THÔNG TIN KHU VỰC Xã Cam Thượng, Huyện Ba Vì
1. Giới thiệu về Xã Cam Thượng
Cam Thượng là xã vùng đồi gò ven sông của huyện Ba Vì, giáp ranh với các xã Đông Quang (Ba Vì), Đường Lâm, Xuân Sơn (TX Sơn Tây) và xã An Tường thuộc huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), có tuyến quốc lộ 32A chạy qua, địa thế ấy có những thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế xã hội, song cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn phức tạp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
2. Vị trí địa lý
Xã Cam Thượng nằm ở khu vực phía Đông huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Thuộc vùng đồi gò, có tọa độ 12˚09’44’’B, 105˚27’09’Đ trên bản đồ Việt Nam.
- Phía Bắc tiếp giáp với xã Đông Quang và một phần sông Hồng bên kia là xã Vĩnh Thịnh.
- Phía Nam tiếp giáp với xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây).
- Phía Đông tiếp giáp với xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).
- Phía Tây tiếp giáp với 2 xã Thụy An và xã Tiên Phong.
Bản đồ xã Cam Thượng
3. Diện tích và dân số
Xã Cam Thượng có diện tích 8,26 km², tổng dân số có 1766 hộ với 7508 nhân khẩu. Mật độ dân số đạt 909 người/km².
4. Giao thông
Trên địa bàn xã Cam Thượng hiện nay có tuyến giao thông quan trọng là Quốc lộ 32 (tuyến huyết mạch phía tây Hà Nội đi qua 4 tỉnh thành gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu), tuyến đường lớn là đường đê.
Ngoài ra, từ trung tâm xã Cam Thượng tới Quốc lộ 2C (tuyến đường quan trọng trong việc kết nối hạ tầng giao thông giữa các đường quốc lộ với đường tỉnh như: Đường tỉnh 305, đường tỉnh 306, đường tỉnh 309,...) cách khoảng 4,5 km, tới đường Tỉnh lộ 413 khoảng 4 km, tới trung tâm thủ đô (hồ Hoàn Kiếm) khoảng 53 km (tương đương 90 phút di chuyển); và tới sân bay Nội Bài khoảng 48 km (75 phút di chuyển).
5. Văn hóa - Xã hội
Cam Thượng tự hào là vùng quê hiếu học, vùng đất địa linh nhân kiệt từ xa xưa, có cụ Hoàng Bồi, cụ Lã Thời Trung (làng Cam Giá nay là thôn Cam Đà), cụ Lê Cầu, cụ Nguyễn Tiến Triều (làng Nam Nguyễn nay là thôn Nam An) đã được ghi tên trên bia Tiến sỹ Văn Miếu Quốc Tử Giám. Noi gương các bậc tiền bối, những thế hệ sau, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhiều gia đình vẫn cố gắng dành dụm cho con em ăn học, nhiều người thành đạt góp phần xây dựng truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương.
Người dân Cam Thượng vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân xã Cam Thượng tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân xã Cam Thượng đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp.
6. Di tích lịch sử
Xã có 3 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng, đó là: Đền Thịnh Thôn, Miếu Mèn, Đình Cam Đà; Có 4 ngôi chùa và 8 ngôi đình làng, hàng năm đều được bảo quản, giữ gìn và là nơi tổ chức lễ hội truyền thống ở địa phương. Di tích lịch sử văn hóa Đền Thịnh Thôn và Miếu Mèn là nơi thờ Đức Quốc Mẫu Man Hoàng Hậu, là người sinh ra hai vị nữ Anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị.
7. Các dự án bất động sản
- Hiện tại chưa có dự án nào.