THÔNG TIN KHU VỰC Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai


Lịch sử

Cùng với các làng cổ ở xung quanh kinh thành Thăng Long xưa như kẻ Mơ, kẻ Bưởi, kẻ Noi, kẻ Mọc,… Thịnh Liệt cũng như các làng cổ đó có tên nôm là kẻ Sét. Kẻ Sét xa xưa có 8 làng từ làng Nhất đến làng Tám mà tên chữ là từ Giáp Nhất đến Giáp Bát. Trải qua các thời kì lịch sử có sự thay đổi: làng Ba, làng Năm nhập vào Làng Tư.

Thịnh Liệt trước kia là một trong 25 xã thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm nội thành khoảng 6 km về phía tây nam. Phía bắc, xã giáp phường Tân Mai, phía tây bắc giáp phường Giáp Bát và xã Định Công, phía đông và đông nam giáp xã Yên Sở, tây và tây nam giáp xã Đại Kim và xã Hoàng Liệt.

Từ trước thế kỉ thứ 15, Thịnh Liệt gọi là động Cổ Liệt. Tại đây, Hồ Hán Thương có dự định xây cung điện để rời Tây đô về.

Đầu thế kỉ 19, Thịnh Liệt từ các thôn từ Giáp Nhất đến Giáp Bát thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (năm Minh Mạng thứ ba 1822 đổi là Trấn Sơn Nam).

Đầu thế kỉ 20, các thôn của Thịnh Liệt được gọi là xã và cùng với Tương Mai thuộc tổng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì.

Khi Thực dân Pháp lập ra Đại lý Hoàn Long, một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội thì Thịnh Liệt thuộc Đại lý Hoàn Long.

Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, các làng xã của Đại lý Hoàn Long vẫn thuộc thành phố Hà Nội, hình thành một vùng đất ngoại thành Thủ đô, lập các đơn vị hành chính gọi là khu. Thịnh Liệt thuộc khu Đề Thám.

Trong thời kì đầu chống Thực dân Pháp xâm lược, Thịnh Liệt thuộc quận 6, ngoại thành Hà Nội. Từ cuối năm 1947 đến năm 1950, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, thuộc liên quận huyện 3, rồi Trấn Nam, rồi quận ngoại thành Hà Nội.

Năm 1954, hòa bình lập lại, Thịnh Liệt gồm các thôn: Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ, Giáp Lục thuộc quận Quỳnh Lôi, sau đổi thành quận 7, ngoại thành Hà Nội.

Khi tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, các thôn Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ, Giáp Lục của Thịnh Liệt là một xã lấy tên là xã Đoàn Kết. Các thôn: Giáp Nhất, Giáp Bát cùng với thôn Tương Mai thành một xã là xã Hoàng Văn Thụ. Sau đó hai thôn Giáp Thất, Giáp Bát lại sáp nhập về xã Đoàn Kết thuộc quận 7, ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1961, ngoại thành Hà Nội mở rộng lần thứ nhất, thành lập 4 huyện, xã Đoàn Kết thuộc huyện Thanh Trì.

Năm 1964, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về đổi tên một số đường phố và xã ngoại thành cho phù hợp với giai đoạn lịch sử mới, phát huy truyền thống tốt đẹp của đất ngàn năm văn vật, xã Đoàn Kết được quyết định lấy lại tên cũ đã có từ thế kỉ 15 là xã Thịnh Liệt. Năm 1973, do mở rộng nội thành các thôn Giáp Thất, Giáp Bát thuộc phường Giáp Bát, Giáp Lục thuộc phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng.

1. Giới thiệu về phường Thịnh Liệt 

Phường Thịnh Liệt nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thành phố, xưa kia còn có tên làng cổ là Kẻ Sét. Tiếp giáp với 9 phường thuộc quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng của Thành phố nơi tập trung nhiều bến xe, bến tầu như: ga Giáp Bát, bến xe khách phía Nam, bến xe vận tải Hàng Hoá và nhiều khu đô thị mới như: Công viên Yên Sở, khu Đô thị mới Thịnh Liệt, khu Đô thị chức năng Ao Sào, Đô thị Trũng Kênh, khu di dân Đồng Tàu... thuận lợi cho phát triển buôn bán, thông thương và nghỉ ngơi.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính phường Thịnh Liệt:

  • Phía Đông giáp phường Yên Sở
  • Phía Tây giáp các phường Định Công, Đại Kim
  • Phía Nam giáp các phường Hoàng Liệt, Yên Sở
  • Phía Bắc giáp các phường Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và quận Thanh Xuân.

