Lịch sử
Huyện Thạch Thất có lịch sử dân cư và tổ chức hành chính từ rất sớm. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi về địa giới hành chính, tên gọi của huyện cũng thay đổi nhiều lần. Nhiều học giả có những đánh giá khác nhau; đến năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) tên huyện gọi là Thạch Thất.
Trước Cách mạng Tháng 8/1945 huyện Thạch Thất thuộc phủ Quốc Oai - tỉnh Sơn Tây, năm 1948 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 48-1948 bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận… huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Theo đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Theo đó, huyện Thạch Thất được sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Huyện Thạch Thất khi đó có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thượng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim Quan, Cần Kiệm, Hương Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Liên Quan.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, chuyển huyện Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây.
Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện tỉnh Hà Tây. Theo đó, thành lập thị trấn Liên Quan thuộc huyện Thạch Thất trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Liên Quan. Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Thạch Thất có 19 đơn vị hành chính, gồm: thị trấn Liên Quan và 18 xã.
Ngày 28/8/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Thạch Hòa trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng và Đồng Trúc. Sau khi điều chỉnh, huyện Thạch Thất có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Liên Quan và 19 xã.
Từ ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Theo đó, Thạch Thất là một huyện thuộc thành phố Hà Nội.
Ngày 01/8/2008, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký quyết định số 19/QĐ-UBND về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Thạch Thất quản lý.
Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất. Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Liên Quan và 22 xã, được giữ ổn định cho đến ngày nay.
1. Giới thiệu về huyện Thạch Thất
Huyện Thạch Thất thuộc địa phận Hà Tây cũ. Đây là khu vực sở hữu địa hình chuyển tiếp từ đồng bằng và vùng đồi núi. Huyện Thạch Thất đã có lịch sử hình thành khu dân cư và tổ chức hành chính từ lâu đời.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông và phía Bắc tiếp giáp huyện Phúc Thọ
- Phía Tây tiếp giáp thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và huyện Lương Sơn, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
- Phía Nam tiếp giáp huyện Quốc Oai.
Bản đồ hành chính huyện Thạch Thất
Huyện Thạch Thất bao gồm 1 thị trấn Liên Quan và 22 xã: Bình Phú, Bình Yên, Cẩm Yên, Cần Kiệm, Canh Nậu, Chàng Sơn, Đại Đồng, Dị Nậu, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hương Ngải, Hữu Bằng, Kim Quan, Lại Thượng, Phú Kim, Phùng Xá, Tân Xã, Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.
3. Diện tích và dân số
Huyện Thạch Thất có tổng diện tích đất tự nhiên là 202,05 km2, dân số vào năm 2020 khoảng 242.786 người. Mật độ dân số đạt 1.360 người/km².
4. Địa hình và khí hậu
Tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng Thạch Thất cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Địa hình huyện thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 dạng địa hình chính: địa hình đồi núi thấp; địa hình bán sơn địa, đồi gò và địa hình đồng bằng.
Thạch Thất thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4 độ C, tháng nóng nhất là tháng 5, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
5. Kinh tế
Nằm ở vị trí phía Bắc tỉnh Hà Tây cũ với rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc; quốc lộ 21A - điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía Tây Bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện lân cận, Thạch Thất có vị thế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.
Đặc biệt, với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá,…trên địa bàn, huyện Thạch Thất đang trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp sôi động nhất trong toàn tỉnh Hà Tây trước đây và là một trong những khu vực phát triển kinh tế mạnh của thành phố Hà Nội hiện nay.
Tổng giá trị sản xuất năm 2009 của huyện ước đạt 2.057 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 10,8% so với năm 2008. Tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 65,7%; ngành thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 17,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,8%.
