Lịch sử

Thời Phong kiến

khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập ra phủ Gia Định năm 1698, với 2 huyện Tân Bình và Phước Long thì Quận 8 lúc bây giờ thuộc về địa bàn Tân Long,Tân Bình.

Năm Mậu Thìn (1808) dưới triều Gia Long, huyện Tân Bình trở thành phủ Tân Bình. Tổng Bình Dương và Tân Long trở thành huyện. Huyện Tân Long có hai tổng là Long Hưng và Tân Phong. Quận 8 ngày nay nằm trong tổng Tân Phong.

Quận 8 ngày nay dưới triều Gia Long, đã có các làng Bình Long, Long Vĩnh,Tân Nhuận, Hiệp Ân,Tứ Xuân, Bình Đăng, Bình Đông, An Phú Tây…

Dưới triều Minh Mạng, Quận 8 bấy giờ gồm nhiều thôn phường thuộc nhiều tổng của hai huyện Tân Long và Bình Dương. Dưới triều Tự Đức, các thôn ấp trên tồn tại, cho đến năm 1859 thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định và thiết lập nền cai trị thực dân trên toàn Nam Kỳ lục tỉnh.

Lúc đầu thành phố Chợ Lớn chủ yếu là khu vực sản xuất tiểu thủ công nghệ và buôn bán và của người Hoa, diện tích chỉ khoảng 1km². Phạm vi Thành phố Chợ Lớn được mở rộng sau khi tình hình ổn định, dân chúng hồi cư hay di cư tới làm ăn ngày càng nhiều. Người Pháp cho đào Kinh Tẻ, năm 1905, làm thủy đạo quan trọng đi xuống miền Tây. Đoạn cuối kênh Tẽ này chảy qua phường 1 và phường 2 ngày nay của quận 8. Năm 1906 – 1908, người Pháp lại cho đào Kênh Đôi, đất đào kênh được đưa lên hai bờ, tạo mặt bằng cho dân chúng đến làm nhà sinh sống đông đúc. Dân số nhờ đó mà tăng lên nhanh chóng.

Kháng chiến chống Pháp-Mỹ

Pháp sáp nhập hai Thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn với nhau năm 1931, người thành một đơn vị hành chính duy nhất, gọi là khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Lúc đó quận 8 có một số hộ như hộ 12 ở phường 15, Xóm Củi, hộ 16 ở Phú Định, hộ 17 ở vùng cầu Bà Tàng…

Hệ thống hành chính trên kéo dài cho đến Cách mạng Tháng 8 và suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Chính quyền Bảo Đại năm 1963 cũng có một số sắp xếp lại đơn vị hành chính của đô thành Sài Gòn và chia lại Quận 4 và Quận 5 là quận 8 ngày nay.

Chính quyền Sài Gòn thực hiện một cuộc cải cách rộng lớn ở cơ sở hành chính sau hiệp định Genève 1954. Sài Gòn được chia thành 8 quận hành chính. Quận 8 ngày nay là Quận 7 và Quận 8 trước đó. Quận 8 có 5 phường là: Hưng Phú, Chánh Hưng Xóm Củi, Bình An, và Rạch Ông. Quận 7 có 6 phường là phường Bình Đông, Phú Định, Cây Sung, Rạch Cát, Hàng Thái và Bến Đá.

Từ 1975 đến nay

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975. chính quyền Cách mạng thay đổi lại hành chính trên toàn Thành phố. Quận 7 và Quận 8 được hợp thành Quận 8 với 22 phường mới, đánh số từ 1 đến số 22.

Các phường của Quận 8 ngày 17-7-1986, được điều chỉnh lại như sau:

  • Phường 3 mới được hợp thành từ một phần phường 3 cũ với một phần phường 2 cũ.
  • Phường 5 mới được hợp thành từ phần còn lại của phường 7 cũ với phường 8 cũ.
  • Các phường 9 cũ được đổi tên thành phường 6 mới, phường 22 cũ đổi tên thành phường 7 mới, Phường 10 cũ đổi tên thành phường 8 mới.
  • Phường 9 mới hợp từ một phần phường 12 cũ với phường 11 cũ.
  • Phường 10 mới được hợp thành từ phần còn lại của phường 12 cũ với phường 13 cũ.
  • Phường 11 mới được hợp thành từ một phần phường 15 cũ, một phần phường 16 cũ với phường 14.
  • Phường 16 đổi tên phần còn lại thành phường 13 mới.
  • Phường 14 mới được hợp thành từ một phần phường 19 cũ với phường 18.
  • Sát nhập phần còn lại của phường 19 cũ với phường 20 cũ thành phường 15 mới.
  • Phường 21 cũ đổi tên thành phường 16 mới.

