THÔNG TIN KHU VỰC Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm


Lịch sử

Đầu thế kỷ XIX Thị trấn Trâu Quỳ hiện nay là một vùng cỏ sậy, cỏ lau mọc kéo dài tới tận khu Bãi Sậy (Hưng Yên). Sau cơn lũ lịch sử năm 1871 khiến 5 tỉnh quanh Hà Nội bị vỡ đê làm cho hàng trăm làng mạc bị ngập chìm trong nước, khiến hàng ngàn người dân vùng chiêm trũng Nam Định, Hà Nam, Hà Đông, Hưng Yên phải rời quê hương đi kiếm tìm cuộc sống mới và họ đã tìm đến vùng bãi sậy làm thuê cải tạo đồng hoang thành đồng cấy lúa chiêm và lấy cây lau, cây sậy dựng lều lán hình thành các ấp trại nhỏ, sau nhờ tích cực cải tạo nhiều diện tích cấy được vụ mùa, cư dân các nơi kéo đến lập ấp ngày một đông thêm. Khi thực dân Pháp thực hiện kế hoạch khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất, tên tư sản Mác Ty kiêm chánh mật thám Pháp đã cướp vùng đất này lập đồn điền Mác Ty (rộng 1183 ha). Đến năm 1902 vùng đất này có tổng cộng 200 nóc nhà với hơn 500 lao động. Năm 1948 khu đồn điền này có tên là xã Quang Trung (năm 1961 gọi là Quang Trung 1 để phân biệt với Quang Trung 2 là xã Yên Thường ngày nay). Năm 1966 xã Quang Trung 1 đổi tên thành xã Trâu Quỳ, từ 1/4/ 2005 đến nay là TT Trâu Quỳ.

Dưới thời thuộc Pháp, vùng đồn điền Mác Ty có nhiều cơ sở nuôi dấu cán bộ và là nơi đi về hoạt động của các chiến sỹ cách mạng trung kiên và tại nơi đây, với tinh thần đoàn kết và yêu nước nồng nàn, người dân khu đồn điền đã nhất tề theo Đảng giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám. 9 năm kháng chiến trường kỳ, với sự can trường và dũng cảm vô song, không sợ gian khổ, hy sinh, người dân Trâu Quỳ đã góp phần làm nên những trận "Sấm dậy đường 5" khiến giặc Pháp phải bạt vía kinh hoàng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được người dân nơi đây đẩy lên đỉnh cao. Hàng trăm con em của Trâu Quỳ đã lên đường nhập ngũ và tham gia phục vụ chiến đấu trên các chiến trường. Ở hậu phương, người dân Trâu Quỳ vừa sản xuất, vừa chiến đấu hình thành thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc. Tại đây đã có nhiều phong trào nổi tiếng một thời như: "Ba đảm đang" của hội Phụ nữ, "Hàng cây chống mỹ" của các cụ phụ lão, "Những tấn phân chống Mỹ" của hội Nông dân… Cũng tại Trận địa bắn máy bay tầm thấp bằng súng bộ binh 12,7 ly của Trung đội dân quân được bố trí ngay trên cánh đồng làng đã bắn rơi tại chỗ 2 thần sấm (F105D) của không lực Hoa kỳ. Với những đóng góp và thành tích nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ và nhân dân Trâu Quỳ đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

1. Giới thiệu về Thị trấn Trâu Quỳ

Thị trấn Trâu Quỳ được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 2005 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trâu Quỳ. Thị trấn nằm trên quốc lộ 5A, cách trung tâm Hà Nội 12km.

2. Vị trí địa lý

Thị trấn Trâu Quỳ có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp các xã Phú Thị, Dương Xá
  • Phía Tây giáp quận Long Biên và xã Đông Dư, huyện Gia Lâm
  • Phía Nam giáp xã Đa Tốn
  • Phía Bắc giáp quận Long Biên và các xã Cổ Bi, Đặng Xá, huyện Gia Lâm.

Bản đồ Thị trấn Trâu Qùy

Bản đồ Thị trấn Trâu Qùy

3. Diện tích và dân số 

Thị trấn Trâu Quỳ có diện tích 7,35 km², dân số năm 2022 là 28.583 người, mật độ dân số đạt 3.888 người/km².

