LUK là đất gì? Có chuyển lên đất ở được không?
Hiện nay, đất LUK được rất nhiều người quan tâm và thường xuyên diễn ra các giao dịch mua bán. Thế nhưng, có khá nhiều người băn khoăn về khái niệm đất LUK là đất gì? Có quy trình chuyển đổi như thế nào? Tất cả thắc mắc về đất LUK sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Dandautu.
Đất LUK Là Gì?
Khái niệm: Theo nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước có thể trồng 2 vụ lúa nước trở lên/năm, còn đất trồng lúc nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng 1 vụ lúa nước 1 năm. Vì vậy, để phân biệt với nhau, người ta ký hiệu đất chuyên trồng lúa nước là LUC, còn đất trồng lúa nước còn lại là đất LUK. Loại đất này thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Một số quy định sử dụng cho đất LUK như sau :
- Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất LUK đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt
- Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất
- Cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái
- Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mục đích sử dụng trên đất trồng lúa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
Ký hiệu: LUK - đất trồng lúa nước còn lại.
Màu sắc trên bản đồ quy hoạch:
Mục Đích Sử Dụng Đất LUK Là Gì?
Đất LUK được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, dùng để trồng lúa nước, mục đích cung cấp nguồn lương thực cho đời sống của người dân. Đất LUK là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế nước ta.
Quy Định Sử Dụng Đất LUK
- Đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo kế hoạch, quy hoạch đất chuyên trồng lúa nước còn lại, đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt.
- Sử dụng một cách hiệu quả, không bỏ hoang, không làm ô nhiễm hoặc thoái hóa đất trồng lúa. Nếu phát hiện vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định luật pháp hiện hành.
- Đảm bảo hoạt động canh tác đúng kỹ thuật, tăng vụ và luân canh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Cải tạo, bồi dưỡng làm tăng độ màu mỡ cho đất trồng lúa.
- Người sử dụng đất LUK cần thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền của mình trong suốt thời hạn sử dụng đất. Điều này dựa trên quy định về luật đất đai và một số quy định khác liên quan đến đất.
- Khi chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc cơ cấu cây trồng, phải tiến hành lập hồ sơ đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt.
Đất LUK Có Chuyển Đổi Sang Đất Ở Được Không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 có quy định cá biệt về trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của đất trồng lúa là “chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối”.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 134 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp…”.
Do vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp sẽ được cho vào diện hạn chế. Việc hạn chế này được Nhà nước kiểm soát để xem xét thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại đoạn 2 Khoản 2 Điều 44 Luật đất đai năm 2013 : “Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Thêm vào đó, tại Khoản 1 Điều 52 Luật đất đai năm 2013 có quy định về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Như vậy việc chuyển đất LUK sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm. Do đó, có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Đất LUK Khi Sử Dụng Sai Mục Đích Có Bị Thu Hồi Không?
Việc thu hồi đất trong trường hợp sử dụng đất sai mục đích khi có đủ 02 điều kiện sau:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Theo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy, nếu hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trước đó mà nay lại tiếp tục vi phạm thì sẽ bị tiến hành thu hồi đất sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước xác định hành vi vi phạm.
Mức Phạt Khi Tự Ý Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất LUK
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ phải bị xử phạt như sau:
- Diện tích đất < 0,5ha: phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng
- Diện tích đất từ 0,5 – 1ha: phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng
- Diện tích đất 1 - 3ha: phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng
- Diện tích đất > 3ha: phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng
Ngoài ra, người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất LUK. Buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đối với các trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn; chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị.