Lịch sử hình thành

Thường Tín có tên trên bản đồ Việt Nam từ buổi đầu dựng nước. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì Thường Tín nguyên là đất thuộc quận Giao Chỉ thời Bắc thuộc. Đến các triều đại phong kiến độc lập tự chủ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý Trần; Thường Tín là châu Thượng Phúc. Thời Hậu Lê (1428-1527), phủ Thường Tín bao gồm 3 huyện: Thanh Đàm (tức Thanh Trì), Phù Vân (tức Phú Xuyên), và Thượng Phúc (tức Thường Tín ngày nay), thuộc Trấn Sơn Nam. 

Những năm đầu thế kỷ XIX, theo sử sách của Phan Huy Chú thì phủ Thường Tín nằm ở phía bắc Sơn Nam, các huyện đều men theo đường quan lộ, đất bằng rộng rãi, không có rừng núi, chỉ có dòng sông Tô Lịch bao quanh. Phủ Thường Tín với 3 huyện nên trên tồn tại cho đến triều Nguyễn. 

Ngày 01/10/1831, vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính, chia lại địa phận, tách, nhập một số phủ huyện, bỏ địa danh hành chính lộ, trấn thành lập 18 tỉnh, trong đó, có tỉnh Hà Nội. Huyện Thường Tín (tức Thường Tín) được thành lập, thuộc tỉnh Hà Nội. Phú Xuyên, Thanh Trì được tách thành 2 huyện riêng. Như vậy, huyện Thường Tín được thành lập từ ngày 01/10/1831.  

Vào những năm đầu thế kỷ XX, huyện Thường Tín được đổi tên thành Thường Tín. Suốt thời Pháp thuộc (1884-1945), Thường Tín là một phủ thuộc tỉnh Hà Đông. Trong hơn 100 năm, từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, huyện Thượng Phúc (Thường Tín) dù có tách, nhập hay đổi tên ở cấp tổng hay phủ, cũng không có gì thay đổi. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Thường Tín là một huyện thuộc tỉnh Hà Đông.

Ngày 21/4/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định số 103-NQ-TVQH, theo đó, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây mới được thành lập do hợp nhất 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây. Khi đó, huyện Thường Tín gồm 32 xã.

Từ ngày 27/12/1975, theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn: Hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. 

Ngày 29/12/1978, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội lần thứ 2,  trong đó, có 4 xã ở phía bắc huyện Thường Tín là: Đại Áng, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Tả Thanh Oai được sáp nhập vào huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Huyện Thường Tín còn lại 28 xã. 

Ngày 19/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 49/HĐBT thành lập thị trấn Thường Tín trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Văn Bình, Văn Phú và Hà Hồi. 

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII  đã ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Thường Tín trở lại thuộc tỉnh Hà Tây. Như vậy, huyện Thường Tín có 1 thị trấn và 28 xã, giữ ổn định đến nay.

Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Huyện Thường Tín trực thuộc thành phố Hà Nội quản lý.

1. Giới thiệu về huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội. Nơi đây được thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên 
  • Phía Tây giáp huyện Thanh Oai
  • Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì.

Bản đồ hành chính huyện Thường Tín

Bản đồ hành chính huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và các xã của huyện Thường Tín là: Vân Tảo, Văn Tự, Văn Phú, Văn Bình, Vạn Điểm, Tự Nhiên, Tô Hiệu, Tiền Phong, Thư Phú, Thống Nhất, Thắng Lợi, Tân Minh, Quất Động, Ninh Sở, Nhị Khê, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Minh Cường, Liên Phương, Lê Lợi, Hồng Vân, Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Hà Hồi, Duyên Thái, Dũng Tiến, Chương Dương.

3. Địa hình - Khí hậu

Thường Tín là huyện đồng bằng sông Hồng, có địa hình khá bằng phẳng. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng không đáng kể. Huyện mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùa khô, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,5°C.

4. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thường Tín là 127,59 km², dân số năm 2019 khoảng 250.160 người. Mật độ dân số đạt 1.961 người/km².

5. Cơ sở hạ tầng

Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển đặc biệt về các khu du lịch, những di tích mang tính lịch sử và văn hóa. Nền nông nghiệp phát triển nhiều loại khác nhau. Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thường Tín chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình. Các công tác về giải phóng mặt bằng của một số dự án còn chưa đúng tiến độ. Tỷ lệ đất đường giao thông trên đất số thị chiếm tỉ lệ rất thấp 8,5% và giao thông vẫn là nút thắt của huyện. 

6. Kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 53,4%, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 32,5%, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 14,1%.

Huyện luôn đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp nông thôn, giữ vững vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Huyện cũng tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng cây màu, đổi mới cơ cấu giống lúa, mở rộng nuôi trồng thủy sản.

Toàn huyện có 8 cụm công nghiệp và 26 điểm công nghiệp làng nghề. Các cụm công nghiệp bao gồm: Cụm công nghiệp Hà Hồi – Quất Động, cụm công nghiệp Duyên Thái, cụm công nghiệp Lưu Xá – Quất Động, cụm công nghiệp Quất Động, cụm công nghiệp Hà – Bình – Phương, cụm công nghiệp Liên Phương, cụm công nghiệp Phụng Hiệp, cụm công nghiệp Bắc Thường Tín. Các cụm, điểm công nghiệp hiện đang thu hút đông đảo lao động với các sản phẩm chủ yếu là bao bì, thiết bị điện, các mặt hàng tiêu dùng phổ thông.

Huyện có số lượng làng nghề tương đối nhiều, 126/126 làng có nghề, 49 làng nghề được công nhận với các loại mặt hàng có tính hàng hóa và mang lại giá trị cao. Trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng, lâu đời như: mây tre đan ở Ninh Sở, bánh dày ở Quán Gánh, thêu ở Quất Động và Thắng Lợi, sơn mài ở Duyên Thái, tiện gỗ ở Nhị Khê.

Một số làng nghề mới phát triển trong mấy chục năm trở lại đây như: mộc cao cấp ở Vạn Điểm, điêu khắc gỗ đá ở Nhân Hiền – Hiền Giang, bông len ở Trát Cầu – Tiền Phong, sừng mỹ nghệ ở Thụy Ứng – Hòa Bình. Các sản phẩm làng nghề của Thường Tín đã có mặt ở thị trường trong nước và rất được ưa chuộng, đặc biệt là hàng tranh thêu tinh xảo, đồ mộc, sơn mài.

Về y tế, Thường Tín có 32 cơ sở y tế, trong đó có 2 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, bệnh viện tâm thần Trung Ương), 1 trung tâm y tế dự phòng và 1 viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương. Mạng lưới y tế đang được củng cố và hoàn thiện, 29/29 trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm y tế đã được cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới, 100% các thôn có nhân viên y tế thôn.

Về giáo dục, trên địa bàn huyện có 88 trường công lập, trong đó có 5 trường cấp trung học phổ thông, 30 trường cấp trung học cơ sở, 29 trường cấp tiểu học, 29 trường mầm non. Mạng lưới trường học cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, mỗi xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Ngoài ra huyện còn có trường Cao đẳng Truyền hình, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.

7. Văn hoá – Xã hội 

Các lĩnh vực văn hoá xã hội trên địa bàn huyện cũng ngày càng khởi sắc. Hệ thống điện phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống được đầu tư đồng bộ với lưới điện trung áp ở 100% xã. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được nâng cao với 100% các trạm y tế xã có bác sĩ, các chương trình quốc gia đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, mạng lưới y tế thôn được hình thành từ cuối năm 2002 ngày càng đi vào hoạt động hiệu quả. Sự nghiệp giáo dục cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ với việc đảm bảo tốt chất lượng dạy và học, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục phổ thông trung học...

Thường Tín là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, nhiều di chỉ khảo cổ học đã được tìm thấy cho thấy con người đã có mặt tại đây từ thời kỳ đồ đá mới. Tình cờ, trong quá trình sản xuất, người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những hiện vật gồm 21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngôi mộ bên dòng sông Kim Ngưu. Cách đó 3 km, họ đào được nhiều mộ thuyền tương tự như các hiện vật tại di chỉ xã Châu Can, huyện Phú Xuyên chứa đựng các đồ tùy táng bằng đồng: mũ, lá chắn, giáo, tên... Tất cả đã được đưa về bảo tàng bảo quản và trưng bày.

