Lịch sử

Hoàng Mai xưa kia, là một vùng bao la xóm làng và đồng ruộng, sông ngòi và hồ ao, người dân nơi đây sinh sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả gọi là quả mơ (mai tiếng Hán có nghĩa là mơ). Vì thế mà vùng này còn có tên nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai. Năm 1390, tướng Trần Khát Chân lập công lớn bắn chết Chế Bồng Nga trên sông Hải Triều (sông Luộc) cứu thành Thăng Long khỏi bị quân Chiêm tàn phá. Ghi nhớ công ơn của vị tướng trẻ tài ba, vua Trần Thuận Tông đã lấy ấp Cổ Mai phong thưởng cho Trần Khát Chân và Trần Hãng. Trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, dấu vết thái ấp của Trần Khát Chân vẫn còn lưu giữ đậm nét ở nơi đây. Đó là việc các làng Tương Mai, Khuyến Lương, Yên Duyên thờ Trần Khát Chân làm Thành Hoàng làng.

Cổ Mai nằm liền kề các cửa ô phía Nam của kinh thành Thăng Long. Theo bản đồ tỉnh thành Hà Nội, vẽ năm 1831, ở phía Nam kinh thành còn có các cửa ô Kim Hoa, ô Yên Ninh, ô Thanh Lãng… thuộc huyện Vĩnh Thuận, đó là vành đai bắt đầu của Cổ Mai, tiếp giáp với huyện Thọ Xuân nội thành. 

Trước năm 1960, vùng đất Hoàng Mai vốn thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Sau năm 1961, vùng đất Hoàng Mai ngày nay một phần thuộc khu Hai Bà (sau này là quận Hai Bà Trưng), một phần thuộc huyện Thanh Trì của thành phố Hà Nội. 

Để đáp ứng nhu cầu phát triển Thủ đô, ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/NĐ-CP về việc về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Theo Nghị định, thành lập quận Hoàng Mai, gồm 14 phường trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số thuộc 9 xã của huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng. 

Hoàng Mai là một quận mới thành lập, nhưng có tốc độ đô thị hoá nhanh, cùng với những lợi thế cơ bản như có đường giao thông thủy chính nối Thủ đô với phương Nam của đất nước, có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 và đường thủy sông Hồng nối mạch giao thông giữa Hoàng Mai với các tỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam, quận Hoàng Mai là một trong những quận có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của thủ đô Hà Nội. 

1. Giới thiệu về quận Hoàng Mai

Hoàng Mai là một quận nội thành nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội. Đây là quận có diện tích lớn thứ tư của thành phố (sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm) và có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông giáp huyện Gia Lâm với ranh giới là sông Hồng
  • Phía Đông bắc giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng
  • Phía Tây và phía nam giáp huyện Thanh Trì với ranh giới là sông Tô Lịch
  • Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía Tây bắc giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng.

Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai

Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.

3. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Hoàng Mai là 4.104,1ha (41 km²), dân số năm 2019 là 506.347 người. Mật độ dân số đạt 10.309 người/km².

4. Kinh tế

Trên địa bàn quận Hoàng Mai, các hoạt động phát triển kinh tế diễn ra sôi nổi từ nông nghiệp, công nghiệp cho tới dịch vụ.

Nông Nghiệp

Chính quyền tiếp tục triển khai các chính sách khuyến khích khai thác thế mạnh đất đai vùng bãi sông Hồng theo hướng sản xuất các loại nông sản an toàn, chất lượng, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời kết hợp mô hình nông nghiệp sạch và du lịch sinh thái. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp vùng bãi sông Hồng gồm 3 phường Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở và đầu tư xây dựng hoàn thành hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng bãi. Điều này khiến nông nghiệp tại Hoàng Mai có cơ hội phát triển, phục vụ nhu cầu thực phẩm cho quận và các vùng nội đô.

Công Nghiệp Và Tiểu Thủ Công Nghiệp

Giá trị sản xuất các ngành này cũng tương đối ổn định, tiêu biểu có thể kể đến các làng nghề làm bánh cuốn, làm kẹo,...

