Lịch sử
Hãy cùng khám phá các cột mốc lịch sử quan trọng của quận Ba Đình. Trước đây, địa bàn quận Ba Đình thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi tên thành Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng thuộc huyện Vĩnh Thuận. Sau năm 1954, khu vực này được chia thành khu Trúc Bạch và khu Ba Đình.
Vào năm 1961, thành lập khu phố Ba Đình bằng việc sáp nhập khu Trúc Bạch và khu Ba Đình, xã Đông Thái, một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ, 2 xã Phúc Lệ, Ngọc Hà và một phần xã Thống Nhất thuộc quận VI.
Tháng 6/1981, các khu phố được nâng cấp thành quận, khu phố Ba Đình chính thức trở thành quận Ba Đình, gồm 15 phường: Yên Phụ, Trúc Bạch, Thụy Khuê, Thành Công, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Hà, Kim Mã, Giảng Võ, Đội Cấn, Điện Biên, Cống Vị, Cầu Giấy, Bưởi. Quận Ba Đình bao gồm toàn bộ khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Tháng 10/1995, 3 phường Yên Phụ, Thụy Khuê và Bưởi thuộc quận Ba Đình đã được chuyển sang quận Tây Hồ.
Ngày 22/11/1996, phường Cầu Giấy của quận Ba Đình đã được đổi tên thành phường Ngọc Khánh để tránh trùng tên với quận Cầu Giấy.
Ngày 5/1/2005, đã điều chỉnh ranh giới hành chính giữa hai phường Cống Vị và Ngọc Khánh, đồng thời thành lập 2 phường mới là Liễu Giai và Vĩnh Phúc.
Kể từ đó, quận Ba Đình hiện có tổng cộng 14 phường.
1. Giới thiệu về quận Ba Đình
Quận Ba Đình là một trong những quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước và thành phố. Quận Ba Đình được coi là "trái tim" của vùng đất với hàng nghìn năm văn hiến. Trên diện tích này, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa phản ánh quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của tổ tiên chúng ta.
Ngoài ra, quận Ba Đình còn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống mang giá trị lịch sử như làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi, làng lụa Trúc Bạch, làng giấy gió Yên Thái, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng bánh cốm Yên Ninh, và làng rượu sen Thụy Khuê.
Với vị trí trung tâm và môi trường sống thuận lợi, quận Ba Đình trở thành nơi lý tưởng để an cư và làm việc cho đa số người dân tại Hà Nội. Đây là một địa điểm được mọi người ao ước để tìm kiếm sự ổn định và thành công trong cuộc sống.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
- Phía Đông nam giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế và đường tàu
- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch
- Phía Nam giáp quận Đống Đa với ranh giới là các phố Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành
- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hoàng Hoa Thám.
Bản đồ hành chính quận Ba Đình
Quận Ba Đình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Vĩnh Phúc, Trúc Bạch, Thành Công, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Liễu Giai, Kim Mã, Giảng Võ, Đội Cấn, Điện Biên, Cống Vị.
3. Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Ba Đình là 9,21 km², dân số năm 2019 khoảng 221.893 người. Mật độ dân số đạt 24.703 người/km².
4. Kinh tế
Quận Ba Đình được xem là một trong những quận có mức tăng trưởng kinh tế cao trong thành phố Hà Nội, với mức tăng trưởng bình quân đạt 10,7% trong giai đoạn 2015-2020. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp đã đạt mức tăng trưởng lần lượt là 12,5% và 6,7%. Thu ngân sách nhà nước của quận cũng đạt hơn 38.000 tỷ đồng, với mức tăng trưởng bình quân 10%/năm. Sự phát triển kinh tế của quận Ba Đình diễn ra theo hướng đúng, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn quận đã có 10.560 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới hơn 165.153 tỷ đồng.
Trong những năm tới, quận Ba Đình sẽ tiếp tục khai thác tiềm năng và lợi thế của mình là một quận nội đô của Hà Nội, tập trung vào việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Quận sẽ tận dụng mọi khả năng, nguồn lực và quản lý kinh tế đô thị một cách hiệu quả, phát triển kinh tế số, kinh tế tri thức và các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ 4.0. Đồng thời, quận cũng sẽ tập trung vào phát triển bền vững trong quá trình phát triển kinh tế.