Năm 1986 sau khi điều chỉnh, quận 8 còn lại 16 phường, gọi tên từ số 1 đến số 16 và kéo dài tới ngày nay.

Địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện gần nửa thế kỷ, nhưng địa bàn của Quận 8 đã có cùng với lịch sử vùng đất Gia Định cách đây trên 300 năm.

1. Giới thiệu về Quận 8

Quận 8 nằm về phía Nam khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn quận nằm trải dài theo kênh Tàu Hủ và kênh Đôi, bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đóng Bắc – Tây Nam khá kỳ lạ. Phía nửa bên trái quận là dải đất chính bị kênh rạch chia cắt thành 5 dải đất nhỏ giống như 5 cù lao. Còn dải đất bên phải có đầu lớn phía đông (khu vực đó là trung tâm của quận), sau đó dải đất ấy kéo dài về phía nam, khu vực ở giữa rất hẹp, cuối dải đất ấy là chợ đầu mối Bình Điền.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông giáp Quận 7 qua rạch Ông Lớn
  • Phí Đông bắc Quận 4 qua kênh Tẻ)
  • Phía Tây giáp quận Bình Tân
  • Phía Nam giáp huyện Bình Chánh
  • Phía Bắc giáp Quận 5 và Quận 6 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa.

Bản đồ hành chính Quận 8

Bản đồ hành chính Quận 8

Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh có 16 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13, Phường 14, Phường 15, Phường 16.

3. Diện tích và dân số

Tổng diện tích là 19,18 km². Dân số của Quận 8 năm 2019 là 424.000 người theo số liệu từ cục thống kê TP.HCM.

4. Địa hình, Địa mạo

a, Địa hình, địa mạo

Địa hình quận 8 được hình thành bởi sự chia cắt của các con sông và kênh rạch.

Địa hình của quận bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng thấp, trũng. Cao độ trung bình của quận là 1,20m trong đó khu vực có độ cao thấp nhất là phường 7 (0,3m) và khu vực có độ cao cao nhất là phường 2 (2,0m) quận có đến 2/3 diện tích tự nhiên nằm dưới ngưỡng của đỉnh chiều cường lịch sử 1,60m (tháng 11 năm 2011) trong đó vùng bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là khu vực có địa hình thấp nhất là phường 6, phường 7, phường 15 và phường 16.

Đặc điểm địa mạo (hay hình thể) của quận bị các kênh Đôi, Tầu Hú, sông Cần Giuộc, rạch Hiệp Ân, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Cúi, Ruột Ngựa, Bà Tàng, Lò Gốm, Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ quận 8 thành những khu vực riêng biệt được kết nối qua hệ thống cầu.

b, Địa chất

Nằm ở rìa vòng chuyển tiếp giữa vùng nâng Đông Nam Bộ và đới sụt võng Cửu Long. Trên mặt lộ ra các sản phẩm sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật là các lớp (đất yếu), chưa được quá trình nén chặt tự nhiên, có tuổi Holocen, nên sức chịu tải của đất rất yếu từ 0,3 kg/cm² tới 0,7 kg/cm², chiều dày các lớp trầm tích trẻ Holocen rất dày và không ổn định, đáy lớp từ 40,3m tới 41,2m.

Bên dưới các lớp trầm tích Holocen, là các trầm tích Plelstocen, Pliocen, chúng phủ không chỉ hợp lên bề mặt đá móng Mezozoi có tuổi Juta - Kreta ở độ sâu >100m. Bên cạnh đó vào mùa mưa mựa nước ngầm dâng cao cách mặt đất từ 0,5 - 0,8m đã tạo ra những hiện tượng không có lợi cho các công trình xây dựng.

5. Khí hậu

Quận 8 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xách đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-28°C; cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4°C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5-10°C.

- Lượng mưa bức xã trung bình 140Kcal/cm3/năm, có sự thay đổi theo mùa. Mùa khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400-500 cal/cm3/ngày). Mùa mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300-400 cal/cm3/ngày.

