Lịch sử hình thành
Huyện Mỹ Đức nguyên xưa là phần đất của hai huyện Yên Sơn, Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Đến năm Gia Long thứ 13 (1814), đổi sang phủ Ứng Hòa. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) chia huyện Chương Đức thành hai huyện Yên Đức, thuộc phủ Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông.
Sau năm 1945, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH, theo đó, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây.
Từ ngày 27/12/1975, theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn: Hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Mỹ Đức (gồm 22 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đại Nghĩa, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá) thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 19/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 49-HĐBT về việc thành lập một số thị trấn của các huyện Mỹ Đức, Tân Lạc và Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Quyết định, tách thôn Tế Tiêu của xã Đại Nghĩa với 185,9ha diện tích tự nhiên và 3.591 nhân khẩu để thành lập thị trấn Tế Tiêu là thị trấn huyện lị của huyện Mỹ Đức.
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây. Huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 8/01/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2004/NĐ-CP về việc sát nhập thị trấn Tế Tiêu và xã Đại Nghĩa để thành lập thị trấn Đại Nghĩa thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Khi đó, huyện Mỹ Đức có 1 thị trấn và 21 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Ngày 29/5/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo Nghị quyết, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên là 219.341,11ha và dân số 2.568.007 người của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Huyện Mỹ Đức trực thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
1. Giới thiệu về huyện Mỹ Đức
Huyện Mỹ Đức nằm ở tận cùng phía phía Tây nam của thành phố Hà Nội. Huyện còn có hồ nước lớn là hồ Quan Sơn, nằm trên địa phận xã Hợp Tiến. Ở rìa phía đông có sông Đáy chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam sang tỉnh Hà Nam. Mỹ Đức nổi tiếng với khu danh thắng Hương Sơn với quần thể hang động, núi sông và chùa chiền nổi tiếng như: động Hương Tích, suối Yến, chùa Hương... Lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nước.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp huyện Ứng Hòa bởi ranh giới tự nhiên là sông Đáy
- Phía Tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ.
Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức
Huyện Mỹ Đức gồm 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đại Nghĩa (huyện lỵ) và 21 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.
3. Địa hình
Huyện Mỹ Đức có địa hình đồng bằng, cao trung bình 1 - 3m. Phía Tây và Nam có núi, núi Hương Sơn có đỉnh cao nhất 397m, có cánh đồng và thung lũng Karst. Sông Đáy chảy suốt chiều dài huyện, hồ lớn nhất là hồ Quan Sơn.
4. Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mỹ Đức là 230 km², dân số năm 2017 khoảng 194.400 người. Mật độ dân số đạt 739 người/km².
5. Cơ sở hạ tầng
Huyện Mỹ Đức là một huyện thuần nông. Vì nằm cách xa trung tâm của thành phố nên hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu sót nhiều và chưa có sự đồng bộ. Do đó, việc huy động nguồn lực kinh tế để xây dựng nông thôn mới tại huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại, huyền mới chỉ có 16 trên 21 xã hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới. Còn lại vẫn đang gặp khó khăn để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Vì là huyện thuần nông, nên đường xá giao thông tại huyện cũng chưa được đồng bộ. Tuy nhiên, tại đây lại là nơi có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: tuyến tỉnh lộ 419, tỉnh Lộ 429, tỉnh lộ 74, tỉnh lộ 978, Tỉnh lộ 76,… Ngoài ra, còn có tuyến quốc lộ 21B nối từ Hà Đông cho đến thị trấn Đại Nghĩa sang tỉnh Hà Nam chạy sát địa giới phái Tây của xã. Thêm vào đó có tuyến giao thông đường công là sông Đáy.
6. Kinh tế
Kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là du lịch. Thế nhưng, bên cạnh du lịch, huyện cũng tập trung phát triển các ngành kinh tế khác như nông nghiệp và công nghiệp. Trước mắt, huyện đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi phù hợp. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu.
