Lịch sử

Quận Hoàn Kiếm, với vị trí trung tâm của Hà Nội và Việt Nam, đã hình thành cách đây gần 1000 năm và có một lịch sử phát triển đầy sự phong phú.

Khu phố cổ, gồm 36 phố phường, đã hình thành từ thế kỷ XIX trong thời kỳ của triều đình Nguyễn. Cùng với việc xây dựng các công trình như Hoàng Thành, Kinh Thành, nhiều đình, đền, chùa như đình Kim Ngân, chùa Báo Ân, Báo Thiên, đền Vua Lê, Ngọc Sơn, Bà Triệu... được xây dựng.

Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm phát triển về phía nam của hồ Hoàn Kiếm theo phong cách kiến trúc Châu Âu, với một hệ thống đường phố được lập kế hoạch trước. Đây là giai đoạn phát triển mới, mang đậm phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc Pháp đặc trưng.

Từ năm 1955, đặc biệt là sau năm 1975, sự phát triển xây dựng của quận Hoàn Kiếm đã mở rộng ra ngoài đê, tạo ra các khu nhà tập thể của các cơ quan.

Do quá trình hình thành từng giai đoạn như vậy, quận Hoàn Kiếm được chia thành các khu vực có đặc điểm lịch sử riêng:

- Khu phố cổ: gồm các phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Cửa Đông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Gai, Đồng Xuân và một phần của hai phường Lý Thái Tổ và Hàng Bông. Các công trình chủ yếu là nhà ở kết hợp với cửa hàng, mật độ xây dựng cao, đường giao thông nhỏ và ngắn.

- Khu phố cũ: gồm các phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Bài. Nhiều loại công trình hình thức kiến trúc đẹp: nhà ở biệt thự, công sở, nhà hát, cửa hàng, khách sạn, bảo tàng, thư viện...

- Khu ngoài đê: gồm 2 phường Phúc Tân và Chương Dương, công trình chủ yếu là nhà ở của dân lao động, xây dựng manh mún, chắp vá, không có qui hoạch.

Bề dày lịch sử hình thành và phát triển với sự tập trung của các khu phố cổ là một đặc thù riêng có của quận Hoàn Kiếm, tạo cho Quận một thế mạnh trong phát triển dịch vụ, đặc biệt là trong phát triển thương mại, du lịch.

1. Giới thiệu về quận Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm là một quận nằm ở trung tâm của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Quận được đặt tên theo hồ Hoàn Kiếm và bao gồm nhiều trung tâm buôn bán và thương mại quan trọng như Tràng Tiền Plaza, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...

Vị trí của quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của Hà Nội. Khu vực này có nhiều cơ sở giao thông quan trọng bao gồm đường sắt, đường thủy và đường bộ, kết nối Hoàn Kiếm với các quận, huyện và tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Quận Hoàn Kiếm được chia thành 4 khu vực bao gồm khu phố cổ, khu vực xung quanh hồ Gươm, khu phố cũ và khu vực ngoài đê sông Hồng.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Bắc và Tây Bắc giáp ranh quận Ba Đình có ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng
  • Phía Tây giáp ranh quận Ba Đình và Đống Đa có ranh giới là phố Lý Nam Đế, Trần Phú, đường tàu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn
  • Phía Nam giáp ranh quận Hai Bà Trưng, có ranh giới là phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du
  • Phía Đông giáp ranh quận Long Biên có ranh giới là sông Hồng.

Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm

Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 18 phường. Gồm có phường Phúc Tân, phường Đồng Xuân, phường Hàng Mã, phường Hàng Buồm, phường Hàng Đào, phường Hàng Bồ, phường Cửa Đông, phường Lý Thái Tổ, phường Hàng Bạc, phường Hàng Gai, phường Chương Dương Độ, phường Hàng Trống, phường Cửa Nam, phường Hàng Bông, phường Tràng Tiền, phường Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, phường Hàng Bài.

3. Địa hình

Quận Hoàn Kiếm nằm trong khu vực có địa hình tương đối phẳng, dần dần nâng cao từ phía Đông sang phía Tây và từ phía Bắc xuống phía Nam. Độ cao cao nhất của quận là 11,0m và thấp nhất là 6,5m. Qua quá trình xây dựng, địa hình đã được nâng cao thêm 1,2m so với mức địa hình ban đầu thông qua công tác bồi nền nhân tạo.

4. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Hoàn Kiếm là 5,29 km² (diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội). Trong đó 4,53 km2 đất dân cư còn lại là diện tích mặt nước và sông Hồng), dân số năm 2019 khoảng 135.618 người. Mật độ dân số đạt 33.662 người/km².

