Lịch sử

Huyện Đông Anh trước kia là một phần huyện Kim Hoa (gồm Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn của Hà Nội, thị xã Phúc Yên của Vĩnh Phúc), thuộc phủ Bắc Hà; huyện Đông Ngàn, Yên Phong phủ Từ Sơn thuộc trấn Kinh Bắc và huyện Yên Lãng, phủ Tam Đái thuộc trấn Sơn Tây (xứ Đoài). Từ năm 1831 đến năm 1901, đất huyện Kim Hoa (Kim Anh) thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1876-1903, huyện Kim Anh sáp nhập với huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn thành huyện Đông Khê, thuộc phủ Từ Sơn của tỉnh Bắc Ninh, rồi được nhập phần lớn vào tỉnh Phù Lỗ (được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1901).

Ngày 10 tháng 4 năm 1903, huyện Đông Khê lại được chia tách thành 2 huyện là Kim Anh và Đông Khê đổi tên thành huyện Đông Anh.

Đến năm 1904, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên thì huyện Đông Anh thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1913-1923 thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Thời kỳ 1923-1950 thuộc tỉnh Phúc Yên. Thời kỳ 1950-1961 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Đông Anh (gồm 16 xã: Bắc Hồng, Phúc Thịnh, Tự Do, Tiến Bộ, Nam Hồng, Thành Công, Hùng Sơn, Toàn Thắng, Việt Hùng, Dân Chủ, Việt Thắng, Anh Dũng, Tân Tiến, Vạn Thắng, Liên Hiệp, Quyết Tâm) của tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập vào Hà Nội.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, thành lập huyện Đông Anh mới trên cơ sở tiếp nhận thêm 5 xã: Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm thuộc huyện Từ Sơn ((nay là thành phố Từ Sơn) Bắc Ninh); xã Kim Chung thuộc huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh) và xã Tàm Xá thuộc quận V cũ. Lúc này, huyện Đông Anh có 23 xã: Anh Dũng (Hải Bối), Bắc Hồng, Dân Chủ (Đại Mạch), Đông Hội, Dục Tú, Hùng Sơn (Uy Nỗ), Kim Chung, Liên Hà, Liên Hiệp (Vân Nội), Mai Lâm, Nam Hồng, Phúc Thịnh (Nguyên Khê), Quyết Tâm (Cổ Loa), Tàm Xá, Tân Tiến (Vĩnh Ngọc), Thành Công (Kim Nỗ), Tiến Bộ (Thụy Lâm), Toàn Thắng (Tiên Dương), Tự Do (Xuân Nộn), Vạn Thắng (Xuân Canh), Vân Hà, Việt Hùng, Việt Thắng (Võng La).

Ngày 11 tháng 3 năm 1974, sáp nhập thôn Đại Bi của xã Cổ Loa vào xã Uy Nỗ.

Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thị trấn Đông Anh trên cơ sở 797,2 ha diện tích tự nhiên của 4 xã Tiên Dương, Uy Nỗ, Nguyên Khê, Xuân Nộn.

Huyện Đông Anh có 1 thị trấn và 23 xã như hiện nay.

1. Giới thiệu về huyện Đông Anh

Đông Anh được coi là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, huyện nằm vị trí phía Bắc của Hà Nội. Hiện huyện thuộc đối tượng trong dự án quy hoạch về đô thị, dịch vụ, du lịch cũng như công nghiệp. Đông Anh giữ vai trò quan trọng về đầu mối giao thông giúp liên kết nội thành Hà Nội với toàn bộ các tỉnh khác thuộc miền Bắc. 

Đông Anh có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông Đuống, sông Hồng. Ngoài ra còn có các dải tường thành khu di tích Cổ Loa và một số gò đống còn sót lại, cùng với Núi Sái là cao hơn hẳn.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông tiếp giáp huyện Gia Lâm và thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong (Bắc Ninh)
  • Phía Tây tiếp giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng
  • Phía Nam tiếp giáp quận Long Biên, quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm
  • Phía Bắc tiếp giáp huyện Sóc Sơn.

Bản đồ hành chính huyện Đông Anh

Bản đồ hành chính huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đông Anh (huyện lỵ) và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

3. Diện tích và dân số

Huyện Đông Anh có tông diện tích đất tự nhiên là 185,62 km², dân số vào năm 2019 khoảng 405.749 người. Mật độ dân số đạt là 2.186 người/km².

