THÔNG TIN KHU VỰC Quận Tân Bình
Lịch sử hình thành
11/12/1965, lập xã Tân Phú thuộc quận Tân Bình, từ phần đất cắt ra giữa hai xã: Tân Sơn Nhì và Phú Thọ Hòa ở cùng quận. Cho đến 29/4/1975, quận Tân Bình có 07 xã trực thuộc: Bình Hưng Hòa, Phú Thọ Hòa, Phú Nhuận, Tân Sơn Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Nhì và Vĩnh Lộc. Theo dòng hình thành của lịch sử ta sẽ thấy quá trình phát triển của quận như sau:
Thời phong kiến: Nguyễn Hữu Cảnh đã đặt tên cho khu vực đất phương Nam mới được khai phá là huyện Tân Bình theo địa danh quê quán. Thời gian sau đó được nâng lên thành phủ thuộc trấn Phiên An. Cho đến năm 1836, phủ Tân Bình trở thành vùng đất tỉnh Gia Định. Gồm có 3 huyện: Bình Long, Bình Dương, Tân Long.
Thời Pháp thuộc: Hòa ước Nhâm Tuất vào năm 1862 đưa Miền Nam vào thời kỳ Pháp thuộc. Đến năm 1868, sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, Pháp đã bãi bỏ các đơn vị hành chính đồng thời phân chia lại Nam Kỳ. Khu vực Tân Bình ngày nay, vào thời điểm đó thuộc về tổng Dương Hòa Thượng, Gò Vấp. Đến 11/5/1944, Toàn bộ quyền Đông Dương đã ký nghị định tách một số vùng của tỉnh Gia Định để thành lập quận Tân Bình. Tỉnh nằm tại làng Phú Nhuận, và tồn tại cho đến 8/ 1945 thì giải thể.
Thời kỳ sau 1975: Thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập vào 3/5/1975 sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý Sài Gòn cũng như các vùng lân cận vào ngày miền Nam giải phóng. Ngày 9/5/ 1975, quận Tân Bình cũ bị giải thể. Đến 20/05/1976, quận được tái lập trên cơ sở sáp nhập quận Tân Sơn Nhì cũ và Tân Sơn Hòa. Sau đó, trở thành quận có diện tích lớn nhất thành phố khi đó. 2/7/1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức có tên mới là thành thành phố Hồ Chí Minh. Và Tân Bình trở thành quận trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều sự kiện lịch sử lớn, không ít lần chia tách, giải thể và rồi tái lập. Đến cuối năm 2003, diện tích quận Tân Bình chỉ còn lại 2.238,22 ha và có tổng dân số là 417.897. Hiện quận có 15 phường có số thứ tự từ phường 1 – 15 như hiện nay. Trong đó, thì phường 14 là trung tâm của quận.
1. Giới thiệu về quận Tân Bình
Tân Bình là một quận thuộc nội thành Hồ Chí Minh nằm về phía Tây Bắc. Có địa hình bằng phẳng, cao trung bình là 4–5 m, cao nhất là khu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 8–9 m, trên địa bàn còn có kênh rạch và còn có đất nông nghiệp.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3
- Phía Tây giáp quận Tân Phú với ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ
- Phía Nam giáp Quận 10 (với ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ)
- Phía Bắc giáp Quận 12 (với ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp.
Bản đồ hành chính quận Tân Bình
Quận Tân Bình hiện có 15 phường/xã là: Phường 02, Phường 07, Phường 04, Phường 12, Phường 13, Phường 01, Phường 03, Phường 11, Phường 05, Phường 10, Phường 06, Phường 08, Phường 09, Phường 14, Phường 15.
3. Diện tích và dân số
Quận có diện tích 22,43 km², dân số năm 2019 là 474.792 người, mật độ dân số đạt 21.168 người/km².
4. Kinh tế
Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã có rất nhiều thay đổi theo bề dày lịch sử và ngày càng khẳng định vị thế của mình so với các khu vực khác. Biểu hiện qua những công trình hiện đại, những dự án lớn nhỏ đã và đang được đầu tư, xây dựng. Nền kinh tế quận hiện nay phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của quận đạt 29,68% mỗi năm.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần các ngành công, nông nghiệp, phù hợp với Nghị quyết mà Đại hội đại biểu lần thứ XI đã đề ra.