4. Văn hóa - Xã hội

Cùng với sự phát triển và mở rộng của thủ đô, hiện nay thị trấn Trâu Quỳ có 12 tổ dân phố là Kiên Thành, Chính Trung, An Đào, Bình Minh, An Lạc, Cửu Việt, Đào Nguyên, Thành Trung, Nông Lâm, Kiên Trung, Vườn dâu, Voi Phục…

Đảng bộ thị trấn hiện có 602 đảng viên sinh hoạt tại 20 chi bộ. Năm 2011, toàn Đảng bộ có 82% đảng viên được xếp loại hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 14 chi bộ đạt TSVM. Từ năm 2006 đến năm 2010 Đảng bộ thị trấn được Huyện ủy Gia Lâm công nhận là Đảng bộ TSVM.

Hiện trên địa bàn thị trấn có trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cùng hàng chục doanh nghiệp và cơ quan hành chính của huyện.

Khi còn là ấp, nghề chính của người dân nơi đây là làm ruộng, chủ yếu là cấy lúa và trồng màu.

Từ khi có trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được đầu tư lớn để cải tạo hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, nhân dân Trâu Quỳ đã chủ động tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung phát triển sản xuất với hai mũi nhọn là cây lúa và con lợn, đồng thời mở rộng diện tích ngô vụ đông trên chân hai lúa. Với sự mạnh dạn của nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, Trâu Quỳ là một trong những xã luôn giành năng suất cây trồng cao nhất, nhì huyện.

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế và trước xu thế đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, Trâu Quỳ đã vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa và tổ chức đấu thầu các khu đất hoang hóa, sử dụng kém hiệu quả để thực hiện mô hình kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản và vườn Đồng. Hiện tại thị trấn đã chuyển gần 50 ha từ cấy lúa sang mô hình kinh tế trang trại và trồng cây giống cho thu nhập cao hơn nhiều lần cấy lúa, trồng màu. Diện tích nuôi trồng thủy hải sản là 57 ha diện tích gieo cấy chỉ còn 190 ha (hiện đã nằm trong quy hoạch).

Hiện nay cùng với nghề nông, TT Trâu quỳ phát triển thêm nhiều nghề phụ, đặc biệt thương nghiệp và dịch vụ ở Trâu Quỳ phát triển khá mạnh với nhiều cửa hàng lớn, nhỏ nằm dọc theo các tuyến phố và trăm nhà trọ cho sinh viên, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân. Năm 2011, tổng thu nhập của thị trấn đạt 168 tỷ đồng, trong đó thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 49,2 % cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 39,8%, nông nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 11% tổng thu. Thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng một năm. Hiện hộ giàu, khá chiếm trên 80%, hộ nghèo trên địa bàn chỉ còn 34 hộ chiếm 0,89% tổng số hộ trong xã.

Cũng như người dân trong các làng xã Việt, dù là dân di cư, song những người dân ở các ấp Trâu Quỳ xưa cũng đã xây đình ở giữa làng để rước đón Thần Hoàng ở quê để thờ phụng.

Ở ấp Bình Minh có ngôi chùa cổ đẹp như một đài hoa hướng dương, chùa có tên Cố Đô Tự, trong chùa có nhiều phật và bia đá. Cách chùa không xa là ngôi đình có cây đại nhiều năm tuổi. Ngoài cổng đình hiện còn nhiều voi đá, sấu đá, nghê đá. Tại đây năm 1927, Chúa Trịnh Cương đã cho xây dựng cung điện ở đây (có Điện Kính Thiên và hành cung của Chúa Trịnh), Song ý định rời đô từ Thăng Long sang đây của Chúa Trịnh không thực hiện được và cung điện đã bị thiêu cháy dưới thời vua Lê Chiêu Thống (1787-1788). Hiện nay tại đây vẫn còn để lại nhiều dấu tích. Cạnh thôn Đào Nguyên có chùa Dâu.

Bên cạnh những nét đẹp truyền thống, hiện Trâu Quỳ đã xây dựng và từng bước hoàn thiện nét đẹp văn hóa mới trong giao tiếp, ứng xử. Công tác cách hành chính của thị trấn đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.