4. Kinh tế

Kinh tế Đông Anh liên tục khởi sắc. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2015-2020 ước đạt 156.075 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của Hà Nội. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 111.920 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10% năm, vượt mức chỉ tiêu đã đề ra. Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ bình quân đạt 9.705 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 15,2%.

Đông Anh có 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long, ngoài ra còn có khu công nghiệp nhỏ ở Nguyên Khê.

Trên địa bàn huyện có một số làng nghề truyền thống như làng nghề mộc ở xã Vân Hà, làng nghề sản xuất thép, sản phẩm cơ khí ở xã Dục Tú hay nghề mộc dân dụng ở Thụy Lâm, Liên Hà, Việt Hà đang được đầu tư, phát triển mạnh.

Toàn huyện có hơn 355 công ty cổ phần, trên 700 công ty TNHH, 105 doanh nghiệp tư nhân, khoảng 30 công ty nhà nước, 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.

5. Văn hoá - Xã hội 

Huyện Đông Anh rất chú trọng vào việc phát triển văn hoá, xã hội, đặc biệt là các mục tiêu về giáo dục. Trong thời gian qua, quy mô giáo dục, chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được giữ vững. Huyện đã phấn đấu duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 45% (phấn đấu đến năm 2010 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp học đạt chuẩn…

Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được quan tâm chỉ đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh vực văn hóa cũng có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 85 thôn, làng đạt danh hiệu Làng văn hóa, trong đó 40 thôn đạt Làng văn hóa cấp thành phố; các loại hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.

Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích lịch sử, những lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội liên quan đến Cổ Loa thành. Huyện cũng còn lưu giữ được nhiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục, tuồng cổ Cổ Loa…

Hiện nay, huyện Đông Anh còn lại một số lễ hội lớn, tiêu biểu cho vùng đất này nói riêng và thủ đô Hà Nội cũng như cả nước nói chung. Đó là Hội đền An Dương Vương (còn gọi là hội Cổ Loa) được tổ chức từ mùng 4 - 15 tháng Giêng hàng năm (chính hội là mùng 6 tháng Giêng); hội làng Đường Yên được tổ chức vào mùng 2 tháng 2; hội đền Sái; hội làng Thượng Phúc; hội làng Xuân Nộn được tổ chức từ mùng 10 - 15 tháng 10 (chính hội là mùng 11 tháng 10); hội làng Xuân Trạch được tổ chức từ mùng 8 - 13 tháng 3; hội làng Quậy được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng.

6. Giao thông

Cùng với đề án Đông Anh lên quận, các cấp chính quyền đã rất chú trọng, tập trung đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông khu vực.

Các Tuyến Đường Lớn Đi Qua Địa Bàn Huyện

  • Đường 23B
  • Quốc lộ 3
  • Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên)
  • Quốc lộ 23A (đường 6 cây (km))
  • Đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt)
  • Đường cao tốc Nhật Tân – Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp)
  • Quốc lộ 5 kéo dài gồm đường Trường Sa và đường Hoàng Sa
  • Các cây cầu trên địa bàn huyện và nối huyện với các địa phương xung quanh: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, cầu Phù Lỗ, cầu Lò So, cầu Lớn, cầu Ngũ Huyện Khê, cầu Đôi, cầu Cổ Loa, cầu Đài Bi, cầu E, cầu Phương Trạch, cầu Lộc Hà, cầu sông Thiếp, cầu Vân Trì.
  • Các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Nguyên Khê, cầu vượt Vân Liên Hà, cầu vượt đường sắt Quang Minh.
  • Ngoài ra còn có dự án cầu Thượng Cát thuộc đường vành đai 3.5 Hà nội và cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng. cầu Thượng Thuy và cầu Mai Lâm qua sông Đuống.

Đường Sắt Đi Qua Huyện Đông Anh

  • Đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua các xã Dục Tú, Việt Hùng, Uy Nỗ, TT.Đông Anh, Tiên Dương, Nguyên Khê, Bắc Hồng, Nam Hồng.
  • Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua TT.Đông Anh, các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn.
  • Đường sắt vận chuyển hàng hoá Bắc Hồng – Văn Điển chạy qua các xã Hải Bối, Kim Nỗ, Nam Hồng.
  • Các ga Cổ Loa, ga Đông Anh, ga Bắc Hồng.
  • Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi).

