THÔNG TIN KHU VỰC Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ


Lịch sử

Phường Yên Phụ trước đây là làng Yên Phụ. Làng Yên Phụ có tên gốc là Yên Hoa, vốn là một bộ phận hợp thành của phường Yên Hoa thuộc huyện Quảng Đức, Kinh đô Thăng Long thời Lê. Đầu thế kỷ XIX làng thuộc tỉnh tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thuộc tỉnh Hà Nội.

Năm 1915 Yên Phụ thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Từ 1981 là một phường của quận Ba Đình. Sau khi thành lập quận Tây Hồ từ một số phường thuộc quận Ba Đình và xã thuộc huyện Từ Liêm, Yên Phụ thuộc quận Tây Hồ. 

1. Giới thiệu về phường Yên Phụ

Yên Phụ nằm ven Hồ Tây, tiếp giáp với sông Hồng. Nơi đây được xem là “lá phổi xanh” của thành phố. Đặc biệt, những con đường, tuyến phố của Yên Phụ đã đi vào lịch sử và gắn bó với người dân thủ đô. 

Đê Yên Phụ chính là đường Yên Phụ dài 1472 mét từ ô Yên Phụ (đầu dốc đường Thanh Niên) đến phố Hàng Đậu hiện nay. Là một làng nằm trong khu vực có nghề trồng hoa tại Thăng Long - Hà Nội, bao gồm cả địa bàn các xã Quảng Bá, Nghi Tàm, Phú Thượng, Quảng An và Nhật Tân. Nơi mà đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, hoa Tứ Tống… phải vượt qua để vào Hà Nội, hương của Yên Phụ không chỉ nổi tiếng khắp kinh kỳ mà còn cả đất Bắc. Cùng với hoa Nhật Tân, hương Yên Phụ trở thành một trong những những vật phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người Việt tại kinh thành Thăng Long một thời. Theo các tư liệu cổ và lời các bậc lão niên kể lại thì nghề làm hương ở đây do một người Trung Hoa mang tới từ thế kỷ 13 và dạy cho dân làng.

2. Vị trí địa lý

Phường Yên Phụ nằm giữa sông Hồng (ở phía Đông) và Hồ Tây (ở phía Tây). Địa giới hành chính phường Yên Phụ như sau:

  • Phía Tây tiếp giáp với phường Quảng An
  • Phía Bắc giáp phường Tứ Liên
  • Phía Tây nam giáp phường Thụy Khuê
  • Phía Đông nam giáp phường Phúc Xá, quận Ba Đình
  • Phía Đông giáp phường Ngọc Thụy, quận Long Biên
  • Phía Nam giáp phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Bản đồ phường Yên Phụ

Bản đồ phường Yên Phụ

3. Diện tích và dân số

Phường Yên Phụ có diện tích 1,44 km², dân số năm 2022 là 23.942 người, mật độ dân số đạt 16.626 người/km².

4. An ninh và dân cư

Từ xa xưa, phường Yên Phụ đã nổi tiếng là vùng đất đãi ngoại, dân tứ xứ sinh sống ở đây khá giả hơn dân gốc. Tại các tuyến phố chính Nghi Tàm, Yên Phụ, Vũ Miên,… là nơi sinh sống của dân nhập cư. Kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và có nhiều tòa biệt thự giàu, khang trang.

Trong khi đó, người dân gốc tại Yên Phụ sinh sống chủ yếu tại phố An Dương, các ngôi nhà trong ngõ tại Yên Phụ, Yên Hoa. Người dân kinh doanh đa dạng các ngành nghề, chủ yếu là quán ăn, hàng tiêu dùng, gia dụng,… phù hợp với mọi nhu cầu của người dân.

5. Hệ thống giao thông

Trên địa bàn phường Yên Phụ hiện có nhiều tuyến giao thông lớn như: Nghi Tàm, Thanh Niên, Yên Phụ, Yên Hoa,… các tuyến đường đều được xây dựng khang trang, sạch sẽ và các ngõ thông nhau, người dân dễ dàng di chuyển đến các khu vực lân cận. Tuy nhiên, các tuyến đường ven hồ như Vũ Miên, Yên Hoa nhỏ nhưng các dịch vụ kinh doanh nhà hàng, quán cafe,… đông đúc, dẫn đến tình trạng tắc đường vào các giờ tan tầm.