5. Kinh tế 

Trong những năm gần đây, kinh tế của quận Hoàn Kiếm đã đạt được tăng trưởng cao và bền vững. Theo hướng điều chỉnh tổng thể của thành phố Hà Nội, cơ cấu kinh tế của quận đã chuyển dịch tăng cường sự đóng góp từ ngành dịch vụ, thương mại và du lịch.

Theo báo cáo mới nhất của quận Hoàn Kiếm, kinh tế của quận trong nửa đầu năm 2022 tiếp tục phục hồi và tăng trưởng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ước đạt 5.776 tỷ đồng, đạt 51,4% dự toán năm 2022 và tăng 107% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, doanh thu từ ngành thương mại và dịch vụ đạt 102,5% so với kế hoạch năm 2022 và tăng 109,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó ngành du lịch đạt 188,3% so với cùng kỳ.

Hiện có hơn 70 doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước, hơn 4.700 doanh nghiệp tư nhân, hơn 240 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hơn 11.800 hộ kinh doanh gia đình và 90 hợp tác xã trên địa bàn quận. Quận cũng nổi tiếng với Chợ Đồng Xuân, một trong những chợ đầu mối lớn và lâu đời nhất khu vực miền Bắc. Đặc biệt, các khu phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đêm của quận.

6. Văn hóa 

Lịch sử và văn hóa của quận Hoàn Kiếm chặt chẽ liên quan đến 1000 năm lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Trên lãnh thổ của quận, có gần 170 di tích lịch sử - văn hóa, bao gồm các di tích cách mạng quan trọng và nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị. Đáng chú ý trong số đó là khu phố cổ Hà Nội, một quần thể kiến trúc độc đáo, hồ Hoàn Kiếm được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, cùng các di tích như chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, tháp Báo Thiên, cửa Ô Quan Chưởng, nhà tù Hỏa Lò, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà thờ Lớn và tượng đài Lý Thái Tổ.

Khu phố cổ với tên gọi "băm sáu phố phường" và các đường phố mang chữ "Hàng" ở đầu như Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Da, Hàng Bồ... mang lại những hình ảnh sống động về các làng nghề sầm uất trong lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Quần thể di tích văn hóa lịch sử và di tích cách mạng trên lãnh thổ quận Hoàn Kiếm tạo nên tiềm năng và sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, đóng góp vào phát triển du lịch văn hóa của khu vực này.

7. Y tế

Hệ thống y tế quận Hoàn Kiếm thuộc top đầu của TP. Hà Nội. Nơi đây tập trung nhiều bệnh viện lớn tuyến đầu của cả nước với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

  • Bệnh viện Mắt Hà Nội, địa chỉ 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện tim Hà Nội, 92 Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, 
  • Bệnh viện Đa khoa Hà Nội 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Hà Nội, 37 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương 40A, 40B Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện K - Cơ sở 1, số 9A, 9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện Phụ sản Trung ương, số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Bệnh viện Công an TP. Hà Nội, số 89 Lý Thường Kiệt, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cùng với đó là hệ thống 18 trạm y tế phường thuộc quận Hoàn Kiếm đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Ngoài ra còn có các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, hệ thống các nhà thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận.

8. Giáo dục

Công tác giáo dục và đào tạo trên lãnh thổ quận Hoàn Kiếm luôn được quan tâm và đặc biệt chú trọng. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn quận chiếm hơn 53%. Trong năm học 2021-2022, học sinh quận Hoàn Kiếm đã ghi nhận thành tích ấn tượng tại 5 kỳ thi toán và khoa học quốc tế với tổng cộng 117 huy chương. Trong số đó, có 19 huy chương vàng, 29 huy chương bạc, 38 huy chương đồng và 31 giải khuyến khích.

9. Giao thông 

Hệ thống giao thông quận Hoàn Kiếm vào loại hoàn thiện bấc nhất Thủ đô. Nơi đây tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt. Là điều kiện thuận lợi để giao thương, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, du lịch.

- Đường bộ

Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện có khoảng 166 tuyến phố. Trong đó, có nhiều tuyến giao thông quan trọng như đường Tràng Thi, đường Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng...

Theo quy hoạch, quận mở rộng thêm các tuyến đường Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Trần Khánh Dư và mở rộng phố Lê Duẩn với mặt cắt ngang 30m từ đầu tuyến Trần Hưng Đạo đến ngã tư Nguyễn Thượng Hiền.