Dịch Vụ

Ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn quận Hoàng Mai hàng năm đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Việc đầu tư xây dựng và quản lý chợ trung tâm thương mại được tăng cường. Đồng thời, dự án xây dựng trung tâm thương mại Aeon Mall đang được triển khai. Dự đoán sau khi triển khai xong, Hoàng Mai sẽ có một bước phát triển mới về kinh tế.

5. Giáo dục

Trên địa bàn quận sở hữu các hệ thống trường học dày đặc đầy đủ các cấp học từ Tiểu học, THCS, THPT. Tất cả đều là những ngôi trường có danh tiếng và uy tín của thành phố Hà Nội. Giáo dục Hoàng Mai đang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng kể góp phần phát triển và nâng tầm giáo dục thủ đô.

Hiện nay, hệ thống giáo dục tại quận Hoàng Mai đều đảm bảo được cơ sở và chất lượng giảng dạy tốt, bao gồm các trường công lập và trường tư thục quốc tế, đảm bảo phát triển kỹ năng cho học sinh. Nhằm giúp nâng cao chất lượng ngành giáo dục tại quận.

6. Dân cư

Quận Hoàng Mai có diện tích hơn 40km², dân số được biết đến là điểm nóng về tốc độ phát triển dân cư đông nhất tại Hà Nội có khoảng gần 9100 người/km². Sống tập trung đông trên toàn địa bàn, khu vực cũng có nhiều quy hoạch về các dự án nhà ở để giải vấn vấn đề dân số tại đây. Các chung cư lớn như Eco Green City nằm trên mặt đường Nguyễn Xiển, tập trung dân cư cho 2 quận gaiapsranh là Thanh Xuân và Hoàng Mai. Khu đô thị sinh thái Gamuda Gardens tại Pháp Vân, Hoàng Mai;  Gelexia Riversides thuộc khu vực Tam Trinh tọa lạc trên nền đất “vàng” khu vực trung tâm quận Hoàng Mai, từ Gelexia Riverside cư dân có thể dễ dàng tiếp cận các tiện ích, dịch vụ xã hội sẵn có về trường học, bệnh viện, khu vui chơi, mua sắm… 

Các trường cấp 3 công lập tại quận nhưu Trường trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ, trường Trương Định và trường Việt Nam – Ba Lan; các trường dân lập như trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiều, Phương Mai, Đông Kinh và trường Trần Quang Khải.

Nhu yếu phẩm tại quận đầy đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, đường xá ngày càng được cải thiện để nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ dan sinh nơi đây. Hơn thế nhiều dự án nhà ở đang đưcọ đầu tư triển khai đến quận Hoàng Mai.

7. Đường sá 

Đây là khu vực đường xá chưa được quy hoạch rõ ràng, đường tắt, đường nhỏ, đường quanh co còn khá nhiếu. Đặc biệt là các cung đường men theo sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Quận có các cung đường chính như Giải Phóng, Tam Trinh, Lĩnh Nam, Nguyễn Khoái. Mật độ giao thông cao, tập trung các nhà xe đường dài.

Các tuyến đường quan trọng như Đường vành đai 2.5, đường vành đai 3 đi qua các phố Lĩnh Nam, Tân Mai, Tam Trinh, Vĩnh Hưng, Minh Khai, Nguyễn Xiển. Các tuyến đường được mở rộng ra như từ đoạn đường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam đến Dốc Đoàn Kết, mở thêm cả các tuyến khác như Giải Phóng, Trương Định, Kim Ngưu - Mai Động - Tam Trinh, Giáp Nhị - Nam Dư, Nguyễn Đức Cảnh. Đường Vĩnh Tuy cũng được mở rộng ra, thêm vào đó nhằm giảm tải giao thông cho con đường Vĩnh Tuy, Sunshine Palace sẽ mở cổng chính tại ngõ 13 Lĩnh Nam với quy hoạch thành con đường 40m nối giữa Park Hill và Sunshine Palace.

Các bến xe tại quận như bến xe Giáp Bát các tuyến xe số 3A, 6A,B,C,D,E, 21A,C, 25,29,32,94,101A,B. Bến xe Nước Ngầm như xe bus số 3B,4,16,28,48,60B,104. Trạm trung chuyển Mai Động có các xe như 26 đi Khu Đô thị Mỹ Đình, xe 30, xe 38. Trung chuyển tại Khu đô thị Linh Đàm có xe 05,36 và 84; trạm trung chuyển Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp xe số 21B, 60A, trạm trung chuyển Bệnh viện Nội tiết Trung Ương 2 xe bus 99.

8. Văn hóa, di tích danh thắng

Hoàng Mai là vùng đất địa linh nhân kiệt, có lắm người tài, có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng đất nước đã có đóng góp xứng đáng mà tên tuổi còn lưu danh mãi tới hôm nay, tiêu biểu như: Bùi Xương Trạch (1451-1529) nguyên quán xã Định Công, huyện Thanh Đàm (sau gọi là huyện Hoàng Mai); 42 tuổi đậu Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), làm Thượng Thư chưởng lục hộ kiêm Đô ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám Thăng Long. Tác giả Quảng văn đình ký. Bùi Huy Bích (1744-1818) người xã Định Công, huyện Hoàng Mai, nhà ở Thịnh Liệt, 26 tuổi đỗ Đinh Nguyên, làm đến Thị lang Lại bộ hành tham tụng. Tác giả Văn tuyển và Thi tuyển. Ở làng Kim Lũ (phường Đại Kim) có dòng họ Nguyễn. Khởi tổ là Nguyễn Công Thể (1683-1757) đỗ Hội Nguyên năm 1715, làm đến Tham tụng, Tế tửu Quốc Tử Giám, có công dàn xếp với nhà Thanh giữ nguyên vẹn đất đai ở biên cương phía Bắc. Thế kỷ XIX, họ Nguyễn có Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) giỏi thơ văn được tôn làm Thần Siêu. Ông là tác giả công trình kiến trúc phong cảnh độc nhất vô nhị ở nước ta, đó là Đài Nghiên Tháp Bút bên hồ Hoàn Kiếm.

Đất quận Hoàng Mai không chỉ là quê của nhiều danh nhân văn hóa, trong tiến trình phát triển, Hoàng Mai còn tạo dựng được nhiều nghề truyền thống. Đó là nghề làm quạt ở làng Lủ, nghề dát bạc ở làng Giáp Lục, nghề kim hoàn ở phường Định Công. Tại Định Công hiện có đền thờ ba anh em họ Trần là Tổ của nghề kim hoàn Việt Nam. Trải qua năm tháng, biết gạn lọc tinh hoa, nhiều phường ở quận Hoàng Mai còn chế biến được nhiều món ăn ngon, lâu nay đã trở thành đặc sản nổi tiếng đất Hà Thành, như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, rượu Hoàng Mai, bún Tứ Kỳ, bún ốc Pháp Vân. Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã viết trong sách Dư địa chí: Hoàng Mai có rượu tiến vua. Rượu làng Mơ ngon nổi tiếng trong vùng, “Rượu làng Mơ/ Cờ Mộ Trạch” hay “Rượu làng Mơ/ Thơ Kẻ Lủ”. Các phường Hoàng Liệt, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam có nghề trồng hoa, trồng rau sạch; làng cá Yên Sở… Quận Hoàng Mai đang từng bước phát huy thế mạnh, vừa tạo việc làm cho người lao động, vừa góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của địa phương.

Hoàng Mai còn là mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước, được lưu truyền qua sử sách, ở đó còn lưu giữ được nhiều di tích có giá trị về kiến trúc và lịch sử như: Đình Mai Động, chùa Thiên Phúc, chùa Tương Mai, đền Định Công Hạ, chùa Kim Giang, chùa Tứ Kỳ, đình - nghè Mai Động, đình Linh Đàm, đình - chùa Khuyến Lương, chùa Yên Sở… Lăng mộ thờ các danh nhân nổi tiếng Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu; Khu tưởng niệm nhà cách mạng - Liệt sĩ Hoàng Văn Thụ… Tổng cộng toàn quận có 52/78 di tích được xếp hạng (37 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 15 cấp Thành phố), trong những năm qua, được chính quyền và nhân dân địa phương chăm lo tu bổ, tôn tạo, gìn giữ gắn với giáo dục cho các thế hệ noi theo.  