Bên cạnh các di chỉ khảo cổ học, Thường Tín còn là địa bàn của nhiều di tích lịch sử văn hoá và làng nghề truyền thống. Trong số hàng trăm di tích đã được xếp hạng, phải kể đến là: đền Nguyễn Trãi, chùa Đậu, đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, chùa Mui (xã Tô Hiệu), đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất), đình Là (xã Tân Minh), lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo), bến Chương Dương (xã Chương Dương), khu đền Lộ, Xâm Dương...

Huyện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169 thôn, cụm dân cư, tổ khu phố. Trong hệ thống các di tích cổ, toàn huyện có 385 điểm, trong đó gần 100 điểm được xếp hạng như chùa Đậu, chùa Mui, đền thờ Nguyễn Trãi... Về di sản văn hoá phi vật thể, huyện còn lưu giữ nhiều tục ngữ, dân ca địa phương cũng như các lễ hội với nhiều tích trò cổ như kéo lửa nấu cơm thi Từ Vân, các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân.

Hiện nay, huyện đã triển khai phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong từng thôn. Tính đến năm 2009, đã có 78% số hộ đạt Gia đình văn hoá, 58 làng đạt danh hiệu Làng văn hoá, 58 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp văn hoá.

Hướng tới chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, huyện đã có kế hoạch tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, khôi phục lễ hội dân gian tại xã Tự Nhiên, hội Từ Vân, hội Bộ Đầu, hội Ninh Sở nhằm phát huy lòng tự hào về truyền thống đất dnah hương, huyện anh hùng. Ngoài ra, huyện cũng đã chỉ đạo đài truyền thanh huyện và các xã, thị trấn mở chuyên mục về kỉ niệm đại lễ, tổ chức triển lãm lưu động với chủ đề Hà Nội xưa và nay tại các nhà văn hoá thôn, trường học, điểm bưu điện - văn hoá xã.

8. Hạ tầng giao thông

Thường Tín có hệ thống giao thông khá hợp lý, ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống nhân dân và phát triển sản xuất.

Đường tỉnh lộ

Quốc lộ 1A: Có chiều dài qua huyện là 17,2km, chiều rộng mặt đường 8m, kết cấu bê tông nhựa atfan, có chất lượng tốt.

Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: có chiều dài qua huyện 17km, chiều rộng khoảng 40m với 6 làn xe chạy cùng với 2 cầu vượt (1 cầu trên đường 427 địa phận xã Liên Phương và 1 cầu trên đường 429 địa phận Vạn Điểm – Minh Cường). Đường có kết cấu bê tông nhựa atfan, hai đường gom rộng 10m, chất lượng tốt.

Tỉnh lộ 427 chạy từ Bình Đà qua xã Hiền Giang, thị trấn đến cảng Hồng Vân nối liền huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín có tổng chiều dài 12km, mặt đường rộng 7m, trải nhựa, chất lượng tốt.

Tỉnh lộ 429 từ chợ Tía (xã Tô Hiệu) đi Quán Tròn (huyện Thanh Oai) qua địa bàn huyện có chiều dài 3,54km, mặt đường rộng 7km, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.

Đường huyện quản lý

Tổng chiều dài 49km, gồm 14 tuyến chính:

  • Đường Nhị Khê – chợ Đám có chiều dài 3km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
  • Đường Quán Giai – chùa Dậu có chiều dài 4,4km, chiều rộng mặt đường 4m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
  • Đường Một Thượng – Nghiêm Xuyên có chiều dài 5,5km, chiều rộng 4m, kết cấu bê tông nhựa, có chất lượng tốt.
  • Đường Hòa Bình – Khánh Hà có chiều dài 4,4km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
  • Đường Duyên Thái – Ninh Sở có chiều dài 3,7km, chiều rộng mặt đường 3,5km, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
  • Đường Liên Phương – Ninh Sở, chiều dài 1,7km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
  • Đường Vân Tảo – Ninh Sở, chiều dài 5,4km, chiều rộng 3m, kết cấu bê tông nhựa.
  • Đường Vân Tảo – Chương Dương, chiều dài 2,2km, chiều rộng 3m, trong đó 0,5km kết cấu bê tông nhựa, 1,7km kết cấu bê tông xi măng, đã xuống cấp.
  • Đường Đào Xá – An Cảnh, chiều dài 3,1km, chiều rộng 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
  • Đường Quất Động – Chương Dương, chiều dài 4,7km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
  • Đường Tía – Bến Dấp, chiều dài 2,7km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
  • Đường Thống Nhất – Vạn Điểm, chiều dài 3km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông xi măng, chất lượng tốt.
  • Đường Tiền Phong – Tân Minh có chiều dài 2km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
  • Đường Chùa Dậu – Ba Lăng có chiều dài 3km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng, đã xuống cấp.

