Lịch sử
Quận nằm trên nền đất xưa vốn thuộc các tổng Hữu Nghiêm (sau đổi là Yên Hòa), Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương), Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên) huyện Thọ Xương và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.
Từ những năm 1954-1981 là khu phố Đống Đa.
Đến tháng 6 năm 1981 mới chính thức gọi là quận Đống Đa, gồm 24 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, thành lập thêm 2 phường Kim Giang (tách ra từ xã Đại Kim thuộc huyện Thanh Trì) và Thanh Xuân Bắc (trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Nhân Chính và Trung Văn thuộc huyện Từ Liêm; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Triều thuộc huyện Thanh Trì).
Đầu năm 1996, quận Đống Đa có 26 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Giang, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Nguyễn Trãi, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Liệt, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thịnh Quang, Thổ Quan, Thượng Đình, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, cũng như một phần 2 phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng chuyển sang trực thuộc quận Thanh Xuân, đổi tên phường Nguyễn Trãi thành phường Ngã Tư Sở. Từ đó, quận Đống Đa còn lại 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
1. Giới thiệu về quận Đống Đa
Quận Đống Đa là quận nội thành và nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, với rất nhiều di tích lịch sử và mang giá trị cao, cụ thể như: di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đàn Xã tắc, di tích vòng thành Đại La, Chùa Bộc, gò Đống Đa và tượng đài vua Quang Trung, chùa Láng, đền Bích Câu, ga Hà Nội... Đặc biệt, trong đó khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
2. Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp quận Ba Đình bởi ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng bởi ranh giới là phố Lê Duẩn, đường Giải Phóng và phố Vọng
- Phía Nam giáp quận Thanh Xuân bởi ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch
- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy bởi ranh giới là sông Tô Lịch.
Bản đồ hành chính quận Đống Đa
Đơn vị hành chính (21 phường): Cát Linh, Hàng Bột, Láng Hạ, Láng Thượng, Kim Liên, Khâm Thiên, Khương Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.
3. Địa hình
Địa hình quận Đống Đa tương đối bằng phẳng. Có một số hồ lớn như Ba Mẫu, Kim Liên, Xã Đàn, Đống Đa, Văn Chương. Trước có nhiều ao, đầm nhưng cùng với quá trình đô thị hóa đã bị lấp. Quận có hai sông nhỏ chảy qua là sông Tô Lịch và sông Lừ. Phía đông có một vài gò nhỏ, trong đó có gò Đống Đa.
4. Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Đống Đa là 9,95 km2, dân số hiện nay ước tính 371.606 người. Mật độ dân số đạt 43.178 người/km2
5. Kinh tế
Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 772 tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện.
Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Năm 2008, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738 doanh nghiệp hoạt động); đến đầu tháng 8/2009, có 13.164 doanh nghiệp (trong đó có 9.419 doanh nghiệp hoạt động).
Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…
Theo đánh giá, tình hình kinh tế của quận luôn ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. 6 tháng đầu năm 2009, tổng thu ngân sách Nhà nước của quận ước đạt 573 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2008); giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 772 tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện. Quận đã chi đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình hơn 49 tỷ đồng với một số dự án trọng điểm như khởi công tu bổ tôn tạo di tích Chùa Bộc, nhà ở di dân 11 tầng phường Láng Thượng, cống hoá mương và xây dựng tuyến đường từ cống Chẹm đến sông Lừ.
6. Văn hóa - Xã hội
Về lao động việc làm: Mỗi năm, quận tạo việc làm cho khoảng 8000 - 8500 lao động. Năm 2008, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm 669 hộ, tổng vốn cho vay đạt 9,6 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn 3000 hộ; tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.300 người đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 người có công việc ổn định.
Về giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo của quận có bước phát triển mạnh, chất lượng dạy và học được nâng cao. Những năm gần đây, ngành giáo dục Đống Đa rất quan tâm ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Hiện nay, quận Đống Đa có 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS kết nối mạng Internet.
Về công tác xã hội: Năm 2008, quận Đống Đa đã trợ cấp thường xuyên cho 825 người cao tuổi, 81 hộ nghèo không có khả năng lao động, sửa chữa 10 nhà dột nát hộ nghèo, cấp 2261 thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ phát triển đời sống giúp 250 hộ thoát nghèo.
Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của Thủ đô. Duy trì vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Năm 2008, 83% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 25% số tổ dân phố được công nhận là tổ dân số văn hoá.
7. Dân cư
Khu vực này là một trong những quận có trình độ dân trí cao, đa phần là cán bộ công viên chức nhà nước, mật độ dân số rất đông, khoảng hơn 32.000 người/km².
Đa phần các hộ gia đình khu vực phía mặt đường đều kinh doanh buôn bán hoặc cho thuê, nhiều cửa hàng tiện ích xung quanh. Khu vực này giàu giá trị tinh thần, có Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, có các điểm đến tâm linh như Chùa Bộc, Chùa Láng và đặc biệt là Chùa Phúc Khánh. Đình Kim Liên, nhà thời Thái Hà, nhà thờ Hàng Bột.