Đồng thời, cải tạo lại nút giao đầu cầu Chương Dương. Đối với khu vực ngoài đê sông Hồng, quận định hướng mở rộng thêm các tuyến đường Nguyễn Thị Chiên - La Văn Cầu - Bạch Đằng - Cầu Đất với mặt cắt 17m. Ngoài ra, các tuyến phố nội bộ của quận cũng có bề mặt cắt ngang từ 10 - 13,5m.

- Đường sắt

Tuyến đường sắt quốc gia đi qua phía Tây Bắc của quận Hoàn Kiếm về phía ga Hà Nội. Theo quy hoạch, tuyến đường này sẽ kết hợp với đường sắt nội độ đi trên cao và nằm ở vị trí nền của đường sắt hiện hữu.

Các dự án đường sắt đi qua địa bàn quận gồm: Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Hoàng Mai). Trong đó, tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Hoàng Mai) đang được thi công xây dựng. Tuyến số 3 đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai (một phần của tuyến Trôi - Nhổn Hoàng Mai), tuyến số 1 đang được đầu tư xây dựng.

- Đường thủy

Phía Đông quận Hoàn Kiếm giáp sông Hồng nên TP dự kiến xây dựng một cảng đường thủy trên địa bàn với quy mô diện tích 5.000m2. Mục đích là để vận chuyển hành khách, phục vụ du lịch dọc sông Hồng.

- Hệ thống xe buýt công cộng và giao thông tĩnh

Thống kê cho thấy, điểm đầu cuối và trung chuyển của các tuyến bus đi qua địa bàn quận Hoàn Kiếm gồm: Ga Hà Nội với xe buýt số 86; Bờ Hồ với các xe 09A, 09B, 14; Long Biên với các xe 04, 8A, 10A, 10B, 17, 24, 47A, 50, 58, 65, 98, 100; bãi đỗ Trần Khánh Dư với các xe 02, 19, 35A, 36, 44, 69, 09A, 09B, 14.

Các tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm gồm: 01, 02, 3A, 04, 8A, 8B, 09A, 09B, 10A, 10B, 11,14, 17, 18, 19, 22A, 23, 24, 31, 32, 34, 36, 38, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 47A, 48, 49, 50, 51, 54, 55A, 55B, 58, 65, 69, 86, 98, 100, 146. Ngoài ra còn có các tyến CNG03, E02, E05, E07.

- Bãi đỗ xe và các công trình phục vụ giao thông

Quận Hoàn Kiếm xây dựng một số bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi hoặc bãi đỗ xe cao tầng tại nhiều vị trí theo quy hoạch quận Hoàn Kiếm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quận chú trọng khait hác các khu đất dọc hành lang bảo vệ đê, các ga ngầm dưới các vườn hoa.

Bãi đỗ xe được quy hoạch kết hợp với các công trình cao tầng tại các trung tâm thương mại như phố Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân, chợ Cửa Nam, Khahcs sạn Tháp Hà Nội...

10. Hạ tầng đô thị

Trong những năm gần đây, quận Hoàn Kiếm đã tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đồng thời tạo điểm nhấn cho cảnh quan khu vực trung tâm thành phố. Quận được chia thành 4 khu vực với các quy hoạch và quy định riêng:

  • Khu phố cổ: Khu vực này xây dựng theo hướng quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ.
  • Khu vực Hồ Gươm và phụ cận: Tại đây, khi xây dựng cần phải tuân theo phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều lệ quản lý xây dựng và các quy định trong Phê duyệt quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm với tỷ lệ 1/2.000.
  • Khu phố cũ: Xây dựng và cải tạo các công trình theo các quy định của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2.000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khu vực ngoài đê sông Hồng: Xây dựng và cải tạo các công trình theo chỉ tiêu sử dụng đất của Quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2.000.

Tuy nhiên, việc triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật trong các phường ngoài đê sông Hồng vẫn còn hạn chế. Sự kết nối giao thông giữa khu vực trung tâm thành phố và các phường ngoại ô vẫn chưa đồng nhất, và quận đang tập trung khắc phục hạn chế này.

Công tác chỉnh trang đô thị đã nhận được sự quan tâm và chú trọng trong những năm qua. Quận Hoàn Kiếm đã tập trung chỉnh trang nhiều vườn hoa, tuyến phố, thực hiện các dự án cải tạo hè và thoát nước trên các tuyến phố. Các công trình hạ tầng dưới lòng đường như đường dây điện lực, đèn chiếu sáng và hệ thống tưới nước tự động xung quanh hồ đã được thi công hạ ngầm.

