Lịch sử hình thành

Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm 03 phủ: Ứng Hòa, Lý Nhân và Thường Tín. Huyện Thanh Oai lúc đó thuộc phủ Ứng Hòa của tỉnh Hà Nội. Phủ Ứng Hòa lúc đó gồm 4 huyện là Sơn Minh, Chương Đức, Thanh Oai và Hoài An. 

Năm 1888, Pháp lập ra tỉnh Hà Đông và lúc đó huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Đông. 

Ngày 4/01/1955, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Nghị định số 436-TTg giải tán quận Văn Điển do Quốc gia Việt Nam lập ra trong thời gian bị tạm chiếm trả lại cho tỉnh Hà Đông để tổ chức lại hai huyện Thanh Oai và Thanh Trì. 

Ngày 20/4/1961, Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa II thông qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Theo đó, sáp nhập phần lớn các xã thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào thành phố Hà Nội.  

Ngày 17/5/1961, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 70-CP sáp nhập các xã, các thôn còn lại của huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào các huyện Thường Tín, Thanh Oai và thị xã Hà Đông. Theo đó, 4 xã: Kiến Hưng, Mỹ Hưng, Cự Khê, Hữu Hòa được sáp nhập vào huyện Thanh Oai.

Ngày 21/4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm 26 xã: Kim An, Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Xuân Dương, Bích Hòa, Phương Trung, Cao Dương, Bình Minh, Kim Thư, Tam Hưng, Đỗ Động, Hồng Dương, Dân Hòa, Thanh Văn, Tân Ước, Thanh Thùy, Liên Châu, Mỹ Hưng, Cự Khê, Kiến Hưng, Hữu Hòa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai. 

Ngày 15/9/1969, sáp nhập xã Kiến Hưng vào thị xã Hà Đông. Huyện Thanh Oai còn lại 25 xã. 

Ngày 27/12/1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. 

Ngày 29/12/1978, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. 

Ngày 17/2/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của Hà Nội. Theo đó, sáp nhập xã Hữu Hòa vào huyện Thanh Trì. 

Ngày 12/8/1991, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Lúc này, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây. 

Ngày 23/6/1994, thành lập thị trấn Kim Bài trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của 2 xã Kim An, Đỗ Động.

Ngày 23/9/ 2003, chuyển 2 xã Phú Lương và Phú Lãm về thị xã Hà Đông quản lý. 

Ngày 4/01/2006, sáp nhập một phần diện tích và dân số của thôn Phượng Bãi, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ vào xã Biên Giang. Chuyển 2 xã Biên Giang và Đồng Mai về thành phố Hà Đông quản lý. 

Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc thành phố Hà Nội.

1. Giới thiệu về huyện Thanh Oai

Huyện Thanh Oai là huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Đây vốn là mảnh đất thuộc kinh thành Thăng Long Xưa. Người dân nơi đây cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, quật cường anh dũng chống giặc ngoại xâm với các địa danh cả nước biết đến như "Tam Hưng anh dũng, Quế Sơn kiên cường" trong kháng chiến chống Pháp.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Bắc và phía tây bắc giáp quận Hà Đông với ranh giới là Sông Nhuệ
  • Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ với ranh giới là Sông Đáy
  • Phía Tây nam giáp huyện Ứng Hòa
  • Phía Đông nam giáp huyện Phú Xuyên
  • Phía Đông giáp huyện Thường Tín.

Bản đồ hành chính huyện Thanh Oai

Bản đồ hành chính huyện Thanh Oai

Huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Các xã huyện Thanh Oai gồm: Thị trấn Kim Bài (huyện lỵ) và 20 xã: Xuân Dương, Thanh Văn, Thanh Thùy, Thanh Mai, Thanh Cao, Tân Ước, Tam Hưng, Phương Trung, Mỹ Hưng, Liên Châu, Kim Thư, Kim An, Hồng Dương, Đỗ Động, Dân Hòa, Cự Khê, Cao Viên, Cao Dương, Bình Minh, Bích Hòa.

3. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Oai là 129,6 km², dân số năm 2020 khoảng 207.640 người. Mật độ dân số đạt 1.602 người/km².

4. Địa hình - Khí hậu

Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng bãi sông đáy và vùng đồng bằng sông Nhuệ, địa hình dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt là mùa hè nóng nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, rét.