Bản đồ phường Thịnh Liệt

Bản đồ phường Thịnh Liệt

3. Diện tích và dân số

Phường Thịnh Liệt có diện tích 2,94 km², dân số năm 2021 là 38.738 người, mật độ dân số đạt 13.176 người/km². 

4. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông phường Thịnh Liệt nhìn chung chưa được quy hoạch một cách triệt để. Ngoài trục đường lớn Giải Phóng, phường còn có các tuyến đường khác như: Trương Định, Thịnh Liệt, Đ. Bờ Sông Sét, Giáp Nhị… và rất nhiều ngõ nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đường này vẫn đang trong tình trạng khá “vô tổ chức”, xây dựng không theo quy luật và chưa được đầu tư phát triển một cách đồng bộ.

Các tuyến đường chính - phụ và khung giá đất

+ Giải Phóng (phía đi qua đường tàu) - Đất ở đô thị - giá từ 10,2 triệu/m2 đến 27,8 triệu/m2

+ Giải phóng (phía đối diện đường tàu) - Đất ở đô thị - giá từ 14,4 triệu/m2 đến 40,6 triệu/m2

+ Trương Định - Đất ở đô thị - giá từ 12,8 triệu/m2 đến 36 triệu/m2

+ Thịnh Liệt - Đất ở đô thị - giá từ 12,2 triệu/m2 đến 29,9 triệu/m2

+ Giáp Nhị - Đất ở đô thị - giá từ 10,1 triệu/m2 đến 24,1 triệu/m2

+ Nguyễn Chính - Đất ở đô thị - giá từ 10,1 triệu/m2 đến 24,1 triệu/m2.

Mật độ giao thông cao

Tỷ lệ thuận với mật độ dân số, mật độ giao thông phường Thịnh Liệt vô cùng đông đúc. Việc di chuyển thường xuyên gặp phải tình trạng ùn tắc tại các tuyến Trương Định, Thịnh Liệt, Giải Phóng,... đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.

Các tuyến bus 

+ Đối Diện Bến Xe Giáp Bát - Giải Phóng: 03B, 06A, 06B, 06C, 06D, 06E, 08A, 08ACT, 08B, 08BCT, 12, 16, 21B, 22C, 28, 99, 106, CNG02

+ Ga Giáp Bát - Đối Diện 1035 Giải Phóng: 03B, 06A, 06B, 06C, 06D, 06E, 08A, 08ACT, 08B, 08BCT, 12, 16, 21B, 22C, 28, 29, 36, 36CT, 37, 94, 99, 101A, 101B, 106, CNG02.

5. Các danh nhân quê hương, đất nước

Bùi Xương Trạch

Đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Tuất năm Lê Hồng Đức thứ 9 (1478). Ông làm quan dưới triều Lê Thánh Tông, chức Binh bộ thượng thư, chưởng lục bộ kiêm Quốc tử giám tế cửu. Ông là tác giả bài Quảng Văn đình ký nổi tiếng. Bài ký đình Quảng Văn không chỉ là một áng văn chương mô tả về ngôi đình có kiến trúc "dẫu đẹp mà không lộng lẫy" mà là một tác phẩm ngợi ca một triều vua gần dân, chính trực, mong muốn "việc nước cốt để cho sự tai nghe mắt thấy của muôn phương", "nhân dân bốn phương nghe đức hóa mà vui mừng, vâng theo đức ân mà cổ vũ, trông thịnh trị hòa vui...".

Lê Bá Ly

Từng giữ chức Nam đạo tướng quân dưới triều Mạc. Ông là một trong những người có công giúp vua Lê Trung Tông (1550) khôi phục cơ nghiệp Nhà Lê, thu hồi kinh thành Thăng Long. Gia phả Lê Bá Ly có dành riêng một mục nhan đề: "Công đức sự tích bảo lục" ghi về bốn sự việc lớn của con cháu ông đời sau góp phần xây dựng lại chùa Sét.

