THÔNG TIN KHU VỰC Xã Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì
1. Giới thiệu về xã Ngọc Hồi
Ngọc Hồi là một làng, cũng là tên một xã thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Làng Ngọc Hồi
Làng Ngọc Hồi trước Cách mạng thuộc tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Làng nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô, trên đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng. Quốc lộ 1 song song với đường sắt Bắc- Nam dọc theo làng khoảng hơn một cây số. Làng Ngọc Hồi nay thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.
Làng Ngọc Hồi có ngôi đình hướng Tây Nam được dựng vào giữa thế kỷ 18, có kết cấu "ngoài chữ Quốc, trong chữ Vương". Trong đình còn có bản hương ước khắc trên cột đá, lập ngày 10 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 5 (1744), nội dung ghi công người họ Đình trong làng đã hiến 1 mẫu 6 sào đất cho làng dựng đình, làng cắm mốc giới đình, dựng bia, đề ra quy ước người nào xâm phạm đến đất đình sẽ bị phạt.
Làng còn có chùa mang tên làng. Trong chùa còn một quả chuông đúc năm Minh Mệnh thứ 5 (1824).
Làng Yên Kiện
Làng Yên Kiện, xưa có tên là Khang Kiện, thường gọi là Chạ Yên. Chạ là từ Việt cổ, dùng để chỉ các đơn vị cư trú giống như các làng định cư của người Việt khi mới định hình thời dựng nước của các Vua Hùng. Theo các cụ già trong làng, lúc đầu, làng ở khu vực Đìa ổi, giáp làng Lạc Thị, nên hai làng có nhiều quan hệ mật thiết với nhau, gọi nhau là làng Trên, làng Dưới.
Xưa kia, địa dư của làng rất rộng, có rất nhiều ruộng, cuộc sống của dân làng cũng tương đối phong lưu, làm được cả đình rất to. Nhưng rồi, do tranh chấp ruộng đất với một số làng trong vùng dẫn đến khiếu kiện kéo dài, làng không thắng kiện, phải bán cả đình, cả ruộng nên số đông dân làng phải phiêu bạt đi nơi khác và làng phải đổi tên thành Yên Kiện (bia hậu năm đầu đời Tự Đức - 1848) trong chùa đã ghi tên "Yên Kiện").
Làng Yên Kiện còn ngôi đình được tu sửa lại vào năm Duy Tân thứ 3 (1909), thờ Câu Mang đại vương cùng hai vợ của ông là Phương Dung và Phương Anh. Câu Mang là vị thần sống vào cuối thời Hùng Vương, có công giúp Hùng Duệ Vương đánh lại nhà Thục, được nhiều làng vùng chiêm trũng thờ. Tại đình làng hiện còn lưu 13 đạo sắc phong cho các vị thành hoàng.
Làng có chùa Đại Bi, dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16 (1720), được tu bổ vào các năm Cảnh Hưng 28 (1767), Tự Đức nguyên niên (1848). Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), đúc chuông.
2. Vị trí địa lý
Xã Ngọc Hồi cách trung tâm thành phố Hà Nội 14 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 1. Có địa giới hành chính xã Ngọc Hồi như sau:
- Phía Tây giáp xã Đại Áng
- Phía Bắc giáp các xã Vĩnh Quỳnh và Ngũ Hiệp
- Phía Đông giáp xã Liên Ninh
- Phía Nam giáp xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì) và xã Nhị Khê (huyện Thường Tín).
Bản đồ xã Ngọc Hồi, Thanh Trì
3. Diện tích và dân số
Xã Ngọc Hồi có tổng diện tích đất tự nhiên là 3,82 km². Theo thống kê năm 2022 dân số đạt 13.453 người, mật độ dân số đạt 3.521 người/km².
4. Giao thông
Các tuyến đường chính và khung giá đất
- Lạc Thị - Đất ở nông thôn - giá từ 5,3 triệu/m2 đến 10,1 triệu/m2
- QL1A - Đất ở nông thôn - giá từ 8,8 triệu/m2 đến 25,3 triệu/m2
- Liên Ninh - Đất ở đô thị - giá từ 4,9 triệu/m2 đến 9,2 triệu/m2
- ....
5. Các dự án bất động sản
Kho công nghiệp Minh Việt Ngọc Hồi
- Tên dự án: Kho công nghiệp Minh Việt Ngọc Hồi
- Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Minh Việt
- Loại hình phát triển: Kho công nghiệp, xưởng sản xuất kinh doanh
- Tổng diện tích: 10.000m2
- Diện tích kho: Khoảng 7.700m2
- Ngày khởi công: 7/11/2016
- Ngày hoàn thành: 15/12/2016