DGT là đất gì?
Đất DGT là gì? Đất DGT là một trong những loại đất quan trọng trong việc phát triển của xã hội nước nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt và nhận biết được loại đất này. Vì vậy, Dandautu sẽ giúp bạn nhận biết Đất DGT là gì? Có được xây nhà trên đất DGT không?
Đất DGT Là Gì?
Khái niệm: Đất giao thông là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp được nhà nước cho phép xây dựng các công trình giao thông như tàu thủy, đường sắt, đường bộ; các công trình phục vụ hoạt động đi lại, di chuyển của người dân,…
Đất giao thông DGT không bao gồm các công trình giao thông ngầm dưới lòng đất hoặc trên không. Nếu các công trình không làm ảnh hưởng đến đất giao thông trên bản đồ địa chính, hoặc không nhất thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì không được xếp vào nhóm đất giao thông DGT.
Nói tóm lại, đất giao thông là đất nằm trong quy hoạch giao thông và được sử dụng vào các mục đích như sau:
-
Xây dựng các loại đường như: đường bộ, đường sắt, đường tàu điện. Trong đó, đường bộ bao gồm vỉa hè, các đường tránh, đường cứu nạn,…
-
Xây dựng các điểm dừng, điểm đón trả khách, bãi đỗ xe, trạm thu phí giao thông, ga đường sắt,…
-
Các công trình đường thuỷ như bến phà, cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng,…
-
Cảng hàng không gồm: sân bay và các công trình thuộc phạm vi xung quanh cảng như bãi xe, ga tàu,…
Ký hiệu: DGT - đất giao thông.
Màu sắc trên bản đồ quy hoạch:
Thời Hạn Sử Dụng Đất Giao Thông Là Bao Lâu?
Thời hạn sử dụng đất giao thông tùy thuộc vào quy định của từng khu vực và có thể khác nhau giữa các tỉnh thành. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn sử dụng đất giao thông thông thường là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt khi thời hạn sử dụng đất giao thông có thể ngắn hơn, ví dụ như đất giao thông có tình trạng nguy hiểm, đất nằm trong khu vực quy hoạch chi tiết, đất nằm trong khu vực cần được bảo vệ môi trường, hoặc đất có tình trạng sạt lở, đắp đất hoặc lấn chiếm đất.
Việc sử dụng đất giao thông cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và các quy định cụ thể liên quan đến mục đích sử dụng, diện tích, hình dạng và giấy tờ liên quan đến đất. Nếu có bất kỳ tranh chấp hoặc vi phạm nào liên quan đến việc sử dụng đất giao thông, người sử dụng đất có thể bị phạt hoặc bị thu hồi quyền sử dụng đất.
Đất Giao Thông Có Được Bồi Thường Không?
Để trả lời cho câu hỏi đất DGT có được bồi thường hay không, chúng ta cần căn cứ theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, 1 trong 2 trường hợp sau đây chủ sở hữu đất sẽ được bồi thường:
-
Trường hợp 1: Khi giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.
-
Trường hợp 2: Chấp nhận bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể đang hiện hành tại UBND nơi có đất bị thu hồi.
Có Được Xây Nhà Trên Đất Quy Hoạch Giao Thông?
Đây là một thắc mắc rất phổ biến không phải chỉ riêng với đất DGT mà còn được đặt ra với nhiều nhóm đất khác. Theo đó, tại điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, đất giao thông DGT thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Do đó, để trả lời cho câu hỏi “Có được xây nhà trên đất quy hoạch giao thông” thì câu trả lời là Không.
Trong trường hợp bạn muốn sử dụng vào mục đích khác ngoài những công trình được quy định sử dụng cho đất DGT, bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền mới được phép thi công.
Đất Giao Thông Có Được Mua Bán, Chuyển Nhượng Không?
Theo Điều 49 Luật Đất đai 2013 có quy định rằng chủ sở hữu đất DGT vẫn có thể thực hiện các hình thức như: Cho, tặng, mua bán, thừa kế,.... Trong trường hợp, đất giao thông chưa có quyết định sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đất Quy Hoạch Giao Thông Có Được Tách Thửa Không?
Nếu cấp huyện đã có kế hoạch sử dụng đất hằng năm thì người sử dụng đất sẽ không thể thực hiện được các quyền sử dụng đất, trong đó có quyền cho thuê, cho thuê lại, cho tặng, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn quyền sử dụng đất,... và cả tách thửa đất.
Còn nếu trong kế hoạch sử dụng đất của huyện vẫn chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì người dân được phép sử dụng đất cũng như thực hiện các quyền hạn theo quy định của pháp luật: cho thuê, cho thuê lại, cho tặng, thừa kế, thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn quyền sử dụng đất,... và trong đó là cả tách thửa đất.
Đất Giao Thông Có Được Cấp Sổ Đỏ Không?
Khi tìm hiểu về DGT là đất gì, nhiều người cũng thắc mắc đất DGT có được cấp sổ đỏ không? Vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Điều 49 Luật đất đai 2013.
Theo đó, nếu đất chưa có quyết định sử dụng của nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, người sở hữu đất có thể được cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất. Thủ tục cấp sổ đỏ có đất DGT cần được thực hiện theo đúng quy trình và được sự chứng nhận, chấp thuận của cơ quan các cấp.
Các Mức Xử Phạt Khi Vi Phạm Đối Với Đất Giao Thông
Theo Điều 12 Nghị định 46/2016, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất, sử dụng đất giao thông sai mục đích sẽ bị xử lý theo quy định như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông;
b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;
b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;
c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm c Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này;
d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;
b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ;
c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ;
d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;
đ) Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ;
e) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường trong đô thị;
b) Trồng cây xanh trên đường phố không đúng quy định;
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.
đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;
b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
c) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.