Lịch sử

Tên gọi Hoài Đức có từ năm 622 đời Đường, niên hiệu Vũ Đức. Huyện Hoài Đức thành lập là do tách huyện Tống Bình thành hai huyện Hoài Đức và Giao Chỉ. Sau đó, năm 627 thì lại hợp nhất các huyện Hoàng Giáo, Giao Chỉ và Hoài Đức thành huyện Tống Bình.

Năm Gia Long thứ 4 (1805), lập làm phủ Hoài Đức, gồm 2 huyện Quảng Đức và Thọ Xương. Năm 1832, tách huyện Từ Liêm ra khỏi phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây cho lệ vào phủ Hoài Đức. Phủ lị ở thôn Tiên Thị, huyện Thọ Xương, nay là quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tường thành phủ chu vi 203 trượng, cao 7 thước, 2 tấc, mở 3 cửa, hào rộng 2 trượng 5 thước, tường thành hình vuông, chiều Đông Bắc – Tây Nam. Phía Bắc giáp phố Ấu Triệu hiện nay. Năm 1833, dời đến xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, do phủ kiêm lí, đắp thành phủ mới, có hào, mặt trước, nay là đường Nguyễn Phong Sắc. Năm 1888, huyện Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, được nhập vào phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.

Từ 06/12/1904, huyện Hoài Đức trực thuộc tỉnh Hà Đông. 20/04/1961, Quốc hội quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ nhất, một số xã của huyện Hoài Đức đã được sáp nhập vào Hà Nội. Năm 1965, huyện Hoài Đức trực thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Từ ngày 27/12/1975, huyện Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình mới hình thành do sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình.

Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI đã quyết định mở rộng Hà Nội lần thứ 2, Hoài Đức cùng các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình và hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn của tỉnh Vĩnh Phú được sáp nhập vào Hà Nội.

Tháng 8/1991, tỉnh Hà Tây được tái lập, tách từ tỉnh Hà Sơn Bình. Huyện Hoài Đức cùng với Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây được trả lại cho tỉnh Hà Tây.

Tháng 8/2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, huyện Hoài Đức trở thành huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.

1. Giới thiệu về huyện Hoài Đức

Hoài Đức trước kia là một trong những huyện của tỉnh Hà Tây. Từ năm 2008 tỉnh này được sát nhập vào thành phố Hà Nội, nên huyện Hoài Đức cũng mặc nhiên trở thành một đơn vị hành chính của thủ đô. Huyện Hoài Đức nằm tại khu vực ngoại thành của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 16km. 

Địa hình Hoài Đức tương đối bằng phẳng. Ở phía Tây huyện có sông Đáy chảy qua, tạo thành ranh giới với các huyện Quốc Oai và Phú Thọ.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông tiếp giáp quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm.
  • Phía Tây tiếp giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ 
  • Phía Nam tiếp giáp quận Hà Đông
  • Phía Bắc tiếp giáp huyện Đan Phượng.

Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức

Bản đồ hành chính huyện Hoài Đức

Hiện Hoài Đức có 20 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn Trạm Trôi (huyện lỵ) và 19 xã: Yên Sở, Vân Côn, Vân Canh, Tiền Yên, Song Phương, Sơn Đồng, Minh Khai, Lại Yên, La Phù, Kim Chung, Dương Liễu, Đức Thượng, Đức Giang, Đông La, Di Trạch, Đắc Sở, Cát Quế, An Thượng, An Khánh.

3. Diện tích và dân số

Huyện Hoài Đức có tổng diện tích đất tự nhiên là 84,93 km², dân số vào năm 2020 khoảng 276.070 người. Mật độ dân số đạt là 3.250 người/km².

4. Kinh tế

Hoài Đức là huyện nằm trong quy hoạch phát triển. Từ trước đến nay, huyện đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú như ghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung…Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc, lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi và hiện đại nối với vùng trung tâm Hà Nội cũng như toả đi các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung nên Hoài Đức là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hoài Đức nằm kề với thủ đô Hà Nội về phía Đông và quận Hà Đông ở phía Nam, có đường cao tốc Láng - Hoà Lạc và quốc lộ 32 đi qua. Sông Đáy chảy ở phía Tây của huyện. Tận dụng lợi thế cận giang, cận thị, những năm gần đây, Hoài Đức đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,2%/năm. Sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đồng thời đem lại mức thu nhập ổn định cho người dân.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển khá đồng bộ. Trong  những năm qua, ngành thương mại dịch vụ đã có mức tăng trưởng khá cao, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội. Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau quả, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến cho Hà Nội.