Các Tuyến Xe Bus Đi Đông Anh

Các tuyến xe buýt đi qua địa bàn huyện gồm: 07, 15, 17, 25, 35B, 43, 46, 53B, 56A, 58, 59, 61, 63, 64, 65, 86, 90, 93, 96, 109, 112, 122, 212, CNG03, CNG04.

Có thể nói, hệ thống giao thông huyện Đông Anh đang được thúc đẩy toàn diện, tạo động lực cho huyện phát triển mạnh hơn, nhanh hơn trong tương lai.

7. Giáo dục

Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện:

(Các trường THPT công lập)

  • Trường THPT Vân Nội
  • Trường THPT Liên Hà
  • Trường THPT Đông Anh
  • Trường THPT Cổ Loa
  • Trường THPT Bắc Thăng Long

(Các trường THPT dân lập)

  • Trường THPT Ngô Tất Tố
  • Trường THPT An Dương Vương
  • Trường THPT Hồng Bàng
  • Trường THPT Phạm Ngũ Lão
  • Trường THPT Ngô Quyền
  • Trường Phổ thông Liên cấp Archimedes Đông Anh

Một số trường THCS:

  • Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng
  • Trường THCS Việt Hùng
  • Trường THCS Cổ Loa
  • Trường THCS Vĩnh Ngọc
  • Trường THCS Thị Trấn Đông Anh
  • Trường THCS Mai Lâm
  • Trường THCS Nam Hồng
  • Trường THCS Ngô Quyền
  • Trường THCS Vân Nội.

Và các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non ở các xã trong huyện.

Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục khác trên địa bàn huyện như:

  • Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long
  • Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc
  • Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh
  • Trung tâm dậy nghề số 6
  • Trường cho trẻ em khuyết tật Bình Minh
  • Trường Cao đảng nghề kỹ thuật công nghiệp
  • Trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp thanh niên Hà Nội
  • Trường Trung cấp nghề cơ khí 1.

8. Y tế

Các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đông Anh:

  • Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
  • Bệnh viện Bắc Thăng Long
  • Phòng khám bệnh đa khoa Miền Đông (trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh)
  • Phòng khám đa khoa Khu vực I (trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Đông Anh)
  • Cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone)
  • Trung tâm y tế huyện Đông Anh
  • Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – Kim Chung.

9. Làng nghề

Đông Anh là một huyện rất rộng ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô. Phần lớn các làng nghề trong huyện chủ yếu thuộc nhóm mộc mỹ nghệ ở các xã phía Đông:

  • Làng nghề mộc, đồ thờ Thiết Úng (Vân Hà)
  • Gói bánh chưng, mộc, đồ thờ Lỗ Khê (Liên Hà)
  • Nghề trồng hoa ở Uy Nỗ
  • Làng nghề mộc, đồ gỗ mĩ nghệ Hà Hương (Liên Hà)
  • Làng nghề mộc, nội thất Hà Khê (Vân Hà)
  • Làng có nghề mộc Lỗ Giao (Việt Hùng)
  • Làng nghề mộc mĩ nghệ Hà Phong (Liên Hà)
  • Làm bún ở Mạch Tràng (Cổ Loa)
  • Làng có nghề mộc Vân Điềm (Vân Hà)
  • Chế biến gỗ, cơ khí Dục Tú
  • Làng nghề mộc mĩ nghệ Thù Lỗ (Liên Hà)
  • Làng nghề mộc nội thất Giao Tác (Liên Hà)
  • Trồng rau sạch, rau an toàn Vân Nội
  • Làng nghề mộc, chế biến gỗ Thiết Bình (Vân Hà)
  • Làm tương ở thôn Dục Nội (Việt Hùng)
  • Làng nghề mộc mĩ nghệ Cổ Châu (Vân Hà)
  • Làng nghề mộc, nội thất Châu Phong (Liên Hà)
  • Làng múa rối nước, mộc Đào Thục (Thụy Lâm)
  • Nghề trồng quất, đào ở Tầm Xá
  • Làng nghề mộc mĩ nghệ Hà Lỗ (Liên Hà)
  • Làng nghề đậu phụ Võng La (Võng La)
  • Làng nghề mộc nội thất Đại Vĩ (Liên Hà)
  • Nghề nuôi chim cút Mạch Lũng (Đại Mạch).

