Bản đồ Huyện Lâm Hà, Lâm Đồng

avatar
By Bùi Việt Hà

10/04/2023

Huyện Lâm Hà, Lâm Đồng

Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ huyện Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của huyện Lâm Hà. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng có thể giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm:

1. Giới thiệu về huyện Lâm Hà

Lâm Hà là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Vị trí địa lý

  • Phía đông của huyện Đông Hà tiếp giáp huyện Đức Trọng và thành phố Đà Lạt
  • Phía tây của huyện Đông Hà tiếp giáp huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông
  • Phía nam của huyện Đông Hà tiếp giáp huyện Di Linh với ranh giới là sông Đa Dâng
  • Phía bắc của huyện Đông Hà tiếp giáp các huyện Đam Rông và Lạc Dương.

Diện tích, dân số

Diện tích tự nhiên Lâm Hà là 97.852,49 ha (978,52 km²). Dân số được thống kê năm 2019 đạt 144.436 người, gồm 29 dân tộc thiểu số như: Kơ Ho, Mạ, Tày, Nùng, và phần lớn Dân tộc Kinh là dân gốc Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới sau khi thống nhất đất nước.

Địa hình

Lâm Hà nằm trên cao nguyrn Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông suối, có 3 dạng địa hình chính: dốc núi cao, đồi thấp và thung lũng. Lâm Hà có các loại đất phù sa, đất dốc tụ, trong đó đất đỏ Bazan phù hợp với việc trồng các loại cây như chè, cà phê, dâu tằm.

2. Bản đồ hành chính huyện Lâm Hà

Huyện Lâm Hà được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn: Đinh Văn (huyện lị), Nam Ban và 14 xã: Đạ Đờn, Đan Phượng, Đông Thanh, Gia Lâm, Hoài Đức, Liên Hà, Mê Linh, Nam Hà, Phi Tô, Phú Sơn, Phúc Thọ, Tân Hà, Tân Thanh, Tân Văn.

Bản đồ hành chính huyện Lâm HàBản đồ hành chính huyện Lâm Hà

3. Bản đồ giao thông huyện Lâm Hà

Bản đồ giao thông huyện Lâm HàBản đồ giao thông huyện Lâm Hà

Quy hoạch giao thông vùng huyện Lâm Hà

Quy hoạch giao thông huyện Lâm Hà được định hướng phát triển cụ thể như sau:

Về định hướng phát triển giao thông:

  • Đường cao tốc Liên Khương – Buôn Mê Thuột (đi theo hướng tuyến Quốc lộ 27, quy mô 4 làn xe); Quốc lộ 27 (đường cấp IV miền núi); đường Trường Sơn Đông (đường cấp IV đến cấp III miền núi);
  • Hệ thống đường tỉnh trên địa bàn huyện tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, gồm: ĐT.724 (đoạn qua xã Tân Hà, Phúc Thọ), ĐT.725 (đoạn qua thị trấn Nam Ban, các xã: Gia Lâm, Tân Hà, Liên Hà, Tân Thanh), ĐT.726 (đoạn qua các xã: Phi Tô, Hoài Đức).
  • Nâng cấp hệ thống đường huyện, đường liên xã theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi.
  • Hệ thống đường vành đai: Đầu tư xây dựng mới tuyến đường tránh thị trấn Đinh Văn theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; Đầu tư xây dựng đường vành đai ngoài Đinh Văn-Đạ Đờn tránh Quốc lộ 27; mở rộng đường vành đai Liên Hà-Tân Thanh; Liên Hà-Di Linh; Bến xe và điểm dừng chân: 03 bến xe loại III tại thị trấn Đinh Văn, bến xe loại IV tại xã Tân Hà và bến xe tại thị trấn Nam Ban; 01 trạm dừng chân trên Quốc lộ 27.