Trong những năm qua, huyện đã phát triển theo hướng khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh đầu tư nhiều mặt. Từ việc xây dựng phương thức quản lý đến việc ổn định những cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích phát triển từng cây, con, từng vùng chuyên canh... đưa nhiều giống cây con, mới, chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Nhờ vậy giá trị ngành nông nghiệp ngày càng cao, trong đó giá trị chăn nuôi chiếm một tỷ trong lớn. Công nghiệp của huyện chưa có nhiều dự án lớn, song tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan đã có những bước phát triển quan trọng. Vùng trồng dâu nuôi tằm của huyện được duy trì, mở rộng diện tích. Huyện đang đẩy mạnh tổ chức sản xuất các nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, nghề dệt, nghề thêu đồng bộ với mở rộng thêm nghề mới như mây tre đan. Hằng năm, huyện đều tổ chức mở các lớp khuyến nông, đào tạo nghề.
Xác định trọng điểm phát triển kinh tế của mình là phát triển dịch vụ du lịch nên trong những năm qua, Mỹ Đức đầu tư mạnh xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng, mở rộng đường giao thông kết hợp chặt chẽ với văn hóa và dịch vụ. Theo thông tin từ UBND huyện thì: "Huyện đã tổ chức việc kiểm kê, tu bổ, bảo vệ hằng trăm di tích đền, đình, chùa, nhà thờ. Riêng với khu danh lam thắng cảnh Hương Sơn đã được đầu tư sửa chữa cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, xây dựng tuyến cáp treo... Nhờ chọn đúng mục tiêu, xác định bước đi và cách làm phù hợp, chỉ đạo cụ thể, đồng bộ, bức tranh kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới. Huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh có sẵn, Mỹ Đức xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới. Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành sang sản xuất hàng hóa, nâng giá trị thu nhập trên một ha canh tác. Điều đó có nghĩa là phải tạo ra những vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phải tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang những mô hình trồng trọt hoặc chăn nuôi hiệu quả. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung phát triển các làng nghề cũ và phát triển các nghề mới; ưu tiên và tập trung vào các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, mây tre đan, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Để du lịch, dịch vụ thể hiện rõ vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nắm bắt thời cơ, thu hút những nhà đầu tư thực sự có tầm cỡ, huyện phải có chính sách kêu gọi đầu tư đồng bộ từ Trung ương và thành phố để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch từ Hương Sơn và Quan Sơn. Đồng thời, huyện phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó cần tập trung nâng cấp mạng lưới giao thông, từng bước hình thành các cụm dân cư, các đô thị theo quy hoạch, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư, phát huy thế mạnh các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Những bước đi ban đầu ấy đều nhằm biến khát vọng thành hiện thực để món quà tặng vô giá của thiên nhiên ngày càng trở nên có ý nghĩa mang lại hiệu quả cao cho cuộc sống người dân".
7. Văn hóa và di tích lịch sử
Huyện Mỹ Đức hiện có gần 200 di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, gồm: 68 đình, 44 đền, 85 chùa và hàng chục quán, miếu, nhà thờ, nhà nguyện, nhà lưu niệm…được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu như: Đình Thượng Thôn, đình Tảo Khê, chùa Phúc Khê, chùa Tứ Xã, đình Phú Hữu, chùa Bột Xuyên, đền Kim Bôi, đình Thượng Lâm, đền Đục Khê, Khu di tích Hương Sơn...
Đặc biệt, Khu di tích Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Khu di tích Hương Sơn là một tập hợp nhiều đền, chùa, hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo Phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hóa đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Khu di tích Hương Sơn, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình.