Trong những năm qua, trên cơ sở thế mạnh và tiềm lực của địa phương, huyện Thạch Thất đã có những bước tiến trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù diện tích đất canh tác bị thu hẹp nhưng nhờ có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa các giống cây con có năng suất cao vào sản xuất nên giá trị sản lượng và năng xuất đạt khá cao. Hiện tại, huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung như sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã Đại Đồng, Dị Nậu, Thạch Xá; trồng cây ăn quả ở Kim Quan; mô hình thả cá, chăn nuôi lợn, vịt ở xã Canh Nậu, Phú Kim, Kim Quan…Mặt khác, toàn huyện cũng tập trung phát triển ngành chăn nuôi với sự phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng sản phẩm, tiêu biểu là Thạch Thất đã đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa ở 15 xã. Các hộ chăn nôi đều được hướng dẫn thực hiện các quy trình theo quy mô công nghiệp, phát triển sản phẩm theo hướng hàng hoá, tạo nên những bước tăng trưởng khá, mang lại hiệu quả cao.
Từ những chuyển biến trên, năm 2009, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện có sự biến chuyển theo hướng tích cực. Tỉ trọng ngành chăn nuôi đang dần chiếm ưu thế với 53%, trồng trọt chiếm 47%. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản trên toàn huyện đạt 600 ha với tổng sản lượng cá đạt khoảng 1260 tấn.
Về ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện đã xác định đây là một trong hai chương trình kinh tế trọng điểm của huyện và được xác định là tiền đề cho bước đột phá cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay huyện đã giải phóng mặt bằng 3.000 ha trong đó có 1.650 ha dành cho khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc, 150 ha cho khu công nghiệp Bắc Phú Cát, 200 ha cho việc xây dựng khu Đại học quốc gia. Với những động thái tích cực, đến nay, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển nhanh, tăng trưởng mạnh, bình quân trên 20%/năm. Toàn huyện có trên 30 doanh nghiệp, 4 tổ hợp tác, 12 HTX, 11.400 hộ cá thể vào 35/36 làng nghề tham gia vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiến tới đưa tỷ trọng công nghiệp chiếm 65% vào năm 2010 trong cơ cấu kinh tế của huyện. Dịch vụ thương mại phát triển sâu rộng, giá trị sản lượng của ngành tăng bình quân 8%/năm. Nhiều trung tâm buôn bán, kinh doanh được hình thành ở thôn, xóm. Thị trường hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân và phục vụ sản xuất.
Huyện Thạch Thất cũng là địa bàn hoạt động của nhiều làng nghề. Với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng (35/54 làng nghề, trong đó có 8 làng được công nhận là làng nghề) có bề dày truyền thống hàng trăm năm nay và nổi tiếng că nước như: làng mộc Chàng Sơn, làng cơ kim khí Phùng Xá; làng Hữu Bằng,… Thạch Thất được đánh giá rất có tiềm năng để phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Ngoài ra, với hơn 400 ha diện tích vùng gò đồi Đồng Trúc, cùng với các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử, Thạch Thất còn có tiềm năng phát triển mạnh du lịch - dịch vụ. Di tích nổi tiếng của huyện có chùa Tây Phương, đình Trúc Động.
6. Văn hoá - Xã hội
Về văn hoá xã hội, huyện Thạch Thất cũng đạt rất nhiều thành tích đáng ghi nhận. Đây là một vùng đất hiếu học nổi tiếng với nhiều tên tuổi lớn, đồng thời cũng là cái nôi của phong trào cách mạng, được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Về giáo dục, huyện giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và phổ cập trung học cơ sở ở 23/23 xã, thị trấn.
Toàn huyện có 23 trạm y tế với tổng số biên chế là 154 y, bác sỹ; trong đó đã có 23 bác sỹ công tác tại các trạm y tế xã, thị trấn đạt 100%. Thạch Thất đã có 16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
7. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện Thạch Thất nằm trong 3 tuyến quốc lộ lớn: quốc lộ 21 ở phía Tây, quốc lộ 32 ở phía Bắc, đường Láng Hoà Lạc (Đại lộ Thăng Long) ở phía Nam, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các vùng lân cận. Cụ thể:
- Quốc lộ 21 đi qua xã Bình Yên, Thạch Hoà với tổng chiều dài 6km. Tuyến đường này là cầu nối giao thông quan trọng giữa huyện Thạch Thất với các huyện Xuân Mai, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hàng hóa.