Công tác cải tạo, thay thế thảm cỏ, thảm hoa, ghế ngồi và nhà vệ sinh công cộng đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải thiện cảnh quan khu vực. Đặc biệt, không gian đi bộ tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và các khu vực lân cận đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của quận Hoàn Kiếm và cả thành phố Hà Nội. Song song với công tác cải tạo đô thị, quận cũng đặt sự quan tâm và chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường.

11. Du lịch

Hồ Hoàn Kiếm

Hay còn gọi là Hồ Gươm được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng.

Dành 1 một buổi sáng dạo quanh Phố đi bộ, bạn đã có thể tham quan được kha khá địa điểm nổi tiếng như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Tượng Đài Lý Thái Tổ, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Tràng tiền Plaza, Bưu điện Hà Nội, phố sách Đinh Lễ,....

Ga Long Biên

Một nhà ga xe lửa đặt tại điểm cuối của cầu Long Biên có lịch sử hoạt động từ năm 1902, thuộc địa bàn phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.

Phố Bích Họa Phùng Hưng

Từ 17 vòm cầu cũ ở Phùng Hưng được các hoạ sĩ Hàn Quốc và Việt Nam vẽ bích hoạ tạo ra một không gian về Hà Nội rất xưa và đẹp đẽ. Trước đây là một bãi đỗ xe nhưng sau khi dự án hoàn thành, phố bích họa Phùng Hưng trở thành nơi thu hút du khách khắp thế giới.

Nhà Thờ Lớn Hà Nội - Một trong 7 nhà thờ lớn nhất Thủ đô

Nằm tại số 40 phố Nhà Chung, Hàng Trống, Nhà Thờ Lớn Hà Nội hay còn được biết đến với tên gọi là Nhà Thờ Chính tòa Thánh Giuse. Được xây dựng vào năm 1886 theo phong cách kiến trúc Tân Gothic, Nhà Thờ Lớn Hà Nội là nhà thờ chính tòa lâu đời nhất của Tổng giáo phận Hà Nội. Nơi đây không chỉ là nơi diễn ra những buổi sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân mà còn là một trong những nét văn hóa không thể thiếu khi nhắc đến quận Hoàn Kiếm. 

Nhà hát lớn 

Nhà hát Lớn Hà Nội tọa lạc ở vị trí đắc địa, mặt trước hướng ra phố Tràng Tiền, bên phải nhà hát là khách sạn Hilton Opera – một khách sạn có kiến trúc Pháp cổ độc đáo và đẹp mắt.

Phố bia Tạ Hiện 

Khu phố đêm náo nhiệt sôi động nhất ở Hà Nội, với tuyến phố đi bộ nối dài từ phố Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến – Hàng Bạc thông sang Hàng Ngang – Hàng Đào.

12. Món ăn

Phố cổ Hoàn Kiếm Hà Nội có bề dày lịch sử lâu đời nên nền ẩm thực nơi đây khá phong phú và đa dạng. Các món ăn đều mang đậm nét đẹp tinh hoa ẩm thực truyền thống. Bạn có thể bắt gặp vô số quán ăn dọc hai bên đường phố cổ. Hơn nữa, món ăn Hoàn Kiếm rất đa dạng, giá thành từ bình dân cho đến sang trọng, đáp ứng mọi “túi tiền” của người dân cũng như du khách thập phương. Một số món ăn phổ biến tại phố cổ được đánh giá cao đó là phở, bánh mì, cháo, xôi,…

Xôi

Xôi là món ăn bình dân bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại khu phố cổ Hà Nội. Các quán xôi ngon phố cổ đều mở bán từ rất lâu về trước nên hương vị gia truyền khá thơm ngon. Xôi được nấu từ nếp dẻo và một số quán cho thêm đỗ xanh vào nấu cùng càng làm tăng thêm vị giác cho món ăn. Tại phố cổ có rất nhiều loại xôi, nhưng nổi tiếng vẫn là xôi xéo kèm mỡ hành, xôi chả cua lạp xưởng, xôi rán,… Mỗi loại xôi đều có cách nấu riêng nhưng hương vị rất hấp dẫn khiến người thưởng thức nhớ mãi không quên.

Phở

Phở là món ăn truyền thống đặc trưng của người Việt, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh khắp thế giới. Vì vậy, nếu có dịp ghé thăm phố cổ thì phở chính là món ngon đáng để bạn thưởng thức. Bởi phở có nguồn gốc từ Hà Nội nên phở Hà Nội sở hữu hương vị truyền thống đặc trưng nhất. Một tô phở nóng thơm phức với đầy ắp thịt bò tươi sẽ là một sự lựa chọn không tồi dành cho bạn.

