THÔNG TIN KHU VỰC Xã Phú Châu, Huyện Ba Vì
1. Giới thiệu về Xã Phú Châu
Là xã đồng bằng nằm trong vùng bán sơn địa, tổng diện tích đất tự nhiên của Phú Châu là 9,88km2. Thổ nhưỡng ở Phú Châu bị tác động mạnh bởi hệ thống đê điều, qua quá trình tự nhiên và phát triển đã chia ruộng đất Phú Châu thành hai khu vực: trong đê và ngoài đê. Đất nông nghiệp mãu mỡ phù hợp với trồng ngô, lúa với năng suất cao.
Với diện mạo địa lý như vậy, xã Phú Châu có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương. Xã Phú Châu ngày nay được hình thành từ 3 làng cũ là Phong Châu, Liễu Châu và Phú Xuyên. Hiện nay, nhân dân Phú Châu sinh sống trong 6 thôn, với số dân là 12.139 nhân khẩu, 3.011 hộ.
2. Vị trí địa lý
Phú Châu là xã thuộc vùng đồng bằng trung du của Huyện Ba Vì, nằm ở phía Đông Bắc Bộ của Huyện, cách trung tâm Huyện 4 km, được nằm dọc theo đê Đại Hà với diện tích trên 3 km:
- Phía Bắc tiếp giáp với xã Phú Phương
- Phía Nam tiếp giáp với thị trấn Tây Đằng.
- Phía Đông tiếp giáp với sông Hồng.
- Phía Tây tiếp giáp với xã Đồng Thái.
Là một xã nằm dọc theo bờ đê sông Hồng nên hàng năm mỗi khi mùa mưa bão thường bị nước lên làm khoảng 540 hộ dân nằm khu vực ngoài bãi bị ngập nước, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như trồng trọt, chăn nuôi.
Bản đồ xã Phú Châu
3. Diện tích và dân số
Xã Phú Châu có diện tích 9,91 km², tổng số dân là 12.139 nhân khẩu, 3.011 hộ. Mật độ dân số đạt 1.224 người/km².
Toàn xã có 06 thôn, gồm các thôn: Phú Xuyên 1, Phú Xuyên 2, Phú Xuyên 3, Phú Xuyên 4, Phong Châu, Liễu Châu.
4. Giao thông
Trên địa bàn xã Phú Châu hiện nay có tuyến đường lớn nhất là đường đê. Ngoài ra, từ trung tâm xã Phú Châu tới Đường 93; Đường 411C; Quốc lộ 32 (tuyến đi qua 4 tỉnh và TP Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu) cách khoảng 4,5 km; tới Quốc lộ 2C (tuyến kết nối Hà Nội, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang) khoảng 10,5 km; tới trung tâm thủ đô (hồ Hoàn Kiếm) cách khoảng 59 km (tương đương một tiếng 40 phút di chuyển); và tới sân bay Nội Bài khoảng 55 km (một tiếng 20 phút di chuyển).
5. Kinh tế
Hoạt động kinh tế chủ yếu của địa phương nông nghiệp, phát triển chăn nuôi vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, địa phương còn phát triển một số nghề phụ như: nghề nón lá, nghề mộc, một số nghề tiểu thủ công nghiệp và xuất khẩu lao động... Những năm gần đây, các mô hình kinh tế ngày càng phát triển, từ đó đã góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
6. Văn hóa - Xã hội
Nhân dân Phú Châu luôn tự hào vì được sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo #8211 nét đẹp văn hóa được hun đúc trong quá trình sinh cư lập nghiệp, nhiều dòng họ khoa cử như: dòng họ Trần thôn Phong Châu có quan Tiến sỹ Trần Thế Vinh, dòng họ Phan thôn Phú Xuyên với nhiều người con đỗ đạt trong đó phải nói đến quan tiến sĩ Phan Nhuệ…hiện nay công tác khuyến học khuyến tài luôn được đảng, chính quyền, cán bộ và nhân dân quan tâm, hàng năm xã đều có chương trình trao thưởng cho thầy cô giáo và học sinh có thành tích cao trong năm học, nhiều dòng họ có quỹ khuyến học lớn, thôn xây dựng chi hội khuyến học, đây là các hoạt động góp phần khích lệ, động viên người tài cho mảnh đất hiếu học. Hưởng ứng phong trào xã hội học tập, năm 2016 chính quyền địa phương phối hợp với các nhà trường xây dựng xã hội học tập thông qua tiếng trống học bài vào mỗi buổi tối. Hiện nay “Tiếng trống học bài” đã hoạt động đi vào nề nếp, tạo được sự đồng thuận rất lớn từ phía phụ huynh và học sinh.
Như nhiều làng quê khác, các làng của xã Phú Châu là nơi lưu trữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương xứ Đoài. Phú Châu có các ngôi đình, đền, chùa, miếu… được xây dựng từ lâu, là minh chức cho vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử, trong đó nhiều di tích được xếp hạng: Đình #8211 Chùa Phú Xuyên (cấp quốc gia), nhà thờ họ Phan (cấp thành phố), nhà thờ quan tiến sĩ Trần Thế Vinh (cấp thành phố), đình Phong Châu (cấp thành phố).
6. Các dự án bất động sản
- Hiện tại chưa có dự án nào.