Phát huy những trang sử hào hùng của mảnh đất vốn giàu truyền thống cách mạng và yêu nước, kể từ ngày thành lập, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàng Mai đã nỗ lực không ngừng, vượt qua mọi khó khăn, lập nên nhiều những thành tích xuất sắc, góp phần cùng với Thủ đô và cả nước giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

9. Một số địa điểm vui chơi

Sở hữu diện tích rộng cùng dân cư đông đúc nên Hoàng Mai có rất nhiều địa điểm vui chơi, giải trí đầy hứa hẹn, thu hút du khách từ mọi lứa tuổi. Từ du lịch sinh thái, tâm linh đến ẩm thực đều vô cùng đa dạng và hấp dẫn.

Công Viên Yên Sở

Nhắc đến công viên lớn nhất Hà Nội hiện nay không thể không kể tới công viên Yên Sở. Nằm tại quận Hoàng Mai và cách trung tâm thành phố gần 10km, đây là một điểm đến lý tưởng vào dịp cuối tuần cho các hộ gia đình hay với những bạn trẻ. Với tổng diện tích 323ha và nằm trong tổ hợp trung tâm thương mại khách sạn 5 sao Gamuda Gardens, vậy nên, đến với công viên Yên Sở, bạn không chỉ được hòa mình với thiên nhiên mà còn có thể trải nghiệm nhiều dịch vụ giải trí thú vị như: Nhà triển lãm nghệ thuật, nhà thuyền, rạp hát ngoài trời, vườn mê cung, làng văn hóa và rất nhiều những cảnh quan khác.

Bên cạnh đó, quang cảnh thoáng mát, xanh sạch đẹp nằm gần với tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3 nên đây thường xuyên là địa điểm được tổ chức các sự kiện lớn hàng năm đặc biệt là lễ hội ánh sáng vào dịp trung thu, thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan.

Hồ Linh Đàm

Đây là một địa điểm ưa thích cho những bạn trẻ thích “chill” và “chụp ảnh”. Là một hồ bao quanh bán đảo Linh Đàm có diện tích rộng khoảng 70 ha, là nơi thoáng đãng, mát mẻ. Rất thích hợp tổ chức những chuyến đi picnic nhỏ với hội bạn thân hoặc gia đình vào dịp cuối tuần. Không mất quá nhiều thời gian di chuyển, nhưng lại có một khoảng thời gian ý nghĩa.

Chùa Nga My

Về du lịch tâm linh, bạn có thể ghé thăm chùa Nga My, một ngôi chùa nằm trong con đường nhỏ trên rẻo đất làng Hoàng Mai, huyện Thanh Đàm phía Nam Kinh thành Thăng Long xưa (nay là đường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Du khách thập phương đến chùa Nga My còn được chiêm ngưỡng những bức tượng phật ở đây. Trong số các pho tượng phật ở chùa, nổi bật nhất là pho tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và phần bệ đài sen. Đây là pho tượng có niên đại thế kỷ 17, được các nhà mỹ thuật đánh giá cao về giá trị nghệ thuật tạo tác.

Bảo Tàng Tiền Tệ Việt Nam

Bảo tàng tiền tệ Việt Nam có địa chỉ tại 298 P. Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là địa điểm không thể bỏ qua cho các bạn muốn tìm hiểu về hệ thống tiền tệ ở Việt Nam qua các thời kỳ từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Mạc, Hồ, Tây Sơn, Nguyễn… Là nơi lưu giữ các đồng tiền cổ có giá trị từ hàng nghìn năm trước, Bảo tàng tiền tệ Việt Nam chính là điểm đến cho những ai muốn đắm mình vào thế giới tiền cổ, và hiểu hơn về các giá trị về mặt đời sống xã hội qua từng thời kỳ.

10. Ẩm Thực 

Một số quán ăn nổi tiếng tại quận Hoàng Mai mà các bạn có thể tìm đến và thưởng thức như:

Mường Hoa Quán Linh Đàm số 9 TT3C, Khu Đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt. Với các món ăn như thịt trâu gác bếp, thịt lợn rừng gác bếp, các món ăn về thịt gà sạch, các đồ ăn được chế biến từ Lợn Mán nên quán mang trong mình một hương vị rất Tây Bắc.