Xác định rõ lợi thế và vị trí của mình nên trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, để từng bước đưa huyện trở thành một trung tâm kinh tế của Hà Nội.

Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn nên huyện đã chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân... Để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung.

Về thương mại và dịch vụ, huyện đã chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu thông hàng hoá và các tổ chức thương mại - dịch vụ, xây dựng các chợ nông thôn, các trung tâm mua bán và cải tạo sông Đáy để phát triển các loại hình du lịch.

Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Theo đó, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng như vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vùng rau sạch ở Vân Cồn…

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong thời gian tới, huyện Hoài Đức sẽ triển khai dự án đường vành đai số 4 của Hà Nội đi qua 6 xã trong huyện. Trong tương lai, khi dự án này hoàn thành, Hoài Đức sẽ trở thành một khu đô thị mới của thủ đô.

5. Giáo dục

Hệ đại học

  • Đại học Thành đô

Các trường khối Trung học Phổ thông

  • Trường Trung học phổ thông Hoài Đức A (xã Kim Chung)
  • Trường Trung học phổ thông Hoài Đức B (xã An Khánh)
  • Trường Trung học phổ thông Hoài Đức C (xã Song Phương)
  • Trường Trung học phổ thông Vạn Xuân – Hoài Đức (xã Cát Quế)
  • Trường PTDL Bình Minh (gồm cơ sở 1 tại xã Đức Thượng và cơ sở 2 tại xã An Khánh)
  • Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp huyện Hoài Đức (xã An Khánh và Xã Kim Chung)

Các trường khối Trung học cơ sở

  • Trường Trung học cơ sở thị trấn Trạm Trôi
  • Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Huyên
  • Trường Trung học cơ sở An Khánh
  • Trường Trung học cơ sở An Thượng
  • Trường Trung học cơ sở Cát Quế A
  • Trường Trung học cơ sở Cát Quế B
  • Trường Trung học cơ sở Di Trạch
  • Trường Trung học cơ sở Dương Liễu
  • Trường Trung học cơ sở Đắc Sở
  • Trường Trung học cơ sở Đông La
  • Trường Trung học cơ sở Đức Giang
  • Trường Trung học cơ sở Đức Thượng
  • Trường Trung học cơ sở Kim Chung
  • Trường Trung học cơ sở La Phù
  • Trường Trung học cơ sở Lại Yên
  • Trường Trung học cơ sở Minh Khai
  • Trường Trung học cơ sở Song Phương
  • Trường Trung học cơ sở Sơn Đồng
  • Trường Trung học cơ sở Tiền Yên
  • Trường Trung học cơ sở Vân Canh
  • Trường Trung học cơ sở Vân Côn
  • Trường Trung học cơ sở Yên Sở

Khối trường tiểu học:

  • Trường Tiểu học Thị trấn Trạm Trôi
  • Trường Tiểu học An Khánh A
  • Trường Tiểu học An Khánh B
  • Trường Tiểu học An Thượng A
  • Trường Tiểu học An Thượng B
  • Trường Tiểu học dân lập Bình Minh
  • Trường Tiểu học Cát Quế A
  • Trường Tiểu học Cát Quế B
  • Trường Tiểu học Di Trạch
  • Trường Tiểu học Dương Liễu A
  • Trường Tiểu học Dương Liễu B
  • Trường Tiểu học Đắc Sở
  • Trường Tiểu học Đông La
  • Trường Tiểu học Đức Giang
  • Trường Tiểu học Đức Thượng
  • Trường Tiểu học Kim Chung A
  • Trường Tiểu học La Phù
  • Trường Tiểu học Lại Yên
  • Trường Tiểu học Minh Khai
  • Trường Tiểu học Song Phương
  • Trường Tiểu học Sơn Đồng
  • Trường Tiểu học Tiền Yên
  • Trường Tiểu học Vân Canh
  • Trường Tiểu học Vân Côn
  • Trường Tiểu học Yên Sở.

