Bản đồ Tỉnh Gia Lai

avatar
By Đặng Thùy Linh

23/04/2023

Gia Lai

Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ tỉnh Gia Lai một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của tỉnh Gia Lai. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

1. Giới thiệu về tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam. Tỉnh Gia Lai cũng đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên. Có tọa độ trải dài từ 12°58’20” đến 14°36’30” vĩ Bắc, từ 107°27’23” đến 108°54’40” kinh Đông. Khoảng cách của Gia Lai so với Thủ đô Hà Nội là 1120km và cách TPHCM 491 km.

Vị trí địa lý

  • Phía đông bắc giáp Quảng Ngãi với đường biên chỉ là 10 km lại nằm chính trên khu bảo tồn Kon Chư Răng (huyện Kbang).
  • Phía đông giáp với tỉnh Bình Định với đường biênGia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam. Tỉnh Gia Lai cũng đứng thứ nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng Tây Nguyên. hơn 115 km (huyện Kbang, Đăk Pơ, Kông Chro, con đường chủ yếu qua 2 tỉnh là DT637 và quốc lộ 19.
  • Phía đông nam giáp với Phú Yên, khoảng 100 km đường biên chủ yếu là huyện Krông Pa, 1 phần huyện Ia Pa và Kông Chro.
  • Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km, gồm các huyện Đức Cơ, Chư Prông, và 1 ít của huyện Ia Grai.
  • Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.

Diện tích, dân số

Tỉnh Gia Lai có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.510,13 km². Dân số vào năm 2022 đạt 1.621.700 người. Mật độ dân số đạt 104 người/km².

Điều kiện tự nhiên

Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Gần vào phía cuối nam của khối núi Trường Sơn Nam. Gia Lai nằm gần như hoàn toàn phía đông dãy Trường Sơn. Khối địa khối nâng lên không đều từ cuối kỷ Đệ Tam. Nhưng địa hình được núi lửa và phong hóa nhiều năm trở nên bằng phẳng tạo nên các cao nguyên không hoàn toàn bằng phẳng mà nhấp nhô nhiều đồi xen kẽ các vùng tương đối trũng. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tây, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Càng gần về phía nam chia nhau một nửa vùng đồng bằng với Đăk Lăk, và vùng thấp phía tây của Campuchia. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng.

  • Dạng địa hình cao nguyên rất phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku.
  • Địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách mạnh, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi, độ cao trung bình của cả 2 cao nguyên là 800m, với đỉnh Kon Ka Kinh - "nóc nhà" của Gia Lai.
  • Địa hình thứ ba là Các vùng trũng, những vùng này sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực. 

2. Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố: Pleiku, 2 thị xã: An Khê, Ayun Pa và 14 huyện: Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện.

Bản đồ hành chính tỉnh Gia LaiBản đồ hành chính tỉnh Gia Lai

3. Bản đồ giao thông tỉnh Gia Lai

Bản đồ giao thông tỉnh Gia LaiBản đồ giao thông tỉnh Gia Lai

4. Bản đồ vệ tinh tỉnh Gia Lai

Bản đồ vệ tinh tỉnh Gia LaiBản đồ vệ tinh tỉnh Gia Lai

5. Bản đồ quy hoạch tỉnh Gia Lai

Tiềm năng thiên nhiên du lịch vô tận của Gia Lai

Gia Lai là vùng đất nhiều danh thắng và có nét văn hóa đặc sắc riêng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên như Gia Rai, Ba Na… tạo nên sự hấp dẫn du khách mà ít nơi nào có được.

Địa hình đồi núi, nhiều thác ghềnh tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú hùng vĩ tại Gia Lai, đặc biệt là hệ thống thác nước (thác Phú Cường, thác Lồ Ồ, thác Chín Tầng, thác Yama-Yang Rung…), những hồ nước xanh thẳm trên núi mênh mông, phẳng lặng, yên tĩnh (hồ Ayun Hạ, hồ Ialy và Biển Hồ). Bên cạnh đó, tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh là KonKaKinh và KonJaRăng cùng đồi thông ĐăkPơ, là những tài nguyên thiên nhiên quý giá, cân bằng hệ sinh thái, thu hút du khách. Thủy điện Ialy-một cũng là nơi không thể bỏ qua khi đến Gia Lai.

Bên cạnh đó, các dấu ấn văn hóa rất riêng của vùng núi Tây Nguyên tại Gia Lai cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành di sản. Những lễ hội văn hóa với trang phục nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa đặc thù, những loại hình âm nhạc riêng, các tục lệ lâu đời, ẩm thực riêng biệt đặc sắc nơi đây tạo nên nét hấp dẫn du lịch của địa danh này.