10. Du lịch

Khu du lịch sinh thái Cọ Xanh

Khu du lịch sinh thái Cọ Xanh thuộc thôn Nam Hồng, Huyện Đông Anh là địa điểm khá thú vị dành cho gia đình hoặc người yêu vào ngày cuối tuần. Nằm cách Hà Nội 25km, Cọ Xanh được đánh giá là nơi có bầu không khí trong lành, cảnh quan đẹp mắt và không gian yên tĩnh.

Du khách đến tham quan Cọ Xanh không chỉ được thư giãn sau những ngày lao động mệt mỏi còn được thưởng thức những món ăn ngon và tham gia các trò chơi thú vị. Những bạn yêu thích sự yên tĩnh có thể lựa chọn câu cá quanh bờ hồ, vừa mát mẻ lại có thể xả stress hiệu quả.

Khu di tích Cổ Loa

Khu Di tích Cổ Loa cũng là một chọn lựa được nhiều người đánh giá cao bởi đi kèm với nó là sự tích mang tính chất lịch sử của dân tộc. Đến đây du khách sẽ được thấy tận mắt, sờ tận tay tòa thành cổ có quy mô kiến trúc lớn nhất từ thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên.

Thành được xây dựng với kiến trúc độc đáo, chu vi rộng lớn và kèm theo đó là nhiều công trình kiến trúc khác như Giếng Ngọc, tượng Cao Lỗ hay am Mỵ Châu,... Nơi đây còn khá nổi tiếng với món bún Mạch Tràng, mang đến hương vị khó quên cho bất kể ai lần đầu nếm thử.

Đền Sái

Đền Sái thuộc Huyện Đông Anh là một trong những khu đền nổi tiếng linh thiêng, cầu được ước thấy. Đó cũng là lý do khá nhiều du khách tìm đến đền vào dịp lễ tết để cúng bái và bốc quẻ để xem vận mệnh, chỉ dẫn làm ăn từ các bậc cao nhân. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một phần của văn hóa, việc thắp hương cúng bái chủ yếu mang đến sự an yên cho du khách.

Phim trường Smiley Ville

Smiley Ville được ví von là miền Đông nước Anh thu nhỏ giữa lòng Hà Nội mang đến cho phép khách tham quan thỏa sức khám phá và “sống ảo”. Từ thành phố chỉ mất khoảng 20 phút di chuyển bằng ô tô để đến được phim trường. Điều đặc biệt, khách du lịch có thể cùng lúc tham quan Khu Di tích thành Cổ Loa bởi chúng nằm ở vị trí đối diện nhau. Trong nhiều năm qua, Phim trường Smiley Ville cũng là một trong những chọn lựa hàng đầu của các cặp đôi khi muốn chụp ảnh cưới.

Cầu Nhật Tân

Đây có thể gọi là một trong những dự án khá lớn và đẹp mắt nối liền hai bờ của sông Hồng nhằm mang đến sự tiện lợi cho giao thông giữa huyện Đông Anh và các quận của Tây Hồ. Với tổng kinh phí xây dựng lên tới 13.626 tỉ đồng, đây chắc chắn là công trình tiêu biểu, là một trong những biểu tượng của Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua khi đến tham quan Đông Anh.

Đồng hoa hướng dương Tàm Xá

Tại cầu Nhật Tân, Đồng hoa hướng dương Tàm Xá là địa điểm rất thu hút đối với nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn muốn tậu cho mình bộ ảnh đẹp. Địa điểm khá dễ dàng di chuyển đến bằng xe máy khi chỉ cách Hà Nội tầm 10km và cũng có khá nhiều tuyến xe bus đi ngang địa điểm trên như xe 46, 15, 59 và 43. Giá vé tham quan vườn hoa khá rẻ, chỉ 20 nghìn mỗi khách và có thể tăng nhẹ vào những ngày lễ tết.

Chùa Diên Phúc

Chùa Diên Phúc trên đất xã Mai Lâm, huyện Đông Anh Ngôi chùa này đã ghi dấu ấn trong sử sách là nơi bà Phạm Thị – thân mẫu của vua Lý Công Uẩn – đã cư ngụ và nghe giảng đạo trong một thời gian dài, cũng là nơi các vị vua nhà Lý thường đến bái yết Thánh mẫu… Hiện ngôi chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như chuông, tượng Quan Âm, tượng Đức Thánh Trần và hơn 2.000 bộ kinh khác nhau... Trong suốt quá trình tồn tại gần 1000 năm, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ngoài bị thiên nhiên phá huỷ, ngôi chùa còn bị chiến tranh tàn phá. Chùa Diên Phúc là một trong những di tích lịch sử giá trị của vùng Hoa Lâm – Thái Đường, nơi phát tích vương triều nhà Lý, một vương triều rất thịnh trị trải qua hơn 125 năm với 8 vị vua anh minh.