6. Y tế

Trung tâm y tế huyện Hoài Đức là bệnh viện công lập hạng 3 tại Hà Nội, tọa lạc tại xã Đức Giang, huyện Hoài Đức. Đây là nơi thực hiện thăm khám với các chuyên khoa chính: Khoa Hồi sức – cấp cứu, khoa Ngoại tổng hợp, khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, khoa Nội tổng hợp, khoa Nhi, khoa Truyền nhiễm, khoa Y học cổ truyền và phục hồi chức năng, khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức là bệnh viện công lập hạng 2, tọa lạc tại thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức. Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ khám – chữa nội, ngoại trú cho bệnh nhân trong khu vực và quận, huyện lân cận. Các chuyên khoa: Khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Xét nghiệm, khoa Dược, khoa Khám bệnh, khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Nội, khoa Nhi, khoa Tim mạch lão học, khoa Truyền nhiễm, khoa Đông y…

Ngoài ra còn có các phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân và trạm y tế các xã.

7. Giao thông 

Hoài Đức có nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như: Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, trục đường khu Tây Thăng Long, quốc lộ 70 nối từ Nhổn tới đại lộ Thăng Long, tỉnh lộ 422, tỉnh lộ 423 hay đường Đê Tả Đáy 7m thảm nhựa.

Các tuyến đường liên huyện gồm: Sơn Đồng – Song Phương, Lại Yên – An Khánh, Lại Yên – Vân Canh, Lại Yên – Tiền Yên, Song Phương – Vân Côn, Sơn Đồng – Đắc Sở – Tiền Yên, Dương Liễu – Đức Thượng, Dương Liễu – Minh Khai.

Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường, phố khác như đường Vạn Xuân, phố Thú Y, đường Dương Nội, đường Bắc Lai Xá, đường Kim Chung, đường Di Ái…

Hoài Đức đang triển khai xây dựng thêm nhiều tuyến đường vành đai như vành đai 3.5, đường liên khu vực 1, liên khu vực 7, liên khu vực 8, đường Lại Yên – Vân Canh…

Dự kiến sẽ có các tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện như: tuyến số 3 (Sơn Tây – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây – Hòa Lạc), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi) và tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá).

Các tuyến xe buýt đang hoạt động tại Hoài Đức:

  • 19 (Trần Khánh Dư – Học viện Chính sách và Phát triển)
  • 20A (Cầu Giấy – Bến xe Sơn Tây)
  • 29 (Bến xe Giáp Bát – Tân Lập)
  • 50 (Long Biên – KĐT Vân Canh)
  • 57 (Bến xe Nam Thăng Long – KCN Phú Nghĩa)
  • 66 (Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Phùng)
  • 74 (Bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh)
  • 87 (Bến xe Mỹ Đình – Quốc Oai – Xuân Mai)
  • 88 (Bến xe Mỹ Đình – Hòa Lạc – Xuân Mai)
  • 89 (Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Sơn Tây)
  • 92 (Nhổn – Sơn Tây – Tây Đằng)
  • 97 (Hoài Đức – Công viên Nghĩa Đô)
  • 107 (Bến xe Kim Mã – LVHDL các dân tộc Việt Nam)
  • CNG01 (Bến xe Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây)
  • CNG07 (Bến xe Yên Nghĩa – Hoài Đức).

8. Hạ tầng

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Vinhomes Thăng Long, khu đô thị Bắc Quốc lộ 32, Dự án nam 32, khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, khu đô thị Sơn Đồng, khu đô thị Tây Đô, khu đô thị An Thịnh, khu đô thị An Khánh - An Thượng, khu đô thị Dầu khí Đức Giang, khu đô thị Dầu khí An Thượng, khu đô thị Mai Linh - Đông Đô, khu đô thị Đại học Vân Canh...

Ở đây có công viên Thiên đường Bảo Sơn nằm cạnh đại lộ Thăng Long.

9. Làng nghề 

Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề và nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó phải kể đến 81 di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố.

Hoài Đức có 12 làng nghề truyền thống:

  • Làng nghề chế biến Lương thực thực phẩm Lưu Xá ở Đức Giang
  • Làng nghề Bún bánh Cao Xá Hạ ở Đức Giang
  • Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ ở Sơn Đồng
  • Làng nghề bánh kẹo – dệt kim ở La Phù
  • Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Minh Khai
  • Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Dương Liễu
  • Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Cát Quế
  • Làng nghề Nhiếp ảnh truyền thống thôn Lai Xá ở Kim Chung
  • Làng nghề Bánh đa nem Ngự Câu ở An Thượng
  • Làng nghề xây dựng, chế biến nông sản ở Yên Sở
  • Làng nghề cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ Đại Tự ở Kim Chung
  • Làng nghề dệt may, chế biến nông lâm sản Đồng Nhân ở Đông La.