Quy hoạch vận tải:

  • Duy trì các tuyến: Đà Lạt – Lâm Hà, Tân Hà – Lạc Dương, Đạ Tẻh – Lâm Hà hiện hữu;
  • Phát triển mới các tuyến Đà Lạt – Tân Hà, Đức Trọng – Nam Ban, Đức Trọng – Tân Hà, Tân Hà – Đa Rosal (Đam Rông), Đạ Tẻh – Lâm Hà, Di Linh – Tân Hà, Đà Lạt – Nam Ban – Nam Hà – Phi Tô – Phú Sơn.

4. Bản đồ vệ tinh huyện Lâm Hà

Bản đồ vệ tinh huyện Lâm HàBản đồ vệ tinh huyện Lâm Hà

5. Bản đồ quy hoạch huyện Lâm Hà

Định hướng phát triển không gian vùng

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Lâm Hà được định hướng phát triển thành 03 tiểu vùng phát triển kinh tế, như sau:

Tiểu vùng I gồm thị trấn Đinh Văn và các xã Tân Văn, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô; tổng diện tích khoảng 398 km2. Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế – văn hóa, khoa học- kỹ thuật của huyện; vùng phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp và công nghiệp. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Đinh Văn.

Tiểu vùng II (vùng phụ cận của thành phố Đà Lạt) gồm thị trấn Nam Ban và các xã Đông Thanh, Gia Lâm, Mê Linh, Nam Hà; tổng diện tích tiểu vùng II khoảng 140 km2. Là vùng phát triển du lịch sinh thái cảnh quan và văn hóa bản địa; du lịch canh nông và nông nghiệp công nghệ cao; phát triển đô thị Nam Ban trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Đà Lạt. Trung tâm tiểu vùng là thị trấn Nam Ban.

Tiểu vùng III, gồm xã Tân Hà, Đan Phượng, Liên Hà, Hoài Đức, Tân Thanh, Phúc Thọ; tổng diện tích khoảng 392 km2. Là vùng phát triển nông – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, chợ đầu mối nông sản và dịch vụ du lịch; phát triển xã Tân Hà tiệm cận tiêu chí đô thị loại V. Trung tâm tiểu vùng là xã Tân Hà.

Các vùng phát triển đô thị, dân cư nông thôn, phát triển công nghiệp:

Vùng phát triển đô thị: thị trấn Đinh Văn định hướng phát triển đô thị loại IV và thị trấn Nam Ban định hướng phát triển đô thị loại V;

Vùng dân cư nông thôn: phát triển các khu dân cư nông thôn trên cơ sở chỉnh trang các điểm dân cư hiện hữu và xây dựng thêm các điểm dân cư nông thôn gắn với vùng sản xuất, phù hợp phong tục tập quán, đặc điểm tự nhiên của các xã;

Phát triển vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp; vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, ưu tiên xây dựng vùng chăn nuôi tại khu vực đất, khu vực xa khu dân cư, với các vật nuôi chính: bò thịt, heo gắn với các cơ sở giết mổ và chế biến;

Phát triển công nghiệp tại cụm công nghiệp Đinh Văn.

Các vùng cảnh quan và không gian mở: Phát triển du lịch, cảnh quan tại thác Voi, thác Bảy tầng, thác Liêng Sêr Nha, thác Sar Đeung; hồ Đông Thanh, dọc sông Đồng Nai và hồ thủy điện Đồng Nai 2 và 3. Các tuyến cảnh quan không gian mở dọc suối Cam Ly, Đạ Dâng, Đồng Nai, Đạ K’Nàng…

Kiểm tra bản đồ quy hoạch huyện Lâm Hà

Bản đồ quy hoạch huyện Lâm HàBản đồ quy hoạch huyện Lâm Hà

Link tải bản đồ
Tác giả
avatar
Bùi Việt Hà

Nhân viên nghiên cứu thị trường

Phân tích, tìm kiếm dữ liệu thông tin trên thị trường. Thống kê, làm báo cáo cụ thể về phân tích dữ liệu thị trường bất động sản.