8. Làng nghề
Mỹ Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây cũ, mảnh đất trăm nghề. Là một huyện tuy nằm khá xa trung tâm Hà Nội (cách khoảng 50 km) nhưng cũng có rất nhiều làng nghề. Tuy nhiên hoạt động của các làng nghề ở huyện hiện nay không ổn định, giá trị thấp nên không thu hút được lao động và có nguy cơ mai một. Chỉ có hai xã là Phùng Xá và Hương Sơn hiện nay có nghề dệt nhuộm, kinh doanh dịch vụ và làm dịch vụ du lịch cho thu nhập khá nổi trội hẳn không chỉ trong huyện mà cả trong vùng. Các xã còn lại vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi (lợn, gia cầm, dê núi), đến nơi khác tìm việc. Các làng nghề, làng có nghề, nghề truyền thống như:
- Làng nghề dệt may, nhuộm Phùng Xá
- Làng nghề thêu, mây tre đan thôn Trê (Tuy Lai)
- Làng nghề thêu thôn Nội (Thượng Lâm)
- Nghề trồng dâu nuôi tằm Trinh Tiết (Đại Hưng)
- Làm du lịch, sản xuất nông sản phục vụ du lịch ở Hương Sơn
- Làng nghề thêu thôn Trì (Thượng Lâm)
- Nghề trồng dâu nuôi tằm Phù Lưu Tế (Phù Lưu Tế)
- Làng nghề thêu xuất khẩu thôn Hoành (Đồng Tâm)
- Có và biết nghề múa rối xưa Tế Tiêu (Đại Nghĩa)
- Mây giang tre đan Đông Mỹ (An Tiến).
9. Giao thông
- Đường bộ: có Quốc lộ 21C và các tuyến tỉnh lộ 429, 429B, 419, 424, 425 kết nối các xã, thị trấn cũng như kết nối với huyện Ứng Hòa, huyện Kim Bảng (Hà Nam) và huyện Lương Sơn, Lạc Thủy (Hòa Bình).
- Đường sông có sông Đáy (sông Thanh Hà).
10. Du lịch
Chùa Hương
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành. Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường.
Khu du lịch Hồ Quan Sơn
Đươc ví như “Hạ Long thu nhỏ”, Hồ Quan Sơn là địa điểm du lịch gần Hà Nội mới mẻ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn bởi vẻ đẹp còn nguyên sơ. Chỉ cách Hà Nội chưa đầy 50km, vì thế bạn hoàn toàn có thể đến đây bằng xe máy để có thể trải nghiệm cảm giác của các “phượt thủ” trên đường đi. Song vẫn nên cẩn thận vì quãng đường cũng có vài đoạn khá nguy hiểm. Nếu bạn chưa biết thì hồ Quan Sơn là một khu sinh thái với gần 20 ngọn núi lớn nhỏ kéo dài, lừng lững mọc trên mặt hồ nước với thảm thực vật xanh mướt và vô cùng phong phú. Vì thế nếu muốn đến đây để ngắm khung cảnh những đoá sen nở đẹp nhất thì bạn nên đến vào khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, đó là mùa sen nở vô cùng đẹp. Nếu không thể đến được vào dịp ấy thì cũng không sao vì vào thời gian khác thì những thảm trang trang cũng phủ bóng mặt hồ đẹp không kém gì mùa sen nở. Khi du ngoạn trên hồ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một bức tranh thuỷ mặc thiên nhiên sông nước vừa hùng vĩ, lại vừa nên thơ với cảnh núi non sơn thuỷ như hoà quyện làm một. Với đảo Sư Tử, đồi Voi Phục, ngọn Giằng Xé, ngọn Trâu Đá Bạc,… mỗi cái một hình thù mọc sừng sững nên mặt nước như món quà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nơi đây. Càng khám phá nhiều ở nơi đây, bạn sẽ lại càng bị choáng ngợp bởi sự thú vị ở đây.