- Quốc lộ 32 đi qua xã Đại Đồng với chiều dài 3,5km.
- Đại lộ Thăng Long đi qua các xã Đồng Trúc, Thạch Hòa, Hà Bằng với tổng chiều dài 6,4km, rộng 6-8 làn xe. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối đô thị Láng Hòa Lạc với trung tâm thành phố, gắn kết với hệ thống Ba Vì – Đồng Mô và sông Tích.
- Tỉnh lộ 419 nối đường 32 với đường Láng Hoà Lạc và huyện Quốc Oai, đi qua các xã Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Chàng Sơn, thị trấn Liên Quan, Phú Kim, Đại Đồng, tổng chiều dài toàn tuyến là 13,5km.
- Đường tỉnh lộ 420 đi qua xã Dị Nậu, Canh Nậu, Hương Ngải, Phú Kim, Kim Quan, Bình Yên với tổng chiều dài 15,23km.
- Tỉnh lộ 446 đi qua xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình với chiều dài 3km.
Các tuyến giao thông của huyện Thạch Thất hình thành hệ thống xương sống phủ kín khá rộng, tạo thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông vận chuyển hàng hóa.
8. Làng nghề
Thạch Thất là huyện có nhiều làng nghề tập trung dày đặc ở các thôn, xã phía đông và đông nam với nhiều ngành nghề không những trong phạm vị thôn mà còn quy mô cả xã nghề. Những ngành nghề trong huyện thu hút khá nhiều lao động như: mộc, xây dựng, mây tre giang đan, cơ khí, may mặc, dịch vụ... Nhiều nhóm ngành nghề có quy mô cả xã đã đưa Thạch Thất là đơn vị cấp huyện có thu nhập đầu người cao nhất thành phố Hà Nội. Giá trị của mỗi làng nghề hay ngành nghề trong huyện là khác nhau. Ảnh hưởng tích cực của làng nghề là đời sống người dân nâng cao, hạ tầng dân sinh phát triển,... thể hiện rất rõ ở nhiều thôn xã có nghề nhất là ở 5 xã, thị trấn như: Phùng Xá, Chàng Sơn, Hữu Bằng, Bình Phú và thị trấn Liên Quan nay như phố trong làng nhờ vai trò của làng nghề. Các làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề và ngành nghề phụ trong huyện:
- Cơ kim khí, làm cày bừa Phùng Xá
- Nghề mộc, may mặc, đa ngành ở xã Hữu Bằng
- Mây tre đan Thái Hòa (Bình Phú)
- Nghề xây dựng công trình Dị Nậu
- Có nghề mộc, dựng nhà cổ, xây dựng Hương Ngải
- Phục vụ ăn uống, đặc sản, gia dụng... ở Thạch Hòa
- Nghề mộc dân dụng Chàng Sơn
- Làm quạt giấy Chàng Sơn
- Làng nghề chè lam Thạch Xá
- Mây tre đan Bình Xá (Bình Phú)
- Mây tre đan Phú Hòa (Bình Phú)
- Thợ mộc, xây dựng Canh Nậu
- Nghề mộc ở Dị Nậu
- Chế tác đá ong Bình Yên.
9. Du lịch
Chùa Tây Phương
Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội, chùa Tây Phương ( Sùng Phúc Tự ) là ngôi chùa mang giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật điêu khắc độc lạ với nhiều pho tượng Phật có giá trị. Đặc biệt, mái chùa Tây Phương rất đặc biệt quan trọng với những góc đao cong vút lên hút hồn hành khách. Hàng năm chùa cổ Tây Phương tổ chức triển khai tiệc tùng vào ngày 6 tháng 3 âm lịch.
Chùa Tây Phương được thiết kế xây dựng khoảng chừng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở TP Bắc Ninh nước ta. Từ chân núi để lên tới cổng chùa chính phải qua 239 bậc đá ong. Chùa Tây Phương được kiến thiết xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam, chùa gồm ba nếp nhà tuy nhiên: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng, tạo thành một quần thể uy nghi vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và trạm trổ tinh xảo. Tường xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ để trần, phối hợp hòa giải với sắc tố của gỗ đá trong khuôn viên chùa.