Quán Nhà hàng Khói Bếp 2 số 11 TD3D Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Liệt với các món ăn như gà chiên mắm, lẩu cua đồng, rau mầm tóp mỡ, gỏi xoài cá trê, sườn nướng que, cá trê đồng nướng mắm gừng, cá suối chiên, lẩu gà rượu nếp, bún hến chấm gạch cua, baba được om cùng rượu vang, lợn mán cùng rất nhiều món ngon hấp dẫn khác.

Nhà hàng Tengcho BBQ địa chỉ tại HH3C KĐT Linh Đàm, sảnh T1, phường Hoàng Liệt với hơn 100 món nướng, lẩu và các món truyền thống thơm ngon. Đến đây, thực khách sẽ được thưởng thức một bữa tiệc buffet trọn vẹn mang đúng phong cách vị Hàn Quốc với rất nhiều món nướng phong phú. Một địa điểm không thể bỏ qua nếu bạn là một người thích đồ ăn Hàn.

Và một số địa điểm khác như: nhà hàng Nam Sơn số 809 Giải Phóng, với nguyên liệu hải sản phong phú đến các món sashimi tươi ngon, hay quán Bò ngon 555 Đền Lừ nằm tại khu chung cư A4 Đền Lừ 2, tầng 1 phường Tân Mai.

Ngoài ra, các địa chỉ ăn vặt cũng vô cùng hấp dẫn như: Bánh Đúc nóng Thanh Tùng số 112 Trương Định, Tào Phớ đường Đại Từ, Nướng mẹt số 195 Lĩnh Nam, Ốc Ngao Xào phố Mai Động.

11. Tiềm năng bất động sản

Với hàng loạt quy hoạch đắt giá, các dự án bất động sản tại quận Hoàng Mai, đặc biệt là các dự án tọa lạc tại vị trí trung tâm đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và khách hàng, nhờ hưởng lợi từ hạ tầng “tỷ đô”.

Cùng với đề án quy hoạch của thành phố, hiện quận Hoàng Mai có rất nhiều điều kiện để phát triển. Trước hết, về mặt quy hoạch vùng ven sông Hồng, với lợi thế sở hữu khoảng gần 1000ha, quận Hoàng Mai sẽ được hưởng lợi khi vùng đất ven sông Hồng gia tăng mạnh mẽ.

Không những vậy, nhờ sự quy hoạch về đô thị cũng như hệ thống giao thông từ mở rộng đến sửa chữa hoàn thiện khang trang hơn, dự đoán các dự án bất động sản sẽ có chiều hướng gia tăng và trở nên có giá trị. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt đô thị cùng với việc nâng cấp tuyến đường bộ khiến giá trị bất động sản tại Hoàng Mai trở nên thu hút hơn.

Hiện nay, giá nhà đất quận Hoàng Mai có sự chênh lệch và biến động nhẹ giữa các vùng. Với khu vực nhà mặt phố quận Hoàng Mai, giá dao động từ 70-220 triệu/m2, giá căn hộ tại quận Hoàng Mai cũng có mức chênh lệch lớn giữa các dự án nhà ở xã hội và dự án chung cư cao cấp, khoảng từ 14-59 triệu/m2. Với các ngôi nhà trong hẻm hoặc ngõ, giá từ 20 triệu/m2. Còn giá đất cao nhất rơi vào khoảng hơn 300 triệu/m2.

Với những điểm mới trong việc quy hoạch hạ tầng và giao thông, quận Hoàng Mai đang từng bước phát triển về mọi mặt, và là một vùng sáng của thủ đô trong việc thúc đẩy kinh tế. Cùng với chủ trương quy hoạch mới, tin chắc rằng trong tương lai, đây sẽ là một mảnh đất lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản thỏa sức khám phá.

12. Các dự án bất động sản

Quận Hoàng Mai có khoảng 100 dự án.