5. Cơ sở hạ tầng

Dù với xuất phát điểm không cao nhưng với sự nỗ lực sau 10 năm mà huyện Thanh Oai đang từng bước đồng bộ cơ sở hạ tầng và đời sống tinh thần và vật chất của người dân trên địa bàn huyện cũng được nâng lên rõ rệt.

Từ 2010 đến nay thì toàn huyện đã huy động hơn 5000 tỷ đồng để đầu tư cải tạo, xây mới và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường, điện, trạm và trường để góp phần thay đổi được bộ mặt của nông thôn. Nhờ có sự đồng thuận cao từ người dân trong huyện thì nhiều cá nhân và tập thể đã tự nguyện hiến đất của mình để huyện xây dựng các công trình phúc lợi và làm đường giao thông.

Hiện nay thì toàn bộ hệ thống giao thông liên thôn, liên xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa. 100% nhà văn hóa, trạm y tế được giữ vững ở mức đạt chuẩn và có 57/74 trường đạt chuẩn quốc gia. Nhiều tuyến đường nằm ở đường trục huyết mạnh được thành phố Hà Nội quan tâm và đầu tư như quốc lộ 21B đoạn đường đi qua thị trấn Kim Bài.

Quảng trường công viên cây xanh là các đoạn còn lại cũng đang tiếp tục mở rộng và xây dựng trở thành tuyến đường kinh tế của huyện Thanh Oai,… Góp phần liên kết được các vùng, kết nối giao thông và phát triển được kinh tế trên địa bàn huyện.

6. Kinh tế

Thanh Oai là một huyện đồng bằng thuần nông, nhân dân huyện chủ yếu sống bằng nông nghiệp và một số ngành nghề thủ công truyền thống. Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp. Trong những năm gần đây, huyện đang chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình canh tác trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá, chuyên cá, cây ăn quả và xây dựng thành các trang trại. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa có thu nhập cao như một số hộ nông dân vùng bãi ven sông Đáy phát triển vườn cây ăn quả có thu nhập đạt hơn 50 triệu đồng/năm. Lĩnh vực chăn nuôi có bước tăng trưởng khá ổn định nhờ chú trọng đẩy mạnh công tác thú y, kiểm soát không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Hiện nay, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ lệ nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, trong đó đặc biệt là phát triển các làng nghề truyền thống. Đây là một thế mạnh của Thanh Oai. Huyện có tất cả 118 làng có nghề (trong đó 27 làng nghề đã được công nhận) như: nón làng Chuông, quạt làng Vác, điêu khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Tăng, tương Cự Đà, giò chả Ước Lễ,.... Trên địa bàn huyện đã xây dựng 2 cụm, 7 điểm công nghiệp, thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh. Từ sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, hàng năm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế đều đạt từ 13,5% trở lên, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được đầu tư xây dựng. Đến nay, có trên 90% đường giao thông nông thôn được trải nhựa, bê tông, trường học, trạm xá cơ bản đã được xây kiên cố, cao tầng, 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt.

Tổng giá trị sản xuất trong năm 2009 ước đạt gần 1.760 tỷ đồng, bằng 103,5% so với kế hoạch, tăng 10,14% so với năm 2008. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 510 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng ước đạt 876 tỷ đồng và giá trị các ngành dịch vụ ước đạt 373 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2009 với nông nghiệp chiếm 29%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 49,8% và dịch vụ chiếm 21,2%.

Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B...; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà...

7. Văn hóa

Huyện Thanh Oai cũng là một trong những địa phương chú trọng nhiều đến việc phát triển văn hoá - xã hội. Hiện toàn huyện đã tiến hành xây dựng nhà văn hoá tại các thôn làng, cụm dân cư, trong đó đã có trên 60% số làng có nhà văn hoá đạt chuẩn. Năm 2007 đã có 83,7% số hộ, gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, có 60% số làng, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hóa. Hai năm một lần huyện tổ chức hội nghị biểu dương các gia đình văn hóa, làng, cơ quan văn hóa tiêu biểu xuất sắc, các cá nhân, tập thể xuất sắc đều được UBND huyện tặng giấy khen và phần thưởng.

Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông),điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Bình Đà, Cao Viên, Thanh Cao. Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, Đền Nội - Đình Ngoại Bình Đà,...

Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bích tại xã Bích Hòa và nhà thờ Từ Châu tại xã Liên Châu.

Về lao động, việc làm: năm 2009, huyện đã giải quyết việc làm mới cho 1.480 lao động, trong đó đi xuất khẩu lao động là 30 người.