Bùi Vịnh

Là nhà văn Việt Nam, hiệu Thanh Khê. Ông đậu Bảng nhãn khoa Nhâm Thìn (năm 1532). Tác phẩm của ông còn lưu truyền chữ Hán có Thơ Ngũ ngôn trường thiên có 49 vần và phú Đế Đô hình thắng, bằng chữ Nôm có Cung trung bảo huấn. Phú Đế đô hình thắng ca ngợi vẻ đẹp hình thế đất Thăng Long thể hiện niềm tự hào về kinh đô văn vật, cổ kính. Cung trung bảo huấn là bài phú Nôm 8 vần 24 liên. Bài phú dùng nhiều điển cố Hán học uyên thâm, cầu kỳ. Đây là một tác phẩm được viết bằng tiếng Việt lưu loát, uyển chuyển. Tuy có hạn chế về nội dung nhưng có thể xem là một cứ liệu văn học chứng tỏ sự phát triển ngày càng mạnh của ngôn ngữ văn học chữ Nôm ở thế kỉ thứ 10.

Bùi Huy Bích

Nhà nghiên cứu, nhà thơ Việt Nam, hiệu Tồn Am. 19 tuổi ông đậu giải nguyên trường Sơn Nam (1792). Sau đó ông được theo học Lê Quý Đôn và vì nhà nhà nghèo được Lê Quý Đôn nuôi cho ăn học. Ông đậu Hoàng giáp khoa Kỷ Sửu (năm 1769). Tác phẩm của Bùi Huy Bích, về biên soạn có các bộ: Hoàng Việt thi tuyển, Hoàng Việt văn tuyển. Về sáng tác của ông có Lữ trung tạp thuyết, Bích câu thi tập, Nghệ An thi tập, Thoái Hiên thi tập,... Về phương diện sáng tác, tác phẩm của Bùi Huy Bích phần lớn viết vào giai đoạn trước thời Tây Sơn. Thơ ông có những bài viết về cuộc sống nghèo khổ của nhân dân khá hiện thực. Ông có những bài thơ tả cảnh những người đói, húp từng lưng cháo được chẩn cấp; ông xót xa nghĩ đến những người phải chết đường, chết chợ, không có mảnh chiếu để chôn. Ông nhận xét nhân dân sống nghèo khổ là do thiên tai, địch họa và do chính sách địa tô, thuế khóa và binh dịch nặng nề. Ngoài những bài viết về nỗi khổ của dân chúng, Bùi Huy Bích viết nhiều về thiên nhiên vùng Thăng Long. Thiên nhiên trong thơ ông mộc mạc, giản dị ghi được những nét đặc trưng của địa phương trong những bức tranh thiên nhiên ấy.

6. Thị trường bất động sản

Nhiều khu đô thị và các dự án mới

Trong khi quỹ đất nội đô dần trở nên khan hiếm, thị trường bất động sản phường Thịnh Liệt trong các năm trở lại đây ngày một sôi động hơn. Với vị trí thuận tiện cùng nhiều dịch vụ tiện ích, cư dân từ khắp nơi tập trung về đây đông đúc để sinh sống và làm việc.

Ngoài loại hình nhà đất, nhà mặt phố kinh doanh buôn bán, tại phường xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới như: Công viên Yên Sở, KĐT mới Thịnh Liệt, KĐT chức năng Ao Sào,... và các dự án chung cư để đáp ứng nhu cầu nhà ở của lượng lớn cư dân.

Tuy nhiên, quỹ đất hiện tại vẫn chưa thực sự được quy hoạch một cách hợp lý. Một số khu dân cư vẫn đang trong tình trạng xây dựng lôm côm và phân bổ không đồng đều dẫn đến tình trạng nơi “đất chật người đông”, nơi vẫn còn là “bãi đất trống”.

Quy hoạch

Về quy hoạch, phường Thịnh Liệt nằm trong quy hoạch Phân khu H2-4 và một phần nhỏ trong Phân khu H2-3 của Thành phố Hà Nội. Quy hoạch cả hai phân khu này đều được phê duyệt năm 2015, trong đó Phân khu H2-3 nằm ở phía Tây, Phân khu H2-4 nằm ở phía Đông của trục đường Giải Phóng. Theo đó, quy hoạch phường Thịnh Liệt cũng được xác định theo quy hoạch của hai Phân khu này. Trong đó, đáng chú ý nhất là 5 dự án:

+ Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 (Đoạn từ Đầm Hồng đến quốc lộ 1A)

+ Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A)

+ Bãi đỗ xe có quy hoạch F3/P2 thuộc quy hoạch phân khu H2-4 gần khu đô thị Vĩnh Hưng

+ Dự án xây dựng tuyến đường nối tiếp đường từ phía đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh (đoạn từ khu đô thị Đồng Tàu đến đường Tam Trinh)

+ Chợ dân sinh phường Thịnh Liệt (B4/CCDV3).

