THÔNG TIN KHU VỰC Xã Việt Hùng, Huyện Đông Anh


1. Giới thiệu xã Việt Hùng

Việt Hùng là một xã thuộc miền đông huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Xã bao gồm 06 thôn là Đoài, Trung, Đông, Gia Lộc, Lương Quán, Lỗ Giao nằm chạy dài theo hình cung từ Đông bắc xuống Tây nam.

Lịch sử hình thành

Xa xưa miền đất này thuộc châu Cổ Lãm, đời tiền Lê thuộc châu Cổ Pháp.

Đời Lý (Tiền Lý) thuộc phủ Thiên Đức.

Đời Trần thuộc huyện Đông Ngàn, châu Vũ Ninh, phủ Bắc Giang.

Đời Hậu Lê thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.

Đời Nguyễn thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Năm 1903 thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên.

Năm 1950 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 1961 thuộc về Hà Nội.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính xã Việt Hùng huyện Đông Anh:

  • Phía Bắc giáp xã Liên Hà, nam giáp xã Cổ Loa (sát chân thành Cổ Loa), 
  • Phía Đông giáp xã Dục Tú,
  • Phía Tây giáp xã Uy Nỗ và thị trấn Đông Anh.
  • Xuyên qua xã có tuyến đường xe lửa từ Hà Nội đi Lào Cai và Thái Nguyên, giữa hai ga Yên Viên (phía Đông) và ga Đông Anh (phía tây), trên địa bàn xã có một ga xép gọi là ga Cổ Loa.

Bản đồ xã Việt Hùng, Đông Anh

Bản đồ xã Việt Hùng, Đông Anh

3. Diện tích & dân số

Xã Việt Hùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 8,108 km². Dân số đạt 17.856 người, mật độ dân số 2.026 người/km².

4. Di tích lịch sử văn hóa

Xã Việt Hùng là một miền đất cổ nằm ở phía bắc kinh thành Cổ Loa. Dục Nội, Gia Lộc, Lương Quán, Lỗ Giao là những địa danh gắn liền với lịch sử Loa Thành - triều đại An Dương Vương - Thục Phán.

Quần thể di tích hiện nay có bốn đình, có chùa, miếu, và các di vật thờ cúng phần lớn ở trong làng được tôn tạo từ thế kỷ XV.

Đình Dục Nội thờ tướng quân Ngô Đễ giúp Lê Lợi đánh giặc.

Đình Gia Lộc thờ Đông Bảng Đại Vương. Ông là người có công lớn giúp Trưng Vương khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, chống lại Mã Viện thời nhà Hán.

Đình Lỗ Giao thờ một vị nữ thần (nữ tướng của Hai Bà Trưng) làm thần hoàng làng.

Đình Lương Quán thờ ông Tạ Đông Nhạc là người có công Đúc Ngựa sắt, làm doi sắt giúp Thánh Gióng đánh giặc Ân cứu nước.

Bốn chùa: chùa Kiến Dương Thôn Trung, chùa Phúc Hương Thôn Đông, chùa Gia Phúc Gia Lộc, chùa Lỗ Giao.

Hiện đã có 03 Đình và 02 Chùa đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá - nghệ thuật.

Các Lễ hội Đình Chùa được diễn ra vào đầu tháng Giêng và tháng Tám hàng năm.

5. Kinh tế

Cơ cấu kinh tế (% theo giá trị)

  • Nông nghiệp: 55%
  • Công nghiệp - xây dựng cơ bản: 15%
  • Thương mại - dịch vụ và du lịch: 30%

Việt Hùng là đất thuần nông do vậy chỉ có một số nghề truyền thống đặc trưng.

6. Giao thông

Các tuyến đường và khung giá đất

  • Đường Việt Hùng - Đất ở nông thôn - Giá từ 3,6 triệu/m2 đến 6,2 triệu/m2
  • Đường Dục Nội - Đất ở nông thôn - Giá từ 3,6 triệu/m2 đến 6,2 triệu/m2
  • Đường Gia Lương - Đất ở nông thôn - Giá từ 3,6 triệu/m2 đến 6,2 triệu/m2
Những xã/phường khác