Cháo lòng

Cháo lòng phố cổ thường mở cửa từ rất sớm vào khoảng 7 giờ sáng. Một tô cháo lòng nóng hổi kèm lòng, dạ dày, gan, rau thơm là món ăn sáng phổ biến tại phố cổ. Phần nguyên liệu sẽ được chủ quán chọn lựa kỹ càng và làm sạch sẽ trước khi chế biến nên bạn hãy yên tâm. Ngoài ra, quán còn bán riêng nội tạng cho những ai có nhu cầu. Thông thường sẽ có rất nhiều bác lớn tuổi ghé ăn cháo lòng và thêm vài ly rượu chào đón ngày mới. 

Cháo sườn

Tiếp theo không thể không nhắc đến đó là cháo sườn. Cháo sườn thường được bán tại quán nhỏ vỉa hè. Tuy nhỏ nhưng luôn tấp nập khách vào ăn. Cháo sườn được nấu nhuyễn. Một tô cháo sườn sẽ ăn kèm với ruốc và quẩy. Đây là một món ăn bình dân đơn giản với mức giá chỉ từ 15.000 – 30.000VNĐ.

Bánh cuốn

Bánh cuốn là món ăn ngon được làm khéo léo từ bột gạo. Dưới tay nghề “thành thạo” của chủ quán, bánh cuốn được tráng mỏng, mềm và không hề dai. Bánh cuốn thường ăn kèm với hành phi, ruốc, chả lụa và rau sống. Để gia tăng thêm hương vị món ăn, mỗi đĩa bánh cuốn sẽ có một chén nước chấm riêng.

13. Các dự án bất động sản

Quận Hoàn Kiếm có khoảng 28 dự án.

84 Thợ Nhuộm - Hanoi Apartment Center

  • Tên dự án: 84 Thợ Nhuộm - Hanoi Apartment Center
  • Vị trí: Phố Thợ Nhuộm, Phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Thương mại Thu Hà
  • Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng VACCO
  • Đơn vị quản lý dự án và tư vấn giám sát: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Xây dựng Việt Nam
  • Đơn vị thi công: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vạn Lộc
  • Quy mô: Gồm 8 tầng nổi, 4 tầng hầm
  • Thời điểm hoàn thành: Tháng 05/2015
  • Giá từ: 15.9 triệu/m².

Pacific Place

  • Vị trí: 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Jaccar Bourbon
  • Quy mô: 19 tầng nổi, 5 tầng hầm, 179 căn hộ cao cấp
  • Thời điểm hoàn thành: 2007
  • Giá từ: 57.1 - 76.5 triệu/m².

T-Place

  • Tên dự án: T-Place
  • Vị trí: 30A Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Tài chính Toàn Cầu (Global Invest)
  • Tổng thầu xây dựng: Vinaconex 2
  • Ngân hàng bảo lãnh tiến độ dự án: Baovietbank
  • Tổng diện tích đất: 1.169m2
  • Diện tích xây dựng: 954m2
  • Loại hình: Tổ hợp dự án văn phòng, dịch vụ và chung cư cao cấp
  • Quy mô: 3 tầng hầm, cao 11 tầng
  • Số căn hộ: 65 căn, trong đó có 12 căn để bán
  • Diện tích căn hộ: 85m2 - 87m2 - 92m2 - 108m2 - 132m2 - 147m2
  • Bàn giao: Quý IV/2019
  • Hình thức sở hữu: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 183.8 - 306.7 triệu/m².

The Grand Hà Nội

  • Tên dự án: The Grand Hà Nội
  • Tổng diện tích: 4.071 m2
  • Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Masterise
  • Thời gian bàn giao dự kiến: 2023
  • Vị trí: 22-24 Hàng Bài, Phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Đơn vị quản lý vận hành: Ritz Carlton Marriott
  • Chiều cao xây dựng: 27,8m
  • Loại hình sản phẩm: Trung tâm thương mại, Văn Phòng, căn hộ siêu sang
  • Quy mô xây dựng: 6 tầng hầm và 8 tầng nổi
  • Hình thức sở hữu: Sở hữu lâu dài, có sổ hồng
  • Giá từ: 750 - 900 triệu/m².

Naforimex Building

  • Tên dự án: Naforimex Building
  • Vị trí: 19 Bà Triệu, Phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
  • Diện tích tổng thể: 453m2
  • Diện tích xây dựng: 420m2
  • Diện tích: 2.700m2 tổng diện tích văn phòng cho thuê, với diện tích cho mỗi sàn 300m2
  • Tiện ích nội khu: bãi đổ xe, sân thượng, 2 thang máy, sảnh chờ, máy phát điện,...
  • Chiều cao: 9 tầng
  • Số lượng tầng hầm: 2 tầng hầm.