THÔNG TIN KHU VỰC Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn


Lịch sử

Dưới triều Lý vào thế kỷ XI, người dân tại Trung Giã đã tích cực tham gia kháng chiến chống Tống. Giai đoạn 1936 - 1939, một bộ phận quần chúng tại Trung Giã đã ký “Hưởng ứng Đông Dương đại hội” đòi tự do hội họp, tự do ngôn luận, cải thiện đời sống nhân dân. Tháng 2 năm 1945, hàng nghìn người dân Trung Giã phá kho thóc ở đồn Vát, đồn Trã. Ngày 20/8/1945, nhân dân Trung Giã lần lượt giành chính quyền ở các thôn, ấp. Ba ngày sau đó, dưới sự chỉ đạo cảu Ban cán sự Đảng huyện Đa Phúc, một cuộc mít-tinh lớn đã được tổ chức tại bãi bóng phố Nỉ. Ngay sau cuộc mít-tinh, rất nhiều người dân Trung Giã đã phối hợp với các địa phương khác giải phóng Phúc Yên.  

Từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954, cùng với nhân dân cả nước, Trung Giã đấu tranh giữ vững chính quyền và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Tháng 7/1947, xã bộ Việt Minh Trung Giã được thành lập. Tháng 12/1947, chi bộ Đảng xã Trung Giã ra đời. Cuối 1949 đầu 1950, thực dân Pháp liên tục càn quét mở rộng phạm vi chiếm đóng, phá hoại nhiều cơ sở kháng chiến. Quân dân xã Trung Giã dã kiên cường chống địch, chặn đánh ở nhiều nơi làm thất bại âm mưu của của chúng. Trong thời gian Hội nghị quân sự Trung Giã diễn ra (từ ngày 4 đến 27/7/1954), quân dân xã đồng lòng phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực bảo vệ và phục vụ hội nghị, đảm bảo an toàn tuyệt đối. 
 
Kháng chiến chống Pháp kết thúc, Trung Giã bước vào thời kỳ ổn định chính trị, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (tháng 8/1954 - 1965). Tháng 8/1958, hợp tác xã nông nghiệp đầu tiên là Bình An được thành lập với sự tham gia của 16 hộ. Đến tháng 2/1960, toàn xã có 7 hợp tác xã nông nghiệp với 270 hộ. Khi Mỹ bắt đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc, Trung Giã vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Do là địa bàn trọng điểm nên liên tiếp trong ba năm 1966-1968, xã Trung Giã bị không quân Mỹ đánh phá 51 lần. Cũng trong giai đoạn trên, nhân dân Trung Giã đã tham gia 37 trận đánh, đắp đường, tháo 22 quả bom, vận chuyển 500 tấn gạo và hàng quân sự từ toa xe lửa ga Trung Giã về nơi an toàn. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Trung Giã không chỉ hoàn thành nghĩa vụ cung cấp lương thực và thực phẩm mà còn động viên lực lượng tham gia chiến đấu. Kết thúc kháng chiến chống Mỹ, từ 1976 đến nay, Trung Giã tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, thực hiện đổi mới.

1. Giới thiệu về xã Trung Giã

Xã Trung Giã nằm ở phía bắc huyện Sóc Sơn. Từ năm 1945 trở về trước, tổng Trung Giã thuộc phủ Đa Phúc. Năm 1946, xã Bình An và xã Vĩnh Phúc được thành lập. Năm 1947, hai xã trên sáp nhập thành xã Trung Giã. Tháng 8/1948, xã Trung Giã và Tân Đức hợp nhất thành xã Hồng Kỳ. Tháng 10/1955, xã Hồng Kỳ tách thành hai xã Trung Giã và Hồng Kỳ. Từ 2004 đến nay xã Trung Giã gồm 10 thôn và khu dân cư: Bình An, Hòa Bình, An Lạc, Phong Mỹ, Thống Nhất, Trung Kiên, Xuân Sơn, Sông Công, Thôn Đo, phố Nỷ .

2. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của xã Trung Giã: 

  • phía bắc giáp xã Thuận Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên
  • phía đông giáp xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
  • phía tây giáp xã Hồng Kỳ
  • phía nam giáp xã Tân Minh

xa_trung_gia

Bản đồ xã Trung Giã

3. Diện tích và dân số

Trung Giã có diện tích 8,73 km2, dân số năm 2022 là 15.450 người, mật độ dân số là 1.769 người/km2.

4. Giao thông

Trung Giã có tuyến quốc lộ 3 ngang qua, giữa tuyến giao thông từ Thái Nguyên về Hà Nội. 

Những xã/phường khác