THÔNG TIN KHU VỰC Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên


1. Lịch sử

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Quán Tình, Tình quang, Hội Xá, vụ Đồng, Nông Vụ Thượng, Nông vụ Đông thuộc tổng Đặng Xá, phủ Thuận Thành, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trồng lúa, ngô, rau mầu, chăn nuôi và làm thuê cho địa chủ phong kiến, còn buôn bán chỉ là nhỏ lẻ, thôn Nông Vụ Đông có nghề làm quạt truyền thống được nhân dân ưa chuộng nên đời sống kinh tế khá hơn các thôn còn lại, đến nay chỉ còn vài gia đình giữ được nghề đó. 

Theo các cụ cao tuổi và trong thần tích còn lưu giữ, các thôn Nông Vụ Thượng, Nông Vụ Đông, Nông Vụ Trung trước kia là một trang trại Nông Vụ được phù sa màu mỡ của dòng sông Thiên Đức (sông Đuống) bồi đắp, có giao thông thuận lợi nền kinh tế phát triển, cư dân ngày càng đông đúc nên đã tách ra thành ba thôn, ngoài ra còn có tên gọi nôm na là: Vo Thượng, Vo Trung, Vo Đông. Cả ba thôn này trong thời gian Pháp đô hộ gọi là xã Nông Vụ thuộc tổng Đặng Xá, Gia Lâm, Bắc Ninh.

Cũng theo các cụ cao tuổi, có một bộ phận dân cư về sinh sống cạnh làng Nông Vụ Thượng (Vo Thượng) và thành lập một làng khoảng 20 hộ gia đình gọi là làng Vụ Đồng.

Vào thời Lê, thôn Hội Xá gọi là Hộ Xá. Đến năm Duy Tân thứ 10 (1916) đổi thành Hội Xá. Năm Bảo Đại thứ 10 (1935) Hội Xá thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Tháng 2 năm 1948, theo yêu cầu của tình hình cách mạng, cấp trên cho thành lập các xã theo địa bàn hành chính mới của huyện Gia Lâm, trong đó có xã Trường Chinh thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh gồm 7 thôn (làng) là Quán Tình, Tình Quang, Hội Xá, Vụ Đồng, Vo Thượng, Vo Trung, Vo Đông.

Đến tháng 5 năm 1955, xã Trường Chinh được tách thành 2 xã là Giang Biên và Phúc Lợi. Xã Giang Biên có 2 thôn Tình Quang và Quán Tình; xã Phúc Lợi có 5 thôn: Hội Xá, Vụ Đồng, Vo Thượng, Vo Trung, Vo Đông thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh.

Tháng 2 năm 1960, theo Nghị quyết của chi bộ và sự nhất trí của cấp trên, hai thôn Vụ Đồng và Vo Thượng sáp nhập làm một lấy tên là thôn Thượng Đồng.

Ngày 21 tháng 4 năm 1961, toàn bộ huyện Gia Lâm cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo Quyết định của Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 2, xã Phúc Lợi thuộc quận VIII ngoại thành Hà Nội.

Năm 1965, nhằm giáo dục truyền thống chống giặc ngoại xâm, huyện Gia Lâm đổi tên xã Phúc Lợi thành xã Hội Xá.

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, xã Hội Xá trở thành phường Phúc Lợi thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về thành lập quận Long Biên. Thời gian này xã tiếp nhận khu tập thể quân đội Tổng cục hậu cần thành tổ 20 và khu tập thể cầu 14, cơ khí may thành tổ 21.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính phường Phúc Lợi:

  • Phía Đông giáp huyện Gia Lâm
  • Phía Tây giáp phường Việt Hưng
  • Phía Nam giáp các phường Sài Đồng, Thạch Bàn
  • Phía Bắc giáp phường Giang Biên

Bản đồ vị trí phường Phúc Lợi

3. Diện tích & dân số

Phường Phúc Lợi với tổng số dân là 20.515, số hộ 5312 (số liệu thống kê tính đến cuối năm 2021), được chia làm 15 tổ dân phố với 5 cụm dân cư. Diện tích đất tự nhiên là 612,9 ha. Phần lớn người dân sống bằng nghề làm ruộng, canh tác đất bên bãi với vùng đất trồng cây ăn quả an toàn. Cây trồng chính là lúa, ngô và một số cây thực phẩm. Là một phường có tốc độ đô thị hóa nhanh. Trên địa bàn phường đã có nhiều Công ty đóng trên địa bàn phường: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Kim khí Thăng Long, Nhựa Hà Nội, May Hữu nghị, Nicotex, 386, Dược quân đội, Cơ khí may Gia Lâm. Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư đã thu hút một số lượng lớn người dân vào làm việc nơi đây góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân từng bước ổn định.

4. Giao thông

Phường nằm ở vị trí giao thông thuận lợi tiếp giáp với nhiều tuyến đường bộ chạy qua: đê Nam sông Đuống và đường Vũ Xuân Thiều điểm đầu từ Quốc lộ 5 kéo dài nối với đê sông Đuống; đường thủy sông Đuống là những đường chiến lược chạy qua địa bàn phường với vùng tam giác kinh tế Đông Bắc. Ngoài ra trên địa bàn phường còn có các tuyến đường mới mở như: tuyến đường 21m từ quốc lộ 1B tới khu đô thị Việt Hưng, tuyến đường 48m từ ngã 3 Việt Hưng, Giang Biên giao với Vũ Xuân Thiều kéo dài, tuyến đường 40m từ bùng binh trục đường 81m đến quốc lộ 1B. Ngoài ra, phường còn có hệ thống giao thông giữa các tổ dân phố, cụm dân cư đã được bê tông hóa, hệ thống chiếu sáng, tiêu thoát nước dân sinh. Đây là điều kiện quan trọng để phường có thể giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các phường khác.

  • Trần Danh Tuyên - Đất ở đô thị - giá từ 10,35 triệu/m2 đến 24,1 triệu/m2
  • Phúc Lợi - Đất ở đô thị - giá từ 11,2 triệu/m2 đến 26,6 triệu/m2
  • Hội Xá - Đất ở đô thị - giá từ 10,3 triệu/m2 đến 24,1 triệu/m2
  • Vũ Xuân Thiều - Đất ở đô thị - giá từ 7,1 triệu/m2 đến 19,9 triệu/m2
  • Đê Nam sông Đuống - Đất ở đô thị - giá từ 5,7 triệu/m2 đến 10,9 triệu/m2

5. Các dự án bất động sản

Dự án Ecohome Phúc Lợi

  • Địa điểm: Khu đô thị Việt Hưng – Phúc Lợi – Long Biên
  • Chủ đầu tư: CTCP Đầu tư & Thương mại Thủ đô – Capital House
  • Tư vấn thiết kế: CTCP Tư vấn & Thiết kế Xây dựng ACE.
  • Giám sát công trình: CTCP CONINCO
  • Diện tích dự án: 8,145.5 m²
  • Sức chứa: 1,500 người
  • Tổng số: 708 căn
  • Giá bán: 26 - 33 triệu/m²

Ecohome Phúc Lợi đạt hàng trăm giao dịch trong tuần đầu mở bán - Nhịp sống  kinh tế Việt Nam & Thế giới