Tại ngôi chùa này có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di-đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, Đức Phật Di lặc, tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Theo tài liệu để lại, phần lớn các tượng này đều có niên đại cuối thế kỷ XVIII. Một số khác được tạc vào giữa thế kỷ XIX.
Làng Chàng Sơn
Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây, thôn Chàng Sơn, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất vốn nổi tiếng với nghề mộc bằng tay thủ công mỹ nghệ. Người ta biết đến Chàng Sơn là một trong những làng nghề truyền kiếp nhất nước, nơi đây có nghề truyền thống lịch sử và nổi tiếng nhất là nghề mộc. Tên làng nghề thời xưa là Nủa Chàng, chữ “ chàng ” ở đây chỉ là mang tên một dụng cụ để làm nghề mộc.
Về Chàng Sơn, ai ai cũng bị hấp dẫn bởi sự mải mê của những nghệ nhân bên chiếc đục, chiếc bào đang say sưa chế tác. Họ đang dành hết tâm lý cho việc làm mà chẳng hề chú ý đến những gì đang diễn ra xung quanh. Có người trẻ tuổi, có người cao tuổi, toàn bộ đang sẵn sàng chuẩn bị cho ra lò những mẫu sản phẩm mộc của làng nghề đã có một bề dày truyền thống cuội nguồn.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự trợ giúp của máy móc hiện đại, giờ đây công việc của người thợ mộc Chàng Sơn đã phần nào bớt nặng nhọc hơn, năng suất cao hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà những sản phẩm mộc xóm Chàng mất đi giá trị của mình. Vẫn còn đó những hoa văn, những đường nét đục đẽo tinh xảo mà chỉ có chính đôi tay người thợ mới có thể làm ra được. Chàng Sơn được biết đến là một trong những nơi có nghề làm nhà gỗ với nhiều công trình đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc gỗ của Việt Nam.
Khu Sinh Thái Quang Huy
Khu du lịch sinh thái xanh đồi thông Quang Huy nằm bên cạnh khu di tích lịch sử lịch sử vẻ vang văn hóa truyền thống vương quốc đài tưởng niệm liệt sỹ chống Pháp. Núi Nứa, Chùa Tây Phương, Chùa Cực Lạc, Xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Khu tiếp đón hành khách, khu phòng hội nghị trong nhà, khu hội nghị ngoài rời, phòng hát karaoke, khu phòng ngủ, phòng massage, khu nhà hàng quán ăn, khu nhà sàn giao hàng ẩm thực ăn uống, khu dã ngoại vạn vật thiên nhiên hoang dã, khu lửa trại cho đoàn thể, học viên, sinh viên.
Là khu du lịch vạn vật thiên nhiên thơ mộng với cảnh sắc môi trường tự nhiên tuyệt đẹp. Khu du lịch sinh thái xanh Quang Huy luôn luôn là nơi dung chân nghỉ ngơi cho hành khách khi về vãn cảnh Chùa Tây Phương – Chùa Cực Lạc. Với đội ngũ đầu bếp nổi tiếng và nhân viên cấp dưới nhiệt tình. Phúc vụ khá đầy đủ những món ăn dân tộc bản địa, khu du lịch sinh thái xanh đồi thông Quang Huy kỳ vọng sẽ làm hài long hành khách xa gần.
Hoàng Long Resort
Hoàng Long Resort là khu nghỉ ngơi nằm ở huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Không gian thoáng đãng theo kiểu làng quê Bắc Bộ nơi đây rất lý tưởng cho những chuyến team building, nghỉ ngơi tích hợp hội thảo chiến lược cho những công ty. Nằm ở huyện Thạch Thất, Hoàng Long Resort cách trung tâm Thủ đô Hà Nội chỉ 26,3 km (khoảng 40 phút vận động và di chuyển bằng xe hơi).