Quận cũng đã hoàn thành 8 đề án quy hoạch phân khu, thực hiện lộ giới 652 con hẻm. Quận đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các con đường lưu thông trong nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Các trung tâm mua sắm, khu thương mại, vui chơi giải trí,... mọc lên trên địa bàn quận ngày càng nhiều. Các dự án tiềm năng thu hút không ít các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn lên tới 5,587 tỷ đồng.
5. Văn hóa - Xã hội
Tân Bình là nơi tập trung nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến tôn giáo, chùa thiền như chùa Giác Viên, Phổ Quang, Phước Hạnh, Bửu Lâm Tịnh Uyển,... Tính đến nay, quận có đến 140 cơ sở tôn giáo, trong đó Phật giáo có 74 địa điểm, Công giáo 60, Tin lành 4 và Cao Đài 2.
- Về dân tộc, nơi đây hội tụ nhiều anh em dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm 93,33%; người Hoa 6,38%; Khmer 0,11%; Tày 0,05%; Thái 0,01%; Nùng 0,03%; Chăm 0,02% và một số người nước ngoài.
- Về tôn giáo, Tân Bình còn có nhiều tín ngưỡng như Phật giáo 19,62%; Công giáo 22,9%; Tin lành 0,37%; Cao Đài 0,4%; Hòa Hảo 0.01%; Hồi giáo 0,02% và 56,68% thuộc đối tượng không theo đạo.
Chính vì vậy mà đời sống văn hóa cư dân nơi đây hết sức phong phú. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít những khó khăn trong công tác kiểm soát, quản lý tại địa phương. Mặc dù vậy, Đảng bộ và các cấp lãnh đạo Tân Bình luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ, đưa đời sống của người dân trên địa bàn quận ngày càng đi lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển một cách bền vững và hội nhập nền văn hóa trong khu vực.
Đại hội đại biểu quận Tân Bình lần thứ XII (12 - 14/08/2020) đã đưa ra chỉ tiêu cho nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiếp tục hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục 3 bậc học và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 1,1%; phấn đấu đạt 72% trở lên về phường văn minh đô thị, giữ vững ổn định và trật tự an toàn xã hội; xây dựng quận phát triển bền vững, an dân, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
6. Dân cư
Dân số quận Tân Bình trên 430.559 ngàn người, (bao gồm cả nhân khẩu có Đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở) 75.206 hộ. Dân cư quận Tân Bình phần lớn là người miền Trung và người miền Bắc di cư vào lập nghiệp vào những năm năm mươi, bảy mươi của thế kỉ trước.
Những năm 2004 - 2005, một phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế Quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là: Thương mại, dịch vụ - Sản xuất công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề: Thuơng mại chiếm 40%, dịch vụ 32%, công nghiệp 18% và hoạt động khác 10%. Cộng đồng người Tân Bình (phần lớn là người miền Trung và Bắc), chủ yếu tham gia hoạt động chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực bán buôn, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, chiếm lĩnh một số lĩnh vực bán sỉ quan trọng như vải vóc, tiêu biểu là khúc đường chuyên bán hàng vải ở đoạn đường Lạc Long Quân được gọi với cái tên vừa thân thuộc vừa đặc trưng “Chợ vải Tân Bình”. Đến với cung đường này, du khách sẽ lựa được những thước vải chất lượng xuất xứ không chỉ từ Việt Nam mà còn ở những nước lân cận nổi tiếng về sản xuất vải vóc như Thái Lan, Indo.
Do đặc thù là một quận về giao thương buôn bán nên tính chất quận phần nào được thể hiện qua lối sống, cách sinh hoạt có phần ồn ào, náo nhiệt nơi đây vào khung giờ sáng sớm đến giữa trưa, kéo dài đến chập choạng tối. Phẩn lớn người dân ở quận này chủ yếu là dân kinh doanh, buôn bán, nên khu vực này luôn ánh lên nét nhộn nhịp, tươi vui. Là một địa điểm dắt đỏ để kinh doanh nên mặt bằng khu vực này rất có giá có khi lên đến gần trăm triệu một mét vuông. Hay việc tưởng chừng đơn giản như thuê một Kiot để kinh doanh thì thử thách đầu tiên là số tiền bỏ ra để thuê không hề ít (lên đến năm, sáu mươi triệu một tháng).
7. Giao thông
Quận Tân Bình hiện nay có 141 con đường và trong đó đường Cộng Hòa, Phổ Quang, Trường Chinh, Út Lịch, Bình Giã, Hoàng Hoa Thám, Lê Văn Hiến, Trường Chinh,… là những tuyến đường huyết mạch quan trọng và luôn đông đúc của quận.
Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước: Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (diện tích 7,44 km2) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Mạng lưới giao thông đô thị trên địa bàn quận cũng khá phát triển. Tuyến đường Trường Chinh - Cộng Hoà - Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi đã và đang được mở rộng để đảm bảo giao thông thông suốt từ quận Tân Bình đến các quận trung tâm của thành phố.
Sân bay Tân Sơn Nhất chính là tuyến đường hàng không nhộn nhịp bậc nhất cả nước và mang tới cho thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Tân Bình nói riêng rất nhiều lợi ích.
8. Du lịch
Với một vị trí chiến lược cùng nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh ngày nay thu hút rất nhiều khách hàng, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các dự án cơ sở hạ tầng, bất động sản ngày càng nở rộ trên địa bàn quận như minh chứng cho sự phát triển từng ngày và mức sống cũng như nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân nơi đây đang tăng dần.
Sự phát triển về cơ sở hạ tầng đã tạo nên cho Tân Bình không ít những địa điểm nổi bật thu hút người dân khi có nhu cầu vui chơi, giải trí. Đến Tân Bình, nếu muốn biết nơi đây có những địa điểm nào đẹp để tham quan, du lịch thì nhất định bạn không được bỏ qua một số cái tên tiêu biểu dưới đây.
Chùa Phổ Quang
Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 16 km về phía Đông Nam, Phổ Quang là một trong những ngôi chùa có bề dày lịch sử lâu đời được người Sài Thành biết đến từ trước đến nay. Đây cũng là địa điểm mà rất nhiều người dân khu vực thành phố Hồ Chí Minh và cả du khách từ các tỉnh thành khác cũng lựa chọn lui tới mỗi dịp lễ lớn, Tết cổ truyền.
Được xây dựng từ năm 1952 và trải qua nhiều lần tu sửa, đến nay, chùa đã mang một diện mạo hoàn toàn mới, khang trang hơn. Với những vật liệu có độ bền cao cùng lối kiến trúc hiện đại, chùa Phổ Quang hiện nay được xem là địa điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Tân Bình.
Chùa Phật Bảo
Nằm tọa lạc ở phường 10, quận Tân Bình, Phật Bảo là một trong số 22 ngôi chùa thuộc hệ phái phật giáo nguyên thủy tại thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng vào năm 1965 bởi các bật tổ sư tu hành từ Campuchia về.
Chánh điện chùa được bài trí trang nghiêm, chính giữa là tượng của đức Bổn Sư Thích Ca, hai bên là tượng đức Phật trì bình khất thực và Phật nhập niết bàn. Với lối kiến trúc cổ điển, khuôn viên rộng lớn, chùa Phật Bảo là nơi được đông đảo Phật tử hay cả những người không theo đạo lựa chọn ghé lại để tìm kiếm cảm giác yên bình giữa chốn đô thị phồn hoa.
Chùa Giác Viên
Chùa nằm ở số 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1. Đây là một trong những ngôi chùa đã được hình thành từ lâu đời tại Tân Bình. Trước đây, chùa chỉ là một cái am nhỏ, do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh sáng lập.
Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay, chùa Giác Viên được xếp vào top những nơi sinh hoạt của đông đảo Phật tử. Nơi đây không chỉ thu hút mọi người bởi không gian rộng lớn, yên tĩnh mà còn độc đáo với kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ điển. Đến đây, bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự yên bình trong tâm hồn mà chẳng thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.
Công viên Hoàng Văn Thụ
Đây là một trong những công viên quy mô nhất thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm thu hút người dân với thiết kế hình tam giác độc đáo, nằm ngay mặt tiền của hai tuyến đường Hoàng Văn Thụ và Trần Quốc Toản.
Với diện tích lên đến 106.500m, công viên được ví như một ốc đảo xanh giữa chốn đô thị phồn hoa, tập nập Sài Thành. Đây là không gian lý tưởng để các bạn trẻ, đội nhóm, sinh viên, câu lạc bộ tụ tập, sinh hoạt. Không chỉ vậy, công viên Hoàng Văn Thụ còn là địa điểm lãng mạn dành cho các cặp đôi hay bạn bè mỗi khi có nhu cầu trút bầu tâm sự. Do đó, bất kỳ ai hỏi quận Tân Bình có gì đẹp thì con người nơi đây sẽ không ngần ngại mà nói ngày đến công viên Hoàng Văn Thụ.