10. Du lịch

Thiên Đường Bảo Sơn

Thiên Đường Bảo Sơn ở đường Lê Trọng Tấn, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Có thể tìm được Thiên Đường Bảo Sơn rất dễ dàng bởi khu du lịch ở khá gần Hà Nội, chỉ cách Trung tâm hội nghị Quốc gia 6km, dọc theo Đại lộ Thăng Long. Thiên Đường Bảo Sơn bao gồm tất cả 8 địa điểm chuyên biệt: Thiên đường văn hóa, sinh thái, trò chơi, nghệ thuật, ẩm thực, công nghệ, hội thảo, và các hoạt động dưới nước. Trong đó thiên đường sinh thái là nơi được ưa chuộng nhất. Trong đó thiên đường sinh thái được chia nhỏ thành 3 khu khác nhau: vườn thú quý hiếm, thế giới đại dương và khu sinh thái. Đây là khu giải trí tổng hợp, có rất nhiều trò chơi và cảnh quan sinh động, đa dạng cho sự trải nghiệm và tham quan.

Nông trang Bá

Đường đến nông trang đi trên một con đê thật nên thơ, hai bên là đồng lúa xanh bát ngát và những vườn nhãn xanh mướt. Cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 15 km, nông trang Bá Tân là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích sự thanh bình, yên ả của làng quê Bắc Bộ. Những ngôi nhà tại nông trang được làm theo nếp nhà truyền thống cổ xưa. Nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ, lợp ngói, mùa hè thì mát, đông về thì ấm.

Chùa Diên Phúc

Chùa Diên Phúc là tên tự (chữ) của chùa làng, xã Sơn Đồng (Hoài Đức). Từ thành phố Hà Đông đi về huyện ly Hoài Đức đến ngã tư Sôn Đồng thì tới chùa. Chùa được xây dựng trên dện tích rộng, quay về hướng nam.Chùa Sơn Đồng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài xã mà ngôi chùa nay còn lưu giữ được nhiều giá trị với hệ thống các hiện vật qý như đồ thờ, hệ thống tượng cũng như kiến trúc độc đáo. Tam quan dồng thời là gác chuông ở ngay giáp đường liên huyện được xây ba gian dàn ngangkiểu chồng diêm 2 tầng 4 mái trước và sau. Bộ khung bằng gỗ như tầng dưới đặt trên những trụ gạch, chính giữa trổ 3 cửa xây cuốn. Chùa Diên Phúc (Diên Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý, là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ bà Phạm Thị – mẹ vua Lý Công Uẩn. Chùa là một công trình nghệ thuật mang đậm phong cách thời Lý, hiện nay trong chùa còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quí giá. Trong suốt quá trình tồn tại gần 1.000 năm, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ngoài việc bị thiên nhiên phá huỷ, ngôi chùa còn bị chiến tranh tàn phá. Năm 1992 khi Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nhân dân làng Thái Bình đã vận động và quyên góp kinh phí di chuyển Chùa và Đình Thái Đường từ bên ngoài đê chuyển vào vị trí hiện nay.

Đình Tiền Lệ

Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Đây là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ. Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn là đình Tiền Lệ. Nằm sát nội đô, nhưng đình Tiền Lệ xưa cũ như ở trong cổ tích: Hơn 70 năm chưa trùng tu, những sứt sẹo của thời gian vẫn còn nguyên vẹn, cuộc sống hiện đại tưởng như ở rất xa. Về đây, xuôi theo con dốc nhỏ từ đê Song phương đổ xuống, đặt gót lên sân đình gạch cổ xù xì ta sẽ thấy thời gian như lùi lại theo từng bước chân. Ngước lên, ngợp mắt là một tòa đại đình già nua gân guốc, cũ kỹ đến hoang sơ – đẹp chùn chân với tường rêu, ngói sạt, song gỗ xiêu xiêu. Tổng thể hài hòa, thân thuộc – Khí sắc thanh tao, nhiều phần thoát tục – với 1 đàn linh thú rập rình trên mái đao, bờ chảy. Xuôi tiếp theo thần đạo, bước vượt thềm rồng, thấy dãy cột hiên nứt nẻ đứng hai bên, nghiêng mình che chống cho một nội thất âm u, vàng son thấp thoáng…Đình kết cấu theo kiểu chữ Đinh với các hạng mục đại bái và hậu cung Ba gian giữa có kích thước bằng nhau, hai gian kế bên nhỏ hơn.

