LNP là loại đất gì?
Luật đất đai được ban hành đã áp dụng giải quyết rất nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra trong đời sống xã hội. Việc phân chia và giao đất cho nhân dân sử dụng được quy định chặt chẽ, việc phân chia từng loại đất đã giúp cho việc quy hoạch và sử dụng được thuận tiện hơn. Vậy, đất LNP là gì? Đất LNP có được chuyển nhượng không? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Đất LNP Là Gì?
Khái niệm: Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng. Và căn cứ theo điều 10 của Luật đất đai thì đất rừng được chia thành 3 loại bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Ký hiệu: LNP - đất lâm nghiệp.
Màu sắc trên bản đồ quy hoạch:
Có Được Xây Nhà Trên Đất Lâm Nghiệp Không?
Theo Khoản 1, Điều 170 của Luật đất đai 2013, sử dụng đất lâm nghiệp phải đúng mục đích là đúng quy định. Vì vậy, xây nhà trên đất lâm nghiệp được xem là trái pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào cố tình xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định.
Nếu muốn xây dựng nhà trên đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất, và phải có sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đất Lâm Nghiệp Có Được Chuyển Nhượng Không?
Theo quy định tại khoản 3, Điều 192 Luật đất đai 2013: Đất rừng sản xuất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì có chuyển nhượng, tặng cho sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này phải được thông qua xác nhận của chính quyền địa phương. Các trường hợp chuyển nhượng trái phép đều bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo Điều 191 Luật đất đai 2013, những trường hợp sau đây không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất lâm nghiệp:
Đất lâm nghiệp là tài sản hợp pháp và có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể được sử dụng để thế chấp. Tuy nhiên, đất rừng đặc dụng và phòng hộ sẽ không thể đem ra thế chấp do bị hạn chế về đối tượng nhận chuyển nhượng.
Đồng thời, người sử dụng chỉ được phép thế chấp tại Ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nước cho phép thành lập, không được thế chấp ở bất kỳ một tổ chức kinh tế nào khác.
Nếu là đất rừng sản xuất có thể nhận thế chấp tối đa 300ha. Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ thì không thể thế chấp do không đảm bảo điều kiện về người nhận thế chấp.
Mức Xử Phạt Khi Xây Nhà Trên Đất Lâm Nghiệp
Trong trường hợp xây nhà trên phần đất lâm nghiệp mà chưa tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cũng chưa xin giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi trên. Cụ thể, Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Điều 10. Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
Sau đó:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.