Đất SKC là gì? Quy định sử dụng đất SKC

avatar
By Đỗ Chinh

20/02/2023

Sở hữu tiềm năng sinh lời sao, thị trường bất động sản được xem là kênh đầu tư an toàn và hấp dẫn nhất hiện nay. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần nắm rõ thông tin về các loại đất để hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp SKC là gì và những quy định pháp lý liên quan đến loại đất này.

Đất SKC là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất SKC là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thuộc nhóm đất chuyên dùng trong quỹ đất Việt Nam. Hiểu đúng và đầy đủ thì đây là đất được sử dụng vào mục đích xây dựng công trình sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy nước ngoài, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu sản xuất, khu kinh tế, liên doanh liên kết tập trung (bao gồm đất làm kho nhà, bến bãi của cơ sở sản xuất; trụ sở và các công trình khác phục vụ sản xuất hoặc làm cho người lao động gắn với cơ sở sản xuất).

Với ý nghĩa như trên, khu dân cư không thuộc đất nhóm SKC, tức là không được phép xây dựng nhà ở cho người dân sinh sống trên quỹ đất. Để làm được điều đó, chủ sở hữu khu đất SKC phải xin phép chuyển mục đích sử dụng sang đất ở và chờ kết quả xem xét hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.

Ký hiệu: SKC

Màu sắc trên bản đồ quy hoạch:

Thời hạn sử dụng đất SKC

Trường hợp đất SKC thuộc quyền sở hữu của cá nhân và hộ gia đình mà không phải do Nhà nước giao hay cho thuê có hạn, đang được sử dụng ổn định vào mục đích thương mại dịch vụ hay cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thì thời hạn sử dụng đất sẽ lâu dài.

Ngược lại, đất SKC được Nhà nước cho thuê hoặc giao quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình để sử dụng với mục đích làm cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng đất lúc này được quyết định theo cơ quan có thẩm quyền, trong đó, pháp luật Việt Nam quy định thời gian sử dụng tối đa là 70 năm.

Quy định về việc sử dụng đất SKC

Chế độ sử dụng đất SKC

Khoản 2 Điều 153 Luật Đất đai 2013 quy định, đất SKC phải được sử dụng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đã được phê duyệt.

Những người và tổ chức sử dụng đất cho những mục đích phi nông nghiệp, cần phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về môi trường.

Hình thức sử dụng đất SKC

Theo Khoản 3 Điều 3 thuộc Luật Đất đai 2013, công dân được sử dụng đất theo hình thức sở hữu, mua lại hoặc thuê lại, cụ thể:

  • Cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế được sử dụng đất SKC dưới hình thức Nhà nước cho thuê, thuê lại đất có liên kết với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của cá nhân, gia đình hay các tổ chức kinh tế, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, công dân có thể thông qua hình thức thuê đất của Nhà nước để sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đồng thời được quyền thuê lại đất của cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

  • Người dân Việt nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định theo Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có quyền được tặng quyền sử dụng đất hoặc nhận thừa kế, xây dựng mặt bằng cơ sở sản xuất, thương mại dịch vụ.

  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng đất SKC dưới hình thức: thuê đất của Nhà nước Việt Nam, thuê hay thuê lại đất của các tổ chức kinh tế, người dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất có liên kết với kết cấu hạ tầng của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, công dân không được phép xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp. Do đó, người sử dụng có mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất của mình cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ, thủ tục xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp lại tài liệu cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

Cơ quan chức năng sẽ phụ thuộc và 2 tiêu chí: nhu cầu sử dụng có hợp lý và đất chuyển đổi có phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa bàn hay không để cấp chuyển đổi mục đích sử dụng cho chủ sở hữu.

Đất sản xuất kinh doanh có được thế chấp không?

Căn cứ điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện thực hiện các quyền như: Chuyển đổi, chuyển nhượng,... trong đó có thế chấp quyền sử dụng đất:

  • Đất phải có giấy chứng nhận, không có tranh chấp, không bị tòa án kê biên tài sản và đất còn trong thời hạn sử dụng.

Như vậy, nếu đất đã có giấy chứng nhận là sổ đỏ và thỏa mãn các điều kiện trên thì được phép giao dịch thế chấp, cầm cố bình thường.

Trên thực tế, tuy pháp luật cho phép thế chấp, nhưng thông thường đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bị giới hạn một số quyền như:

  • Hạn chế đối tượng giao dịch, chuyển nhượng, mua bán.

  • Phải sử dụng đúng mục đích, tính chất và đối tượng, vì khoản 1, điều 65, luật đất đai có quy định: ”Các trường hợp thu hồi do vi phạm luật đất đai bao gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”.

Tác giả
avatar
Đỗ Chinh

Chuyên gia phân tích thống kê thị trường bất động sản

Tổng hợp phân tích, điều tra nhu cầu nhà ở của khách hàng, đặc tính sản phẩm của nội bộ để đề xuất mô hình sản phẩm BĐS phù hợp.