Quận có ga Hà Nội ( đường sắt Bắc –Nam) phố Lê Duẩn , có sân vận động Hàng Đẫy phố Nguyễn Thái Học. Các trung tâm thương mại như Lotte Mart Mipec Tây Sơn, Vincom Nguyễn Chí Thanh, Vincom Phạm Ngọc Thạch. Bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt – Pháp…
Khu vực tập trung các trưởng điểm cấp 3 của Hà Nội, các trường đại học lớn tại đây. Hệ thống trường trung học phổ thông như trường Kim Liên, trường Lê Quý Đôn, Đống Đa, Hoàng Cầu, Quang Trung, Phan Huy Chú. Trường đại học có Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại Giao, Học viện Ngân Hàng, Đại học Y Hà Nội, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội, Đại học Giao thông Vận Tải, Đại học Công Đoàn, Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Học viện Hành chính, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Có thể nói hầu hết các thủ khoa miễn Bắc đều tập trung chủ yếu trên địa bàn quận. Trình độ dân trí khá cao.
8. Di tích - Thắng cảnh
Quận Đống Đa là một trong những khu vực của thành phố Hà Nội có số di tích nhiều và mang giá trị cao, tiêu biểu là khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh. Cụm di tích đều Trung Liệt - Gò Đống Đa cũng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có các di tích khác như: Đàn Xã Tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà Nội; Chợ Kim Liên... Các điểm tham quan không quá xa nhau, tạo điều kiện cho du khách có thể tham quan tất cả các nơi mà không mất quá nhiều thời gian di chuyển. Đây là một trong những điểm hấp dẫn thu hút phát triển ngành du lịch của địa phương.
9. Ẩm thực
Đây là khu vực mà quán ăn tập trung cũng khá nhiều đồ ăn phong phú, như:
- Quán Lương Sơn Quán số 173 Thái Hà là một trong những quán ăn ngon nhất ở quận Đống Đa. Quán sở hữu không gian được thiết kế giống như một phim kiếm hiệp với rất nhiều góc chụp ảnh đẹp. Với 3 tầng rộng rãi, Lương Sơn Quán khá thích hợp cho những buổi tụ tập đông người. Với các món ăn mang hương vị đồng quê như gà nướng tiêu, xôi chim, dạ dày xào, gà đắp đất, nai nướng sả, khoai lang chiên, mang xào nấm hay sườn nướng.
- Quán Hẻn Quán đại chỉ tại Hoàng Cầu và Xã Đàn không gian hòa với thiên nhiên, với các món ăn như: bò một nắng, muối kiến, bắp bò Tứ Xuyên, phá lẩu, bánh tráng cuốn thịt heo, dải lợn nướng lá móc mật đồ ăn đậm đà.
Một số quán ăn khác như: Quán Sành số 8, ngõ 97 Phạm Ngọc Thạch. Bánh Canh Ghẹ 69 Ô Chợ Dừa. Cạp – Seafood số 101B D2 Đặng Văn Ngữ. Quán Nấm Việt Hà Thành số 6A Ô Chợ Dừa. Súp Cua Hoa tại số 151 Ô Chợ Dừa các món chủ đạo liên quan đến cua, ghẹ, đồ ăn hải sản.
Đồ ăn vặt tại Xã Đàn khá nhiều có thể kể qua như: phở cuốn ngũ sắc; bỏng khói, kem nhúng; trà sữa Nhật Bản; xôi xoài lá nếp; bánh mặn Mexico; chè bơ caramen rau câu phô mai.
Các quán ốc ngon như: Ốc Hường xinh phố An Trạch, Ốc luộc chùa Láng, hay như quán ốc vừa ăn vừa được nghe chủ quán kéo violin phố Thái Hà, Ốc Tú Linh phố Tây Sơn…
10. Cơ sở hạ tầng
Quận Đống Đa là nơi quy tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, quận Đống Đa hiện có lượng dân cư khá đông đúc. Tập trung rất đông cơ quan doanh nghiệp, trường học các cấp, bệnh viện và cá di tích lịch sử,…
Hiện tại, quận Đống Đa đang được triển khai khoảng 18 dự án giao thông trọng điểm. Cơ sở hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng bộ nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Một số dự án giao thông được đưa vào phê duyệt như mở rộng đường Lương Định Của – Trường Chinh, nút giao Tây Sơn – Hồ Đắc Di, nâng cấp nút giao thông chùa Bộc – Thái Hà,… Đi cùng với đó là các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, đường Nguyễn Chí Thanh,… Sự đổi mới của các tuyến đường trọng điểm này sẽ góp phần giúp cho quận Đống Đa lột xác hoàn hảo.
11. Thị trường bất động sản
Với vị trí trung tâm, quận Đống Đa kết nối thuận tiện với những quận lớn khác của Thủ Đô. Mật độ dân cư quận Đống Đa thuộc loại đông đúc nhất thủ đô với hơn 14.000 cơ quan, doanh nghiệp; 18 bệnh viện, 20 trường cao đẳng, đại học.