C.T Plaza
C.T Plaza là một trong những nơi lý tưởng để vui chơi, hẹn hò, tụ tập bạn bè hay tận hưởng những giây phút đầm ấm cùng gia đình dịp cuối tuần. Đây không chỉ là trung tâm thương mại lớn của Tân Bình mà còn có các nhà hàng phục vụ ẩm thực đến từ nhiều quốc gia khác, khu cà phê cao cấp, khu vui chơi cho trẻ em, thanh thiếu niên, rạp chiếu phim,...
9. Ẩm thực
Nằm trên con đường Trần Mai Ninh (quậnTân Bình), chợ phường 11 được người dân gọi bằng cái tên quen thuộc là chợ Bà Hoa, theo tên người di cư vào Nam năm 1954, có công mua đất, thành lập chợ trong những năm 70 của thế kỷ trước.
Trước khi bà Hoa thành lập chợ, khu Bảy Hiền (quận Tân Bình) là một vùng đất hoang sơ, tập trung nhiều người di cư từ miền Trung, đặc biệt là người xứ Quảng (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình). Khu vực này tạo thành cộng đồng người miền Trung đông nhất ở Sài Gòn, nổi tiếng với làng nghề dệt vải. Đến nay, nghề dệt vải đã không còn nhiều. Tại chợ, chỉ còn một số ít cửa hàng chuyên bán chỉ dệt vải, điển hình là cửa hàng của bà Phạm Thị Thu. Từ lúc bà Hoa thành lập chợ vào những năm đầu 1970, chợ trở thành nơi tập trung buôn bán các sản vật của miền Trung. Nhiều mặt hàng chỉ có bán ở chợ này, không tìm được ở nơi khác. Một trong những đặc sản nổi tiếng của những tỉnh duyên hải miền Trung là các loại mắm được làm từ cá biển. Tại chợ Bà Hoa, các hàng bán mắm có số lượng vượt trội. Chợ dường như không thiếu bất cứ loại mắm miền Trung nào, từ mắm tôm, mắm cá cơm, mắm tôm chua Huế, mắm rò, cho đến mắm cá chuồng, mắm cá mòi, mắm ruốc,... Cả khu chợ dậy lên mùi mắm đặc trưng của miền Trung rò biển, cát trắng và nắng vàng. Một đặc sản khác của miền Trung tại chợ Bà Hoa là đường bát, được nấu từ mía và đổ vào bát để tạo khuôn.
Ngoài khu chợ Bà Hoa đặc biệt, Tân Bình còn có những hàng quán cực kì hấp dẫn, thách thức vị giác của du khách như Lẩu Công Chúa. Nằm trong khu ẩm thực ở trung tâm thương mại nên không gian ở đây rất rộng rãi và sạch sẽ. Ở đây chuyên phục vụ lẩu và còn có cả cơm với giá cả cũng khá phù hợp.
Ngoài ra còn có quán:
Kimbap Hoàng tử: Kimbap Hoàng tử cũng là một trong những quán ăn ngon ở Tân Bình. Quán ăn này rất hút các bạn trẻ, với những món ngon xuất phát từ xứ sở kim chi. Quán phục vụ đầy đủ các món ăn, từ những món ăn chơi, ăn vặt cho đến ăn no nê. Mỗi một món ăn, đều sẽ đem đến cho bạn những cảm nhận khác biệt về hương vị. Các món ăn đặc trưng của quán có thể nói đến như: kimbap, tokbokki phô mai, cơm trộn, mực sasuke, miến trộn…
Bánh Căn Phan Thiết: Bánh căn có lẽ rằng bất kỳ ai đã đến Đà Lạt nào cũng đều đã nghe qua, một món ăn mà bất cứ khi nào đến Đà Lạt bạn cũng phải ăn. Nếu bánh căn Đà Lạt chỉ có bánh căn trứng cút hoặc trứng gà ăn kèm với viên xíu mại nho nhỏ thì bánh căn Phan Thiết còn có bánh căn tôm, mực, trứng gà, trứng cút, đủ toàn bộ hương vị. Quán có đầu tư một khoảng không gian khá rộng và thoáng thế nhưng mỗi cuối tuần quán rất đông khách nên đôi khi mà bạn vẫn phải chờ đợi, đặc biệt là dịp thời điểm cuối tuần.
