THÔNG TIN KHU VỰC Phường Giang Biên, Quận Long Biên


1. Lịch sử hình thành

Gian Biên vốn là tên chữ dùng để gọi vùng đất Vự Đàm ngày xưa, bấy giờ là tên của một đơn vị hành chính gồm hai thôn Tình Quang và Quán Tình, đều là những đơn vị hành chính độc lập. Thời thực dân phong kiến, Quán Tình và Tình Quang thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Cách mạng Tháng Tám thành công, sau Tổng tuyển cử năm 1946, hai làng Tình Quang và Quán Tình trở thành hai xã Tình Quang và Quán Tình.

Tháng 5/1955, xã Giang Biên chính thực được thành lập gồm có hai thôn là Tình Quang và Quán Tình. Đất Giang Biên từ xưa đến nay luôn là đất nằm trong phạm vi của kinh đô các triều đại trong lịch sử nước ta: Cổ Loa, Mê Linh, Long Biên, Thăng Long và Hà Nội, nên vẫn âm vang những thắng lợi hào hùng trong lịch sử dân tộc.

Giang Biên không chỉ nối tiếng với nghề trồng rau, bện thừng, đan võng, trồng chuối mà còn nổi tiếng về truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Giang Biên luôn kiên cường, gan góc bám đất, giữ làng, vừa sản xuất vừa chiến đầu cùng với cả dân tộc đưa sự nghiệp kháng chiến đến thắng lợi. Hiện nay toàn phường có 202 đối tượng chính sách, trong đó có: 16 mẹ được truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng, 63 thương binh, bệnh binh; 43 gia đình thân nhân liệt sỹ, 16 đồng chí bị ảnh hưởng của chất độc hóa học; 68 người đại diện gia tộc thờ cúng các liệt sỹ.

Hòa bình lập lại, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Giang Biên luôn là xã dẫn đầu các tỉnh Bắc Ninh về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Cùng với phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Giang Biên đã rất quan tâm tới công tác giáo dục và y tế. Năm 1958, Giang Biên được công nhận xóa nạn mù chữ và được Nhà nước trao tặng Huân chương hạng Ba.

Năm 1961, huyện Gia Lâm được sát nhập vào Thủ đô Hà Nội, trong niềm phấn khởi chung, Giang Biên cùng cả huyện Gia Lâm tiến hành 3 cuộc cách mạng trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2010), Giang Biên đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, kinh tế liên tục tăng trưởng, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP thành lập quận Long Biên, xã Giang Biên thuộc huyện Gia Lâm chuyển thành Phường Giang Biên thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Tháng 01/2004 UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 08/2004/QĐ-UB về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị Việt Hưng, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn phường.

Hơn 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, HĐND, UBND quận Long Biên, Đảng, Chính quyền và các tầng lớp nhân dân phường Giang Biên đã chủ động nắm bắt các nguồn lực tiềm năng của địa phương, vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương, khơi dậy sức dân tập trung phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội.

2. Vị trí địa lý

Phường Giang Biên có vị trí nằm ở khu vực Đông Bắc quận Long Biên, phía hữu ngạn sông Đuống, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 10km.

  • Phía Đông giáp huyện Gia Lâm
  • Phía Tây giáp phường Đức Giang, Việt Hưng
  • Phía Nam giáp phường Phúc Lợi
  • Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm.

Bản đồ vị trí phường Giang Biên

3. Diện tích và dân số

Diện tích tự nhiên toàn phường là 434,63 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp 174,50 ha, đất phi nông nghiệp: 260,13 ha.

Phường có 20 tổ dân phố thuộc 4 cụm dân cư là Tình Quang, Quán Tình, khi Tái định cư và khu đô thị Việt Hưng. Toàn phường có 5.126 hộ, 28.689 nhân khẩu, đa số người dân trong phường sống bằng nghề nông kết hợp với chăn nuôi, cũng có một số hộ làm nghề khác như sản xuất thủ công mỹ nghệ, mộc, nề, nguội. Những năm gần đây nhiều hộ đã mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh, phát triển ngành nghề thương mại, dịch vụ.

4. Di tích lịch sử

Chuyển thành phường, đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của nhân dân Giang Biên tiếp tục được nâng cao. Những công trình đình, chùa, ở Giang Biên mang đậm giá trị văn hóa, tâm linh và kiến trúc đặc sắc.

Đình, chùa Quán Tình dựa vào chân dê, từ đường Dốc Quán có cây đa cổ thụ kéo dài đến mô Long Đình (gần cống bến đò) nối với đường Văn chỉ, tạo thành hình vòng cung bao quanh khu di tích. Chùa làng có từ khi lập ấp, được xây dựng bên cạnh sông Thiên Đức, chùa chỉ có một gian gọi là Quán chùa để dân làng thờ phật. Đình làng Quán Tình có cách đây hơn 300 năm, lúc đầu chỉ là miếu để thờ thần linh, thổ địa. Đến cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, đình làng mới được xây dựng. Đình chính có 5 gian, gian giữa là lòng nước, phía sau là chuôi vồ, hậu cung là nơi cung cấm thờ Thành Hoàng làng. Đình lạng hướng về hướng Đông, với một không gian rộng rãi, gió mát bốn mùa. Cụm di tích Đình chùa Quán Tình được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2013. 

