THÔNG TIN KHU VỰC Phường Yết Kiêu, Quận Hà Đông

Lịch sử hình thành
Toàn bộ diện tích tự nhiên của phường Yết Kiêu hiện nay nguyên là đất thổ cư và đồng ruộng của làng Cầu Đơ xưa. Đây là vùng đất được hình thành từ lâu đời. Vào thời Hùng Vương - An Dương Vương, thuộc bộ Giao Chỉ - một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc; thời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX thuộc địa giới của thôn Cầu Đơ, xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (năm 1815 đổi làm phủ Ứng Hòa), trấn Sơn Nam Thượng. Năm 1902, một phần đất của xã Cầu Đơ được cắt ra để hình thành khu vực lỵ sở của tỉnh Cầu Đơ (năm 1904 đổi tên thành tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ cũng gọi là Hà Đông).
Ngay từ đầu thành lập lỵ sở tỉnh Cầu Đơ, địa bàn thuộc phường Yết Kiêu bây giờ đã nằm ở khu vực trung tâm, với một số công trình quan trọng được xây dựng: Dinh Công sứ (nay thuộc khối 1), Bưu điện, vườn hoa,... Năm 1923, thị xã Hà Đông được thành lập, địa bàn thuộc phường Yết Kiêu thuộc khu vực nội thị.
Sau năm 1954, vùng đất là phường Yết Kiêu hiện nay thuộc nội thị thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Đông. Năm 1959, Yết Kiêu là một trong ba khu nội thị (cùng với Quang Trung, Lê Lợi).
Tháng 8-1975, thị xã Hà Đông thành lập bốn tiểu khu (cấp chính quyền chưa hoàn chỉnh), gồm: Yết Kiêu, Quang Trung, Lê Lợi và Tô Hiệu. Khu vực phường Yết Kiêu hiện nay thuộc tiểu khu Yết Kiêu. Ngày 24-4-1981, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình ban hành Quyết định số 87/QĐ-UB, thành lập tại thị xã Hà Đông ba phường gồm: Yết Kiêu, Quang Trung và Nguyễn Trãi.
1. Giới thiệu về phường Yết Kiêu
Yết Kiêu là 1 phường của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Phường Yết Kiêu không chỉ mang tên vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần, đây còn là một trong những phường có diện tích khiêm tốn nhất của quận Hà Đông. Tuy vậy, phường lại được quy hoạch khá bài bản, ngày càng phát triển và đã có nhiều bước tiến vượt bậc về kinh tế, xã hội cũng như cảnh quan đô thị.
2. Vị trí địa lý
Phường Yết Kiêu được biết đến là một trong số 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc quận Hà Đông. Địa giới hành chính phường Yết Kiều:
- Phía Đông giáp phường Mộ Lao và phường Văn Quán (ngăn bởi sông Nhuệ)
- Phía Tây giáp phường Vạn Phúc
- Phía Nam giáp phường Nguyễn Trãi
- Phía Bắc giáp Mỗ Lao - phường Văn Mỗ (ngăn bởi kênh La Khê).
Bản đồ phường Yết Kiêu
Địa phận phường có dòng sông Nhuệ chạy qua dọc theo tuyến Yết Kiêu. Mặc dù có sự hạn chế về mặt diện tích, song phường lại nằm ở vị trí khá thuận lợi với nút giao đường DT70A (nối với Quốc lộ 1A chạy xuyên Việt) với Quốc lộ 6 (đường hướng tâm Hà Nội), rất thuận tiện cho việc di chuyển vào nội thành. Từ trung tâm phường Yết Kiêu đi về khu vực Hồ Gươm chỉ khoảng 13km.
3. Diện tích và dân số
Phường Yết Kiêu có diện tích 0,21 km², dân số năm 2022 là 8.623 người, mật độ dân số đạt 41.061 người/km².
4. Kinh tế - Xã hội
Theo thống kê đến tháng 4-2019, tổng số dân của phường Yết Kiêu là 5.956 người, thấp nhất trong số 17 phường của quận Hà Đông. Tuy nhiên, mật độ trung bình lại cao thứ 2 toàn quận (đứng sau phường Nguyễn Trãi).