11. Món ăn 

Bánh gai làng Giá

Làng Giá là một vùng quê nằm bên sông Đáy thuộc xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội, với nghề làm bánh gai nổi tiếng. Bánh gai làng Giá Chiếc bánh thơm mát, cắn một miếng là vị ngọt của bánh, vị mát của dừa, bùi bùi của vừng và béo của đỗ xanh cùng tan ra hòa vào khoang miệng

Nguyên liệu làm bánh gai làng Giá đơn giản như: gạo nếp, lá cây gai (đây là nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh), đỗ xanh, cùi dừa, mỡ lợn, đường kính, vừng… Để làm ra được món bánh gai nức tiếng, người làng Giá phải bỏ ra nhiều công phu. Đầu tiên là khâu làm bột. Bột làm bánh gai được làm từ gạo nếp ngon xay nhuyễn. Sau đó, bột phải được giã bằng cối đá và chày gỗ. Người làng Giá cho rằng bột giã bằng tay thì mới quánh, dẻo và ngon nên cho đến giờ họ vẫn giữ cách giã bột truyền thống này.

Bánh Chè Lam Chùa Thầy

Bánh chè lam Chùa Thầy được chế biến bằng phương pháp thủ công truyền thống của quê hương dựa trên các hương liệu quen thuộc như: bột gạo nếp, mật, mạch nha, gừng, lạc. Bánh chè lam mang lại hương vị ngon ngọt, nhấm nháp bên ly trà nóng trong mùa đông giá rét còn gì tuyệt vời hơn. Bánh bảo quản được lâu, đặc biệt 100% an toàn không hóa chất, chất bảo quản.

Những chiếc bánh chè lam tuy nhỏ nhưng gói gọn tinh hoa ẩm thực của một vùng quê thanh bình. Đến đây, bạn không cần thắc mắc về giá cả vì bánh được bán với giá rất phải chăng, chỉ dao động từ 25.000 VNĐ đến 60.000 VNĐ.

Bánh xèo

Bánh xèo Hoài Đức mang hương vị và màu sắc riêng, với lá bánh nhỏ, có màu vàng tươi và đặc biệt là rất thơm, giòn. Quán bánh xèo Hồng Đào ở thôn Bình Chương, xã Hoài Đức do chị Nguyễn Thị Đào làm chủ đã có hơn 30 năm bán món ăn này, chị Đào cho biết nguyên liệu làm bột phải là gạo lúa cũ, không dẻo, đem ngâm sau đó xay rồi thêm ít bột nghệ, gia vị vào để khi đúc, bánh có vị thơm và màu vàng đẹp mắt. Khuôn đúc bánh xèo là loại khuôn nhỏ, sau khi đổ bột vào khuôn, người đúc bánh phải canh lửa vừa phải, thêm nhiều dầu để bánh không cháy và thật giòn.

Một điều đặc biệt mà có lẽ chỉ bánh xèo nơi đây mới có là thực khách có thể đem đi xa hoặc để qua đêm, khi ăn chỉ cần mang ra chiên sơ lại hai mặt bánh là dùng được mà hương vị không mất đi, để làm được điều này, lúc đúc bánh người làm phải canh không để bánh quá giòn.

Bánh xèo giòn được ăn kèm với rau sống có các loại như xoài, xà lách, giá... và thành phần không thể thiếu là nước chấm chuyên dùng. Khi làm nước chấm, ngoài nước mắm ngon, dầu, hành, tỏi, ớt thì người làm còn cho thêm đậu phộng xay, thịt xay và một ít bột gạo vào để nước chấm đặc lại và thơm ngon hơn.

Những chiếc bánh xèo có màu vàng đẹp mắt, giòn tan được cuốn với bánh tráng, rau sống cộng với nước chấm đậm đà đã trở thành đặc sản của vùng đất Hoài Đức mỗi khi du khách có dịp ghé qua nơi này.