- Nắng: Thàng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1,890 giờ.

- Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329mm - 2.178mm (trung bình năm đạt 1.940mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm. Ngược lại vào mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất.

- Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam. Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75-80%, nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.

Quận nằm trong vùng rất ít thiên tai về khí hậu, biến động thời tiết đáng kể nhất ở Quận cũng như của thành phố là tình trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa).

6. Thủy văn

a, Mạng lưới sông chính

- Kênh Tẻ Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại của Tân Thuận, Quận 4, dài khoảng 32km, đoạn chảy qua quận 8 dài 12km, bề rộng nhất đạt 130m, khu vực hẹp nhất rộng 75m.

- Sông Cần Giuộc là sông nhánh của sông Soài Rạp, hợp lưu tại ngã 3 sông Soài Rạp và sông Vàm Cỏ, sông dài khoảng 38km, đoạn chảy qua quận 8 dài 2,2km.

b, Các kênh, rạch trong quận

Hệ thống sông, kênh, rạch của quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ rạch Hiệp Ân, rạch Nước Lên,... với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống kênh rạch này tạo kết hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường.

Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất…

c, Chế độ thủy văn của các sông, kênh, rạch phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa. Biên độ triều trung bình từ 1,0-1,1m, triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m.

7. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất

Quận 8 có tổng diện tích tự nhiên là 1,917,47 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố, rộng gấp 4 lần các quận 3, 4, 5, tương đương với quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch. Hầu như toàn bộ diện tích tự nhiên đã được đưa vào sử dụng. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của quận chủ yếu là đất bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn (khu vực đất nhiễm phèn ít: phường 11, 12, 13; khu vực đất nhiễm phèn nhiều: phường 7, phường 16), với thành phần cơ giới chủ yếu là sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật, vì thế đối không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.

b, Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa, trên địa bàn quận còn có nguồn nước của các con sông với chế dộ thủy văn bán nhật triều (sông Bến Lức, Cần Giộc, Ông Lớn,...) và hệ thống kênh rạch phân bố rải rác trên địa bàn. Song chất lượng nguồn nước mặt này hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như sức khỏe nhân dân trên địa bàn quận.

- Nguồn nước ngầm: Ở các khu vực có địa hình cao trong phạm vi lãnh thổ của quận, nguồn nước ngầm khá phong phú cách mặt đất khoảng 1-2m. Đối với khu vực có địa hình thấp, mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ 0,5-0,8m, có độ PH cao và thường xuyên bị nhiễm phèn mặn, phải xử lý bằng hệ thống lọc mới có thể sừ dụng cho sinh hoạt. Lượng nước ngầm cũng bị ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô mực nước ngầm thường thấp và nhiễm phèn nhiều hơn mùa mưa, nên gây khó khăn trong việc khai thác sử dụng. Tuy nhiên, trong mùa mưa mực nước ngầm dâng cao tạo ra những hiện tượng cát chảy, lún không đều đã gây bất lợi tới tuổi thọ của các công trình xây dựng.

c, Tài nguyên nhân văn

Với truyền thống cách mạng, người dân quận 8 cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tư cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học để đưa quận 8 phát triển mạnh về kinh tế, vững về an ninh xã hội.

8. Cơ sở hạ tầng

Quận 8 tọa lạc ở vị trí chuyển tiếp giữa hai khu đô thị cũ (quận 6 và 5) với khu đô thị mới Nam thành phố. Chính điều này đã tác động đến sự phát triển đô thị hóa của vùng đất này. Hệ thống giao thông của quận này khá phát triển và ngày càng được cải thiện. Một số tuyến chính nối từ khu vực trung tâm thành phố qua địa phận quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn đó là:

  • Đại lộ Đông Tây.
  • Đại lộ Nguyễn Văn Linh.
  • Đường Phạm Thế Hiển.
  • Đường Tạ Quang Bửu.
  • Đường An Dương Vương…

Bởi vậy cho nên Quận 8 hội tụ đầy đủ các nhân tố cần thiết để ngành thương mại, dịch vụ phát triển một cách toàn diện. Đây cũng chính là mảng trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua. Mặt khác, với vị trí thuận lợi quận này còn có nhiều tiềm năng để thu hút vốn đầu tư lớn từ phía trong và ngoài nước cho phát triển ngành công nghiệp và xây dựng đô thị mới.