Vườn nho tím

Trang trại Chimi Farm 4 ở xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh tháng 6-7 đang vào mùa thu hoạch nho chín. Hàng chục luống nho ở đây sai trĩu quả tím đỏ, thu hút du khách tới chụp ảnh và thu hoạch. Giống nho trồng ở đây là black pearl và sweet sapphire, quả không quá to nhưng ngọt và không hạt. Du khách vào cổng không mất vé tham quan, nho hái tại vườn có giá bán 200.000 đồng/kg.

Công viên Kim Quy (Công viên mới ở Đông Anh) 

Công viên Kim Quy là một dự án đang xây dựng, ở đây được kỳ vọng giống như một “Disneyland” ở Việt Nam. Với những khu vui chơi giải trí bậc nhất, các trải nghiệm thú vị, các chương trình nghệ thuật,…. Tất cả hình ảnh này giống như một thành phố hiện đại thu nhỏ.

11. Món ăn

Ngoài những địa điểm du lịch, Đông Anh còn thu hút du khách khi nổi tiếng với nhiều đặc sản. Cụ thể như sau:

Bún Mạch Tràng

Bún Mạch Tràng là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất tại Đông Anh. Ngoài hương vị đặc trưng, món bún thu hút ở chỗ có độ giòn dai sần sật. Tuy nhiên, nếu chưa quen bạn có thể cảm thấy tô bún chẳng có điểm thu hút bởi được làm chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên, không sử dụng chất tẩy trắng trong bún cũng như các ống màu thực phẩm để gia tăng độ hấp dẫn.

Chè Tó

Chè Tó ở chợ Tó là món ăn được nhiều bạn trẻ yêu thích cho các buổi tụ họp hoặc liên hoan cuối năm hoặc các buổi du lịch. Bên cạnh đó, tại chợ Tó, còn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon khác như chè cháo ốc, bánh cuốn,….khá hấp dẫn với giá cả cực kỳ phải chăng.

Cháo trai Cổ Loa

Cháo trai Cổ Loa cũng là món ăn đặc trưng chỉ có ở Đông Anh và được nhiều người yêu thích. Trong đó, chợ Xa là nơi nổi tiếng nhất với món ăn này, với hương vị đặc trưng, cháo thường được dùng chung với quẩy, mang đến hương vị khó quên cho người thưởng thức.

Bên cạnh đó, khi đến Đông Anh, du khách còn có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực tại đường ăn uống Đản Dị, quán bánh xèo Huế ở đường Cao Lỗ, bún hải sản, bún đậu phở hay tào phớ,… Để chiêu đãi khách khứa hoặc muốn thưởng thức buổi tối xịn sò hơn thì có thể chọn lựa Làng nướng Đông Anh, Nhà hàng Thảo Mộc Viên,…

Tào phớ caramen Vân Trì

Món Tào phớ caramen Vân Trì thu hút các bạn trẻ bởi hương vị độc đáo, khác hoàn toàn những hương vị tào phớ ở các nơi khác. Quán tào phớ nằm ở mặt đường Vân Trì, có nhân viên phục vụ rất dễ thương và thân thiện, tạo cảm giác chiều lòng khách nhất nơi đây. 

Đặc biệt tào phớ giá rất rẻ, phù hợp với học sinh sinh viên, đối với du khách cũng tấm tắc ngợi khen.

12. Tiềm năng phát triển bất động sản huyện Đông Anh

Bất động sản huyện Đông Anh hưởng lợi và liên tục tăng giá nhờ hạ tầng giao thông hiện đại, kết nối thuận tiện với khu vực nội đô thông qua cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân và cầu Đông Trù.

Sự xuất hiện của các ông lớn địa ốc như Vingroup, BRG, Becamex ITC, Vimefulland, Sungroup với hàng loạt dự án nghìn tỷ cộng hưởng vào quá trình hoàn thiện hạ tầng khu vực đã biến Đông Anh trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản trong những năm qua.