Đường do xã quản lý

Tổng chiều dài các tuyến đường do xã quản lý là 152,90km, 90% trong đó đã được bê tông hóa.

Giao thông đường thủy

Huyện Thường Tín có lợi thế về đường sông với hai con sông lớn chảy qua là sông Nhuệ, sông Hồng, 6 bến đò, 2 bến cảng là cảng Vạn Điểm và cảng Hồng Vân. Sông Nhuệ nằm ở phía Tây của huyện, có tổng chiều dài 17,5km, chảy qua các xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Tiền Phong, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà. Sông Hồng nằm ở phía Đông huyện, có tổng chiều dài qua huyện 15km, chảy qua các xã Vạn Điểm, Thống Nhất, Lê Lợi, Thư Phú, Tự Nhiên, Hồng Vân, Ninh Sở. Huyện có 1 bến cảng Hồng Vân và 6 bến đò.

Giao thông đường sắt

Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Tía và ga Thường Tín, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa với cả nước, đặc biệt là vận chuyển từ các cảng lớn trong cả nước về huyện.

9. Du lịch

Với nhiều điều kiện thuận lợi, đồng thời là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa nên lúc sinh thời Cao Bá Quát gọi đây là vùng đất danh hương. Đến với huyện Thường Tín, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều loại hình du lịch khác nhau như: Du lịch di sản – di tích – lễ hội, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, trải nghiệm ẩm thực và vui chơi giải trí…

Du lịch di tích: Với quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ có 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng (ước tính cứ 1km2 có 3 di tích, công trình tín ngưỡng), trong đó đến năm 2019 có 120 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố. Một số di tích nổi tiếng như: Chùa Đậu; Đền bến Chương Dương; Đền thờ Nguyễn Trãi; Chùa Pháp Vân; Đền Bộ Đầu… các di tích này gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thuyết lịch sử của cha ông ta qua các thế hệ. Các di tích đều có cảnh quan đẹp, kiến trúc điêu khắc độc đáo, là nơi lưu giữ nhiều báu vật quý của quốc gia như Chùa Đậu lưu giữ cuốn sách bằng Đồng có từ thời Sỹ Nhiếp (200-210), rồng đá thời Trần, chuông đồng, khánh đồng, hai pho tượng bằng sơn phủ lên thi hài của hai nhà sư trụ trì Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường…

Du lịch lễ hội: Gắn với các di tích là lễ hội, hiện nay trên địa bàn huyện có 6 lễ hội qui mô lớn và 26 lễ hội được tổ chức thường xuyên, trong đó có những lễ hội tiêu biểu, đặc sắc như: lễ hội tôn thờ Chử Đồng Tử - Đệ nhất phúc thần, là một trong Tứ Bất Tử của dân tộc - với nàng Tiên Dung, con gái của vua Hùng, Lễ hội được tổ chức vào ngày 01 tháng 4 âm lịch hàng năm ở xã Tự Nhiên; Lễ hội Đền Bộ Đầu; Lễ hội Đền Lộ xã Ninh Sở…các lễ hội đa phần diễn ra vào đầu năm với quy mô lớn, thu hút nhiều du khách khắp nơi đến tham dự và tìm hiểu nét đẹp truyền thống của địa phương. 

Du lịch di sản: Huyện là nơi lưu giữ kho tàng tục ngữ, dân ca, các sinh hoạt lễ hội, các tích trò dân gian đậm nét nhân văn như thi võ cổ truyền tại lễ hội chùa Mui; hát trống quân ở Khánh Hà; Múa rối cạn xã Nguyễn Trãi; hát chèo ở các xã: Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Duyên Thái... 

