THÔNG TIN KHU VỰC Xã Thanh Xuân, Huyện Sóc Sơn


Lịch sử

Thanh Xuân là vùng đất có lịch sử lâu đời gắn liền với truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Theo truyền thuyết, khi Thánh Gióng đi qua đất Thanh Khốn (Kim Anh) liền cho quân sĩ nghỉ ngơi tại một quả đồi đầu làng. Thấy đây là vùng đất linh thiêng, thế đất “Bạch tượng ẩm thủy” liền đổi tên làng thành Thanh Nhàn, và tuyển mộ thêm quân lính. Sau khi đánh tan giặc Ân, để tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, nhân dân trong vùng đã lập đền Thanh Nhàn ngay tại quả đồi linh thiêng nơi ông nghỉ chân. Trong cuộc đấu tranh chống giặc Lương, nhiều thanh niên trong làng đã tham gia nghĩa quân của Trương Hống, Trương Hát. Sau khi hai ông mất, nhân dân đã lập đền thờ phụng và tôn là Thành hoàng làng. Thế kỷ XI, nhân dân trong vùng lại tham gia đắp hào lũy cùng quân sỹ của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt để chống quân Tống. Đầu thế kỷ XX, nhiều con em của xã như Điều Bồ (xóm Trung), Bang Cừu, Cụ Bể (Thanh Nhàn) đã trở thành quân sỹ của Đề Thám. Trong cuộc binh biến tại Thái Nguyên, nhiều người dân trong xã đã tham gia và che chở cho lực lượng nghĩa quân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm của xã càng lên cao. Năm 1942, cơ sở Việt Minh đầu tiên của xã ra đời tại nhà cụ Nguyễn Văn Bạo, gồm 3 người và tiến hành công tác vận động quần chúng ủng hộ cách mạng. Các đội Việt Minh sau đó đã bí mật rải truyền đơn, luyện tập quân sự, rèn vũ khí để chuẩn bị khởi nghĩa và mở rộng lực lượng (đến 19/8/1945 có 63 người). Ngày 20/8, đội Việt Minh và các đội tự vệ trong xã đã bắt giam các lý trưởng và thiết lập chính quyền cách mạng mới. Cách mạng Tháng tám thành công, Thanh Xuân lại bắt tay vào công cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và xây dựng đất nước đi theo chủ nghĩa xã hội.

1. Giới thiệu về xã Thanh Xuân

Thanh Xuân nằm ở phía tây huyện Sóc Sơn. Xã được chia thành bảy thôn lần lượt là Thanh Nhàn, Thạch Lỗi, Đồi Cốc, Đồng Giá, Bái Thượng, Chợ Nga, Trung Na và một khu phố Kim Anh. 

2. Vị trí địa lý

Xã Thanh Xuân có vị trí địa lý:

  • phía đông giáp xã Quang Tiến
  • phía đông bắc giáp xã Hiền Ninh
  • phía đông nam giáp xã Phú Cường
  • phía tây giáp xã Phúc Thắng (Mê Linh)
  • phía tây nam giáp với xã Kim Hoa, Quang Minh (Mê Linh)
  • phía bắc giáp xã Tân Dân

xa_thanh_xuan

Vị trí địa lý xã Thanh Xuân

3. Diện tích và dân số

Xã Thanh Xuân có diện tích 8,74 km2. Dân số năm 2012 của xã là 12.502 người, mật độ dân số là 1.708 người/km2.

4. Giao thông

Tại địa bàn xã có đường quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường 131 và đường 35 chạy ngang qua.

Những xã/phường khác