5. Văn hóa
Quận Ba Đình, như một cái nôi của nền văn minh sông Hồng, không chỉ hòa nhập với những nét chung của văn hóa thủ đô, mà còn sở hữu một bản sắc riêng với nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng. Các điểm đáng chú ý như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, Di tích Hoàng thành Thăng Long và Phủ Chủ tịch, đã trở thành điểm đến thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm.
Ngoài ra, quận Ba Đình còn là trung tâm hành chính và chính trị quốc gia, là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng trong hoạt động nội và ngoại giao của Nhà nước.
Hơn nữa, Ba Đình còn là vùng đất của những làng nghề cổ truyền mang dấu ấn lịch sử đặc biệt như làng rượu sen Thụy Khuê, làng bánh cốm Yên Ninh, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy gió Yên Thái, làng Hồ Khẩu, làng lụa Trúc Bạch và làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi.... Những làng nghề này đóng góp vào sự phong phú và đa dạng của văn hóa Ba Đình, thu hút sự quan tâm của du khách.
6. Xã hội
Quận Ba Đình đã đứng đầu trong công tác cải cách hành chính và trở thành mô hình điểm của thành phố Hà Nội từ năm 1996. Đáng chú ý là việc áp dụng cơ chế "một cửa một dấu" tại 100 phường trong quận từ năm 2004.
Các hoạt động tuyên truyền về nếp sống văn minh đô thị đã nhận được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực từ cộng đồng. Quá trình thực hiện việc cấm xe đạp và xe máy buôn bán trên lòng đường, duy trì vỉa hè đã trở thành phổ biến. Hiện nay, quận Ba Đình đã có 17 tuyến phố được xem là mô hình văn minh đô thị, bao gồm phố Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Giang Văn Minh, Sơn Tây, Đội Cấn, Ngọc Hà, Quán Thánh, Điện Biên Phủ và đường Thanh Niên.
Hệ thống y tế cơ sở của quận được đầu tư và nâng cấp, góp phần cải thiện chất lượng sống của người dân. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, dân số - gia đình và trẻ em được chú trọng và thực hiện hiệu quả, đạt được mục tiêu gia đình ít con với tỉ lệ giảm sinh hàng năm là 0,08%. Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cơ sở, công tác phòng chống dịch và bệnh được thực hiện hiệu quả, 13/14 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Mỗi năm, gần 5.000 lao động được giải quyết việc làm. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, sửa chữa nhà cửa, và chính sách đối với người có công và các đối tượng chính sách xã hội cũng được thực hiện đồng bộ và tốt.
Quận Ba Đình được xem là một trong những địa phương có mô hình cụm văn hoá - thể thao hoạt động hiệu quả. Điều này đã giúp phát huy thế mạnh và tương tác giữa các đơn vị trung ương, địa phương, doanh nghiệp và chính quyền cơ sở trong phong trào thể thao đại chúng và thành tích cao. Trường Thể dục thể thao thiếu niên 10/10 là một mô hình sáng tạo của quận, tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng và phát hiện tài năng thể thao trẻ, góp phần vào phong trào thể thao đại chúng và thành tích cao của Thủ đô.
Với những thành tựu đáng kể, quận Ba Đình đã được trao tặng những danh hiệu cao quý như Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
7. Giáo dục
Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước được công nhận là hoàn thành chương trình phổ cập THCS. Ba Đình cũng xóa xong lớp học ca 3, phòng học cấp 4. Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt với các mô hình trường bán công, tư thục và dân lập.
Các trường đại học, học viện nổi tiếng trên địa bàn như:
- Đại học Nguyễn Trãi
- Viện Ngôn ngữ học
- Trường Đại học y tế công cộng
- Trường Đại học dân lập Đông Đô
- Đại học RMIT.
