THÔNG TIN KHU VỰC Xã Vân Hà, Huyện Đông Anh


1. Giới thiệu về Xã Vân Hà

Vân Hà là một xã của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Xã có năm thôn là: thôn Thiết Bình, thôn Thiết Úng, thôn Vân Điềm, thôn Cổ Châu và thôn Hà Khê. Trong đó, thôn Thiết Bình là nơi đặt cơ quan hành chính của xã UBND xã Vân Hà, Hội đồng Nhân dân xã Vân Hà, Trường cấp I, cấp II xã Vân Hà, Bưu điện Văn hoá xã Vân Hà.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của xã Vân Hà, huyện Đông Anh:

  • Phía Bắc giáp xã Thụy Lâm, Đông Anh và xã Hương Mạc, Bắc Ninh;
  • Phía Đông giáp xã Phù Khê và Châu Khê, Bắc Ninh;
  • Phía Nam giáp xã Dục Tú, Đông Anh;
  • Phía Tây giáp xã Liên Hà, Đông Anh. 

Bản đồ xã Vân Hà, huyện Đông Anh

Bản đồ xã Vân Hà, huyện Đông Anh

3. Diện tích và dân số

Xã Vân Hà có tổng diện tích đất tự nhiên là 5,21 km², dân số năm 2022 là 11.563 người, mật độ dân số đạt 2.219 người/km². 

4. Kinh tế

Cơ cấu kinh tế của xã Vân Hà là “Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại dịch vụ - Nông nghiệp”. Trong đó thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp chiếm 65%, còn lại 35% là nông nghiệp, thương mại dịch vụ và nguồn thu khác.

Nông nghiệp

Vân Hà có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển nghề nông nghiệp của mình. Đối với trồng trọt, người Vân Hà trồng lúa nước từ thời An Dương Vương, ngô, khoai, đậu, lạc... Về chăn nuôi là lợn, gà, ngan vịt, trâu bò. Đây là những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện tại, việc trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm trong gia đình mà không sản xuất hàng hoá. Nghề nông nghiệp của Vân Hà đang dần dần mai một, hiện tại người dân chủ yếu trồng lúa nước hai vụ, vụ đông hầu như không trồng mà để đất bỏ hoang. Việc phân công lao động của Vân Hà diễn ra khá mạnh, việc sản xuất đa phần là thuê mướn do dân cư làm nghề nông rất ít và chủ yếu là phụ nữ, đàn ông Vân Hà rất ít khi ra ruộng, cấy cày, gặp hái mà chủ yếu ở nhà sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Dân Vân Hà nổi tiếng khéo tay, có con mắt nghệ thuật cao. Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống là sự kết hợp khéo léo giữa chất liệu tự nhiên là gỗ với bàn tay khối óc của người thợ. Mỗi sản phẩm làm ra đều đánh dấu sự phân công lao động hợp lý, kết hợp với đồ hoạ, kiến trúc tỉ mỉ của con người.

7. Giao thông

Trên địa bàn xã có tuyến đường lớn là đường Vân Hà và tuyến giao thông quan trọng là đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Ngoài ra, Quốc lộ 18 (tuyến đường đi qua 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh) cách trung tâm xã khoảng 14 km; Quốc lộ 3 (tuyến chạy theo hướng nam - bắc, bắt đầu từ phía bắc cầu Đuống, qua Phù Lỗ, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, đến cửa khẩu Tà Lùng biên giới Việt Trung) cách khoảng 10 km.

Những xã/phường khác