Hoàng Long là resort cách trung tâm thủ đô gần nhất, do vậy di chuyển rất thuận tiện. Đây là khu nghỉ dưỡng sinh thái với cảnh quan thiên nhiên mát mẻ, diện tích rộng rãi. Đến với Hoàng Long Resort, du khách như “trốn” khỏi cuộc sống với những bộn bề lo toan nơi phố thị để về với miền quê Bắc Bộ với những căn nhà truyền thống, hồ nước và khuôn viên tràn ngập sắc xanh.
Hoàng Long Resort được thiết kế xây dựng trên khuôn viên rộng 10 ha với nhiều cây xanh, mặt nước và những tòa kiến trúc cổ kim đan xen nhau. Hoàng Long Resort được phong cách thiết kế nhã nhặn, mộc mạc với những khu nhà theo kiến trúc làng quê Bắc Bộ, rất tương thích để nghỉ ngơi trong những ngày hè oi bức.
Hoàng Long Resort chiếm hữu khoảng trống ngoài trời lý tưởng cho những hoạt động giải trí team building, học lớp, họp câu lạc bộ,… Khuôn viên lớn nhất ở resort được trải thảm cỏ xanh, với sức chứa lên đến hơn 100 người để hành khách tự do tổ chức triển khai những hoạt động giải trí dã ngoại, game show, văn nghệ và nhà hàng siêu thị.
10. Món ăn
Bánh chè lam Thạch Xá
Đặc sản Thạch Thất nổi tiếng nhất chắc chắn phải là món bánh chè lam Thạch Xá. Đây là món bánh cổ truyền tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất thường thấy trong các dịp đặc biệt như lễ hay Tết. Ngày nay, du khách có thể thưởng thức món bánh chè lam ngon nức tiếng này mỗi khi ghé thăm Thạch Thất. Chè lam không chỉ là nét ẩm thực lâu đời tại đây mà còn là đại diện cho tấm lòng của người dân cũng là sự thành tâm từ phật tử.
Chè lam Thạch Xá không dễ chế biến và phải cần có tay nghề cao, sự tỉ mỉ của người làm bánh. Thưởng thức bánh chè lam, thực khách sẽ cảm nhận được đầy đủ hương vị như một chút ngọt từ mật, một chút cay từ gừng, dẻo của bột nếp, bùi bùi của đậu phộng xen lẫn vị ngậy từ thịt lợn. Bánh chè lam sẽ được cắt ra thành từng phần nhỏ, vừa thưởng thức món bánh này vừa nhâm nhi chút trà thì còn gì tuyệt vời hơn nữa chứ.
Chuột đồng nướng
Tiếp theo ta sẽ đến với món thịt chuột đồng nướng nhé, dù món đặc sản Thạch Thất này còn khá mới nhưng ngay lập tức đã gây được thương nhớ cho nhiều du khách khi đến đây. Chuột sẽ được người dân địa phương bắt từ những cánh đồng, thịt chuột đồng vừa ngon lại dai và mang đến sự khác biệt hoàn toàn so với nhiều loại thịt khác.
Chuột đồng sau khi được bắt về sẽ được chế biến, làm sạch lông, thui vàng, ướp gia vị,... Chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ăn như: nướng quay, chuột nấu giả cầy, chuột hấp lá chanh,... Thịt chuột rất ngọt, chế biến lên rất mềm nên được cả người dân địa phương lẫn nhiều thực khách yêu thích.
Chè kho Đại Đồng
Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua món chè kho Đại Đồng, một trong những đặc sản Thạch Thất nổi tiếng bậc nhất cả nước. Món chè này đã có từ hàng trăm năm nay tại Thạch Thất, đây là loại chè khô chứ không phải là chè nước nên mới gọi là chè kho. Chè sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, kết hợp với sự khéo léo, kinh nghiệm từ người nấu đã tạo nên món chè kho Đại Đồng nổi tiếng.
Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng công đoạn nấu chè rất kỳ công, đặc biệt là phần khuấy để chè quánh lại và ra đĩa. Không chỉ là món ăn dân dã đặc sản, chè kho Đại Đồng hiện nay còn góp phần mạnh mẽ vào thu nhập của nhiều hộ gia đình địa phương.