8. Hạ tầng
Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông tại quận Ba Đình luôn được thành phố chú trọng cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Chợ và trường học trên địa bàn quận đã được cải tạo và quy hoạch một cách rõ ràng. Mạng lưới giao thông cũng đã được nghiên cứu và quy hoạch thống nhất với quy hoạch chung của thành phố, bao gồm nhiều tuyến đường chính như Kim Mã, Đội Cấn, Giảng Võ, Liễu Giai, Trần Phú, Hoàng Diệu...
Ngoài ra, quận Ba Đình cũng có các dự án đường sắt đô thị như tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở) và tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh). Hiện nay, tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang được đầu tư xây dựng, và tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội đang trong quá trình thi công.
Các phường phía Tây của Ba Đình là nơi tập trung đông dân cư với nhiều tòa nhà chung cư được xây dựng từ lâu như Liễu Giai, Thành Công, Vĩnh Phúc, Giảng Võ, Cống Vị...
Quận cũng đang tiến hành xây dựng các khu đô thị như khu đô thị Vinhomes Gallery Giảng Võ, khu đô thị bệnh viện 354 và khu đô thị 671 Hoàng Hoa Thám.
Đối với giao thông công cộng, quận Ba Đình có các tuyến xe buýt chạy qua như tuyến số 01, 02, 09A, 09B, 10A, 10B, 12, 14, 14CT, 17, 18, 22A, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 31...
Quận Ba Đình tập trung nhiều tiện ích mua sắm và giải trí hiện đại nhất thủ đô, bao gồm Lotte Center, chợ Long Biên, Quảng trường Ba Đình, Vincom Center Metropolis Liễu Giai, Rạp chiếu phim quốc gia, Rạp chiếu phim CGV...
9. Bệnh viện
Quận Ba Đình có đến 5 bệnh viện lớn bao gồm Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện phổi Trung Ương, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Medlatec. Ngoài ra, quận cũng tập trung nhiều bệnh viện uy tín khác như Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai, Bệnh viện Quân Y 354 và Bệnh viện Y học Cổ truyền Nam Á.
Bên cạnh đó, trên cung đường Giảng Võ, quận Ba Đình còn đặt trụ sở của Bộ Y tế.
10. Ẩm thực
Các quán vỉa hè ở khu vực này nhất định nên thử 3 loại sau:
- Đầu tiên là chân gà với đủ các “thiên biến vạn hóa” như chân gà nướng, chân gà rang muối, chân gà rút xương, chân gà chiên mắm với các địa chỉ khá ngon như số 4 Thụy Khuê, Nguyễn Thái Học, Giang Văn Minh. Ngon nhất là ở Thụy Khuê, quán lúc nào cũng đông, người này đứng lên người khác ngồi xuống, chân gà to, béo ngậy vị nướng thơm chấm cùng gia vị chỉ có thể cảm nhận khó mà diễn đạt ngay lại trong lúc đang thưởng thức.
- Thứ hai, là ốc các quán bán ốc có khách ngồi từ tầng 2 đến tầng 1 từ trong ra vỉa hè phải kể đến Ốc phố An Trạch, ốc cay hồ Giảng Võ, ốc Ken Sài Gòn Đội Cấn.
- Thứ ba, là đồ lẩu nướng, với quán vỉa hè dọc phố Cát Linh, Nguyễn Thái Học xe chạy qua khu này lúc nào cũng thơm mùi béo ngậy của bơ, mùi vị hải sản nhúng lẩu cay nóng.
Các hàng quán nước ngoài như: Gà xào phô mai của Hàn Quốc nằm tại số 22 Nguyễn Chí Thanh. Quán Gimbap Hàn Quốc số 83 Đào Tấn, đây là quán ăn bình dân giá rẻ mà chất lượng khá ổn khách lúc nào cũng đông. Quán UNI BBQ – Nướng không khói và lẩu nằm ở số 93 Đội Cấn ngay mặt đường hơn thế còn có sân vườn để xe khá tiện lợi, quán khá đông khách nổi tiếng về các set cơm và lẩu.
Các quán ăn mang phong cách Nhật Bản như: Bụi Sushi phố Trần Huy Liệu, quán Nikubar Dakara số 551 Kim Mã, quán GYU TEI Japanese BBQ số 74 Linh Lang. Quán Matsuri Izakaya nằm tại ngõ 12 Đào Tấn Do Đại Sứ Quán Nhật Bản nằm trên địa bàn quận nên không thiếu những món ăn của người Nhật.