9. Giao thông 

Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài Thành phố.

Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, huyện nào có được.

Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát triển. Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận.

Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn 2.500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó.

Chỗ gặp gỡ giao thông thủy và bộ là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8. Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình Đông, Bình Lợi. 

10. Cảng tại Quận 8 

Đi liền với cảng là hệ thống kho tàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay. Toàn Quận 8 có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m², bao gồm 30 cơ sở kho hàng do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận.

Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung chuyển quy mô” ở phía Tây – Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại,… Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phầm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây.

Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất này khai phá và canh tác nông nghiệp. Những người lao động nghèo từ miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về Quận 8.

Sau đó những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa phương khác Thành phố lại dồn về vùng đệm Quận 8, đưa dân số Quận 8 trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông.

11. Du lịch

Dù không phải là một quận trung tâm Sài Gòn với nhịp sống sôi động hàng đầu cả nước, Quận 8 cũng không hề thiếu những địa điểm vui chơi, giải trí, mua sắm đầy hấp dẫn. Hãy cùng điểm qua một số cái tên tiêu biểu dưới đây.

Bến Bình Đông

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh có những đặc trưng rất riêng về cảnh quan, có lợi thế để phát triển thành những địa điểm vui chơi, du lịch, giải trí hấp dẫn. Trong đó, bến Bình Đông với thuyền bè ngược xuôi tấp nập, chở đầy những chậu hoa đủ màu sắc chính là một hình ảnh thân thuộc làm nên hương vị Tết trong tâm trí rất nhiều thế hệ. Đây cũng là một địa điểm vui chơi ở Quận 8 thu hút rất nhiều người đến mua sắm, tham quan, chụp ảnh mỗi khi Tết đến, xuân về.

Bến Bình Đông nằm ở Phường 14, Quận 8, thường nhộn nhịp nhất vào mùa xuân, khi những chiếc ghe, xuồng chở hoa, cây cảnh từ miền Tây đổ về Sài Gòn phục vụ nhu cầu sắm Tết của người dân. Nơi này trở thành một khu chợ nổi, “trên hoa, dưới nước” đầy sắc màu. Đến đây tham quan, ngắm cảnh, mua sắm, bạn sẽ cảm nhận được hương vị Tết đang đến thật gần.

Ngoài ra, hội hoa xuân hàng năm ở bến Bình Đông thường bố trí những khu check-in, gian hàng ẩm thực, thậm chí có năm còn biểu diễn đờn ca tài tử trên ghe bầu lênh đênh sông nước phục vụ du khách. Ngắm sắc xuân trên bến Bình Đông là một trong những trải nghiệm độc đáo mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến Quận 8 Sài Gòn. 

Khu Vui Chơi Giải Trí Đồng Diều

Khu vui chơi giải trí Đồng Diều tọa lạc trên khuôn viên rộng 6 ha, thuộc Phường 4, Quận 8. Nơi này có không gian rộng rãi, thoáng đãng, không khí trong lành nên rất phù hợp với nghỉ ngơi, vui chơi, dã ngoại cuối tuần. Khu vui chơi giải trí Đồng Diều gồm 2 khu chính: hồ nước rộng 2 ha dành cho các hoạt động câu cá, bơi xuồng, thư giãn và 4 ha còn lại là khu vui chơi trên cạn, khu nhà hàng và khuôn viên để cắm trại, dã ngoại.

Ở khu vui chơi giải trí Đồng Diều có rất nhiều cây xanh, bãi cỏ rộng, được chăm sóc chu đáo nên được nhiều người lựa chọn làm địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức những chuyến dã ngoại cùng gia đình, bạn bè. Đặc biệt, các hội nhóm, câu lạc bộ, trường học đến Đồng Diều dã ngoại hay chơi team building sẽ được ưu đãi miễn vé vào cửa. Tại khu hồ nước, các hoạt động câu cá, bơi xuồng thư giãn cũng hấp dẫn các du khách. Hồ câu có nhiều loại cá được thả nuôi, khách câu được có thể mang đến nhà hàng ngay bên trong khuôn viên để chế biến và thưởng thức tại chỗ. 