Thường Tín nổi tiếng là đất hiếu học, khoa bảng, trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến, Thường Tín là huyện đứng ở top đầu về con số đăng khoa (gần 70 người). Đặc biệt là làng Nghiêm Xá, xã Nghiêm Xuyên có 7 tiến sĩ, nhiều dòng họ đỗ đạt, điển hình là họ Vũ làng Ba Lăng, xã Dũng Tiến; họ Doãn ở làng An Duyên, xã Tô Hiệu; gia đình họ Nguyễn (cha là Nguyễn Phi Khanh, con là Nguyễn Trãi) ở làng Nhị Khê, xã Nhị Khê… đều thi đỗ đại khoa. Đến ngày nay, tại các nhà thờ của các dòng họ vẫn là nơi được mọi người tìm đến để khám phá tìm hiểu về lịch sử khoa cử của huyện…

Du lịch làng nghề: Thường Tín không chỉ nức tiếng là vùng đất anh hùng, nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, nhiều vị khoa bảng mà còn là mảnh đất trăm nghề. Nhân dân Thường Tín vốn cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi nên những sản phẩm thủ công được tiêu thụ rộng rãi trong nước. Nhiều sản phẩm được xuất khẩu ở nước ngoài và là mặt hàng thủ công tinh xảo được bày bán tại những gian hàng giới thiệu sản phẩm, phục vụ việc mua sắm của khách du lịch. Nhiều làng nghề nổi tiếng hình thành từ sớm và làng nghề đã trở thành khẩu ngữ, tên làng gắn liền với sản phẩm của nghề như: Lược sừng Thụy Ứng, bánh dày Quán Gánh, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Thắng Lợi, Tiện Nhị Khê, chạm đá Nhân Hiền…

Hiện nay trên địa bàn huyện có 126 làng nghề, có 47 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống.

  • Đan lưới ở Trần Phú (Minh Cường)
  • Nghề mộc ở xã Minh Cường
  • Thủy tinh thôn Giáp Long (Thống Nhất)
  • Tiện gỗ ở xã Nhị Khê
  • Sơn mài ở xã Duyên Thái
  • Nghề thêu ở xã Quất Động
  • Nghề thêu thôn ở xã Dũng Tiến
  • Nghề làm vàng mã thôn Phúc Am (Duyên Thái)
  • Làm bánh giày ở Quán Gánh (Nhị Khê)
  • Nghề mây tre đan ở xã Ninh Sở
  • Làm đồ vàng mã Văn Bình
  • Điêu khắc gỗ Nhân Hiền (Hiền Giang)
  • Làm xương sừng Thụy Ứng (Hòa Bình)
  • Mộc dân dụng Phụng Công (Hòa Bình)
  • Bật bông, chăn, ga, đệm Trát Cầu (Tiền Phong)
  • Đồ mộc dân dụng Định Quán (Tiền Phong)
  • Mộc, làm khuôn bánh trung thu Thượng Cung (Tiền Phong)
  • Mộc cao cấp một số ở xã Vạn Điểm
  • Hoa, cây cảnh thôn Xâm Xuyên (Hồng Vân)
  • Làm áo long bào, áo hầu đồng thôn Đông Cứu (Dũng Tiến)
  • May cờ tổ quốc Từ Vân (Lê Lợi)
  • Nghề mộc ở Phúc Trạch (Thống Nhất)
  • Mộc, cơ khí Nguyên Hanh (Văn Tự)
  • Dệt đũi thôn Cống Xuyên (Nghiêm Xuyên)
  • Nghề thêu ren xã Thắng Lợi
  • Nghề may Gia Khánh (Nguyễn Trãi)
  • Thêu ở Đình Tổ (Nguyễn Trãi)
  • Nghề mộc ở An Định (xã Tô Hiệu)
  • Một số làm nghề kim khí Liễu Nội (Khánh Hà)...

10. Ẩm thực

Bánh dày Quán Gánh

“Đặc sản bánh dày Quán Gánh” từ xưa đến nay luôn được khách vãng lai dừng chân thưởng thức và mua về làm quà biếu ông bà, cha mẹ và đón tay cho trẻ hoặc thắp hương tổ tiên ngày tuần rằm. Đặc biệt, từ những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống của nhân dân ngày được nâng cao. Dân làng Thượng Đình ngày đêm tấp nập làm bánh theo đơn đặt hàng của các đám lễ hội, đám đi du lịch đường dài và đặc biệt là các đám “nên duyên” đặt càng ngày càng đông. Đặc trưng của loại bánh này là làm khi nguyên liệu còn nóng bỏng tay và khi gói vào lá dong khi bánh đã nguội hẳn để bánh khoong bị dính. Khi ăn có vị dẻo của bánh và mùi thơm, béo của nhân đậu xanh khiến cho người thưởng thưc khó quên.  