Dân cư trên địa bàn phường Yết Kiêu hầu hết là các khu dân cư mới được hình thành từ đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, chủ yếu là người lao động (thợ thủ công, công nhân và buôn bán nhỏ). Năm 1959, Nhà máy Cơ khí nông cụ được thành lập ở địa bàn Yết Kiêu. (Ngày 16-7-1966, đổi tên thành Nhà máy Cơ khí nông nghiệp. Ngày 27-4-1994 lấy tên là Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp). Nhà máy cơ khí nông cụ được thành lập đáp ứng nhu cầu trang bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp của đất nước, trên cơ sở sáp nhập một số tập đoàn sản xuất miền Nam như: tập đoàn sản xuất Đồng Tâm, xưởng nông cụ Chèm, xưởng gỗ Thống Nhất. Nhà máy tiếp quản 2.000m2 nhà xưởng do nhà máy thuốc lá Thăng Long bàn giao lại. Ngày 17-12-1959, ban thiết kế nhà máy được thành lập để xây dựng và chuẩn bị tổ chức sản xuất. Lúc đó nhà máy có 131 người, 36 thiết bị và 4 cán bộ kỹ thuật. Sau 10 tháng xây dựng nhà xưởng và kiện toàn tổ chức, năm 1960 Nhà máy đi vào hoạt động chính thức. Đây là nhà máy sản xuất nông cụ phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp của cả nước vào thời điểm lúc bấy giờ. Nhà máy đã vinh dự được Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo của Đảng tới thăm vào năm 1972. Cùng với sự xuất hiện của Nhà máy nông cụ và các đơn vị, xí nghiệp khác, nhiều khu tập thể xuất hiện, dân cư ngày càng đông đúc.
Từ sau năm 1973, nhất là khi miền Nam được giải phóng, một số cơ quan được xây dựng trên địa bàn phường Yết Kiêu. Đến nay, trên địa bàn phường Yết Kiêu xuất hiện các dự án quan trọng như: Dự án tòa tháp thiên niên kỷ (số 2C đường Quang Trung), dự án tòa nhà Liên hợp (khu vực rạp Nguyễn Trãi cũ), dự án tòa nhà 16B Nguyễn Thái Học (Công ty 319 thuộc Bộ Quốc phòng).
5. Văn hóa
Các phong trào văn hóa, thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển khá, Toàn phường hiện có 12 câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, cờ tướng và 01 câu lạc bộ đồng diễn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở phường Yết Kiêu đã thực sự là phong trào của “toàn dân”. Trong 5 năm trở lại đây số hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa luôn đạt trên 95% và số hộ đạt gia đình văn hóa trên 89%. Đến nay, phường có 6/7 tổ dân phố đạt danh hiệu tổ dân phố văn hóa, 12/12 cơ quan đơn vị đăng ký xây dựng và giữ vững cơ quan văn hóa. Việc cưới, việc tang theo trên địa bàn phường được triển khai theo đúng nội dung chương trình 06 của Quận ủy và chương trình 195 của Đảng ủy phường. Năm 2012 vừa qua, trên 90% đám cưới được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, trên 90% đám tang được tổ chức bằng hình thức hỏa táng.
Thấm nhuần đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, “tương thân, tương ái”, những năm qua công tác chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã được cán bộ và nhân dân phường quan tâm đặc biệt. Công tác chi trả các chế độ, thăm hỏi các gia đình chính sách, lão thành cách mạng nhân dịp lễ tết, 27/7 luôn đầy đủ, kịp thời, đã hỗ trợ kinh phí xây dựng được trên 20 nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa với tổng số tiền trên 437 triệu đồng. Đến nay 100% số hộ gia đình chính sách trên địa bàn phường đều có mức sống từ trung bình khá trở lên, trong đó có trên 70% số hộ khá, giàu.
Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân thường xuyên được củng cố, góp phần giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội. Hàng năm phường luôn hoàn thành 100% chỉ tiêu về tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân tham gia phòng chống tội phạm” và phong trào “5 tự phòng, 4 tự quản” được đẩy mạnh đã góp phần hạn chế mức thấp nhất các vụ việc phức tạp, không có các điểm nóng về tệ nạn phát sinh.