Bánh bác 

Bánh bác là một đặc sản của làng Giang Xá – Hà Nội, cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.

Thời xưa, bánh do các trưởng lão trong làng làm riêng để tiến vua. Sau này, người dân truyền nhau cách làm, rồi bánh bác dần xuất hiện trong các sự kiện lớn của làng như: lễ hội, cưới xin hay làm quà biếu khách quý.

12. Thị trường bất động sản huyện Hoài Đức

Hoài Đức là huyện trong quy hoạch theo hướng phi nông nghiệp của thủ đô Hà Nội, thuộc khu phát triển dịch vụ, giao dịch kinh tế tài chính. Hiện nay, huyện Hoài Đức đã có nền tảng tốt về cơ sở hạ tầng, các tuyến đường lớn được chú trọng, trong đó có đường sắt đô thị trên cao, trục đường Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32… đáp ứng nhu cầu giao thương, kết nối của người dân. Khu vực này dần hình thành trung tâm mới của thủ đô, chỉ cách vành đai 3, quận Cầu Giấy khoảng 10km.

Vài năm trở lại đây, huyện Hoài Đức trở thành tâm điểm của phân khúc căn hộ bình dân với sự xuất hiện của loạt dự án như: The Golden An Khánh, Gemek Premium, Tân Việt Tower, Tricon Towers, XP HOMES Tân Tây Đô, Gemek Tower, Thăng Long Victory, Chung cư XP Homes Star, Bộ tư lệnh Cảnh Vệ, Đông La Residence.

Các khu đô thị tại huyện Hoài Đức

Trên địa bàn huyện Hoài Đức đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như:

  • Khu đô thị Vinhomes Thăng Long
  • Khu đô thị Bắc An Khánh
  • Khu đô thị Nam An Khánh
  • Khu đô thị Bắc Quốc lộ 32
  • Khu đô thị Vân Canh
  • Dự án Nam Quốc lộ 32
  • Khu đô thị An Khánh – An Thượng
  • Khu đô thị An Thạnh, khu đô thị Mai Linh – Đông Đô
  • Khu đô thị Hinode Royal Park
  • Khu đô thị Sơn Đồng
  • Khu đô thị Tây Đô
  • Khu đô thị Dầu khi An Thượng
  • Khu đô thị Dầu khí Đức Giang.
  • Công viên Thiên đường Bảo Sơn nằm trên đường Lê Trọng Tấn thuộc địa phận huyện Hoài Đức.

Dù các dự án này đều ở xa trung tâm thành phố nhưng các đợt mở bán đều thu hút sự quan tâm của người mua ở thực và nhà đầu tư trước bối cảnh quỹ đất khu vực nội đô trở nên khan hiếm, giá bất động sản tăng cao, đồng thời khu vực phía Tây Hà Nội, trong đó có Hoài Đức đã và đang được đầu tư toàn diện, từ cơ sở hạ tầng cho đến các dự án bất động sản.

Song hành với sự tăng nhiệt của phân khúc căn hộ giá rẻ, đất nền Hoài Đức cũng thu hút lượng lớn người quan tâm bởi số tiền chỉ bằng giá trị căn hộ bình dân, khách hàng có thể sở hữu lô đất và tự chủ trong việc xây nhà.

Biến động giá nhà đất tại huyện Hoài Đức

Trên thực tế, ở Hoài Đức, đất thổ cư vẫn là lựa chọn của nhiều người khi có nhu cầu sinh sống tại Hoài Đức và là phân khúc chịu nhiều ảnh hưởng bởi thông tin lên quận nhất. Giai đoạn 2011-2014, đất nền Hoài Đức từng lên cơn sốt trước thông tin lên quận. Thời điểm đó, một số lô đất được đẩy giá lên 40-50 triệu đồng/m2. Khi cơn sốt đi qua, thị trường chững lại, giá đất lao dốc không phanh chỉ còn 10-15 triệu đồng/m2 khiến không ít người lao đao.

Đến cuối năm 2018, thị trường nhà đất Hoài Đức lại dậy sóng trước thông tin Hoài Đức lên quận vào năm 2020. “Đất nền Hoài Đức” trở thành cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất hai quý cuối năm 2018, nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường Hoài Đức, đẩy giá đất nơi đây tăng trở lại.