Các món gà
Nếu có dịp về Thạch Thất thì nhớ đừng bỏ qua các món gà tại đây nhé! Nếu ghé thăm đúng vào dịp mùng 6 tháng Giêng tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất thì ta còn có thể trải nghiệm cả lễ hội Tết gà tại đây nữa đó. Du khách sẽ được tham dự phiên chợ gà cực kỳ độc đáo mà mỗi năm chỉ có một lần tại Thạch Thất.
Thịt gà Thạch Thất nổi tiếng dai ngon, thịt ngọt và chắc, có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm đà để thưởng thức như gà nướng muối, gà luộc, nộm gà,... sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách.
11. Thị trường bất động sản huyện Thạch Thất
Thạch Thất có vị trí thuận lợi ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường lớn như: quận Hà Đông và các quận nội thành của thủ đô. Địa bàn huyện có tuyến đường giao thông thuận lợi nối liền thủ đô Hà Nội như: quốc lộ 21A, quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long, ngoài ra có các đường tỉnh lộ 419, 420, 446, đường Hồ Chí Minh.
Trong tương lai, Thạch Thất cũng sẽ có thêm tuyến đường trục tại trung tâm hành chính huyện có chiều dài 850m, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng cho khu vực. Sở hữu vị trí đẹp, đậm nét truyền thống văn hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư giúp Thạch Thất chuyển mình thành trung tâm đô thị phía Tây của Thủ đô. Vị trí địa lý cũng tạo tiền đề cho Thạch Thất phát triển du lịch, dịch vụ với các loại hình: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh…
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia, Học viện chính trị, Đại học FPT, Học viện chính trị, khu đô thị Xanh Villas, khu liên hiệp thể thao Viettel – Dortmund, cụm công trình Bệnh viện mắt Hà Nội – Đa khoa Xanh Pôn – Viện tim Hà Nội cơ sở 2 cho thấy những tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản huyện Thạch Thất. Hiện thạch thất đang là địa bàn đầu tư trọng điểm của thành phố, trong tương lai sẽ trở thành địa phương có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển.
Huyện Thạch Thất là địa bàn có giá bất động sản thấp hơn rất nhiều so với các khu vực gần trung tâm thành phố, trong khi đó, khu vực này còn được quy hoạch là trung tâm công nghệ cao của thành phố nên cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Trong khoảng 10 năm gần đây, đất nền Thạch Thất luôn là điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội, nhất là tại các xã nằm xung quanh khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Ngoài đất thổ cư thì đất nông nghiệp, đất rừng Thạch Thất cũng được giới đầu tư săn lùng với quy mô lớn nhằm mục đích đầu cơ, chờ tăng giá. Thạch Thất cũng trở thành một điểm đến hứa hẹn của các ông lớn bất động sản, phát triển dòng sản phẩm sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Để đón đầu các dự án, nhiều nhà đầu tư đã rót một khoản tiền lớn vào khu vực này, chờ ngày Thạch Thất trở thành thiên đường nghỉ dưỡng ven Hà Nội, cộng hưởng với việc cò đất thổi giá khiến giá đất Thạch Thất tăng cao, vượt quá giá trị thực.
Thời điểm cuối năm 2019, đầu năm 2020, bất động sản Thạch Thất đã nhiều lần dậy sóng với tin đồn Vingroup đề xuất xây 2 khu đô thị có quy mô hàng trăm ha tại địa phương. Ngay sau khi có thông tin, nhiều môi giới đã đổ về khu giãn dân Quan Giai (xã Đồng Trúc) để đầu cơ, đẩy giá đất tại khu vực này tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần chỉ sau một tuần, từ mức 4-8 triệu đồng/m2 lên 12-15 triệu/m2, chỗ đẹp 16-20 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, cơn sốt cũng chỉ kéo dài không quá 10 ngày rồi nhanh chóng hạ nhiệt khi chính quyền địa phương vào cuộc. Đến giữa năm 2020, Hòa Lạc chính thức được công bố là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 5 đô thị được quy hoạch xung quanh trung tâm Hà Nội, thị trường bất động sản Thạch Thất một lần nữa sôi động.