Sắc Huế

Sắc Huế – Hương vị Cố Đô tại lòng Thường Tín. Tại Sắc Huế khách hàng sẽ được hưởng thức rất nhiêu món ngon mang đậm chất ẩm thực Huế với một menu đa dạng: bún bò, nem lụi, bún thịt nướng, bánh bèo, bánh bột lọc,… Mang màu sắc, hương vị đặc trưng của Huế. Sắc Huế sở hữu một không gian quán rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, đậm không khí đất Huế.

Tại Sắc Huế thì món chè, và bún bò là hai món đặc biệt nhất, là ấn tượng của tất cả những thực khách khi ghé quán hưởng thức. Món chè nấu bằng màu sắc tự nhiên như củ dền, lá nếp, không đường hóa học, chất phụ gia, mang lại hương vị ngon khó cưỡng. Món bún bò tại quán có cũng được khách đánh giá rất ngon, với nước dùng thơm, ngon ngọt, tạo nên một tô bún bò nóng hổi thu hút mọi khách hàng.

Cây Cột Điện

Quán Cây Cột Điện gồm có 2 tầng, decor quán theo kiểu vintage, không gian rất ấm cúng, cả 2 tầng đều rộng rãi, thoáng mát. Quán cực kì yên tĩnh thích hợp cho những giây phút thư giãn thoải mái, tối lên đèn thì chill thôi rồi. Đồ uống ở đây,vừa rẻ vừa ngon, để đồ uống và đá riêng, trong lúc chờ đồ uống quán sẽ mời miễn phí nước lá nếp thơm ngon.

Ở Cây Cột Điện cũng đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường khi hạn chết sử dụng cốc nhựa và ống hút nhựa dùng 1 lần. Điểm cộng tại quán là chị chủ quán và nhân viên nhiệt tình. Nhìn chung Quán Cây Cột Điện là một quán decor khá bắt mắt, view đẹp, đồ uống, đồ ăn vặt ngon, rẻ phù hợp học sinh và sinh viên.

Bánh mỳ cô Thắm Sài Gòn

Cô Thắm Sài Gòn xuất hiện đầu tiên trên những con phố đông đúc ở Hải Phòng, mang đến trọn vẹn gần như nguyên bản chiếc bánh mì kẹp với hương vị truyền thống của vùng đất được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Với mong muốn mang những sản phẩm tốt nhất tới tận tay khách hàng, bằng cả sự tận tâm, tử tế và chu đáo, gói gọn tất cả tình yêu thương, sự chân thành trong từng ổ bánh làm nên điều kỳ diệu của thương hiệu bánh mì Cô Thắm Sài Gòn. Và bánh mỳ Cô Thắm Sài Gòn đã có mặt tại Thường Tín.

Hãy thưởng thức hương vị nóng giòn chuẩn Sài Gòn cùng bánh mỳ Cô Thắm các bạn nhé! Có 4 loại bánh mì cho các bạn lựa chọn, có thể thay đổi mỗi ngày để thưởng thức từng hương vị thơm – ngon – nóng – giòn của từng chiếc bánh: bánh mì chà bông; bánh mì Sài Gòn đặc biệt; bánh mì thịt xá xíu BBQ và bánh mì Supper nhân.

Tất cả nguyên liệu từ vỏ bánh, rau, thịt, pate, đến sốt ớt và cả thức uống,… đều 100% tự nhiên, do chính tay nhân viên Cô Thắm làm ra theo đúng công thức gia truyền, được phục vụ ngay trong ngày để đảm bảo sự tươi mới.

Vừa ăn bánh mỳ cô Thắm Sài Gòn vừa thưởng thức những đồ uống mát lạnh: trà vị hoa quả, trà sữa, cafe…hoà quyện với nhau tạo nên một bữa ăn chất lượng đầy đủ dinh dưỡng và tiện lợi.

Chè Bưởi An Giang Minh Tâm

Chè Bưởi An Giang Minh Tâm là một thương hiệu chè nổi tiếng tại An Giang, miền Tây Nam Bộ. Thương hiệu chè này đã trở thành một trong những địa chỉ nổi tiếng cho những ai yêu thích món chè truyền thống và đặc biệt là chè bưởi, một loại trái cây phổ biến trong khu vực này. Món chè bưởi của An Giang Minh Tâm có vị ngọt thanh, thơm mát và được chế biến từ các nguyên liệu tươi ngon như bưởi, đậu đen, sữa đặc, nước cốt dừa và một số thảo mộc tự nhiên khác. Những nguyên liệu này được kết hợp với nhau một cách khéo léo để tạo ra một món chè thơm ngon, hấp dẫn và độc đáo.