Huyện cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh, thực hiện xoá gần 480 phòng học cấp 4, phòng học tạm, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

8. Giáo dục - Y tế

Huyện đã chú trọng nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy và của giáo viên và học sinh; Hoàn thành gần nâng cấp 480 phòng học cấp 4, phòng học tạm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

Về y tế, huyện Thanh Oai cũng đã tổ chức khám bệnh cho khoảng 143.600 bệnh nhân vào năm 2009, đạt 102,5% so với kế hoạch. Năm 2009, toàn huyện có hai xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, nâng tổng số xã 13/21 xã, thị trấn đạt chuẩn. Huyện đã có 17/21 trạm y tế có bác sĩ.

9. Giao thông

Quốc lộ 21B là tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua địa phía Tây Bắc huyện, dự án đường trục phía Nam Hà Nội đi xuyên qua huyện đã được nâng cấp thành quốc lộ 21C. Bên cạnh đó còn có tỉnh lộ 71, tức tỉnh lộ 427 chạy theo hướng Tây – Đông, nối đê Đáy ở Thanh Cao với quốc lộ 21B ở Bình Minh, sông Nhuệ ở Cầu Chiếc, quốc lộ 1 ở huyện Thường Tín.

Phía cuối huyện có đường 73 nối liền đường 22 ở Ngã Tư Vác với đê sông Đáy ở Dốc Mộc, vượt qua cầu Ba Thá trên sông Đáy để đi vào Miếu Môn gặp quốc lộ 21A. Phía Nam huyện có đonạ đường 73 từ đường 22 ở Quảng Nguyên chạy qua Đồng Quan gặp quốc lộ số 1 ở Tía. Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua để tới ga Văn Điển.

Các tuyến đường 2, 22, 21B, 73, 71 và đê sông Đáy hợp thành hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế từ Thanh Oai ra các vùng, nhất là để vào Hà Đông – Hà Nội và ngược lại.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong tương lai, huyện sẽ xây dựng đoạn nối từ đường tỉnh 427 hiện có tại xã Thanh Thủy qua phía Bắc thị trấn Kim bài đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 2 đồng bằng quy mô 4 làn xe.

Các tuyến buýt chạy qua địa bàn huyện: 33, 78, 91, 94, 103A, 103B, 115, 125.

10. Di tích lịch sử

Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc. Hiện nay, huyện có 118 làng nghề; trong đó, có 27 làng nghề đã được công nhận như: nón làng Chuông, quạt làng Vác, điêu khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Lăng, tương Cự Đà, giò chả Ước Lễ. Toàn huyện hiện có 122 di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, tiêu biểu như: chùa Bối Khê, chùa Xuyên Dương, đình Tràng Xuân, đình Vân Đồng, đền Văn Quán, đình Kim Châu, chùa Khúc Thủy, chùa Cự Đà, đình Ước Lễ... Huyện Thanh Oai có 81 lễ hội truyền thống, trong đó, có nhiều lễ hội lớn như: lễ hội chùa Bối Khê (xã Tam Hưng), lễ hội Bình Đà (xã Bình Minh)…các lễ hội đều tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm với nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian, đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tạo được sự phấn khởi trong nhân dân. 

Chùa Bối Khê 

Chùa Bối Khê - một ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo vào bậc nhất Việt Nam xây dựng vào đời Trần, khoảng năm 1338, là một trong sáu di tích quan trọng hàng đầu của Hà Tây cũ (cùng với Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Đậu, Làng cổ Đường Lâm) với nhiều cổ vật quý hiếm. Ngày 20/4/1979, Bộ VHTT đã công nhận chùa Bối Khê là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đặc biệt. 

Chùa còn nhiều hiện vật quý hiếm: nhang án hoa sen bằng đá được làm vào thời Trần (1382), đèn gốm trang trí hình cánh sen, rồng đắp nổi và tượng Quan Âm Nam Hải thời Mạc, cùng nhiều bia đá mà cổ nhất là bia sự tích “Bối động thánh tích bi ký” có niên đại Thái Hòa 11 (1453)…Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng Chùa Mía, Chùa Dâu, Chùa Thầy…, chẳng hạn tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên Tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382.