Các quán lẩu nướng tập trung đông người trong dịp họp mặt bạn bè hay cuối tuần cả nhà đổi vị có các nhà hàng như: nhà hàng lẩu nướng Seoul BBQ, một địa chỉ không thể bỏ qua đối với những tín đồ lẩu nướng. Các đồ ăn tại đay vừa tươi ngon lại do đích thân đầu bếp người Hàn xây dựng lên thực đơn. Món ăn đặc trưng khác tại nhà hàng có cơm trộn thịt bò, canh kim chi đậu hũ non, topokko. Hay các quán ăn dân giã như: đặc sản Quán vịt cỏ Vân Đình khu Linh Lang, chuỗi nhà hàng Bia Hải Xồm số 5 Phan Kế Bính, quán Hải Sản Phố 48 Liễu Giai, nhà hàng Thế Giới Hải Sản 9A Đào Tấn.
Các nhà hàng như: Grill 63 được coi là thánh địa của món bít tết hảo hạng và rượu vang tuyệt phẩm bậc nhất đất Hà Thành. Nằm trên vị trí đặc địa tại Tòa Lotte Mart tầng 62 số 54 Liễu Giai. Nhà hàng Buffet Chef Dzung số 71 Nguyễn Chí Thanh.
11. Du lịch
Công viên Lenin hay còn gọi với cái tên Vườn Hoa Chi Lăng được xây dựng từ thời Pháp, có tượng đài của Lenin, là một địa điểm thể dục ngoài chơi của rất nhiều người cao tuổi vào mỗi buổi sáng sớm hay xế chiều. Nơi đây cũng được coi là địa điểm quay các bộ phim với không gian xanh ngoài trời sạch sẽ thoáng mát. Toàn bộ mặt cỏ là tự nhiên, khu vực trước tượng đài Lenin được lát gạch đá hoa phục vụ hoạt động thể dục thể thao.
Công viên Thủ Lệ mang hình dáng của giọt nước mắt nên người xưa khéo gọi thành tên. Công viên nằm ngay đường Kim Mã giao trung chuyển Cầu Giấy, giáp với đường Bưởi, Đảo Tấn và mặt đường Nguyễn Văn Ngọc cạnh khách sạn Daewoo Hà Nội. Đây là địa điểm lý tưởng cho các em thiếu nhi vừa tham quan vui chơi kết hợp học tập tìm hiểu về các con vật. Công viên có sự điều hòa của mặt nước hồ và cây cối mật độ cao trong lành.khu vực, xây hầu hết là đất tự nhiên. Lòng hồ có hoạt động đạp vịt khá hợp lý với các đôi bạn trẻ hay các nhóm bạn bè trong dịp cuối tuần hay các ngày lễ tết. Công viên có thu phí với người lớn tuy nhiên chỉ việc bỏ ra 10 nghìn là đã có hẳn một không gian xanh bên trong. Cạnh đó là ngôi đền mang tính tâm linh – Đền Voi Phục, ngôi đền khá đẹp hoài cổ.
Công viên Bách Thảo Hà Nội, một lá phổi không chỉ của riêng Ba Đình mà là của cả Hà Nội, công viên xây dựng từ thời Pháp hiện đang được bảo tồn nhiều giống cây quý hiếm. Hiện nay nơi đây là địa điểm yêu thích của những người yêu cây cảnh, muốn tìm hiểu nghiên cứu và hơn thế còn là dịp tập trung bạn bè đàn hát nhộn nhịp trong không gian rừng cây này. Cùng với hệ thông cây xanh nhiều, lớn quy mô rộng là hồ nước xanh tạo nên quần thể đáng thư giãn. Công viên được tạo ra với vị trí lõi là một gò đồi nhô cao với lớp cỏ tự nhiên được đặt tên là Núi Nùng. Toàn bộ cây cối, ao hồ và gò khiến cảnh quan đa dạng, cân đối.
