THÔNG TIN KHU VỰC Xã Tiền Yên, Huyện Hoài Đức


1. Giới thiệu xã Tiền Yên

Tiền Yên là một xã nằm ở khu vực ngoại thành của Hà Nội, thuộc địa phận huyện Hoài Đức và nằm bên bờ của sông Đáy.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính của xã Tiền Yên được thể hiện như sau:

  • Phía Bắc giáp xã Đắc Sở
  • Phía Tây giáp huyện Quốc Oai
  • Phía Đông và Nam giáp xã Song Phương.

Bản đồ vị trí xã Tiền Yên

3. Diện tích & Dân số

Theo số liệu thống kê diện tích của xã Tiền Yên là 3,08km2. Tính đến năm 2021, dân số của xã là 7.254 người, mật độ dân số là 2.355 người/km2.

4. Kinh tế xã hội

Là xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Hoài Đức, người dân Tiền Yên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, Đảng ủy, UBND xã Tiền Yên còn quan tân lãnh đạo, chỉ thực hiện hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự địa phương, đặc biệt là công tác xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh.

Xã đã tận dụng phần diện tích đất thuộc vùng bãi sông Đáy cho việc canh tác, sản xuất rau màu. Việc sản xuất này không chỉ đóng góp cho đời sống, kinh tế, xã hội của người dân địa phương mà còn có sự kết nối với thị trường lớn nhà Hà Nội và các vùng lân cận.

5. Di tích lịch sử

Đình Yên Thái

Đình Yên Thái có từ xa xưa, nguyên là một ngôi miếu lập ra để thờ tự Thái úy Lý Phục Man - vị tướng của Triều đại Lý Nam Đế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1966 - 1970), Đình Yên Thái là nơi sơ tán của Trường Đảng. Trường đã xây dựng 4 gian lớp học đầu nhà Tiền Tế phía Nam của đình. Phía Bắc làm nhà kho và bếp ăn cho cán bộ và học viên. Cán bộ giảng dạy và học viên ở trong nhà dân. Trong thời gian đó, nhiều cán bộ cao cấp của Đảng về giảng dạy và làm việc tại di tích.

Tháng 9 đình Yên Thái được đón nhận Bằng xếp hạng di tích “Lịch sử - kiến trúc nghệ thuật đình Yên Thái” do UBND Thành phố Hà Nội công nhận xếp hạng tại Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 10/01/2020.

Đình Tiền Lệ

Đình nằm trên địa phận của thôn Tiền Lệ, là công trình kiến trúc cổ được người xưa hưng công từ lâu đời và là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Sau hơn 7 thập kỷ chưa trùng tu, ngôi đình vẫn còn nguyên những vết nứt của thời gian, cuộc sống hiện đại tưởng như ở rất xa. Tổng thể hài hóa, thân thuộc, khí sắc thanh tao, nhiều phần thoát tục - với 1 đàn linh thú rập rình trên mái đao.

Quán Thượng

Quán Thượng là công trình kiến trúc tín ngưỡng đồng thời là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người dân cư thôn Tiền Lệ. Nơi đây nguyên là một ngôi đền cổ được lập nên để thờ Đức Thượng đẳng thần Gia thông Lý Miêng Ứng Đại vương - tướng của triều đại Lý Nam Đế. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quán Thượng là nơi đặt hầm bí mật của Việt Minh. Di tích cũng được dùng làm địa điểm tổ chức dạy chữ cho nhân dân địa phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, di tích đón lực lượng cán bộ tình báo miền Nam ra Bắc tập kết về hoạt động. 

Với những giá trị còn lưu giữ, tháng 3/2021, quán Thượng được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật.

6. Giao thông

Trên địa bàn xã Tiền Yên hiện nay có tuyến đường lớn là đường Tiền Yên, Yên Thái, đường đê,...

  • Đường Tiền Yên - Đất ở nông thôn - Giá từ 2,6 triệu/m2 đến 6,9 triệu/m2.