Ai đã từng đến ngôi chùa cổ Bối Khê vào những ngày đầu hạ, sẽ được chiêm ngưỡng một loài hoa đặc biệt, màu trắng, tỏa hương thơm ngát và có hình dáng gần giống như bông hoa sen vẫn thường thấy trong các ao hồ. Người dân Bối Khê vẫn gọi loài hoa này là hoa sen đất. Người dân Việt Nam đã quen thuộc với câu ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”. Trong khi hầu hết mọi người cho rằng “cành hoa sen” đó chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng phong phú cho câu ca thêm phần lãng mạn, bởi hoa sen làm gì có cành; thì người dân làng Bối Khê lại tin rằng cành hoa sen được nhắc tới trong câu ca dao chính là cành cây sen đất trong khuôn viên chùa.

Làng Chuông

Nón lá làng Chuông nổi tiếng cả nước bởi độ bền, chắc và đẹp. Ngôi làng sản sinh ra sản phẩm thủ công giàu truyền thống này nằm tại huyện Thanh Oanh, Hà Nội. Từ ngã ba Ba La (Hà Đông, Hà Nội), du khách chạy xe khoảng 15 km là tới. Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón lá truyền thống của người Việt Nam. Bởi vậy nếu có dịp, bạn nên ghé thăm vào dịp phiên họp chợ Nón. Thời gian diễn ra vào các buổi sáng ngày ngày 4,10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng năm để cảm nhận một phiên chợ buôn bán tấp nập, lưu giữ những nét văn hoá cổ trong đời sống sinh hoạt làng xã của người dân. Điểm nổi bật khi bạn dừng chân đến đây là rất nhiều ngôi nhà cổ kính ngả màu theo thời gian. Không khí an yên từng ngóc ngách, từng con ngõ, ngôi nhà cho đến những khoảng sân phơi hương tạo cho bạn cảm giác bình yên, nhẹ nhàng. Dạo quanh làng Chuông, nhà nhà đều làm nghề truyền thông nón lá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay từ trẻ con cho đến người già tạo ra những chiếc nón là xinh xắn, bền đẹp quyến rũ mọi du khách ghé thăm.

Làng cổ Cự Đà

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây, làng cổ Cự Đà thuộc xã Cự Khê, xã cực Bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà còn lưu giữ vẹn nguyên dấu ấn của làng quê Việt Nam với mái đình, cây đa, bến nước, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét. Không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa độc đáo, làng cổ Cự Đà còn được du khách biết đến bởi nghề truyền thống làm miến và làm tương. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, làng cổ Cự Đà dường như vẫn giữ được nét vẹn nguyên thuở ban đầu. Với hàng chục ngôi nhà được thiết kế theo nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ xen kẽ trong đó là những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, Cự Đà khiến du khách ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bất cứ ai khi đặt chân đến Cự Đà lòng không khỏi lâng lâng, làng quê Việt Nam hàng trăm năm trước như hiện diện lại trước mắt du khách với nếp sống giản dị, cuộc sống yên bình gắn với con sông, cây đa, bến nước. Vẻ đẹp trầm mặc của ngôi làng cùng khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây khiến lòng an nhiên đến lạ. Cái bình dị, ấm áp, gần gũi của Cự Đà như một phần thân thuộc đã gắn bó từ lâu trong tiềm thức mỗi chúng ta.

Đình nội Bình Đà

Từ trung tâm thủ đô Hà Nội du khách đi về quận Hà Đông theo đường Quang Trung đến Ba La rẽ trái xuôi theo quốc lộ QL21B khoảng 7km sẽ đến Bình Đà, thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ). Làng khá giàu, trước kia chủ yếu được biết tên nhờ có nghề buôn bán và sản xuất pháo, thứ hàng hóa về sau bị cấm. Đình Nội thờ Đức quốc tổ nên có tên chữ “Lạc Long Quân từ”, dân sở tại quen gọi là đình Trong. Tương truyền, ngôi đình được xây dựng từ thủa dân lập làng ven sông Đỗ Động. Cuối TK10, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đến đóng đồn ở Bảo Đà, xây chùa Linh Thạc và trồng một cây Trôi. Năm 1032, Vua Lý Thái Tông tổ chức lễ hội Tịch Điền đầu tiên tại cánh đồng làng Bình Đà. Trong đình hiện giữ được một số di vật quý giá như hạc thờ, sắc phong, chiêng đồng, bia đá thời Lê, thời Nguyễn. Đặc biệt có bức giá tượng cổ, chạm nổi hình Lạc Long Quân ngồi trên ngai, bao bọc bởi nhiều nam nữ túc trực và cưỡi voi ngựa, xem chèo thuyền. Theo bản thần tích soạn năm 1938 thì trên bức giá tượng còn có khắc dòng chữ Hán “Ngũ thập tử quy sơn, ngũ thập tử quy hải” (50 con về núi, 50 con về biển). Phù điêu có niên đại từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, được làm bằng gỗ phiến dài 2,8m, rộng 2,2m, dày 0,1m và đã qua mấy lần sơn son thếp vàng nên che mờ dòng chữ đó.