Từ năm 2019, giá bất động sản khu vực này đã tăng mạnh nhờ ăn theo thông tin các dự án quy mô lớn đổ bộ, quốc lộ 5 mở rộng và sự gia tăng nhu cầu nhà ở của công nhân. Tuy nhiên, đến giữa năm 2020, sau khoảng thời gian tăng nóng, giá đất Đông Anh chững lại bởi thông tin dự án lớn chỉ “truyền tai” mà thực tế chưa thấy đâu, mặt bằng giá đất bị đẩy lên cao quá khả năng tài chính của công nhân.

Đến tháng 3/2021, “Đông Anh” lại trở thành từ khóa nóng trên mọi phương tiện truyền thông ngay sau khi thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được công bố. Ở thời điểm đó, giá rao bán đất Đông Anh đã tăng gần gấp đôi chỉ sau ít ngày, dao động từ 34-37 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, theo nhận định của dân trong nghề, thông tin sốt đất đợt này chủ yếu do môi giới thổi lên, tạo sóng ảo, chứ thực tế không có khách đến mua. Hiện tượng tăng giá đất chỉ diễn ra ở một số lô nhất định, không phải tất cả các xã trong huyện đều tăng và không dùng để đại diện cho tất cả các khu vực toàn huyện.

Đến Quý 2 năm 2022, tuy nhu cầu mua đất nền tại Đông Anh giảm sâu, nhưng giá bán đất nền trên địa bàn huyện vẫn tăng. Cụ thể, giá bán đất nền tại Đông Anh tăng mạnh nhất với mức tăng 31%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân nhu cầu mua giảm nhưng giá đất vẫn tăng là do tâm lý thị trường vẫn kỳ vọng vào sự tăng giá của loại hình này trong dài hạn. Vào tháng 5/2022 cho thấy đất nền vẫn là loại hình bất động sản được đánh giá là triển vọng nhất trong nửa cuối năm 2022.

13. Các dự án bất động sản

Huyện Đông Anh có khoảng 11 dự án.

Calyx Residence

  • Tên dự án: Calyx Residence
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty 319 Bộ Quốc Phòng
  • Vị trí: Mặt đường Cổ Loa, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
  • Đơn vị giám sát: Artelia Group
  • Đơn vị thi công: Tổng công ty 319 Bộ Quốc Phòng
  • Loại sản phẩm: Shophouse, nhà liền kề
  • Diện tích dự án: 85.747m2
  • Quy mô dự án: 244 lô
  • Diện tích: 70m2 – 90m2 – 120m2
  • Tiện ích: Công viên, khu vui chơi trẻ em, trường học…
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Giá bán dự kiến: 52 triệu/m2.

Vinhomes Cổ Loa 

  • Tên dự án: Vinhomes Cổ Loa 
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia Việt Nam (VEFAC) hợp tác phát triển.
  • Vị trí dự án: Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội
  • Quy mô dự án: Hơn 380 ha
  • Đơn vị triển khai: Công ty Cổ phần VEFAC
  • Đơn vị thi công: Công ty Cổ phần xây dựng Cotec (Cotecons)
  • Loại hình phát triển: Khu đô thị sinh thái
  • Sản phẩm: Biệt thự, Liền kề, Shophouse, Chung cư.
  • Thời gian khởi công: Quý I năm 2020 (dự kiến)
  • Thời gian hoàn thành: Quý II 2022 (dự kiến)
  • Giá bán: 50-55 triệu đồng/m2.

Villa Avenue Vân Trì

  • Tên dự án: Biệt thự Avenue Van Tri
  • Mô hình: Biệt thự
  • Vị trí: Thôn Thọ Đa, Xã Kim Nỗ, Huyện Đông Anh, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Noble Việt Nam
  • Đơn vị tư vấn bán hàng & tiếp thị độc quyền: CBRE
  • Đại lý cho thuê/bán: CBRE
  • Diện tích khu đất: 41.266m2
  • Kích thước phòng: 1,550m2-1,700m2
  • Quy mô: 35 căn biệt thự
  • Số tầng: 2-3 tầng
  • Điều kiện nội thất: gói bàn giao xây thô hoàn thiện mặt ngoài/ hoàn thiện đầy đủ
  • Giá bán: 53-66 triệu/m2.