Chùa Long Hoa

Nếu đã đến bến Bình Đông, bạn cũng có thể ghé thăm chùa Long Hoa (hay Long Hoa cổ tự) cách đó không xa. Đây là ngôi chùa thuộc thiền phái Bắc Tông, tọa lạc trên khu đất rộng 6.000m² cạnh kênh Lò Gốm, do Hòa thượng Thích Siêu Trần xây dựng năm 1958 với nhiều đặc trưng kiến trúc chùa cổ Trung Hoa. 

ổng thể chùa Long Hoa gồm cổng tam quan, khu chính điện 2 tầng, phòng khách, nhà tăng, Quan Âm Các,… Mái chùa Long Hoa được xây nhiều tầng, đầu mái vuốt cong hình đầu đao, trang trí nhiều hình chạm khắc công phu, tinh tế. Khu chinh điện chùa Long Hoa gồm Đại hùng bảo điện, nơi đặt tượng Đức Bổn sư Thích Ca cao 3m, tầng dưới là nhà giảng kinh pháp.

Phía sau khu chính điện có Tàng Kinh Giác, trưng bày Tam Tạng kinh điển và điện Dược Sư gồm 3.000 tượng Phật Dược Sư và Thập bát La Hán. Cảnh quan trong chùa rất yên bình, thanh nhã nhờ có nhiều cây xanh được trồng xen kẽ các công trình thờ tự. Chùa Long Hoa là một trong những địa điểm tham quan nổi bật ở Quân 8 Sài Gòn, thu hút nhiều Phật tử và du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chợ Bình Điền

Được biết đến là chợ đầu mối lớn hàng đầu Sài Gòn hay thậm chí là toàn quốc, chợ Bình Điền thuộc địa bàn Phường 7, Quận 8 là nơi bán sỉ lẻ đồ khô với số lượng lớn, hoạt động chủ yếu vào khung giờ khá lạ: từ 1h đêm đến 9h sáng.  

Ở chợ Bình Điền Quận 8 có 4 khu vực, bán các mặt hàng thủy-hải sản, gia cầm, công nghệ, rau-củ-quả. Đây là địa chỉ cung cấp một lượng lớn hàng nông sản, thực phẩm tươi sống mỗi ngày cho hơn 9 triệu dân tại TPHCM và các vùng lân cận. Đến chợ Bình Điền mua sắm trong không khí tấp nập, lượng hàng hóa và khách mua khổng lồ cũng là một trải nghiệm thú vị bạn nên thử.

Chợ Phạm Thế Hiển

Chợ Phạm Thế Hiển cũng là một trong những chợ lớn nhất Quận 8, có bán tất cả các mặt hàng từ quần áo, mỹ phẩm, đồ tiêu dùng, thực phẩm tươi sống,… Dù cuộc sống hiện đại cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn về địa chỉ mua sắm, những trung tâm thương mại, siêu thị xuất hiện khắp nơi nhưng những chợ truyền thống lâu đời như chợ Phạm Thế Hiển Quận 8 vẫn luôn có chỗ đứng khó lòng thay thế. Chợ hoạt động chủ yếu vào khung giờ sáng, các bà nội trợ thường tới đây để mua thực phẩm tươi cũng như đồ dùng gia đình. Các gian hàng thời trang, mỹ phẩm cũng khá đa dạng mẫu mã, hợp xu hướng. 

Chợ đêm Ông Rạch

Chợ đêm này nằm trên đường Nguyễn Thị Tần ở Phường 2, chủ yếu bán các món ăn hàng ngày như hủ tiếu, bún mắm, bánh cuốn, bánh ướt, bánh tráng trộn,…. Các quầy hàng ăn ở đây rất đa dạng, diện tích không lớn nhưng bù lại các món ăn ngon, giá cả bình dân nên được nhiều người ưa thích. Ngoài các quầy bán đồ ăn, bạn cũng có thể ghé các gian hàng quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện trong chợ để tham quan, mua sắm.

Lotte Mart Central Premium

Với quy mô gần 40.000 m2, Lotte Mart Central Premium Quận 8 được giới thiệu là 1 trong 3 đại trung tâm thương mại lớn nhất của công ty Lotte tại Việt Nam, hứa hẹn là một “thiên đường” shopping - giải trí - ẩm thực hàng đầu Quận 8. 

