SKS là đất gì?
Khai thác khoáng sản là một hoạt động vô cùng cần thiết cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định trong việc sử dụng đất để khai thác tài nguyên. Trong bài viết dưới đây Dân Đầu Tư sẽ đưa ra những thông tin về định nghĩa, cũng như những quy định liên quan của đất SKS.
Định nghĩa SKS
Khái niệm này đã được ghi nhận rất rõ ràng trong Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể:
-
Đất hoạt động khoáng sản là khu vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
-
Các khu vực phụ trợ cho công tác khai thác diễn ra an toàn và có quy củ hơn.
-
Đất đã được Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuê. Các tổ chức này góp vốn để thực hiện khai thác, thăm dò tài nguyên.
-
Đất được sử dụng vào mục đích chế biến và kinh doanh khoáng sản phi nông nghiệp theo quy định của Nhà nước.
Nhìn chung, đây là nhóm đất vô cùng cần thiết, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, xã hội, cũng như vị thế của đất nước Việt Nam. Vì vậy, cần phải bảo quản và giám sát chặt chẽ để tránh bị chiếm dụng, khai thác trái phép.
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là hình thức sử dụng đất hoàn toàn trong khuôn khổ của pháp luật. Do đó, mọi vấn đề liên quan đều được giải quyết như đất tự nhiên, đất sống bình thường.
Ký hiệu: SKS
Màu sắc trên bản đồ quy hoạch:
Phân loại đất SKS
Đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
Khoáng sản là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên chúng không phải là vô tận, vì vậy chúng ta phải cẩn thận để không lãng phí tài nguyên. Bên cạnh việc khai thác các nguồn tài nguyên có trữ lượng vừa phải, chúng ta cần sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại để đảm bảo quá trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất mà không gây hại cho môi trường. Luật quy định diện tích đất có thể được sử dụng cho các hoạt động khai thác nhằm đảm bảo rằng ngành này có thể phát triển và đảm bảo an toàn cho người dân.
Khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản
Bên cạnh việc khai thác, các công trình phụ trợ được xây dựng để chế biến khoáng sản, có thể xử lý thành khoáng sản thô hoặc thành phẩm có thể sử dụng trực tiếp. Đồng thời, đây cũng là nơi xử lý các tác động môi trường do quá trình khai thác và chế biến gây nên như: bụi, tiếng ồn, rác thải, nước thải,... bằng một số biện pháp như xây dựng khu xử lý chất thải, trồng nhiều cây xanh,...
Hành lang an toàn cho hoạt động khoáng sản
Hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản đòi hỏi nhiều công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị lớn. Điều này làm cho quá trình trở nên nguy hiểm, vì vậy hành lang an toàn là điều cần thiết để giữ an toàn cho mọi người.
Đất được Nhà nước cho thuê để thăm dò, khai thác khoáng sản
Các nguồn tài nguyên khoáng sản là do Nhà nước quản lý, khi các tổ chức khai thác phải tuân theo đúng quy định pháp luật.
Nhà nước cho phép các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản.
Đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản
Luật Đất đai 2013 quy định đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật này.
Đối tượng và hình thức sử dụng đất SKS
Đối tượng sử dụng đất SKS
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản.
Nhà nước hỗ trợ các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên, giúp phát triển kinh tế.
Mọi hoạt động sử dụng đất khoáng sản phải tuân thủ quy định pháp luật, nếu vi phạm chủ thể phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Hình thức sử dụng đất khoáng sản SKS
Các đối tượng được quy định trên được sử dụng đất để thăm dò, khai thác khoáng sản theo hình thức thuê đất sau khi có quyết định cho thuê đất của Nhà nước.
Pháp luật Việt Nam quy định đất khoáng sản SKS thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện có quyền thuê đất để phát triển hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng, dân cư, ổn định tình hình trật tự, xã hội, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân.
Quy định pháp luật về sử dụng đất SKS
Mọi hoạt động trên đất khoáng sản SKS bắt buộc phải có giấy phép
Luật Khoáng sản 2010 quy định cụ thể về quy trình cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản. Do đó, mọi hoạt động đều cân tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Nhà nước đề ra chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư và thực hiện điều tra thăm dò địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thăm dò địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Đồng thời, Nhà nước luôn khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra, thăm dò địa chất về khoáng sản.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần ưu tiên
Nhà nước đã yêu cầu tất cả những cá nhân, tổ chức sử dụng đất khai thác khoáng sản, đều phải đặt vấn đề môi trường lên hàng đầu. Lượng khí thải, rác thải từ quá trình thăm dò, khai thác tạo ra rất lớn, sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới diện tích sống xung quanh. Khi thực hiện khai thác, cần song song tiến hành thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhà nước luôn đề cao chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - môi trường bền vững, không vì chạy theo mục tiêu kinh tế mà đánh đổi các mục tiêu khác.
Nhiệm vụ đối với người khai thác
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể thăm dò, khai thác, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá. Song song đó, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khi thực hiện hoạt động khai thác phải có trách nhiệm:
Nộp thuế từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hỗ trợ chi phí nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc khai thác khoáng sản và các công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản để khai thác theo quy định pháp luật.
Kết hợp khai thác khoáng sản với xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường cho địa phương. Trong trường hợp, hoạt động khai thác gây thiệt hại đến cơ sở hạ tầng, công trình khác thì người khai thác phải có trách nhiệm sửa chữa, xây dựng mới hoặc bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tạo điều kiện chuyển đổi nghề cho người dân bị thu hồi đất, phục vụ mục đích khai thác khoáng sản.
Thời gian khai thác đất SKS
Do tính chất của khoáng sản là tài nguyên có hạn, ít có khả năng sản sinh hoặc quá trình hình thành quá dài (hàng chục triệu năm), vì vậy, việc khai thác phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật. Một số cá nhân, tổ chức đủ điều kiện thuê đất khoáng sản SKS đã lạm dụng, khai thác quá mức, quá trữ lượng cho phép khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt nghiêm trọng, gây mất cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe và đời sống người dân khu vực có khoáng sản.
Mọi hành vi vi phạm trên đều cần phải xử lý nghiêm chỉnh, nhằm tăng sức răn đe, ngăn chặn kịp thời. Điều 54 Luật khoáng sản 2010 quy định, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể gia hạn nhiều lần, tuy nhiên, tổng thời gian các lần gia hạn không vượt quá 20 năm. Trường hợp người thăm dò, khai thác khoáng sản mà không tác động đến lớp đất mặt hoặc không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải được tính là thuê đất mặt.