Thủ tướng: Doanh nghiệp bất động sản phải tự cứu chính mình

avatar
By Nguyễn Trung

22/02/2023

Ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ cho rằng: các doanh nghiệp bất động sản cần tự lo, chủ động giải quyết vấn đề của mình trong khi chờ đợi giải pháp hỗ trợ về mặt thủ tục chính sách. Việc tháo gỡ khó khăn cho bất động sản là để hướng tới phát triển thị trường lành mạnh, chứ “không ai giải cứu ai”.

Kết thúc buổi hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản tổng hợp ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản. Tại Hội nghị diễn ra sáng 17/2, Thủ tướng đã nêu rõ quan điểm, cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp cần cùng gỡ khó khăn cho bất động sản để cùng phát triển chứ “không ai giải cứu ai”.

Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh thị trường bất động sản đang chìm trong khủng hoảng gần một năm qua, số doanh nghiệp phá sản tăng tới 40%. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp đầu ngành cũng liên tục kiến nghị, thậm chí còn đưa ra các giải pháp về cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy mô hoạt động, dừng hoặc bán bớt các dự án để sống sót.

Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ khó khăn

Tại hội nghị, nhiều ý kiến đề xuất về pháp lý tháo gỡ, hoãn nợ ngân hàng. Một doanh nghiệp địa ốc kiến nghị Thủ tướng chọn dự án khu đô thị ở Đồng Nai làm thí điểm để tháo gỡ khó khăn. 

Nếu không có giải pháp cho những vấn đề hiện tại, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa, phá sản và nguồn cung nhà ở sẽ càng khan hiếm hơn.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland, cho rằng, dự án Aqua City (Đồng Nai) sẽ là dự án đầu mối, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp này. Hiện Novaland đang có 25 tỷ đồng phong tỏa tại các ngân hàng thương mại, trong đó theo điều kiện tín dụng, 10 tỷ đồng sẽ đủ điều kiện giải tỏa khi Novaland hoàn thành một số thủ tục liên quan đến pháp lý. Nếu trong 1-2 tháng tới vấn đề này được giải quyết, doanh nghiệp sẽ có vốn để tiếp tục hoạt động bình thường.

Lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ mong muốn Ngân hàng Nhà nước sớm có biện pháp giảm lãi suất.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Công ty cổ phần GP Invest, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tính đến các yếu tố khác nhau khi đánh giá các khoản cho vay bất động sản, tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của khách hàng. Với các doanh nghiệp bất động sản, tín dụng vẫn là nguồn vay chính, nên các chính sách về tín dụng cần có “dư lệnh” trước khi ra “động lệnh” để tránh những khó khăn đột ngột cho doanh nghiệp như trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định 65 sửa đổi quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, để khơi thông các nguồn vốn lớn của thị trường.

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản

Sau hội nghị, Chính phủ sẽ ra nghị quyết dựa trên những gì diễn ra tại hội nghị. Tuy nhiên, Nghị quyết sẽ căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của hội nghị là gì và các chủ thể phải triển khai ngay công việc để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cũng chỉ ra các vấn đề chính của thị trường bất động sản hiện nay như cung lệch cầu. Phân khúc cao cấp nhiều, dư dả, có khi đang ế, nhưng ngược lại, phân khúc cho những người có thu nhập thấp, bình dân lại thiếu hụt. Ngoài ra, giá cả chưa thực sự hợp lý, không phù hợp với thu nhập bình quân đầu người. “Thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện chủ 4.100 USD/năm, có gần 100 triệu đồng. Như vậy, bình quân đầu người để mua 2m2 nhà cao cấp ta mất 1 năm thu nhập” - Thủ tướng nói. 

Theo VTV, người đứng đầu Chính phủ nhận định, các chính sách và các chủ thể liên quan chưa phản ứng đủ nhanh với những thay đổi của thị trường. Chủ thể quan trọng của thị trường - các doanh nghiệp bất động sản - cũng chưa linh hoạt, xử lý kịp thời các vướng mắc do mình gây ra. Thị trường còn rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tiếp cận tín dụng, trái phiếu, huy động vốn từ khách hàng.