T&T Tower

  • Tên dự án: T&T Tower 120 Định Công
  • Vị trí: 120 Đường Định Công, Phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Liên danh Công ty CP Tập đoàn T&T và Công ty CP Dịch vụ Vận tải Đường sắt
  • Tư vấn thiết kế: Công ty CP Đầu tư & Tư vấn Công nghệ Xây dựng Archivina
  • Diện tích khu đất: 7.958m2 
  • Diện tích xây dựng: 6.163m2
  • Diện tích đất mở đường quy hoạch: 1.795m2
  • Mật độ xây dựng: 60%
  • Quy mô: 3 tầng hầm, 6 tầng đế, 21 tầng căn hộ
  • Số lượng sản phẩm: 40 lô biệt thự liền kề với diện tích 80-100m2 đất và 300 căn hộ 
  • Quy mô dân số: 1.000 người
  • Thời gian bàn giao dự kiến: Tháng 10/2018.

Green Park Trần Thủ Độ

  • Vị trí: Đường Trần Thủ Độ, Phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV đầu tư Phương Đông
  • Đơn vị thi công: Conteccons
  • Số căn hộ: 1,248 căn
  • Diện tích: 1.6 ha
  • Số tòa: 4 tòa
  • Quy mô: 03 tầng hầm, 4 block căn hộ cao từ 24 – 27 tầng
  • Mật độ xây dựng: 40 %
  • Pháp lý: Sổ hồng từng căn
  • Thời điểm hoàn thành: Quý III/2021
  • Giá từ: 28.8 - 71 triệu/m².

Mandarin Garden 2

  • Tên chính thức: Mandarin Garden 2 - Chung cư Hòa Phát Tân Mai
  • Vị trí: Số 493 đường Trương Định, phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Tập Đoàn Hòa Phát
  • Đơn vị thiết kế: P&T (Singapore) và Finenco Architect (Italya)
  • Tổng diện tích: 12,931m2
  • Diện tích xây dựng: 5.289m2
  • Quy mô:
  • + 2 tòa cao 30 tầng: Gồm tòa tháp A&D
  • + 2 tòa cao 25 tầng: Gồm tòa tháp B&C
  • + Tổng số căn hộ: 640 căn hộ
  • + Diện tích căn hộ: Từ 67-130m2
  • + Số tầng hầm: 2 tầng hầm
  • + Số tầng đế làm dịch vụ thương mại: 6 tầng
  • Khởi công: Quý IV/2015
  • Dự kiến bàn giao: Quý I/2018
  • Giá từ: 39.3 - 51.4 triệu/m².

Viễn Đông Star

  • Tên dự án: Tổ hợp Thương mại, Văn phòng và Nhà ở cao tầng chung cư Viễn Đông Star
  • Vị trí: Số 1 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Giấy phép Xây dựng: Số 66/GPXD - SXD cấp ngày 04/12/2015
  • Loại hình: Căn hộ chung cư
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn công nghiệp Viễn Đông
  • Nhà thầu Xây dựng chính: Tổng công ty ĐT PT Hạ tầng Đô thị UDIC
  • Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty CP ECOLAND
  • Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty CP ĐT & XD Tân Việt
  • Quy mô: Gồm 1 tòa nhà cao 27 tầng, 1 tầng hầm, khối đế 7 tầng bố trí văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ
  • Tổng diện tích: 7.234m2
  • Diện tích xây dựng: 5.000m2
  • Mật độ xây dựng: Khối tháp khoảng 32,3%, khối đế khoảng 34,6%
  • Tổng diện tích sàn xây dựng: 90.000m2
  • Diện tích sàn xây dựng tầng hầm: 12.910m2
  • Dân số dự kiến: 1.150 người
  • Khởi công: Ngày 08/12/2015
  • Giá từ: 28.9 - 32.2 triệu/m².

Chung cư Feliz Homes

  • Vị trí: Hoàng Văn Thụ, Phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần KLB
  • Đơn vị thi công: LICOGI 13
  • Đơn vị thiết kế: ICU Investment & Consultancy Construction
  • Diện tích: 2.1 ha
  • Số căn hộ: 1,248 căn
  • Số tòa: 3 tòa
  • Quy mô: 3 block cao từ 25-27 tầng
  • Mật độ xây dựng: 34 %
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 36.9 - 46.7 triệu/m².