Dự án trung tâm thương mại Lotte Mart Central Premium Quận 8 do tập đoàn Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư, gồm 6 tầng với đầy đủ các loại hình dịch vụ mua sắm, ăn uống, giải trí hấp dẫn. Trung tâm mua sắm được đặt ở 3 tầng dưới, quy tụ hơn 200 gian hàng đủ chủng loại, bên cạnh các siêu thị, quán cà phê được trang trí đẹp mắt. Các tầng trên là khu ẩm thực quy mô cực “khủng” với hàng chục nhà hàng từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Melie Dimsum (Trung Quốc), Takasimaya (Nhật Bản), KingBBQ (Hàn Quốc), HolyCow (Mỹ) hay khu nhà hàng Phố Xưa phục vụ các món ngon đặc trưng cho tinh hoa ẩm thực 3 miền Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Lotte Mart Central Premium Quận 8 còn có trung tâm thể hình California với hệ thống phòng tập hiện đại, sang trọng. Bạn cũng không nên bỏ qua rạp chiếu phim quy mô hơn 4000m², gồm 10 phòng chiếu được được trang bị những công nghệ âm thanh, ánh sáng hiện đại bậc nhất. Trung tâm thương mại Lotte Mart Central Premium Quận 8 được coi là một điểm đến cho mọi nhu cầu mua sắm, giải trí của du khách.

12. Ẩm thực

Các Quán Ốc

- Ốc ngon Phố Chợ: 891A Tạ Quang Bửu, Phường 5

Quán Ốc ngon Phố Chợ luôn tấp nập thực khách trong quận cũng như du khách thập phượng, phục vụ các món ốc ngon nức tiếng, ngoài ra còn có sò điệp đút lò, cháo hào Long Sơn,….

- Quán ốc Cà Na: 311 Tùng Thiên Vương, Phường 11

Không gian quán khá thoáng đãng thích hợp cho các buổi tụ tập bạn bè, sinh nhật, liên hoan. Quan có bán các loại ốc như: ốc len, ốc hương, ốc giác, ốc tỏi, ốc cà na, ốc móng tay, ốc mỡ, sò lông, sò huyết, sò điệp, sò dương, sò dẹo, nghêu, hào, mực, cá, tôm, cua, ghẹ, ếch, heo, bò, gà và các loại lẩu. 

- Ốc Mun: 2 - 4 Đường 12, Phường 4

Là một quán mới nổi nhưng Ốc đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của nhiều thực khách với thực đơn phong phú, độc đáo, lạ miệng. Cách pha nước mắm của quán khá lạ, hương vị hòa quyện nước mắm, mỡ hành và đậu phộng rất đậm đà, thơm ngon. Quán này rất đông vào buổi tối nên thực khách có thể phải chờ hơi lâu.

Các Quán Nướng

- Xiên nướng 79: 188 Tạ Quang Bửu, Phường 4

Quán phục vụ các món nướng đồng giá 5.000 đồng/xiên, giá khá mềm nên thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên đến thưởng thức. Các món nướng xiên que bán chạy nhất ở đây là: ba chỉ nướng, bạch tuộc, cánh gà, tôm sú, cá kèo nướng muối ớt,… Không gian rộng rãi và chủ quán nhiệt tình, thân thiện cũng là điểm cộng của quan này.

- Nem nướng Đà Lạt: 29 Đường 16, Phường 4

Thực khách có thể thưởng thức đặc sản nem nướng chuẩn vị Đà Lạt ngay tại Sài Gòn với nem nướng chín vàng, thơm ăn kèm bánh tráng, các loại rau, đồ chua và nước chấm. Quán này là địa điểm được nhiều “fan” của nem nướng lựa chọn, phục vụ từ 11-22h hàng ngày.

Các Quán Đặc Sản

- Bánh bèo dao tre: hẻm Phạm Hùng, Quận 8

Quán phục vụ món bánh bèo chuẩn hương vị xứ Quảng, với nét độc đáo là sử dụng dao bằng tre để lấy bánh dùng. Chính điểm đặc biệt này làm nên tên tuổi, nét riêng cho quán.

- Pizza Huế: 295 Dương Bá Trạc, Phường 1

Món ăn có cái tên lạ tai này thực chất là một loại bánh tráng nướng được phủ lên một lớp nhân như thịt bằm trứng hay hải sản với hương vị đặc trưng của ẩm thực Huế, trông khá giống một chiếc bánh pizza. Đây là món nổi tiếng nhất của quán, ngoài ra còn có các món đặc sản Huê khác như bánh lọc, chả Huế và nem Huế. 