Công viên Indira Gandhi hay còn gọi với cái tên công viên Thành Công, nơi có hồ Thành Công, cây cối khuôn viên với nhiều hoạt động từ tập thể dục theo dụng cụ được trang bị sẵn ngoài trời đến các nhóm khiêu vũ mỗi tối thường từ 18h đến gần 22h. Hàng nước trước cổng lúc nào cũng tấp nập.
Khu Di tích Phủ Chủ Tịch có vườn cây ao cá của Bác Hồ, được coi là khu rừng nhiệt đới thu nhỏ. Rộng rãi tràn ngập cây xanh, cây ăn quả, hoa trái quanh năm và ao cá với mật độ cá khá nhiều. Là một địa điểm du lịch của đồng bào trên cả nước và là điểm đến của bạn bè quốc tế khi đặt chân tới Việt Nam.
Một số hồ điều hòa không khí cho quận như: hồ Giảng Võ, hồ Thành Công, hồ Ngọc Khánh và hồ Trúc Bạch một phần của Hồ Tây.
12. Thị trường bất động sản
Với vị trí đắc địa và cơ sở hạ tầng đồng bộ, quận Ba Đình trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc an cư của nhiều người dân Hà Nội và là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Hoạt động mua bán nhà đất tại quận Ba Đình đã kéo dài từ nhiều năm qua và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với nhiều loại sản phẩm đa dạng như nhà mặt phố, nhà riêng, căn hộ chung cư, biệt thự và văn phòng cho thuê.
So với các quận trung tâm khác như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, giá nhà đất ở Ba Đình được coi là ổn định và hợp lý hơn. Thông qua khảo sát, giá bất động sản ở quận Ba Đình có mức dao động lớn, phân bổ từ phân khúc giá rẻ (30-40 triệu/m2) đến phân khúc cao cấp hơn (400-450 triệu/m2). Tuy nhiên, phân khúc trung và cao cấp chiếm phần lớn thị phần bất động sản quận Ba Đình. Trong tương lai, khi hệ thống hạ tầng của Ba Đình ngày càng hoàn thiện và nguồn cung đất ở trở nên khan hiếm, giá trị bất động sản tại quận dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao theo thời gian.
13. Các dự án bất động sản
Quận Ba Đình có khoảng 60 dự án.
- Tên dự án: Ngọc Khánh Plaza
- Vị trí: Số 2 Phạm Huy Thông, Phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty CP Tư vấn & Đầu tư Xây dựng Đông Dương
- Diện tích đất là 3.324m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng: 17.537m2
- Số lượng tầng hầm: 5 tầng
- Quy mô: Khu phức hợp cao 25 tầng
- Mật độ xây dựng: 48 %
- Giá từ: 28.5 - 37.7 triệu/m².
- Tên dự án: Chung cư C1 Thành Công
- Vị trí: Phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
- Chủ đầu tư: Tổng công ty CP Xây dựng Giao thông 1 - Cienco1
- Đơn vị thiết kế: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Việt Nam
- Tổng diện tích: 4.030m2
- Diện tích xây dựng: 1.025m2
- Tỷ lệ xây dựng: 25%
- Diện tích đường nội bộ, sân, cây xanh: 3.004m2
- Quy mô: Gồm 17 tầng nổi và 2 tầng hầm
- Tổng số căn hộ: 216 căn
- Dự kiến hoàn thiện: Quý IV/2018
- Giá từ: 40 - 42.5 triệu/m².
- Tên dự án: Hòa Bình Green Apartment
- Vị trí: Số 2 Dốc 376, Đường Bưởi, Phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoà Bình
- Diện tích mặt bằng: 1700m2
- Tổng vốn đầu tư: 1000 tỷ đồng
- Gồm 155 căn hộ có diện tích từ: 70 - 124m2
- Giá từ: 41.9 - 46.1 triệu/m².
- Vị trí: 671 Hoàng Hoa Thám, Phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Tổng Công ty Viglacera
- Quy mô: 21 tầng nổi 02 tầng hầm
- Mật độ xây dựng: 48 %
- Thời điểm hoàn thành: 2014
- Giá từ: 39.5 - 46.1 triệu/m².