Khu Sinh Thái Bể Bơi Cửa Hương
Giữa vùng “sơn thuỷ hữu tình” thuộc địa phận huyện Mỹ Đức (Hà Tây), một đầm nước trong vắt được tạo nên từ mạch ngầm trong lòng dãy núi đá thẳm sâu, huyền bí đang thu hút đông đảo du khách đến khám phá sự diệu kỳ của thiên nhiên…Một đầm nước trong vắt, chạy dài hun hút từ trong lòng dãy núi đá vôi sừng sững, mang một cái tên rất trữ tình: Hang Cửa Hương. Khu Sinh Thái Bể Bơi Cửa Hương ẩn chứa một điển tích đẹp nào đó từ ngày khai thiên lập địa. Nước trong đầm mát lạnh về mùa hè, ấm nóng về mùa đông. Điều đặc biệt là nước luôn được lưu thông nên rất sạch. Người dân khi làm đồng về, chỉ cần nhảy xuống tắm táp, để dòng nước vuốt ve, xoa dịu là bao mệt mỏi như tan biến. Với đám trẻ, thì hang Cửa Hương là một điểm vui chơi lý thú suốt bốn mùa. Theo người dân địa phương, dòng nước Cửa Hương được bắt nguồn ở địa phận Ái Làng, xã An Phú (nơi có vùng nước xoáy có hình thùng rượu tạc 3 cô gái tiến vua) xuyên qua lòng núi rồi tụ lại ở thôn Phú Duy (xã An Tiến, huyện Mỹ Đức). Từ đây, sau khi tưới mát cho những thảm lúa mướt xanh, nước xuôi dòng Thanh Hà rồi thoát ra sông Đáy. Cùng tuyến hành hương về đất Phật Chùa Hương, đầm Cửa Hương sẽ là điểm kế tiếp mà du khách muốn dừng chân để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và nghỉ ngơi, thư giãn…
Đầm sen thôn Đức Dương
Cách trung tâm Hà Nội 55km, đầm sen thôn Đức Dương, xã An Phú, huyện Mỹ Đức có lẽ là đầm sen “vô cực” nếu không có những dãy núi đá vôi “bo viền” bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Người dân An Phú bao đời nay gắn bó với ruộng đồng, mỗi năm hai vụ cấy lúa gối trồng sen. Du khách về An Phú sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thôn quê yên bình và hương thơm thanh khiết của những đầm sen rộng lớn. Quả thực thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện Mỹ Đức bao cảnh đẹp, nào là Hương Tích náo nức chảy hội mùa xuân, nào là tháng 3 hoa gạo soi bong bên cầu hội, tháng 5 sen nở hồng, tháng 10 súng tím ngắt dọc bờ suối Yến. Hoa Sen ở đây đẹp như người thiếu nữ đang độ xuân thì mơn mởn, rạng rỡ, tươi tắn. Hoa sen Mỹ Đức nói chung và sen An Phú nói riêng được thỏa sức vươn mình giữa thiên nhiên, điểm tô cho non nước sơn thủy hữu tình. Không gian bao quanh nơi này cũng rất im ắng, không ồn ào tiếng xe cộ, chỉ xa xa là dãy núi nhấp nhô, là cánh đồng lúa đã thu hoạch. Độc đáo hơn nữa là khi chiều bắt đầu nắng nghiêng sau núi. Khách tham quan sẽ thấy từng đàn chim bay qua đầm sen, tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời. Không biết có phải do đặc điểm địa chất nơi đây khác biệt bởi có rất nhiều dãy núi đá vôi bao quanh mà sen ở đây bông to đẹp và hương rất thơm.