Thời điểm đó, đất ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt có giá chào bán từ 30-50 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Khu vực dọc quốc lộ 32 có mức giá cao nhất tại Hoài Đức, giá đất tại một số nơi ở xã Kim Chung được rao bán với giá từ 100 triệu đồng trở lên, thậm chí đất mặt tiền ở thị trấn Trạm Trôi được chào giá lên tới 120-130 triệu đồng/m2, cao gấp rưỡi thời điểm cuối năm 2017. Một phần là do khu vực này được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, có nhiều khu đô thị mọc lên.

Tuy nhiên, đáng chú ý là giao dịch thực không nhiều mà mua bán chủ yếu qua lại giữa các nhà đầu cơ. Từ cơn sốt hồi đầu năm 2021, đất thổ cư trong dân dù có diện tích nhỏ cũng đã thiết lập mặt bằng giá mới. Đơn cử, tại khu vực xã Kim Chung – Di Trạch, đất đấu giá khoảng 55-60 triệu đồng/m2, xã Đức Thượng, giá từ 50-55 triệu đồng/m2.

Đề án lên quận kéo theo hàng loạt dự án giao thông được đầu tư sẽ nâng tầm bất động sản Hoài Đức hơn nữa. Tuy nhiên, thực tế thì quy hoạch Hoài Đức lên quận đã có từ nhiều năm trước và huyện vẫn còn thiếu 5 tiêu chí để được xét duyệt. Vì thế, với người mua ở thực hay đầu tư thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là tính pháp lý của sản phẩm, điều kiện hạ tầng giao thông, kỹ thuật, xã hội của khu vực có phát triển hay không.

13. Các dự án bất động sản 

Huyện Hoài Đức có khoảng 33 dự án.

Khu biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Giải trí Thiên đường Bảo Sơn
  • Vị trí: Xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội
  • Thời gian hoàn thành: 2008
  • Các loại diện tích: 130 - 190 - 200 - 350 - 556m2
  • Giá từ: 95.8 - 130.8 triệu/m².

Westpoint - Nam đường 32

  • Tên dự án: Khu đô thị mới Nam đường 32 – Westpoint
  • Vị trí: Mặt đường quốc lộ 32, ngã tư thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức,T.P Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư Lũng Lô 5
  • Đơn vị thi công: Vinaconex
  • Đơn vị phân phối: Công ty cố phần BĐS Hải Phát Land
  • Quy mô: 47 ha
  • Diện tích: 72 – 78 – 85 – 100 – 157m2
  • Pháp lý: Sổ Đỏ vĩnh viễn
  • Giá từ: 59 - 99.8 triệu/m².

Khu đô thị Vân Canh

  • Chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD
  • Diện tích khu đất: 684.210 m2
  • Thời gian khởi công: 2008
  • Số tòa nhà: 4
  • Số sản phẩm: 1.200 căn hộ
  • Các loại diện tích: 57 - 58 - 59 - 60 - 62 - 67 - 91,7 - 110 - 158 - 171 - 195 - 286 - 330m2
  • Giá từ: 80.7 - 135.6 triệu/m².

Dự án Vinhomes Thăng Long

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Phát Triển Dự Án Techcomdeveloper (Thành viên của Vingroup)
  • Tổng diện tích đất dự án: 24.2 ha
  • Quy mô phát triển: 798 căn nhà ở thấp tầng
  • Loại hình phát triển: Biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, liền kề, shophouse
  • Thời điểm khởi công: Quý I/2016
  • Thời điểm bàn giao: Quý I/2017
  • Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài
  • Giá bán: 130.1 - 180.8 triệu/m².

Khu đô thị Nam An Khánh Sudico

  • Tên dự án: Khu đô thị mới Nam An Khánh
  • Vị trí: Xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp sông Đà – SUDICO
  • Quy mô dự án: 288.8ha
  • Tổng vốn đầu tư: 2600 tỷ
  • Loại hình phát triển: Biệt thự, liền kề, shophouse, căn hộ chung cư và văn phòng dịch vụ
  • Hình thức sở hữu: Sổ hồng vĩnh viễn
  • Diện tích: 128m2 - 151m2 - 210m2 - 281m2 - 355m2 - 383m2 - 681m2 - 1201m2
  • Giá từ: 64.5 - 149.2 triệu/m².