Ngoài ra, nằm ngay sát phường về phía Bắc là dự án AEON Mall Giáp Bát về cơ bản đã giải phóng xong mặt bằng. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực, trong đó có phường Thịnh Liệt.

7. Các dự án bất động sản

Viễn Đông Star

  • Tên dự án: Tổ hợp Thương mại, Văn phòng và Nhà ở cao tầng chung cư Viễn Đông Star
  • Vị trí: Số 1 Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Giấy phép Xây dựng: Số 66/GPXD - SXD cấp ngày 04/12/2015
  • Loại hình: Căn hộ chung cư
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn công nghiệp Viễn Đông
  • Nhà thầu Xây dựng chính: Tổng công ty ĐT PT Hạ tầng Đô thị UDIC
  • Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty CP ECOLAND
  • Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty CP ĐT & XD Tân Việt
  • Quy mô: Gồm 1 tòa nhà cao 27 tầng, 1 tầng hầm, khối đế 7 tầng bố trí văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ
  • Tổng diện tích: 7.234m2
  • Diện tích xây dựng: 5.000m2
  • Mật độ xây dựng: Khối tháp khoảng 32,3%, khối đế khoảng 34,6%
  • Tổng diện tích sàn xây dựng: 90.000m2
  • Diện tích sàn xây dựng tầng hầm: 12.910m2
  • Dân số dự kiến: 1.150 người
  • Khởi công: Ngày 08/12/2015
  • Giá từ: 28.9 - 32.2 triệu/m².

Hồng Hà Tower

  • Tên dự án: Tổ hợp chung cư văn phòng và liền kề 89 Thịnh Liệt
  • Tên thương mại: Chung cư Hồng Hà Tower
  • Chủ đầu tư: Liên danh công ty:
  • + Công ty cổ phần cầu 1 Thăng Long
  • + Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hồng Hà
  • + Công ty CP Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 36
  • Địa điểm xây dựng: Số 89, phố Thịnh Liệt, phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Tư vấn giám sát: Công ty CP CONINCO Công nghệ xây dựng và môi trường
  • Tư vấn thiết kế: Công ty CP giải pháp và công nghệ xây dựng SF; công ty CP - Đầu tư và xây dựng Việt Nam
  • Thi công: Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hồng Hà
  • Khởi công: 2016
  • Bàn giao: Qúy IV/2017
  • Quy mô: 1 tòa tháp căn hộ chung cư và 31 lô liền kề
  • Tổng diện tích lô đất: 20.000m2
  • Tổng diện tích xây dựng: 7.000m2
  • Diện tích xây dựng nhà liền kề: 4.000m2
  • Diện tích xây dựng chung cư: 3.000m2
  • Mật độ xây dựng tại dự án: 35%
  • 50 lô thấp tầng, diện tích 72-90m2, mỗi căn có 4 tầng:
  • Tầng 1 để xe ô tô; tầng 2,3 gồm 5 phòng ngủ 3 wc; tầng 4 gồm 1 phòng thờ và 1 ban công
  • Chung cư gồm 1 tòa cao 27 tầng, 2 tầng hầm
  • Số căn hộ trên 1 sàn: 10 căn
  • Giá từ: 28.9 - 34.6 triệu/m².

Vinawaco Thịnh Liệt

  • Tên dự án: Vinawaco Thịnh Liệt
  • Chủ đầu tư dự án: Công ty CP Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Vinawaco
  • Vị trí dự án: Số 40 phố Thịnh Liệt, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Diện tích khu đất: 58.116m2
  • Diện tích xây dựng: 198.374m2
  • Các diện tích căn hộ: 56m2 – 64m2 – 76m2 – 89m2 -115m2
  • Quy mô: 6 tòa chung cư cao tầng từ 17-24 tầng
  • Thời gian khởi công: Quý I/2017
  • Thời gian hoàn thành dự kiến: Quý IV/2018
  • Hình thức sở hữu: Sổ hồng vĩnh viễn.