Hồ Tuy Lai
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45 km về phía Tây Nam và cách trung tâm huyện Mỹ Đức 8km, quần thể hồ Tuy Lai (nằm chủ yếu ở xã Tuy Lai) trải rộng hơn 26,5 km2 được tạo nên bởi các dải núi đá vôi, một số hang động, thung lũng, cùng với gần 10 di tích lịch sử – văn hóa bao gồm đền thờ, chùa, đình tạo nên một không gian thanh tịnh huyền ảo, trữ tình hiếm thấy. Quần thể này bao gồm 4 chuỗi cảnh quan tự nhiên có sinh thái khác nhau, đầu tiên từ phía thượng nguồn của hồ có chuỗi cảnh quan mặt hồ Tuy Lai bắt đầu từ thôn Thượng xã Thượng Lâm (Mỹ Đức) đến chân núi Hàm Long, chạy dài 10km. Tổng diện tích mặt nước là 250ha, kích thước nơi mặt hồ nơi rộng nhất là 810m; kích thước bề mặt nơi eo hẹp nhất 118m, mặt nước có thảm thực vật phong phú mang đặc trưng của các sông suối nước ngọt. Có thể nói vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của quần thể hồ Tuy Lai luôn mang đến cho ta cảm giác thật thoải mái và yên lành giữa những lo toan bộn bề giữa dòng đời nhộn nhịp. Mang vẻ đẹp tiềm ẩn của núi rừng hồ Tuy Lai, Mỹ Đức có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. Không chỉ mang vẻ đẹp của tự nhiên, trong hành trình khám phá quần thể hồ Tuy Lai.
11. Ẩm thực
Lẩu nướng Dũng Cá
Món lẩu và đồ nướng luôn nằm trong những lựa chọn mỗi khi muốn tụ tập đi ăn đông hay nhân dịp một ngày trọng đại nào đó. Không chỉ những ngày lạnh đồ nướng mới lên ngôi, đi ăn nướng được ưa chuộng quanh năm vì vừa được thưởng thức đồ nướng thơm nức vừa được ngồi mát trong các nhà hàng có điều hòa.
Được trang bị hệ thống bếp nướng không khói hiện đại vào loại bậc nhất hiện nay, Lẩu nướng Dũng Cá luôn là cái tên được nhắc tới đầu tiên mỗi khi ai đó có ý định tìm kiếm một nhà hàng lẩu nướng ngon tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Hải sản và thịt bò là hai thế mạnh đặc trưng của Lẩu nướng Dũng Cá. Đến đây, thực khách sẽ tha hồ lựa chọn cho mình những món ăn với nguyên liệu nhập và vô số thực phẩm tươi sạch khác. Ngập bàn thịt nướng thơm lừng với các loại thịt hảo hạng,… đánh chén no say cùng vô vàn món ngon từ hải sản được tẩm ướp công phu cùng đa dạng các loại sốt xì dầu, sốt cay, sốt BBQ, sốt muối tươi. Bạn có thể yên tâm về mức giá rất phải chăng khi thưởng thức ẩm thực tại đây.
Gỏi cá Bà Mây
Gỏi cá Bà Mây là đặc sản của khu du lịch Quan Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Món ăn này được xem như là tinh hoa của miền đất núi non sông nước Hợp Tiến, Mỹ Đức. Gỏi cá Bà Mây với phương thức chế biến độc đáo, mang lại hương thơm khó cưỡng và hương vị hấp dẫn lạ thường. Đồ ăn ở đây được chế biến cầu kỳ, đảm bảo vệ sinh, món ăn đạt những tiêu chuẩn nhất định của nhà hàng. Khi ai đã được ăn một lần thì hẳn phải nhớ mãi hương vị thơm ngon và mong được thưởng thức lần nữa.
Gỏi cá Bà Mây mang phong cách ẩm thực quê hương đến với thực khách bốn phương. Tại đây, bạn có thể thưởng thức những món đặc sản đồng quê và đặc sản biển thơm ngon nhất, nhà hàng còn phục vụ đặc sản nem nắm Hải Hậu hảo hạng, nem chua Thanh Hóa thơm ngon.
Bạn sẽ không khỏi ấn tượng khi quán lúc nào cũng đông khách, không phải đơn thuần chỉ vì đồ ăn ngon, bày trí đẹp mà còn bởi cái tâm của người chế biến. Các món gỏi vốn dĩ chế biến từ đồ tươi sống, do đó, để món gỏi thực sự an toàn thì phải nhờ vào sự tỉ mỉ, cẩn thận của người đứng bếp ở mọi công đoạn. Điều này bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đến và thưởng thức món gỏi cá của Bà Mây.