5. Giao thông

Các tuyến đường và khung giá đất

+ Ngô Xuân Quảng - Đất ở đô thị - giá từ 9,1 triệu/m2 đến 20,7 triệu/m2

+ Chính Trung - Đất ở đô thị - giá từ 8,8 triệu/m2 đến 17,6 triệu/m2

+ Nguyễn Mậu Tài - Đất ở đô thị - giá từ 8,8 triệu/m2 đến 17,6 triệu/m2

+ Nguyễn Đức Thuận - Đất ở đô thị - giá từ 10 triệu/m2 đến 22,1 triệu/m2

+ Cửu Việt - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 18 triệu/m2.

6. Các dự án bất động sản

Central Metropolitan

  • Tên dự án: Gia Lâm Central Metropolitan
  • Vị trí: Đường Nguyễn Mậu Tài, Khu tái định cư Trâu Quỳ, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư dự án: Công Ty Xây Dựng Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Xây Dựng 1 Hà Nội (Công ty INVESTCO 1)
  • Quy mô: 69 lô Shophouse, Liền kề
  • Diện ích mỗi lô: 67-173m2/nền
  • Pháp Lý: Sổ đỏ 
  • Dự kiến bàn giao: Quý IV/2021
  • Giá từ: 105 - 192.8 triệu/m².

Dự án Thuận An

  • Tên dự án: Dự án Thuận An
  • Vị trí: Khu đô thị 31ha, Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Hải Phát
  • Bàn giao: Nhà xây thô hoàn thiện mặt ngoài
  • Thiết kế: phù hợp vừa ở vừa kinh doanh hoặc cho thuê làm mặt bằng kinh doanh
  • Giá từ: 127.8 - 258.4 triệu/m².

Highway 5 Residences Gia Lâm

  • Tên dự án: Highway 5 Residences (tên gọi cũ Golden Land Gia lâm)
  • Vị trí: Đường Nguyễn Mậu Tài, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức( Viết tắt TMĐ Group)
  • Diện tích: 8.3 ha
  • Nhà thầu tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn AA
  • Nhà thầu TVGS: Công ty cổ phần xây dựng và thiết kế tổng hợp (IDCO)
  • Nhà thầu Xây dựng phần hạ tầng: Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Tuấn Vinh
  • Nhà thầu Xây dựng phần Nhà thấp tầng: Công ty cổ phần xây dựng QualiPro,Công ty TNHH vấn thiết kế và xây dựng – TVĐ, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình MK
  • Tổng diện tích: 83,838.5 m2 khoảng 8.4ha
  • Số lượng biệt thự: 16 lô
  • Số lượng Shophouse, liền kề: 325 lô
  • Thời gian khởi công: Quý 1/2021
  • Thời gian bàn giao nhà: Quý 4/2023
  • Loại hình sở hữu: Sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 118.7 - 187.9 triệu/m².

East Center

  • Vị trí: Khu đấu giá 31ha Trâu Quỳ, ngõ 333 Đường Ngô Xuân Quảng, Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Sông Hồng
  • Nhà phát triển: Sàn bất động sản Đông Hà Nội
  • Diện tích: 1.3 ha
  • Diện tích xây dựng: 9,000 m²
  • Quy mô: 110 nền
  • Mật độ xây dựng: 80%
  • Diện tích nền: 81m2- 84m2-90m2-150m2, hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc
  • Giá từ: 132.9 - 240.4 triệu/m².

Hanhomes Blue Star

  • Vị trí: Đường Võ Trung Thành, Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 5
  • Diện tích: 8,221 m²
  • Diện tích xây dựng: 3,192 m²
  • Quy mô: 25 tầng nổi, 02 tầng hầm
  • Thời điểm hoàn thành: Quý 4/2022
  • Giá từ: 25 - 30 triệu/m².

Eurowindow Twin Parks

  • Tên dự án: Eurowindow Twin Parks 
  • Vị trí: Lô đất TQ5 Gia Lâm, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Eurowindow Holding
  • Tổng diện tích: 10 ha
  • Loại hình phát triển: Nhà thấp tầng gồm biệt thự, nhà liền kề
  • Quy mô: 371 căn biệt thự, liền kề
  • Tiện ích: quảng trường, trung tâm thương mại, nhà hàng, khu dịch vụ, mua sắm, bể bơi vườn cây, spa, gym, cafe, yoga, hồ điều hòa.
  • Pháp lý dự án: sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 133.3 - 208 triệu/m².

Những xã/phường khác