DKV là đất gì? Có được xây nhà, chuyển nhượng đất DKV?

avatar
By Nguyễn Trung

20/02/2023

Bạn đang xem bản đồ địa chính nhưng không hiểu ý nghĩa ký hiệu DKV là đất gì? Những tiêu chuẩn xác định loại đất này là như thế nào và có được phép xây nhà trên loại đất này không? Tham khảo bài viết dưới đây của Dandautu để hiểu hơn nhé!

Đất DKV Là Gì?

Khái niệm: DKV là ký hiệu viết tắt của loại đất khu vui chơi, giải trí công cộng. Theo quy định của Luật Đất đai 2013, DKV thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Đất DKV được sử dụng để xây dựng các công trình hoặc không có công trình nhưng được xác định phục vụ hoạt động vui chơi công cộng như:

  • Vườn hoa, bãi tắm
  • Khu vui chơi giải trí công cộng khác (trừ cơ sở rạp chiếu phim, rạp xiếc, các dịch vụ trò chơi).

Ký hiệu: DKV - đất khu vui chơi, giải trí công cộng.

Màu sắc trên bản đồ quy hoạch:

Thời Hạn Sử Dụng Đất DKV Là Bao Lâu?

Đất DKV là đất sử dụng có thời hạn được quy định tại Điều 126 Luật đất đai. Theo đó thời hạn sử dụng đất DKV là không quá 50 năm. 

Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm.

Có Nên Mua Đất DKV Không?

Việc có nên mua đất DKV không còn tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi người. Nếu mua đất DKV rồi chuyển đổi mục đích để ở ổn định lâu dài mà thấy đất đang trong quy hoạch xây dựng khu vui chơi hoặc công trình công cộng thì không nên mua để tránh bị thu hồi trong quá trình sử dụng.

Trường hợp đất DKV đang nằm trong quy hoạch mà được bán với giá rẻ thì tùy theo điều kiện kinh tế mà có thể xem xét mua vì quy hoạch có thể thay đổi theo thời gian, có thể trong tương lai, quy hoạch sẽ bị thay đổi hoặc dỡ bỏ.

Có Được Phép Xây Nhà Ở Trên Đất DKV Không?

“Đất DKV có được xây nhà không” cũng là câu hỏi phổ biến sau khi nhà đầu tư hiểu rõ “đất DKV là đất gì”. Tại Khoản 1, Điều 6 Luật đất đai 2013 có quy định, tất cả các loại đất trong đó có đất DKV đều phải có nguyên tắc sử dụng đất đúng mục đích. 

Cụ thể, Thông tư 28/2014/TT-BTNMT đã chỉ rõ ràng: “Đất phi nông nghiệp là đất làm mặt phẳng kiến thiết xây dựng khu công nghiệp, công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp (nhà kho, sân kho, trụ sở, văn phòng đại diện thay mặt), sử dụng cho những hoạt động giải trí làm đồ gốm, khai thác tài nguyên, vật tư kiến thiết xây dựng”. Do vậy, đất DKV không thể sử dụng để xây nhà ở. 

Nếu người sở hữu có nhu cầu xây nhà để ở trên đất DKV thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Trong trường hợp người sở hữu cố tình xây nhà trên đất DKV khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 7 Nghị định 102/2014/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Với diện tích đất <5ha nộp phạt 10-20 triệu đồng;
  • Với diện tích đất từ 5-10ha nộp phạt 20-30 triệu đồng;
  • Với diện tích đất >10ha trở lên nộp phạt 30-50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người vi phạm sẽ phải khôi phục nguyên trạng diện tích đất DKV ban đầu và buộc phải nộp nguồn lợi có được từ quá trình thực hiện hành vi bất hợp pháp này.

Đất DKV Có Chuyển Nhượng Được Không?

Theo Khoản 2 Điều 49 Luật đất đai 2013 thì đất trong diện quy hoạch gồm:

Trường hợp 1: Không có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Đất nằm trong quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện thì được phép bán và thực hiện các quyền khác như tặng cho, thừa kế, chuyển đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, thế chấp…

Trường hợp 2: Có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện

Trường hợp đất thuộc diện quy hoạch và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được phép xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm.

Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Do đó nếu đất DKV nằm trong hai trường hợp trên có thể chuyển nhượng được, nếu đất DKV nằm trong diện quy hoạch thì vẫn được thực hiện các quyền của người sử dụng đất cho tới khi có quyết định thu hồi đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo kế hoạch nhưng sẽ bị hạn chế một số quyền như xây mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm… 

Đất DKV Có Lên Thổ Cư Được Không?

Đất DKV có thể lên thổ cư, xây nhà để ở nếu đã thực hiện đúng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình chuyển đổi đất DKV sang đất thổ cư gồm 4 bước cụ thể như sau.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định, người chủ sở hữu đất DKV nếu có nhu cầu quy đổi đất DKV sang đất thổ cư cần chuẩn bị sẵn hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người chủ sở hữu đất DKV có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cơ quan Tài nguyên và môi trường. 

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu người nộp hồ sơ hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong vòng 3 ngày. Khi đã có đầy đủ hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh thực địa và thẩm định đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV sang đất thổ cư. Đồng thời, cơ quan Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sở hữu đất thực hiện nghĩa vụ tài chính để chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trình lên UBND cấp có thẩm quyền để quyết định việc có cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất DKV lên thổ cư hay không. Cuối cùng là chỉ đạo việc bổ sung, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính. 

Bước 4: Trả kết quả hồ sơ

Người nộp hồ sơ đến cơ quan Tài nguyên và môi trường để nhận kết quả theo lịch hẹn. 

Đất DKV Bị Thu Hồi Có Được Bồi Thường Không?

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV nếu thuộc diện thu hồi do quy hoạch thì sẽ được nhận bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. 

Các trường hợp đất DKV bị thu hồi:

Căn cứ Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đau 2013, đất DKV là loại đất phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí công cộng sẽ bị Nhà nước thu hồi khi:

- Đất DKV vướng phải các quy phạm về luật đất đai thì sẽ bị thu hồi ngay lập tức;

- Đất DKV sẽ bị thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các mục đích quốc phòng, an ninh. 

- Đất DKV bị thu hồi nếu người chủ sở hữu tự nguyện trả lại, chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.

Các trường hợp đất DKV bị thu hồi không được nhận bồi thường:

- Đất DKV được Nhà nước giao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức mà không thu tiền sử dụng đất;

- Đất DKV được Nhà nước giao quyền sử dụng cho tổ chức thuộc diện có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn;

- Đất DKV được Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý;

- Đất DKV được Nhà nước cho thuê dưới hình thức trả tiền thuê hàng năm hoặc một lần trong suốt thời hạn thuê nhưng được miễn;

- Đất DKV được giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Nhà nước;

- Đất DKV được Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng có thời hạn nhưng không được gia hạn;

- Đất DKV được Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện những dự án đầu tư, tuy nhiên các dự án không đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ, chậm tiến độ quá 24 tháng hoặc đất DKV không được sử dụng trong vòng 12 tháng liên tục. Nếu không muốn bị thu hồi quyền sử dụng đất DKV trong trường hợp này, chủ đầu tư dự án cần làm đơn xin gia hạn sử dụng tối đa 24 tháng và nộp khoản tiền chậm tiến độ. 

- Người sử dụng đất DKV vi phạm quy định của Nhà nước về sử dụng đất đúng mục đích một cách nghiêm trọng, cố tình vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần;

- Người sử dụng đất DKV có hành vi cố ý hủy hoại đất;

- Người sử dụng đất DKV tự nguyện trao trả quyền sử dụng đất DKV cho Nhà nước;

- Người được Nhà nước giao đất DKV để quản lý nhưng lại thiếu trách nhiệm, để đất bị lấn chiếm;

- Người sử dụng đất DKV cố ý không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, đã bị xử phạt hành chính nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;

- Tổ chức được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất nhưng tổ chức đó bị cắt giảm, giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất;

- Cá nhân được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất đã mất nhưng không có người thừa kế đất theo đúng quy định pháp luật.

Tác giả
avatar
Nguyễn Trung

Cố vấn phát triển dự án đô thị thành phố

Từng tham gia tự vấn các dự án phát triển các khu đô thị lớn tại hà nội và hồ chí minh. Giảng viên nhiều khóa học đào tạo kiến thức đầu tư bất động sản, tài chính.