6. Giáo dục
Sự nghiệp giáo dục có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng cao. Trường Mầm non Yết Kiêu nhiều năm liền là trường tiên tiến, xuất sắc cấp Thành phố và quận. Trường tiểu học Yết Kiêu trong 10 năm thành lập liên tục đạt trường Tiên tiến cấp Quận, Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố; được UBND thành phố, BGD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đạt từ 80-87%, nhiều năm liền dẫn đầu khối Tiểu học toàn quận về công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi . Đã có em học sinh đạt giải Nhất trong cuộc thi Thần đồng Đất Việt và giải Nhì cuộc thi giải Toán bằng bàn tính số học Quốc tế tại Malaysia. Bên cạnh đó, Yết Kiêu là một trong những điểm sáng của quận về ngành học giáo dục thường xuyên. 16 năm qua, lớp học tình thương của phường đã đón nhận và bù đắp thiệt thòi cho hàng chục học sinh tật nguyền, giúp các em biết đọc, biết viết và hoà nhập với cộng đồng.
7. An ninh và dân cư
Phường Yết Kiêu được thành lập trên cơ sở tiểu khu Yết Kiêu trước đó. Dân cư toàn phường được chia thành 7 tổ dân phố, theo thứ tự từ 1 đến 7. Dân cư phân bố không đều, tập trung ở phía Tây phường: khu vực bên trái quốc lộ 6 (từ cầu Trắng đi Bưu điện Hà Đông) là vườn hoa Hà Đông và Nhà văn hóa thiếu nhi Hà Đông, có 1,9ha diện tích tự nhiên, không có dân cư sinh sống; khu vực Dinh Công sứ ngày xưa (khối 1) có 12,1ha diện tích tự nhiên, có 1 nhà máy, 7 cơ quan và 1 tổ dân phố có 221 hộ dân cư với 711 người; khu vực khối 2 trước đây có 7,9ha diện tích tự nhiên, 7 cơ quan và 6 tổ dân phố.
Phường Yết Kiêu là nơi dân cư bốn phương về tụ hội, gồm công nhân, thợ thủ công, viên chức, bộ đội, tiểu thương, doanh nhân, trí thức... Trình độ học vấn ngày càng cao, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng. Mỗi gia đình, mỗi người đều đoàn kết, gắn bó với phố phường, thực hiện quy ước văn minh, coi trọng nghĩa tình phố phường và giữ nếp sống văn hóa Việt Nam. Do không phải là phường nằm ở khu vực trung tâm Thành phố nên mật độ dân số sinh sống tại phường Yết Kiêu nhìn chung không quá đông đúc.
An ninh khu vực ổn định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của quận Hà Đông nói chung và phường Yết Kiêu nói riêng, trong tương lai, phường chắc chắn sẽ là một trong số những khu vực thu hút nhiều hộ gia đình về định cư, sinh sống.
8. Hệ thống giao thông
Các tuyến đường chính - phụ và khung giá đất
Trên địa bàn phường Yết Kiêu hiện nay có một số tuyến đường lớn đi qua như:
+ Quang Trung - Đất ở đô thị - giá từ 9,5 triệu/m2 đến 29 triệu/m2
+ Chu Văn An - Đất ở đô thị - giá từ 10,2 triệu/m2 đến 24,4 triệu/m2
+ Quốc Lộ 6A (tuyến đường nối vào trung tâm Thủ đô) - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 16,6 triệu/m2.
Ngoài ra còn có các tuyến đường:
+ Yết Kiêu - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 16,6 triệu/m2
+ Phan Huy Chú - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 16,6 triệu/m2
+ Trần Văn Chuông - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 16,6 triệu/m2
+ Huỳnh Thúc Kháng - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2
+ Phan Chu Trinh - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2
+ Trương Công Định - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 16,6 triệu/m2
+ Tây Sơn - Đất ở đô thị - giá từ 7,9 triệu/m2 đến 16,6 triệu/m2
+ Nguyễn Thượng Hiền - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2
+ Phố Cao Thắng - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2
+ Nguyễn Thái Học - Đất ở đô thị - giá từ 9 triệu/m2 đến 20 triệu/m2.