Quận Đống Đa cũng là nơi tọa lạc của nhiều cơ quan quan trọng như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều di tích - lịch sử văn hóa quy mô lớn, có giá trị lâu dài như chùa Láng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Bộc, gò Đống Đa, tượng đài vua Quang Trung, di tích vòng thành Đại La…
Theo quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận Đống Đa sẽ có 18 dự án giao thông huyết mạch được gấp rút triển khai, nổi bật như: cải tạo nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà, cải tạo nút Tây Sơn – Hồ Đắc Di, mở rộng đường Lương Định Của – Trường Chinh… Bên cạnh đó, thành phố cũng đã phê duyệt tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh…
Vị trí thuận tiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư không ngừng cùng tiềm năng du lịch, thương mại khiến nhà đất Đống Đa dù cao hơn so với mặt bằng chung nhưng luôn nằm trong tầm ngắm của người mua ở thực và các nhà đầu tư. Hơn nữa, đời sống dân sinh trên địa bàn quận cũng được đánh giá rất cao, phần lớn dân cư tại đây đều là người tri thức, có nếp sống hiện đại, văn minh, lịch sự.
Loại hình bất động sản tại quận Đống Đa tương đối phong phú từ nhà đất, chung cư, cao ốc văn phòng cho đến nhà trọ... nhưng phổ biến nhất vẫn là nhà đất, căn hộ chung cư và văn phòng cho thuê. Trong đó phân khúc tầm trung và cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với nhóm khách hàng có nguồn thu nhập cao và tài chính vững mạnh.
Ở phân khúc chung cư, trên địa bàn quận có 38 nhà chung cư mới với khoảng 7.004 căn hộ, 18 nhà tập thể củ với khoảng 26.278 căn hộ. Đống Đa cũng là một trong những khu vực có nhiều tòa văn phòng cho thuê nhất Hà Nội với đủ quy mô, diện tích và chất lượng từ hạng A, B, C. Đặc biệt, sự tham gia của các chủ đầu tư danh tiếng như Tân Hoàng Minh, Vinhomes, Hateco, Kang Long… đổ dồn về làm những dự án cao tốc văn phòng, chung cư tầm trung và cao cấp càng khiến thị trường bất động sản Đống Đa thêm sôi động hơn.
12. Các dự án bất động sản
Quận Đống Đa có khoảng 65 dự án.
- Vị trí: Số 56 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup
- Diện tích: 1.3 ha
- Quy mô: gồm 2 tòa cao ốc 30 tầng
- Diện tích xây dựng: 6,134 m²
- Mật độ xây dựng: 54 %
- Thời điểm khởi công: Năm 2014
- Thời điểm bàn giao: Quý IV/2015
- Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài
- Giá từ: 59.2 - 80 triệu/m².
- Vị trí: 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hanotex
- Nhà thầu: Công ty xây dựng dân dụng Delta
- Đơn vị thiết kế: TTAS & PTA (Singapo)
- Diện tích: 8,760 m²
- Số tòa: 2 tòa
- Quy mô: Gồm 2 tháp A và B cao 31 tầng
- Diện tích xây dựng: 2,104 m²
- Mật độ xây dựng: 34 %
- Pháp lý: Sổ đỏ vĩnh viễn
- Giá từ: 46.4 - 71.4 triệu/m².
- Tên dự án: Le Capitole
- Vị trí: 27 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Nhà Hà Nội Số 52
- Diện tích; 2,184 m²
- Diện tích xây dựng: 1,943 m²
- Quy mô: 1 tòa tháp cao 21 tầng
- Tổng diện tích sàn tầng nổi: 22.447m2
- Diện tích xây dựng cao tầng: 1.067m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng hầm (3 tầng hầm): 5.492m2
- Hình thức sở hữu: 50 năm
- Thời điểm hoàn thành; Quý II/2020
- Giá từ: 47.2 - 49.6 triệu/m².
T&T Capella
- Vị trí: Đường Phạm Ngọc Thạch, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn T&T
- Nhà thầu: Viettrucs
- Đơn vị thiết kế: Công ty CP xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam
- Diện tích: 1,804 m²
- Số tòa: 198 tòa
- Quy mô: Tòa tháp cao 24 tầng, gồm 198 căn hộ ở + 3 tầng đế thương mại, 5 tầng hầm
- Mật độ xây dựng: 75 %
- Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
- Giá từ: 80 triệu/m².
- Tên dự án: Chung cư Capital Garden (Chung cư 102 Trường Chinh Kinh Đô)
- Vị trí: 102 Trường Chinh, Phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Khách Sạn Kinh Đô - Tập đoàn Kinh Đô TCI
- Đơn vị thiết kế: Công ty CP phát triển Kiến trúc đô thị Việt Nam; PTA Consultans Co. Ltd (Singapore)
- Đơn vị thi công hầm móng: Delta
- Đơn vị tư vấn giám sát: Trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng - Viện khoa học công nghệ xây dựng (IBST)
- Diện tích: 5,062 m²
- Quy mô: Tòa nhà cao 25 tầng, 3 tầng hầm
- Diện tích xây dựng: 2,126 m²
- Mật độ xây dựng: 42%
- Thời điểm hoàn thành: T9/2016
- Giá từ: 34 - 44 triệu/m².