Đối với chính quyền các cấp cần phải tháo gỡ khó khăn, thủ tục, quy trình phê duyệt dự án rồi quy hoạch, “cán bộ một số nơi, một số thời điểm còn sợ trách nhiệm, không dám làm”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản cần linh hoạt hơn khi giải quyết vấn đề do mình gây ra. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm với chính mình, tự giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra: dự báo không chính xác, phát triển thị trường không tốt, đầu tư vốn không hiệu quả… Họ cũng cần tái cấu trúc lại các phân khúc để mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong khi vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh. “Lúc làm ăn có lãi bù trừ với lúc ăn ăn thua lỗ, không thể lúc nào cũng có lãi được, không thể khó khăn cũng đòi có lãi, không có ai nắm tay đến tối, gối tay đến sáng, phải góp phần vì cái chung”, Thủ tướng nêu ý kiến.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng tiết giảm vốn, giảm lãi suất huy động, giảm phí, lệ phí, cơ cấu lại nhóm nợ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chính phủ cũng đảm bảo rằng tất cả các bước cần thiết để thực hiện một dự án được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng.

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh tinh thần tháo gỡ khó khăn thị trường phát triển an toàn, bền vững “không ai giải cứu ai”. Vì thế, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng, khách hàng phải đoàn kết, cùng xử lý các vấn đề. “Tinh thần ở đây là hài hòa, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, cấu trúc này nếu không hài hòa thì sẽ không ổn định, không ai phát triển được.

Thủ tướng cho biết tại hội nghị, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành Nghị quyết Chính phủ về thị trường bất động sản để góp phần thúc đẩy thị trường này. Điều này sẽ liên quan đến việc hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Phải tự “cứu” chính mình

Doanh nghiệp bất động sản muốn vượt qua giai đoạn khó khăn này, trước hết phải tự tìm cách cứu lấy mình, trong khi chờ các giải pháp tháo gỡ về mặt thủ tục chính sách.

Hầu hết các vấn đề mà các doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt hiện nay đến từ các yếu tố khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát như nền kinh tế đang đi xuống. Nhưng nguyên nhân của những vấn đề này là do việc quản lý các bài toán rủi ro của doanh nghiệp. Họ đã phụ thuộc quá nhiều vào số tiền vay từ bên ngoài. Giải pháp trước mắt đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành bất động sản phải tự giải cứu chính mình bằng việc tái cấu trúc lại các danh mục đầu tư, cắt bỏ những phần kinh doanh không mang lại hiệu quả.

Doanh nghiệp phải hoạt động minh bạch và minh bạch việc thu và sử dụng vốn. Bên cạnh đó, phải đa dạng hóa hơn nữa nguồn vốn, không chỉ trông chờ vào tín dụng ngân hàng, bởi đây là loại vốn ngắn hạn, không phải trung và dài hạn. Và đặc biệt là phải chấp nhận việc bán tài sản, hạ giá một số dự án, công trình để giải quyết các khoản nợ, nhất là những khoản nợ trái phiếu sắp đáo hạn.

Chính sách hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước đã có buổi làm việc với 4 ngân hàng thương mại khác. Tất cả đều đi đến thống nhất, dành 1 gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng để xây dựng nhà ở xã hội. Các khoản vay sẽ có lãi suất khác nhau đối với người xây nhà và người mua nhà, lãi suất cho vay trung bình từ 1,5-2%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực kiểm soát tiền tệ bằng cách chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động. Điều này hy vọng sẽ làm giảm lãi suất.

Về cơ cấu thời hạn trả nợ, Bộ Xây dựng cần rà soát, xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án nào gắn với sản xuất kinh doanh, với thương mại và dịch vụ, vì mỗi dự án sẽ có cách giải quyết và tháo gỡ riêng. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.

Tác giả
avatar
Nguyễn Trung

Cố vấn phát triển dự án đô thị thành phố

Từng tham gia tự vấn các dự án phát triển các khu đô thị lớn tại hà nội và hồ chí minh. Giảng viên nhiều khóa học đào tạo kiến thức đầu tư bất động sản, tài chính.