Bún lòng – Quán Lòng Em: Khi đề cập đến món ăn tại Tân Bình thì chắc chắn phải có quán Lòng Em – bởi món bún lòng đặc trưng đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ yêu thích dù chỉ mới xuất hiện từ năm 2018. Lòng ở đây chính là loại tươi ngon nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng mà quán đặt tại lò mổ quen uy tín, lúc nào cũng là lòng còn tươi còn mới trong ngày. Bún lòng sẽ ăn với mắm tôm còn nếu không bạn sẽ tự pha nước chấm theo ý thích của mình nếu không muốn ăn mắm tôm.
Mì gà quay San San: Mì gà quay San San là thương hiệu mì đã quá nổi tiếng không phải chỉ đối với thực khách tại Tân Bình mà còn với những tín đồ ăn uống khắp Sài Gòn. Với hương vị mì Hong Kong chính gốc, chất lượng món ăn ở đây chinh phục cả nhưng mà thực khách khó tính nhất. Quán hấp dẫn đông đúc thực khách mỗi ngày.
Phá lấu Rubi: Mặc dù tại TP. HCM có rất nhiều quán phá lấu nổi tiếng. Tuy nhiên, một địa điểm ăn uống Tân Bình mà chúng ta không nên bỏ lỡ là phá lấu Rubi. Đây chính là quán ăn cũng rất nổi tiếng tại thành phố phồn hoa này. Món phá lấu tại đây mang hương vị thơm ngon, béo ngọt, vừa miệng.
10. Các dự án bất động sản
Quận Tân Bình có khoảng 34 dự án.
Diyas Sky
- Vị trí: 16 Nguyễn Đức Thuận, phường 13, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Chủ đầu tư: C.T Group
- Diện tích: 4,941 m²
- Quy mô: 2 Block cao 5 tầng
- Số căn hộ: 337 căn
- Pháp lý: Căn hộ có thời hạn sử dụng 30 năm
- Mật độ xây dựng: 62 %
- Giá từ: 25.9 - 33.3 triệu/m².
La Cosmo Residences
- Vị trí: 99 Đường Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Xây dựng An Gia Hưng
- Đơn vị thi công: FQM
- Đơn vị thiết kế: M4 Architects
- Đơn vị quản lý: CBRE
- Diện tích: 5,200 m²
- Số tòa: 2 tòa
- Quy mô: 26 tầng, 500 căn hộ
- Mật độ xây dựng: 32 %
- Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
- Thời điểm hoàn thành: Dự kiến 2024
- Giá từ: 45.2 - 55.3 triệu/m².
Carillon Apartment
- Vị trí: số 171A Hoàng Hoa Thám, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Chủ đầu tư: Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land)
- Diện tích: 4.8 ha
- Diện tích xây dựng: 3,348 m²
- Quy mô: 2 block cao 16 tầng với 330 căn hộ
- Mật độ xây dựng: 45 %
- Pháp lý: Sở hữu lâu dài
- Thời điểm hoàn thành: 2012
- Giá từ: 40 - 52.7 triệu/m².
Golf View Tower
- Tên dự án: Golf View Tower
- Vị trí: Đường Tân Sơn, Phường 15, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Chủ đầu tư: Bộ Quốc Phòng
- Nhà thầu: Công ty CP Xây dựng Kỹ thuật Nam Thành Việt
- Các hạng mục: Dịch vụ thương mại, nhà ở
- Diện tích: 8,000 m²
- Diện tích xây dựng: 4,000 m²
- Diện tích cây xanh: 1987 m²
- Diện tích đất giao thông, sân bãi: 2013 m²
- Quy mô dân số tối đa: 1200 người
- Quy mô: Gồm 2 Block, cao 12 tầng (10 tầng Căn Hộ - 2 tầng dịch vụ), cung cấp 470 căn hộ
- Mật độ xây dựng: 50 %
- Ngày hoàn thành: Đã hoàn thành và đang mở bán
- Giá từ: 13 triệu/m².
Sky Center
- Vị trí: 16 Phổ Quang, Phường 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh
- Đơn vị quản lý: CBRE
- Diện tích: 1.2 ha
- Quy mô: Gồm 4 block (3 block căn hộ và 1 block officetel), 16 tầng, 2 tầng hầm, 360 căn office-tel (33,2m2 - 69,93m2), tổng số 495 căn hộ
- Mật độ xây dựng: 39 %
- Thời điểm hoàn thành: Quý IV/2017
- Giá từ: 45.6 - 57.2 triệu/m².