Không chỉ ngon, chè bưởi của An Giang Minh Tâm còn được chế biến và trang trí đẹp mắt, thu hút người ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Màu sắc của món chè rất tươi sáng và hấp dẫn, với bưởi và đậu đen có màu đen đỏ, nước cốt dừa có màu trắng sữa, tạo nên một sự phối hợp màu sắc rất đẹp mắt. Quán Chè bưởi An Giang Minh Tâm được thiết kế đơn giản, nhưng rất ấm cúng và thoải mái. 

Bánh Xèo Cô Hưởng

Bánh Xèo Cô Hưởng có vỏ giòn, mỏng và nhẹ, được làm từ bột gạo, nước cốt dừa và màu vàng tự nhiên của bột mỳ. Nhân bánh được chế biến từ thịt heo, tôm, đậu xanh, hành tím và gia vị đặc trưng, tạo ra mùi vị đậm đà và hấp dẫn. Ngoài ra, quán cũng cung cấp nhiều loại rau sống để thêm phần tươi ngon và giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho bữa ăn. Không chỉ ngon miệng, bánh xèo của quán còn được đánh giá cao về tính chất dinh dưỡng. Với việc sử dụng các nguyên liệu tươi sạch, quán đảm bảo cho khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm. Không gian quán cũng rất thoải mái, tạo ra sự thư giãn và ấm cúng cho khách hàng.

Bánh Xèo Cô Hưởng là một quán bánh xèo tuyệt vời, đáng để thử cho những ai muốn thưởng thức món ăn truyền thống Việt Nam. Với những bánh xèo giòn ngon, đậm đà, kết hợp với rau sống tươi ngon, quán chắc chắn sẽ làm hài lòng những thực khách khó tính nhất.

11. Thị trường bất động sản huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Là một trong những huyện động lực của thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, quốc lộ 1A, giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt thuận lợi…

Đó là những điều kiện để mở rộng giao thương với các quận, huyện của thành phố và cả nước. Trong tương lai, khi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có đường vành đai IV liên kết các đô thị xung quanh Hà Nội, cầu Mễ Sở nối huyện Thường Tín Hà Nội với huyện Văn Giang của Hưng Yên, khu công nghệ cao… được triển khai, sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa và sự chuyển biến về mọi mặt của huyện. Phần lớn các hoạt động giao thương của các tỉnh phía Nam đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đều đi qua huyện Thường Tín, đó là lợi thế để huyện phát triển về kinh tế – xã hội và cũng là tiền đề cho thị trường bất động sản Thường Tín phát triển.

Bên cạnh đó, huyện Thường Tín còn có tiềm năng về du lịch, dịch vụ khi có tới 108 di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng: chùa Đậu, đền thờ Nguyễn Trãi, bến Chương Dương…

Sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ triển khai thêm 5 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện là: cụm công nghiệp Quất Động, cụm công nghiệp Duyên Thái, cụm công nghiệp Liên Phương, cụm công nghiệp Ninh Sở, cụm công nghiệp Tiền Phong. Sự xuất hiện của các cụm công nghiệp này cùng 8 cụm công nghiệp hiện hữu kéo theo công nhân, kỹ sự hội tụ về đây, khiến các khu vực có cụm công nghiệp thêm đông đúc, tấp nập. Vì thế, nhu cầu an cư tại huyện cũng tăng cao, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản Thường Tín phát triển.

Hiện tại, thị trường nhà đất huyện Thường Tín đang giao dịch sôi nổi nhất là loại hình đất thổ cư, với giá dao động từ 5-25 triệu đồng/m2 tùy vị trí, giá nhà phố Thường Tín từ 1,5-2.5 tỷ đồng/căn.

12. Dự án bất động sản

Khu đô thị Duyên Thái

  • Vị trí: Xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hacomland Duyên Thái
  • Diện tích: 1.4 ha
  • Quy mô: Gồm nhà phố thương mại và chung cư
  • Giá từ: 30 - 91.8 triệu/m².