Bên cạnh đó, đây còn là quê hương của biết bao anh hùng, là địa danh gắn liền với những dấu ấn lịch sử: khu Tây Sơn Thượng đạo – căn cứ của vua Quang Trung, làng kháng chiến Stơr quê hương Anh hùng Núp, nhiều địa danh chiến trường xưa của Gia Lai như: Pleime, Cheo Reo, Ja Đrăng,…

Bản đồ quy hoạch TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đến năm 2030

Thông tin, bản đồ quy hoạch TP Pleiku 2030 về phát triển không gian

Phân chia không gian đô thị thành các khu vực chính như sau:

  • Khu trung tâm hiện tại sẽ quy hoạch chỉnh trang thành khu trung tâm hành chính chính trị của tỉnh, thương mại dịch vụ và khu ở có mật độ cao, phát triển hiện đại. Mở rộng khu trung tâm hiện nay về phía Tây gắn với việc hình thành khu trung tâm giáo dục và khu ở thuộc xã Diên Phú, hình thành công viên văn hóa các dân tộc và khu công nghiệp phía Tây.
  • Khu vực phía Đông tổ chức quy hoạch thành khu trung tâm dịch vụ thương mại mới của thành phố.
  • Bố trí các khu trung tâm công cộng tại các cửa ngõ phía Bắc, và phía Nam của thành phố (có kết hợp các trung tâm công cộng cấp khu ở).
  • Cải tạo các khu dân cư hiện có của đô thị ở khu vực trung tâm, phát triển các công trình cao tầng, phát triển chủ yếu về phía Đông và phía Nam, Đông Nam nhằm phân chia thành phố thành 4 khu vực phát triển vệ tinh phía Bắc, Đông, Đông Nam và phía Nam khu trung tâm chính của thành phố hiện có, là tiền đề cho việc hình thành 4 quận trong tương lai khi thành phố có hệ thống cây xanh cảnh quan hợp lý và phong phú.

Kiểm tra bản đồ quy hoạch tỉnh Gia Lai

Bản đồ quy hoạch không gian Thành phố PleikuBản đồ quy hoạch không gian Thành phố Pleiku

Quy hoạch sử dụng đất đến 2030 của Thành phố Pleiku

Kiểm tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai của thành phố Pleiku làm cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất một cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong năm 2020.

Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố Pleiku, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Gia Lai, của thành phố Pleiku đã được phê duyệt. Làm căn cứ cho các xã, phường, đơn vị quản lý, sử dụng đất xây dựng phương án sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt.

Làm căn cứ pháp lý để quản lý đất đai theo pháp luật, thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững.

Bản đồ quy hoạch Thành phố PleikuBản đồ quy hoạch Thành phố Pleiku

UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch thành phố Pleiku.

Sau khi tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất, diện tích đất cuối năm 2030 thành phố Pleiku như sau:

Tổng diện tích tự nhiên: 26.076,88ha, gồm:

  • Đất nông nghiệp: 17.508,88ha,
  • Đất phi nông nghiệp: 8.302,01ha,
  • Đất chưa sử dụng: 265,99ha.

Trong năm 2030, đưa 64,04ha đất chưa sử dụng vào sử dụng các mục đích khác nhau, cụ thể:

  • Đưa đất chưa sử dụng vào nhóm đất nông nghiệp tại các xã phường: phường Yên Đỗ 0,02ha; phường Ia Kring 1,56ha; xã Chư Hdrông (phường Chi Lăng mới) 7,00ha; xã Biển Hồ 3,51ha; xã Trà Đa 41,97ha; xã Chư Á 3,00ha; xã Diên Phú 4,70ha, xã Ia Kênh 2,28ha.
  • Đưa đất chưa sử dụng vào nhóm đất phi nông nghiệp tại các xã phường: phường Hội Thương 2,75ha; phường Hội Phú 0,95ha; phường Phù Đổng 5,87ha; phường Hoa Lư 4,82ha; xã Biển Hồ 11,02ha; xã Tân Sơn 5,29ha; xã Trà Đa 10,00ha; xã Gào 0,18ha.
Link tải bản đồ
Tác giả
avatar
Đặng Thùy Linh

Chuyên viên pháp chế bất động sản

Tốt nghiệp Đại học Luật chuyên ngành Luật kinh tế, có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực Bất động sản. Thường xuyên làm việc với cơ quan nhà nước: Phòng Đăng ký kinh doanh, Cục SHTT, Cơ quan thuế, cơ quan báo chí,...