THÔNG TIN KHU VỰC Phường Cự Khối, Quận Long Biên


1. Giới thiệu phường Cự Khối

Theo một số thư tịch cổ tài liệu bia ký, sắc phong và gia phả còn lưu giữ được Cự Khối có từ thời Hùng Vương dựng nước (thiên niên kỷ I trước công nguyên). Lúc đó Cự Khối thuộc bộ Vũ Linh của Nhà nước Văn Lang, gồm 2 xã: Thổ Khối và Xuân Đỗ. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nơi đây là một bộ phận của vùng đất Long Biên; thời lý thuộc phủ Thiên Đức, thời Trần thuộc Lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An, Trấn Kinh Bắc (sau đổi thành Bắc Ninh). Sau Cách mạng Tháng Tám xã Xuân Khôi được thành lập gồm các thôn: Xuân Đỗ hạ, Xuân Đỗ Thượng, Thổ Khối, Trung Thôn và Hạ Trại (Thống Nhất ngày nay). Năm 1949 xã Xuân Khôi sáp nhập với xã Cự Linh thành xã Cự Khối. Tháng 6/1955, xã Cự Khối được tách thành 2 xã Thạch Bàn và Cự Khối. Ngày 20/4/1961, huyện Gia Lâm được sáp nhập về Thủ đô Hà Nội; Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ - CP, xã Cự Khối được chuyển lên phường Cự Khối thuộc quận Long Biên, trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên là 479,67ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 230 ha.

2. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính phường Cự Khối:

  • Phía Đông giáp huyện Gia Lâm
  • Phía Tây giáp phường Long Biên
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai
  • Phía Bắc giáp các phường Long Biên, Thạch Bàn.

Bản đồ vị trí phường Cự Khối

3. Di tích lịch sử

Với số lượng di tích đình, chùa, đền, miếu phong phú, phường Cự Khối đã có 2 cụm di tích được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa là đình, chùa Xuân Đỗ Hạ và đình, chùa Thổ Khối. Ngoài ra, đình, chùa Hạ Trại được UBND TP. Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, đình Xuân Đỗ Thượng xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật. Và còn di tích đình, chùa Trung Thôn đang đề nghị thành phố xếp hạng di tích lịch sử.

Đình Hạ Trại thuộc thôn Thống Nhất là nơi thờ vị tướng nhà Đinh tên gọi Lã Lang Đế có công phù tá cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Đình Thổ Khối có từ trước năm 1730, bên trong thờ 6 vị thành hoàng trong đó có 3 vị là tướng nhà Đinh: Bạch Đa đại vương, Dị Mệ đại vương và Đào thành hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân.

4. Kinh tế

Đảng ủy phường luôn nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong công cuộc xây dựng và phát triển phường Cự Khối, chính vì thế, họ luôn thay đổi các phương thức lãnh đạo để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình.

Trong những năm qua, nền kinh tế của phường Cự Khối đã duy trì được tính ổn định và nâng cao vùng canh tác rau, quả an toàn; có thể nói phường đã chuyển dịch đúng hướng và ngày càng phát triển. Việc thu chi ngân sách cũng đảm bảo được tính hiệu quả, sử dụng tiết kiệm, chính vì thế, việc sử dụng nguồn vốn luôn đạt được hiệu quả cao.

Hạ tầng cơ sở, quản lý nguồn đất được phường đề cao. Ngoài ra, lãnh đạo phường Cự Khối có đề xuất đầu tư, hoàn thiện khớp nối các hệ thống hạ tầng cơ sở, nâng cao việc sử dụng đất hiệu quả, tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

5. Văn hóa xã hội

Phường Cự Khối rất coi trọng việc đẩy mạnh phát triển giáo dục, văn hóa - thể thao để nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần cho nhân dân; thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, các mục tiêu nằm trong chương trình quốc gia về y tế, dân số. Ngoài ra, lãnh đạo phường luôn giữ vững trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc với phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Toàn bộ đoàn thê, nhân dân nâng cao tính tự giác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

6. Giao thông

Trên địa bàn phường Cự Khối hiện nay có nhiều tuyến giao thông lớn như: Quốc lộ 1A, Long Biên – Xuân Quan…

Đường Long Biên – Xuân quan là một con đường trải dài men theo hai bờ của Phân khu hai bên sông Hồng đi qua một số phường của quận Long Biên nối phường cự khối với cầu Vĩnh Tuy để đi vào nội thành Hà Nội. Trong đấy đặc biệt phải kể đến trục đường quôc lộ 1A được biết đến là tuyến đường giao thông chạy xuyên suốt Việt Nam.

  • Bát Khối - Đất ở đô thị - Giá từ 7 triệu/m2 đến 16,7 triệu/m2