11. Món ăn

Đến với Thanh Oai, du khách có cơ hội được hòa mình vào một “thiên đường” ẩm thực dân dã, với những món ngon vang danh toàn quốc như: giò chả Ước Lễ, tương, miến Cự Đà; bánh đúc Kim Bài; gạo Bồ Nâu; rượu làng Mai…

Chúc chả giò

Chúc chả giò - một món ăn khá đặc biệt ở làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai, người dân nơi đây thậm chí không thể nhớ nổi món ăn này có ở đây từ bao giờ. Món ăn này có một đặc điểm nổi bật là “Màu xanh ở vỏ, màu hồng bên trong với nhiều lỗ nhỏ, không có cặn” khác hẳn với các loại giò, chả khác.

Đặc biệt Chúc chả giò rất sạch sẽ, an toàn không có bột nên khi đến đây bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức món ăn đặc sản này. Sản vật của làng Ước Lễ rất đa dạng và phong phú, từ giò chả, giò bò, giò xào, giò heo, đến chả quế, giò xào, giò chả,… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giò chả và chả quế. Chả giò Ước Lễ không giống như những nơi khác, khâu làm giò cầu kỳ, công phu từ khâu chọn thịt lợn, trộn thịt đến kỹ thuật gói giò, luộc giò, rán nem.

Miến Cự Đà

Miến Cự Đà đặc sắc bởi độ giòn dai, thơm ngon và vì màu vàng óng ả. Theo chia sẻ của những người thợ, màu vàng là do bột nghệ, tuỳ theo nhu cầu của khách mua hàng, họ sẽ sản xuất miến màu vàng hay giữ màu hơi xám và trong suốt như nguyên bản.

Với tuổi đời hơn 400 năm, Cự Đà là làng quê nổi tiếng của tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) với nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà dấu vết vẫn còn đến ngày hôm nay. Người Cự Đà cũng từng làm nhiều nghề và nghề nào cũng nổi tiếng. Từ khoảng 30 năm nay, tại Cự Đà xuất hiện nghề làm miến dong.

Gạo Bồ Nâu

Gạo Bồ Nâu có mùi thơm đặc trưng như cốm vừa giã xong; hạt dẻo và vị đậm khi nấu thành cơm. 

Gạo Bồ Nâu được trồng trên cánh đồng xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội từ hàng trăm năm trước. Theo dân làng, giống gạo này xưa là đặc sản tiến Vua, chỉ dùng trong các dịp lễ Tết quan trọng.

Bắc thơm số 7 là giống lúa trồng ra gạo Bồ Nâu. Cây lúa cho năng suất tốt, hạt có màu vàng ươm như kén tằm, vỏ trấu mỏng, gạo trắng trong, tỷ lệ gạo từ thóc đạt trên 70%. Gạo xay xát ngửi thơm như cốm vừa giã, nấu thành cơm cho hương thơm và vị đậm đà hơn các giống bắc thơm khác.

12. Thị trường bất động sản huyện Thanh Oai 

Có thể nói, Thanh Oai là một vùng đất chưa được khai thác nhiều. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cùng sự xuất hiện của các khu đô thị, dự án cụm dân cư là những tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng của thị trường bất động sản Thanh Oai, đặc biệt là phân khúc đất thổ cư.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Oai đang nổi lên khu đất đấu giá Cự Khê, đây là một xã gần trung tâm huyện Thanh Oai với những khu đất tiềm năng khu đất gần khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, khu lò gạch, đất đấu giá Khúc Thủy, đất đấu giá Khê Tang. Ngoài vị trí đất tại Cự Khê còn có đất ở Mỹ Hưng cách đô thị Thanh Hà Cienco 5 2km với các dự án như khu đất Quảng Bình. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hệ thống giao thông ở đây chưa hoàn thiện nên giá rao bán thấp hơn so với khu vực Cự Khê.