Ngoài phố Quang Trung và Chu Văn An, các tuyến đường còn lại không quá rộng nhưng có điểm cộng là được quy hoạch theo ô bàn cờ, khá đồng bộ và dễ di chuyển cho người tham gia giao thông.
Mật độ giao thông
Cơ sở hạ tầng, đường xá nội phường được thiết kế theo ô bàn cờ, cộng thêm dân số không quá đông nên rất hiếm khi gặp phải tình trạng tắc đường. Tuy nhiên, điểm trừ của giao thông phường là có nhiều tuyến đường nhỏ, không có vỉa hè, chưa kể các cửa hàng buôn bán, chợ tạm họp tràn lan bên lề đường, gây cản trở giao thông một cách đáng kể khi di chuyển vào giờ cao điểm.
Các tuyến bus
+ Nhà Văn Hóa Công Đoàn Hà Nội: 19, 22C, 33, 57, 89
+ Số 2 Chu Văn An: 19, 22C, 33, 57, 89.
9. Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản phường Yết Kiêu chủ yếu là loại hình nhà ở thấp tầng. Bất động sản tại mặt tiền các phố lớn như: Quang Trung, Chu Văn An rất thích hợp để kinh doanh, buôn bán. Trong khi đó, trong các tuyến phố nhỏ như Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Gia Khảm, Phan Chu Trinh…, không gian sống không quá ồn ã, xô bồ, sẽ phù hợp hơn với các hộ gia đình có nhu cầu mua nhà để ở.
Ngoài ra, phường cũng có 3 dự án chung cư, gồm: Chung cư Samsora Premier, Chung cư Duyên Hải, Tháp thiên niên kỷ Hà Tây. Tuy không quá nổi bật trên thị trường bất động sản, song phường thực sự là một trong những khu vực đáng sống, nơi định cư lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua.
10. Các dự án bất động sản
- Tên chính thức của dự án: Toà nhà hỗn hợp Tháp Doanh Nhân
- Vị trí: Số 1 Đường Thanh Bình, Phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô
- Đơn vị thiết kế: Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
- Diện tích xây dựng: 70,000m2
- Diện tích khuôn viên: 2.710m2
- Tòa nhà bao gồm 52 tầng với chiều cao là 168m
- Quy mô: 45 tầng nổi, 02 tầng lửng và 5 tầng hầm
- Tổng số căn hộ: 270 căn hộ cao cấp
- Diện tích căn hộ: 75m2, 95m2, 100m2 và 135m2
- Giá từ: 20.9 - 27.5 triệu/m².
- Tên dự án: Tổ hợp Trung tâm TMDV Văn phòng và Chung cư 105 Chu Văn An
- Tên thương mại: Samsora Premier
- Vị trí: Số 105 Chu Văn An, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội
- Tư vấn giám sát: Công ty CP TEXO Tư vấn và đầu tư
- Nhà thầu xây lắp: Công ty CP Xây dựng Nền móng Long Giang
- Tư vấn thiết kế: Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp CN Miền Bắc (NAGGECO)
- Diện tích đất xây dựng công trình: 5.985m2
- Diện tích xây dựng: 2.600m2
- Tầng cao công trình: 37 tầng
- Số tầng hầm: 3 tầng
- Tổng số tầng căn hộ: 29 tầng
- Tổng số căn hộ: 696 căn
- Diện tích căn hộ từ: 58,17-88,19m2
- Thời gian khởi công: Ngày 09/03/2017
- Thời gian bàn giao nhà dự kiến: Quý II/2019
- Giá từ: 33 - 40.2 triệu/m².
Tòa Tháp Thiên Niên Kỷ - Hatay Millennium
- Vị trí: Số 4 Quang Trung, Phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TSQ Việt Nam
- Đơn vị thiết kế: Công ty Bruce Henderson Architects (Úc)
- Diện tích: 5,600 m²
- Quy mô: Cao 44 tầng và 3 tầng hầm, Tổ hợp 2 khối tháp thông nhau Tháp A – 12 căn/tầng, tháp B – 11 căn/tầng
- Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
- Thời điểm hoàn thành: Quý IV/ 2020
- Giá từ: 32.8 - 43.8 triệu/m².
Những xã/phường khác




