THÔNG TIN KHU VỰC Xã Tản Hồng, Huyện Ba Vì
1. Giới thiệu về Xã Tản Hồng
Là một địa phương có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống với nhiều nét đẹp mang đặc trưng của một vùng quê Bắc bộ với phong cảnh nên thơ trữ tình, người dân sống cần mẫn, siêng năng, hiền hòa chất phác, chăm chỉ lao động.
Nơi đây có con sông Hồng quanh năm nước chảy, tại ngã ba sống từng chứng kiến biết bao trận chiến trong lịch sử chống giặc ngoại xâm từ thời chống quân Tần xâm lược, trải qua bao thăng trầm của lịch sử đến nay lưu giữ lại là những khu di tích cổ kính như đền thờ Hoàng Loan công chúa; đình, chùa La Thượng; đình, chùa 2 thôn La Phẩm- La Thiện; đình, chùa làng Vân Sa và những lễ hội truyền thống độc đáo.
Bên cạnh những công trình văn hóa truyền thống là hệ thống cảnh quan kiến trúc phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện đại. 99 % đường làng ngõ xóm được trải bê tông khang trang, sạch đẹp, hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng được cứng hóa vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân vừa tạo cảnh quan mới. Các công trình công cộng như: trường học, trạm y tế, các nhà văn hóa thôn được nâng cấp xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
2. Vị trí địa lý
Xã Tản Hồng là một xã nằm ven sông Hồng:
- Phía đông tiếp giáp với xã giáp 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
- Phía Tây tiếp giáp với xã Vạn Thắng.
- Phía Nam tiếp giáp với xã Châu Sơn.
- Phía Bắc tiếp giáp với xã Phú Cường.
Bản đồ xã Tản Hồng
3. Diện tích và dân số
Trên địa bàn của xã có 4 thôn chia làm 19 cụm dân cư với tổng diện tích tự nhiên khoảng 8,8Km2. Tổng dân số là 3.428 hộ dân với 13.812 nhân khẩu, mật độ dân số đạt 1569 người/km².
4. Kinh tế
Hoạt động kinh tế chủ yếu trên địa bàn xã là thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng; Đảng bộ xã đã chỉ đạo xây dựng mô hình kinh tế mới, nhiều mô hình đã được nhân rộng, tiêu biểu như mô hình nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu với diện tích 10.000 m2 vừa tạo công ăn, việc làm cho nhiều người lao động, vừa cung cấp thực phẩm cũng như rau sạch cho địa phương và các vùng lân cận. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có mô hình phát triển nghề truyền thống gỗ và sản xuất đồ gỗ. Hiện trên địa bàn toàn xã có trên 100 xưởng mộc, mỗi xưởng có từ 3 đến 5 lao động, thu nhập bình quân đạt 760 triệu/xưởng/năm.
5. Giao thông
Trên địa bàn xã Tản Hồng hiện nay có các tuyến đường lớn nhất là đường đê và Đường 94. Ngoài ra, từ trung tâm xã Tản Hồng tới Đường tỉnh 411C, Đường 93; Quốc lộ 32 (tuyến đi qua 4 tỉnh và TP Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu) cách khoảng 9 km; tới Quốc lộ 2 (tuyến chạy qua địa bàn 5 tỉnh và thành phố gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang) khoảng 5 km; tới trung tâm thủ đô (hồ Hoàn Kiếm) cách khoảng 70 km (tương đương hai tiếng di chuyển); và tới sân bay Nội Bài khoảng 52 km (một tiếng 20 phút di chuyển).
6. Các dự án bất động sản
- Hiện tại chưa có dự án nào.