Các tuyến đường chính – phụ và khung giá đất

+ Nghi Tàm - Đất ở đô thị - giá từ 13,8 triệu/m2 đến 40,6 triệu/m2

+ Yên Phụ - Đất ở đô thị - giá từ 18,8 triệu/m2 đến 49,4 triệu/m2

+ An Dương - Đất ở đô thị - giá từ 12,4 triệu/m2 đến 30,2 triệu/m2

+ Vũ Miên - Đất ở đô thị - giá từ 15,2 triệu/m2 đến 39 triệu/m2

+ Yên Hoa - Đất ở đô thị - giá từ 17,5 triệu/m2 đến 44,8 triệu/m2.

Các tuyến bus 

+ Trước Số Nhà 284 Nghi Tàm: 31,51,55A,55B,58,143,146,E09

+ 197 Nghi Tàm (Đối Diện Ngõ 276): 31,41,55A,55B,58,143,146,E09

+ Trước Số Nhà 152 -154 Nghi Tàm: 31,41,55A,55B,58,143,146,E09.

6. Trường học

+ Trường Mầm Non Tuổi Thơ A: 56 Nghi Tàm

+ Trường Mầm Non An Dương: 75 An Dương

+ Trường Tiểu học An Dương: Ngõ 189 An Dương

+ Trường Tiểu học Nila: 200 Yên Phụ

+ Trường THCS An Dương: 88A Nghi Tàm.

7. Cơ sở y tế

+ Trạm Y Tế Yên Phụ: 72 Yên Hoa

+ Nha Khoa Hiếu Liên: 88 Yên Phụ

+ Phòng Khám Tai - Mũi - Họng: 121 Yên Phụ

+ Phòng Khám Bệnh Đa Khoa: 230 Nghi Tàm

+ Phòng Khám Răng Hàm Mặt Dr.Phương: 82 Nghi Tàm

+ Phòng Khám Chẩn Trị YHCT Phúc An Linh: 99 An Dương.

8. Ẩm thực

Nhà hàng

+ Nhà Hàng Tứ Xuyên: 63 Yên Phụ

+ Nhà Hàng Steak One: 95B Yên Phụ

+ Nhà hàng 6 Degrees: 189 Nghi Tàm 

+ Grills & Curry Indian Restaurant: 118 Yên Phụ 

+ Bay Buffet Seafood: 1 Yên Hoa 

+ Nhà hàng Lẩu Bò Trung Hoa: 42H Yên Phụ

+ Hải Sản Ngon: 199A Nghi Tàm

+ Vườn Ẩm Thực Long Gà: 45 Ngõ 76 An Dương

+ Gà rán KFC: 7A Yên Phụ. 

Quán ăn bình dân

+ Mì Vằn Thắn: Đối Diện 30 Yên Phụ Nhỏ 

+ Bánh Cuốn Hải Phòng: 108 Yên Phụ

+ Phở Hằng: 58 Yên Phụ 

+ Bánh Đa Cua: 57 Yên Phụ

+ Bún Chả: 76 Yên Phụ 

+ Phở Mậu: 208 Nghi Tàm

+ Bún Riêu: 8 Ngõ 310 Nghi Tàm 

+ Phở Gà & Bún Thang: 140 Nghi Tàm 

+ Bún Miến Ngan: 15 An Dương 

+ Bánh Mì & Bánh Bao: 111 An Dương

+ Vịt 76: Ngõ 76 An Dương 

+ Cơm Rang & Phở Xào: 65 Ngõ 130 Vũ Miên 

+ Xôi Xíu: 118 Yên Phụ 

+ Bún Cá Cô Thìn: Ngõ 108 Nghi Tàm.