Đình làng Tình Quang ban đầu chỉ là ngôi đền do Cao Dương Công là người làng - một tướng tài của Lý Bí dựng để thờ Lý Nam Đế - người anh hùng dân tộc mở đầu tiên độc lập tự chủ đất nước ta. Đến thời Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa, dân làng Thượng Xá (tên gọi lúc bấy giờ của làng Tình Quang) đã mở mang xây dựng lại. Đình Tình Quang thờ bài vị của ba vị: Lý Bí tức Lý Nam Đế, vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta - nước Vạn Xuân; Hộ quốc công Đinh Điền - tướng của Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Thành hoàng làng Tình Quang, Lý Chiêu Hoàng, vị hoàng đế thứ 9 của nhà Lý.

Chùa làng Tình Quang tên tự là Phổ Quang, trước kia Chùa nằm ở phía dưới xóm chùa. Khoảng những năm 1919 - 1922, dân làng đã chuyển và xây dựng lại chùa sang bên kia đê đối diện với dốc cổng Ngác. Cụm di tích Đình Chùa Tình Quang đã được Nhà nước quyết định xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

Lễ hội truyền thống hàng năm của Quán Tình được tổ chức vào ngày 08/02 âm lịch; Tình Quang được tổ chức vào ngày 18/02 âm lịch. Lễ hội thường có các trò chơi như rước nước, tế, lễ, các trò chơi dân gian như: đấu vật, đấu cờ người, kéo co, hát quan họ,... Lễ hội Tình Quang và Quán Tình có tính cộng đồng cao, mang đậm dấu ấn lễ hội của các làng quê Kinh Bắc, rất gần gũi và thiêng liêng.

5. Kinh tế

Qua bao biến cố thăng trầm lịch sử, phường Giang Biên luôn nhận thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm và vị thế của mình trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của quận. Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đến nay phường Giang Biên đã có nhiều đổi thay, tiếp tục gặt hái những thành tựu quan trọng. Kinh tế liên tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 200 triệu/ha/năm. Thương mại dịch vụ tăng bình quân 23%. Thu chi ngân sách hàng năm đều cao. Những năm gần đây, số thu tăng gần 200% đã tạo nguồn lực không nhỏ thúc đẩy kinh tế phát triển, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao. Toàn phường mở rộng 19 tổ dân phố với 03 cụm dân cư Tình Quang, Quán Tình và khu đô thị Việt Hưng. Đại đa số người dân trước đây sinh sống bằng nghề nông, nay có nhiều hộ đã mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh tại nhà và tại 02 chợ dân sinh trong khu vực. Hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, các khu tái định cư được khớp nối đồng bộ, diện mạo đô thị đã hình thành rõ rệt hơn. Lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm toàn diện. Có 6 trường công lập với đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị xây dựng trường chuẩn, trường chất lượng cao. Chất lượng dạy và học ngày càng đi vào thực chất. Các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo được triển khai tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

6. Giao thông

Trên địa bàn phường Giang Biên hiện nay có nhiều tuyến giao thông lớn như: Phố Mai Chí Thọ, Lưu Khánh Đàm, Đường đê Vàng…

Phố Mai Chí Thọ được biết đến là tuyến đường rộng nhất trên địa bàn phường Giang Biên, có đến 8 làn xe, bắt đầu từ đoạn ngã tư giao cắt phố Hội Xá đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối đường Ngô Gia Tự trại trụ sở TAND quận Long Biên.

Trong đấy đáng chú ý là con đường Đê Vàng kéo dài khắp phạm vi phường Giang Biên. Một điểm của con đường này nối với Cầu Đuống để thuận tiện cho việc di chuyển sang quận Gia Lâm, điểm khác con đường này nối phường Giang Biên với Cầu Phù Đổng cũng chính là trục đường Quốc lộ 1A chạy xuyên suốt Việt Nam.

  • Mai Chí Thọ - Đất ở đô thị: giá từ 9 triệu/m2 đến 21 triệu/m2
  • Lưu Khánh Đàm - Đất ở đô thị: giá từ 11,2 triệu/m2 đến 26,6 triệu/m2

7. Các dự án bất động sản

Dự án NO-08 Giang Biên

  • Tên dự án: NO-08 Giang Biên
  • Vị trí: Lô NO-08, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội
  • Loại hình: Chung cư
  • Chủ đầu tư: Cổ phần ĐT-PT nhà Hà Nội số 5
  • Tổng diện tích: 9.863m2
  • Giá bán: 30.4 - 32.7 triệu/m²

NO-08 Giang Biên - CafeLand.Vn

Dự án Ecocity Việt Hưng

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thiên Hương
  • Vị trí dự án: Lô CT-21B - Khu đô thị mới Việt Hương, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội
  • Ngân hàng bảo lãnh: Vietcombank
  • Quy mô dự án: gồm 4 tòa tháp A, B, C, D chung khối đế và 1 tầng hầm
  • Giá bán: 30.3 - 39.1 triệu/m2

Eco City Việt Hưng Long Biên - Website Chủ Đầu Tư Thiên Hương

Dự án Việt Hưng Green Park

  • Chủ đầu tư: Liên danh Công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVCR) và Công ty Cổ phần Đầu tư NNP (NNP)
  • Vị trí dự án: khu đất CT15 khu đô thị Việt Hưng, Giang Biên, Long Biên, Hà nội
  • Quy mô dự án: 3 tòa chung cư 18 tầng và 3 toàn chung cư 4 tầng, 18 biệt thự
  • Giá bán: 34.8 - 41.4 triệu/m²

Chung cư CT 15 Việt Hưng Green Park - Thông tin chủ đầu tư