13. Thị trường bất động sản

Những năm gần đây, sự phát triển ồ ạt các dự án bất động sản đã làm quỹ đất các quận nội thành Sài Gòn ngày càng khan hiếm. Lúc này, những “vùng đất bị bỏ quên” như Quận 8 mới thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Quận 8 TPHCM có quá trình hình thành lâu đời nhưng nền kinh tế - xã hội chưa phát triển hết tiềm năng vì những hạn chế của hệ thống giao thông còn bị chia cắt bởi kênh rạch chẳng chịt.

Trước đây, nhắc đến Quận 8, người ta thường nghĩ đến những khu nhà ổ chuột lụp xụp ven sông, giao thông đi lại khó khăn. Tuy nhiên, Quận 8 hiện nay đã có nhiều dự án phát triển giao thông, hạ tầng quy mô như các cây cầu chữ Y, cầu Chà Và, cầu Chánh Hưng. Đặc biệt, đại lộ Võ Văn Kiệt được triển khai xây dựng và Chính sách giải toả các nhà ven kênh rạch làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội Quận 8 TPHCM.

Như vậy, Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ cách quận 5 sầm uất một cây cầu, kết nối đại lộ Võ Văn Kiệt qua các quận 1, 4, 6, qua đại lộ Nguyễn Văn Linh là đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cửa ngõ đi về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói Quận 8 sở hữu lợi thế là cửa ngõ giao thương quan trọng của TP.HCM cũng như trong vùng.

Các dự án hạ tầng lớn như hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, dự án cầu Bình Tiên, cầu Phú Định, mở rộng đường Trịnh Quang Nghị 60m để khép kín đường Vành đai 2 khi hoàn thành sẽ góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc và tăng khả năng lưu thông giữa Quận 8 và phần còn lại của TP.HCM. Từ đây, Quận 8 Sài Gòn sẽ trở nên thay da đổi thịt, sầm uất không thua kém quận trung tâm, mang nhiều tiềm năng để thị trường bất động sản Quận 8 “cất cánh”.

14. Các dự án bất động sản

Quận 8 có khoảng 67 dự án.

Dream Home Riverside

  • Vị trí: Đường Nguyễn Văn Linh, Phường 7, Quận 8, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH SX TM Lý Khương
  • Nhà thầu: Smartcons, Hưng Long Phát
  • Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Thiết kế Xây dựng Khánh Nguyễn
  • Đơn vị phân phối: Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi - DKRS
  • Diện tích: 51 ha
  • Quy mô: Có 6 block căn hộ
  • Số căn hộ: 2,096 căn
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Mật độ xây dựng: 30 %
  • Giá từ: 25.2 - 29 triệu/m².

Căn hộ D-Aqua

  • Vị trí: 301 Đường Bến Bình Đông, Phường 14, Quận 8, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: DHA Corporation
  • Diện tích: 9,588.6 m²
  • Quy mô: 2 block cao 25 tầng
  • Số căn hộ: 650 căn
  • Mật độ xây dựng: 47 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 42.9 - 50.8 triệu/m².

Royal Park Riverside

  • Vị trí: Phố Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Hồ Chí Minh
  • Nhà thầu: Công ty xây dựng Phước Thành (PTCons)
  • Diện tích: 6,928.5 m²
  • Quy mô: 21 tầng, 1 tầng hầm
  • Số căn hộ: 334 căn
  • Mật độ xây dựng: 32 %
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 36 triệu/m².

Central Premium

  • Vị trí: Phố Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Quốc Cường Gia Lai
  • Đơn vị phân phối: Quốc Cường Land
  • Diện tích: 9,000 m²
  • Quy mô: Gồm 2 block
  • Số căn hộ: 500 căn
  • Mật độ xây dựng: 25 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: 2020
  • Giá từ: 49.5 - 59 triệu/m².

Asa Light

  • Tên dự án: Asa Light
  • Vị trí: Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Công ích Quận 8
  • Đơn vị phát triển: Công ty TNHH SX-TM-DV Thái Bảo
  • Diện tích: 1.4 ha
  • Quy mô: 4 block chung cư cao tầng, 1300 căn hộ
  • Mật độ xây dựng: 45 %
  • Thời gian khởi công: Tháng 7/2016
  • Thời gian bàn giao nhà: Đầu năm 2019
  • Giá từ: 11.4 triệu/m².