THÔNG TIN KHU VỰC Xã Hữu Bằng, Huyện Thạch Thất


1. Giới thiệu xã Hữu Bằng

Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đông Nam của huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội, cách thị trấn huyện 3km. Với vị trí thuận lợi về chuỗi đô thị và các khu công nghiệp, rất thuận tiện trong việc giao thương  giữa huyện với thủ đô.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của xã được thể hiện như sau:

  • Phía Đông giáp xã Phùng Xá
  • Phía Tây giáp xã Thạch Xá, xã Bình Phú
  • Phía Bắc giáp xã Dị Nậu
  • Phía Nam giáp xã Bình Phú.

Bản đồ vị trí xã Hữu Bằng

3. Diện tích & Dân số

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất của xã Hữu Bằng là 1,86km2. Tính đến năm 2022, số dân của xã là 18.590 người, với mật độ dân số là 9.995 người/km2.

4. Kinh tế xã hội

Hữu Bằng, một làng nghề nổi tiếng có lịch sử lâu đời với nghề dệt. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, nghề dệt dần bị thay thế bởi nghề kinh doanh đồ gỗ và sofa.

Xã Hữu Bằng hiện nay có khoảng 4.407 hộ gia đình trong đó 3.320 hộ gia đình tham gia nghề gỗ, chiếm 75% tổng số hộ trong xã. Nghề gỗ là nguồn thu nhập chính của xã, hàng năm đóng góp khoảng 80% tổng thu nhập toàn xã.

Ngoài ra cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 62,7%, thương mại dịch vụ chiếm 35,9%, nông nghiệp chiếm 1,3%. Nền kinh tế thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm 0,7%, tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 78,8%.

5. Văn hóa lịch sử

Đình Hữu Bằng

Đình Hữu Bằng (đình Kẻ Nủa) nằm trên khu đất cao, cửa đình hướng về phía Tây, phía trước có hồ sen rộng, nhìn tổng thể khu di tích có kiến trúc kiểu chữ đinh

Ngôi đình gồm 3 gian, 2 dĩ, có khoảng cách các gian tương đối rộng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật điêu khắc gỗ mang tính nghệ thuật ở thế kỷ XVII và XIX. Đình Hữu Bằng thờ 3 vị Thành hoàng: Đệ nhất Nam Hải đại vương, Đệ nhị Nam Hải đại vương, Đệ tam Nam Hải đại vương. Đây là ba vị tướng có công phù giúp nhà Lê.

Hàng năm, làng Hữu Bằng mở hội truyền thống tại Đình vào ngày 7 tháng giêng âm lịch.

Chùa Hữu Bằng

Chùa Hữu Bằng được khởi dựng từ thời nhà Lê, niên hiệu Chính Hòa 2 (1861), tạo trên thế đất hình con rùa. Trải qua hàng trăm năm, hiện nay chùa được cải tạo lại gồm có Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Mẫu.

Chùa Hữu Bằng còn lưu giữ tới 65 pho Tượng của các thời Lê - Nguyễn, mỗi pho tượng là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo riêng thể hiện dáng vẻ tư chất của từng vị. Ngôi chùa được coi như một bảo tàng nhỏ về tượng phật Việt nam ở thế kế XVII, XVIII, XIX, góp phần tìm hiểu, truyền thống văn hóa của dân tộc ở các thế kỷ trước.

6. Giao thông

Trên địa bàn xã hiện nay có các tuyến giao thông quan trọng như Cổng Hàng, Cống Đặng, Cổng Giếng,... Xã nằm cách khá xa trung tâm huyện nên mạng lưới giao thông bị hạn chế, các tuyến đường của xã chủ yếu là tuyến đường nhỏ chạy trong địa bàn. Phía Tây Nam của xã giáp với tuyến 419. Tuyến đường này chạy về phía Tây Bắc nối với quốc lộ 32, chạy về phía Đông Nam nối với CT08.

  • Đường 19 - Đất ở nông thông - Giá từ 2,6 triệu/m2 đến 4,3 triệu/m2.