Bản đồ Tỉnh Lâm Đồng

avatar
By Mỹ Duyên

11/04/2023

Lâm Đồng

Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ tỉnh Lâm Đồng một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của tỉnh. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng có thể giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

1. Giới thiệu về tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc (tên cũ là B'Lao) với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 658 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.414 km tính theo đường QL.1 Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc).

Vị trí địa lý

  • Phía Đông của tỉnh Lâm Đồng tiếp giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây của tỉnh Lâm Đồng tiếp giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước.
  • Phía Nam của tỉnh Lâm Đồng tiếp giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Thuận.
  • Phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng tiếp giáp tỉnh Đắk Lắk.

Diện tích, dân số

Tỉnh Lâm Đồngcó tổng diện tích đất tự nhiên là 9.781,2 km², dân số theo thống kê năm 2022 đạt 1.505.800 người trong đó dân thành thị chiếm 46,69% và dân nông thôn chiếm 53,31%. Mật độ dân số đạt 153 người/km²

Khí hậu

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. Đặc biệt Đà Lạt thuộc Lâm Đồng có khí hậu cận nhiệt đới núi cao ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới savan điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

2. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện: Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Terh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà.

Bản đồ hành chính tỉnh Lâm ĐồngBản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng

3. Bản đồ giao thông tỉnh Lâm Đồng

Bản đồ giao thông tỉnh Lâm ĐồngBản đồ giao thông tỉnh Lâm Đồng

Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Lâm Đồng

Quy hoạch giao thông đường bộ:

  • Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt với chiều dài 209 km, 4 làn xe kết nối giao thương khu vực, nút giao với đường tỉnh 721, quốc lộ 27, quốc lộ 28, quốc lộ 55.
  • Tuyến đường tỉnh lộ được cải tạo và nâng cấp: đường tỉnh 721, đường tỉnh 722, đường tỉnh 724, đường tỉnh 726, đường tỉnh 727, đường tỉnh 728 và đường tỉnh 729. Tuyến đường tỉnh 725 sẽ kết hợp và mở mới một vài đoạn thành quốc lộ. Quy mô tuyến từ cấp IV đến cấp III miền núi.
  • Nâng cấp hệ thống đường giao thông đô thị tại thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc, hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ, đạt tỷ lệ 20 – 26% quỹ đất xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị.

Quy hoạch giao thông đường sắt:

  • Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.
  • 6 tuyến đường sắt đô thị bằng Monorail phục vụ các tuyến du lịch tại thành phố Đà Lạt.

Quy hoạch giao thông đường hàng:

  • Nâng cấp cảng hàng không Liên Khương đạt tiêu chuẩn 4E.
  • Sân bay dân dụng kết hợp quân sự tại Cam Ly, Đà Lạt.

Giai đoạn 2018 – 2025, tỉnh nhân rộng mô hình giao thông thông minh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với mục tiêu chính là xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố thông minh, hiện đại bậc nhất tỉnh.

4. Bản đồ vệ tinh tỉnh Lâm Đồng

Bản đồ vệ tinh tỉnh Lâm ĐồngBản đồ vệ tinh tỉnh Lâm Đồng

5. Bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

Mục tiêu quy hoạch không gian vùng tỉnh Lâm Đồng

Đề án quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đến 2035 tầm nhìn 2050, xây dựng và phát triển Lâm Đồng trở thành vùng kinh tế động lực của vùng Tây Nguyên, phát triển đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại.

Quy hoạch phát triển tỉnh Lâm Đồng trở thành trung tâm nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Cơ cấu quy hoạch hệ thống đô thị – nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển ngành du lịch với hệ thống du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – di sản, du lịch canh nông với các danh lam thắng cảnh tầm cỡ quốc gia.

Phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng nền tảng vững chắc để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng.

Phát triển không gian đô thị xanh, không gian vùng nông thôn mới hiện đại, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp, không gian bảo tồn đa dạng sinh học hài hòa với cảnh quan rừng đặc trưng của vùng cao nguyên.

Phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản. Đồng thời đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tính chất lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

  • Tỉnh Lâm Đồng là vùng kinh tế động lực của vùng Nam Tây Nguyên, là khu bảo tồn rừng cảnh quan, đa dạng sinh học, tài nguyên đất và khoáng sản của vùng Tây Nguyên. Bảo vệ đầu nguồn của hệ thống các sông khu vực phía Nam như sông Đồng Nai, Sêrêpôk, sông Lũy, sông Cái Phan Rang.
  • Lâm Đồng là tỉnh có đặc thù về nông nghiệp chuyên canh, nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của quốc gia, trung tâm công nghiệp chế biến nông lâm sản và khoáng sản, trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa – di sản cấp quốc gia và quốc tế.
  • Quy hoạch phát triển tỉnh Lâm Đồng có tính chất là đầu mối giao thương của vùng và cả nước, kết nối 3 khu vực Tây Nguyên – thành phố Hồ Chí Minh – duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Củng cố vị trí an ninh quốc phòng của khu vực Nam Tây Nguyên cũng như cả nước.

Quy hoạch phát triển không gian vùng tỉnh Lâm Đồng

  • Xây dựng hệ thống đô thị xanh hóa và nông thôn hiện đại theo định hướng phát triển đô thị toàn quốc.
  • Phân bố và phát triển các vùng kinh tế động lực, vùng kinh tế tập trung: khu đô thị hóa, vùng du lịch, vùng công nghiệp tập trung, trung chuyển hàng hóa, vùng sản xuất nông lâm nghiệp, chế biến khoáng sản, các đô thị chuyên ngành,… gắn liền việc bảo vệ tài nguyên rừng quốc gia. Đồng thời đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của tỉnh với hệ thống khung hạ tầng kỹ thuật chính, đảm bảo mối liên kết với các tỉnh lân cận và đô thị – nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng.
  • Hình thành các khu kinh tế trọng điểm về sinh thái nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Tổ chức không gian hệ thống đô thị, nâng cấp mở rộng đô thị mới, phân cấp loại đô thị dựa trên cấu trúc, tính chất, hình thái, chức năng và quy mô đô thị. Bên cạnh đó xác định vai trò và quy tắc phát triển thành phố Đà Lạt, các đô thị vệ tinh, đô thị động lực tiểu vùng gắn với du lịch, công nghiệp và các hành lang đô thị hóa mật độ cao.
  • Xây dựng thành phố Đà Lạt thành 1 trong những đô thị trung tâm vùng và quốc gia với các lĩnh vực chủ đạo: hành chính – chính trị, văn hóa – giáo dục, dịch vụ – du lịch, giao thông vận tải. Trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của cả nước, có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh.
  • Hình thành khu vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản chất lượng cao của quốc gia và quốc tế.
  • Phát triển du lịch thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và các đô thị vệ tinh với những thắng cảnh như khu du lịch sinh thái hồ Đại Ninh, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch tổng hợp quốc gia Đan Kia – Suối Vàng,…
  • Phân bố và bảo toàn các khu bảo vệ thiên nhiên trong vùng.
  • Cải tạo thôn xóm, giữ gìn bản sắc văn hóa bản làng gắn với phát triển nông nghiệp hiện đại, kết nối với các đô thị, đẩy mạnh giao thương.

Kiểm tra bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

Bản đồ quy hoạch tỉnh Lâm ĐồngBản đồ quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

Link tải bản đồ
Tác giả
avatar
Mỹ Duyên

Chuyên viên maketing mảng bất động sản

Sáng tạo nội dung - Content Creator