Năm 2019
  • Giá từ: 31 triệu/m².

De La Sol

  • Vị trí: Phường 1, Quận 4, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: CapitaLand Development (Việt Nam)
  • Diện tích: 1.5 ha
  • Quy mô: Gồm 3 tháp chung cư
  • Số căn hộ: 870 căn
  • Mật độ xây dựng: 31 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 95 triệu/m².

Saigon Royal Residence

  • Vị trí: Số 34-35 Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, Tp.HCM
  • Chủ đầu tư: Novaland Group
  • Nhà thầu: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Ricons
  • Diện tích: 6,669 m²
  • Quy mô: 2 Block Tháp 1 cao 33 tầng (tầng 3-7 là Officetel, tầng 8-33 là căn hộ cao cấp) + Tháp 2 cao 17 tầng (Retail + Officetel), 4 tầng hầm
  • Mật độ xây dựng: 42 %
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý I/2019
  • Giá từ: 70 - 124 triệu/m².

Căn hộ Riva Park

  • Vị trí: Số 504 đường Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt (Vietcomreal)
  • Nhà thầu: Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình
  • Đơn vị thi công: Hòa Bình
  • Đơn vị quản lý: Okamura (Japan)
  • Diện tích: 4,827.8 m²
  • Diện tích xây dựng: 2,042 m²
  • Quy mô: gồm 2 block với 18 tầng (tầng 18 là Penthouse), có 320 căn hộ, diện tích từ 58-111m2
  • Mật độ xây dựng: 42 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Năm 2017
  • Giá từ: 41.3 - 90.9 triệu/m².