 Ăn vặt

+ Ốc 66: 66 Yên Phụ 

+ Bánh Xèo Nam Bộ: 163 Yên Phụ 

+ Gà Tần & Trứng Vịt Lộn: 31 Ngõ 115 An Dương 

+ Sữa Chua Mít Cô Yến: 102 Yên Phụ

+ Chè & Hoa Quả Dầm: 3 Ngõ 30 An Dương 

+ Cháo Trai & Chè: 53 An Dương 

+ Ốc Mít: 35 An Dương 

+ Bánh Xèo Nem Lụi: 139 Yên Phụ Nhỏ 

+ Chè Đậu Đen: Đối Diện 153 Yên Phụ 

+ Bánh Rán Mặn Ngọt: 53 An Dương 

+ Xôi Mặn Sài Gòn: 11/32 An Dương 

+ Cô Thanh - Kem Bơ Chè Sầu Đà Nẵng: 138 An Dương.

9. Di tích lịch sử

Đình Yên Phụ (Tây Hồ) là di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp nhà nước từ năm 1986, là ngôi đình duy nhất ở Hà Nội được xây dựng vào khoảng thời gian nửa cuối thế kỷ 17. Đình xây theo kiểu chữ Đinh với đại bái dọc, không theo kiểu chuôi vồ (ngang) như các đình khác. Trong đình còn giữ được chiếc kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy, cổ kính, đặc biệt tấm bia khắc thời Lê Gia Tông (1672-1675) ghi rõ đình thờ Thành hoàng là Uy Linh Lang và hai em gọi là Vương Đôi, Vương Ba. Ba vị đều là con của Hoàng hậu Minh Đức đời Trần [9]. Mấy trăm năm, ngôi đình to lớn đứng trên thế đất đẹp của một bán đảo ven Hồ Tây, lưng đình quay ra phía sóng nước, vị trí này thuộc địa dư làng Yên Phụ xưa. Năm 2003, đình được tiến hành tôn tạo lại. 

Chùa Trấn Quốc còn có các tên gốc là: Khai Quốc, An Trì, An Quốc, tương truyền được xây từ đầu thời Đinh. Lúc đầu, chùa được dựng ngoài bãi Yên Hoa, đến năm Hoằng Định thứ 16 (1615), do bãi sông bị lở nên chùa chuyển vào gò Kim Ngư (Cá Vàng) như hiện nay và đổi tên thành chùa Trấn Quốc, đã qua nhiều lần tu bổ. Đến tháng Hai năm Nhâm Dần (1842), trong chuyến Bắc tuần, Vua Thiệu Trị ngự chơi chùa Trấn Quốc, đổi tên thành chùa Trấn Bắc, cấp cho 200 quan tiền. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật, di văn quý như bia Trấn Quốc tự bi ký tạo năm Dương Hoà thứ năm (1639) do Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn, nói về việc di chuyển chùa, thơ đề của nhà thơ - danh sĩ Phạm Quý Thích….

10. Thị trường bất động sản

Theo chia sẻ của các chuyên gia, loại hình bất động sản được quan tâm nhiều nhất tại Yên Phụ đó là thổ cư, tòa nhà văn phòng. Tại các tuyến phố Nghi Tàm, Vũ Miên, Yên Hoa,… các tòa nhà 3 - 4 tầng sử dụng để kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán ăn và cho thuê văn phòng. Giá thuê mặt bằng kinh doanh tại khu vực này cực kỳ đắt, dao động từ 20 – 70 triệu đồng tùy vào diện tích, vị trí. 

Trong khi đó, các loại hình thổ cư trong ngõ tại An Dương, Vũ Miên được nhiều người tìm đến khi mua nhà ở hay thuê trọ. Không gian yên tĩnh, không ồn ào và an ninh tốt, đảm bảo an toàn cho cư dân. Hơn nữa, các tiện ích xung quanh đang dạng như: chợ dân sinh, trường học, ngân hàng,… phù hợp với các gia đình có con nhỏ.

11. Dự án bất động sản

Hanoi Lake View

  • Tên dự án: Hanoi Lake View
  • Vị trí: Đường Thanh Niên, Phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Hà Nội Lake View Sport
  • Số căn hộ: 31 căn
  • Diện tích căn hộ: 90m2 đến 230m2.

Những xã/phường khác