Lẩu nướng 429
Lẩu nướng 429 là một trong những quán ăn ngon, được nhiều người yêu thích tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Mặc dù được thành lập chưa lâu, tuy nhiên, trải qua hai năm dịch bệnh nhưng quán vẫn có chỗ đứng trong lòng thực khách tại Mỹ Đức. Điều đó cho thấy chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ tại lẩu nướng 429 thật đáng khen! Đây là một trong số ít quán ăn phục vụ cả lẩu, cả nướng với mức giá rất phải chăng tại Mỹ Đức.
Lẩu nướng 429 với phong cách hiện đại, không gian rộng rãi, rất phù hợp với nhu cầu ăn uống, tiệc tùng, gặp mặt của mọi gia đình, nhất là những bạn trẻ.
Đến với quán ăn lẩu nướng 429, bạn sẽ được thưởng thức các món lẩu nướng với menu phong phú, đa dạng các món ăn. Từ thịt bò, thịt gà, cá, đến các loại hải sản như tôm sú, mực,… đều có thể xuất hiện trên bàn ăn của bạn. Ngoài ra, quán còn phục vụ món lẩu ốc riêu cua rất thơm ngon cho thực khách khi đến đây. Món lẩu này được xếp vào hàng “best-seller” của quán nên bạn hãy cân nhắc để thưởng thức cùng gia đình mình nhé!
Lẩu ếch Tâm Béo
Lẩu ếch Tâm Béo rất được lòng khách, quán nổi tiếng với các món ếch. Đến lẩu ếch Dũng Hà tùy vào lượng người mà khách đặt cỡ nồi lẩu, nhiều người thì gọi nồi lẩu lớn, ít người thì gọi nồi lẩu nhỏ. Khách đến đây quán thường gọi lẩu măng ếch. Ưu điểm lẩu ếch ở đây là nước dùng ngọt, đĩa ếch măng lớn.
Đĩa thịt ếch nhúng lẩu toàn thịt đùi, thịt chắc và tươi, ướp đậm đà. Một nồi lẩu của quán kèm khá nhiều loại rau. Đến với lẩu ếch Tâm Béo, khách có thể gọi các món ếch như: ếch rang muối, ếch om chuối đậu, ếch xào…
Nếu bạn yêu thích quán, yêu thích cách phục vụ của chủ và nhân viên tại đây; nhưng bạn muốn ăn món khác ngoài ếch thì vẫn có thể tới đây. Tại đây còn có lẩu ốc, hải sản riêu cua thơm lừng, chua chua cay cay chắc chắn thơm ngon không kém món tủ – lẩu ếch tại đây. Với không gian thoải mái dành cho khách hàng, hơn nữa lại có chỗ để xe, nhân viên của quán nhanh nhẹn, lịch sự, lựa chọn lẩu ếch Tâm Béo là lựa chọn hợp lí để có những bữa ngon bên gia đình và người thân.
Nhà hàng Phú Quý
Nhà hàng Phú Quý mang trong mình hơi thở của quê hương với nền văn hóa ẩm thực thanh lịch mà tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương nhưng không kém phần ấm cúng. Nhà hàng có lối bài trí bàn ghế và các vật phẩm trang trí nội thất hài hòa, mộc mạc đến từng chi tiết sẽ quyến rũ thực khách ngay từ những bước chân đầu tiên.
Đến với Nhà hàng Phú Quý, bạn sẽ thấy đây không chỉ là nơi lý tưởng cho các bữa tiệc gia đình ấm cúng, nơi gặp gỡ bạn bè mà còn là nơi tổ chức liên hoan, sinh nhật…vô cùng ý nghĩa và hợp lý. Nhà hàng Phú Quý độc đáo với nhiều món ăn đặc sản tây bắc mà những món được ưa chuộng nhất ở đây phải kể đến như: lẩu hải sản, lẩu thập cẩm, lẩu gà, Cá chép om dưa, cá gỏi, chép nướng, gà nướng, cá quả nướng nữa, các món từ trâu, bò, cầy, cáo đều đủ cả.