12. Các dự án bất động sản
Huyện Thạch Thất có khoảng 12 dự án.
Dự án khu đô thị mới Phú Cát City
- Tên dự án: Khu đô thị mới Phú Cát City
- Vị trí dự án: Xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng (thuộc An Thịnh Group)
- Loại hình phát triển: Khu đô thị mới
- Tổng mức đầu tư dự án: 751.933.151.000 đồng
- Tổng diện tích dự án: 190.536m2
- Thời gian bàn giao dự án: Quý II/2020
- Giá từ: 1,31 - 4,95 tỷ.
Dự án chung cư Phenikaa
- Tên dự án: Chung cư Phenikaa Hòa Lạc
- Vị trí dự án: Ô đất CT khu dân dụng Bắc Phú Cát, Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Chủ đầu tư dự án: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A
- Loại hình phát triển: Căn hộ chung cư
- Quy mô dự án: 2 tòa nhà cao 21 tầng và 1 tầng hầm để xe, 20 căn hộ/sàn
- Mật độ xây dựng: 43,05%
- Pháp lý: Rõ ràng, sổ hồng lâu dài
- Các loại căn hộ gồm:
- Căn hộ 1 phòng ngủ, 1WC có diện tích từ 44,5m2 – 45,6m2 (590 triệu – 610 triệu).
- Căn hộ 2 phòng ngủ, 1 WC có diện tích từ 55m2 – 56,8m2 – 59,3m2 (730 triệu – 800 triệu).
- Căn hộ 2 phòng ngủ, 2WC có diện tích từ 65,7m2 – 65,9m2 (880 – 900 triệu).
Dự án khu dân cư Hola Town 2
- Tên dự án: Khu dân cư Hola Town 2
- Vị trí dự án: Đường Bãi Dài, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Chủ đầu tư dự án: Holaland
- Tổng diện tích dự án: 1ha
- Quy mô dự án: Gồm 51 lô
- Diện tích mỗi lô đa dạng: Từ 94m2 – 246m2
- Đường chính: 7m lòng, vỉa hè 1,5m
- Đường nội bộ: 6m lòng, vỉa hè 1,25m
- Công viên: Có 2 công viên với diện tích 150m2
- Mức giá bán: 7.2 – 10 triệu/m2
- Thời gian khởi công: Năm 2018
- Thời gian hoàn thành: Năm 2020
- Pháp lý: Đầy đủ, sổ hồng vĩnh viễn.
Dự án khu biệt thự Lucky Hill
- Tên dự án: Lucky Hill
- Vị trí dự án: Phân lô số 1 khu công nghệ cao Hòa Lạc, đường Bãi Dài, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Chủ đầu tư dự án: Công ty Cổ phần Bất động sản Donaland
- Quy mô dự án: 1ha được chia thành 20 lô liền kề và 3 lô biệt thự
- Diện tích từng sản phẩm: Từ 214 m2 – 1227,5 m2/nền
- Được phép xây theo thiết kế riêng
- Giá bán: 8 – 9.5 triệu/m2
- Thời gian khởi công: Năm 2018
- Thời gian mở bán: Tháng 12/2018
- Thời gian bàn giao: Quý I/2020
- Pháp lý: Sổ đỏ riêng từng nền.
Dự án Hòa Lạc Lotus
- Tên dự án: Khu dân cư Hòa Lạc Lotus
- Vị trí dự án: Thôn Linh Sơn, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Quy mô dự án: Gồm 68 lô
- Tổng diện tích dự án: 9113m2
- Tổng diện tích xây dựng: 7273m2
- Diện tích mỗi lô: Đa dạng từ 90m2 – 150m2
- Cơ sở hạ tầng dự án: Gồm đường, hệ thống điện – nước, xử lý nước thải đạt chuẩn khu đô thị
- Giá mỗi lô chỉ từ: 1.6 tỷ/lô, view hồ sen sinh thái
- Pháp lý: Đầy đủ, đã có sổ đỏ lâu dài.