Cùng với khung cảnh thoáng mát, ấm cúng và đội ngũ nhân viên dịu dàng, tháo vát kết hợp với phong cách phục vụ ân cần, mến khách, chuyên nghiệp, chu đáo, Nhà hàng Phú Quý sẽ đem lại sự hài lòng trên cả nhu cầu ban đầu của khách hàng.
12. Tiềm năng du lịch
Mỹ Đức nổi tiếng với khu danh thắng Hương Sơn với quần thể hang động, núi sông và chùa chiền nổi tiếng như:động Hương Tích,suối Yến,chùa Hương... Lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch là lễ hội dài nhất trong cả nước.
Trảy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà du khách có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp "hình sông thế núi", có cơ sở chiêm ngưỡng bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc.
Bên cạnh Hương Sơn,khu du lịch Quan Sơncũng là vùng đất có tiềm năng du lịch đa dạng về sinh thái, phong cảnh. Những ngọn núi đá vôi sừng sững mọc lên trên mặt nước tạo cho khách ấn tượng về vẻ đẹp kỳ khôi của đá và nước. Các hòn sư tử, Trâu trắng, Quai chèo, Voi phục,… luôn là những điểm đến hấp dẫn của biết bao du khách.
Để tạo điều kiện cho du khách xa gần có dịp tham quan, ngắm cảnh, huyện đã từ gần 70 tỷ đồng vào việc sửa chữa, cải tạo, làm đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, đưa điện cao thế vào Thiên Trù, khởi công xây dựng tuyến cabin cáp treo, cải tạo và xây dựng mới ba cổng, trạm bán vé cho khách, đồng thời, đảm bảo thông suốt mạng lưới viễn thông trong toàn bộ khu vực danh thắng này.
13. Tiềm năng bất động sản huyện Mỹ Đức
Trong khi để sở hữu 1 lô đất để ở hoặc đầu tư tại Hà Nội hiện tại giá đã lên 100tr/m ở nội đô, ven như thanh oai cũng đã 30-40tr/m mà đất mỹ đức mới chỉ có giá vài triệu/m2. Mặt khác đất ở thủ đô đã hạn hẹp và khan hiếm cũng như giá leo thang, hướng tới tương lai dân phải di chuyển ra vùng ven để sống, đáp ứng cho kế hoạch dãn dân nhà nước cũng đã đầu tư cũng như phê duyệt các dự án làm đường 21B, cenco5 và đường cao tốc 5B…
Trong quy hoạch 4465 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Mỹ Đức sẽ trở thành vành đai xanh của thành phố phía Tây Nam, phát triển chủ yếu là du lịch và nông nghiệp công nghệ sinh học cao. Cùng với Nghị quyết 06 của Thành ủy về phát triển du lịch của thành phố và kế hoạch phát triển du lịch của thành phố thì Mỹ Đức được quy hoạch là 1 trong 6 cụm du lịch trọng điểm của Thủ đô và 1 trong 2 khu du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Cụ thể là hồ Quan Sơn và khu du lịch tâm linh chùa Hương hàng năm thu hút hơn 1,4 triệu khách. Có rất nhiều nhà đầu tư đang hướng tới đầu tư các dự án lớn cho phát triển về du lịch.
Đồng thời, khai thác và phát huy cao nhất các lợi thế cạnh tranh của huyện Mỹ Đức, đặc biệt tập trung vào phát triển tiềm lực dịch vụ – du lịch không chỉ ở cấp thành phố mà còn nâng lên ở cấp quốc gia và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của huyện và phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.
Cụ thể ở khu vực Hương Sơn là Tập đoàn Thái Bình Dương đang đầu tư dự án về khu nghỉ dưỡng tổng hợp với diện tích 175ha có mức đầu tư 4800 tỷ đồng, khu cáp treo Hương Bình đang hoàn thiện để nối khu chùa Hương và chùa Tiên của Hòa Bình. Có thể nói rằng, khu du lịch của Mỹ Đức đang tạo ra sự hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư.